Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở nước ta

  • Môi trường xanh

Thứ hai, 28/09/2020 06:44 [GMT+7]

Nguồn lợi thủy sản suy giảm do ô nhiễm môi trường biển

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, tăng trưởng kinh tế,... đe dọa đến sự sống của con người và khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, diện tích biển của nước ta chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông và được công nhận là một trong những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên, địa chính trị quan trọng ở khu vực và thế giới.

Cụ thể, nước ta có khoảng 544 loài cá nước ngọt; trong đó có 243 loài cá ở các sông miền Bắc, 134 loài ở miền Trung và 255 loài ở miền Nam; và 700 loài động vật không xương sống. Tiềm năng thủy sản tự nhiên ở các vùng nước nội địa của Việt Nam rất lớn để phát triển khai thác, nuôi trồng và sinh kế cho người dân.

Tiềm năng thủy sản tự nhiên ở các vùng nước nội địa của Việt Nam rất lớn để phát triển khai thác, nuôi trồng và sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức như: Sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản ở cả vùng biển và vùng nội địa; ô nhiễm rác thải nhựa, suy thoái hệ sinh thái thuỷ sinh...

Một bãi biển ở Bình Thuận ngập trong rác thải. [Ảnh: Lekima Hùng]

Cả nước có tới trên 100 con sông, trong đó hơn 10 con sông đang ở mức độ ô nhiễm nặng, điển hình như sông Cầu, sông Đáy, sông Thị Vải… Tất cả các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền khiến ô nhiễm và suy thoái môi trường biển không ngừng gia tăng.

Báo cáo hiện trạng môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàng năm các con sông thải ra biển 880 km3 nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như: các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đại dương đang là nơi hứng chịu lượng rác thải nhựa khổng lồ. Ước tính lượng rác thải nhựa đổ xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá [tính theo trọng lượng], đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương. Những “đại dương ngập rác” sẽ giết chết những sinh vật biển bởi chưa có giải pháp nào xử lý được, trong khi phải mất rất nhiều thời gian để tự huỷ một cách tự nhiên.

Trong vùng biển Việt Nam có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt [trữ lượng hải sản giảm 16%].

Năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200 kg/hecta/vụ [năm 1980] đến nay chỉ còn 80 kg/hecta/vụ. Đáng nói, 1 hecta rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được khoảng 800 kg thuỷ sản thì hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước.

Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sinh kế của người dân. [Ảnh minh họa]

Trước đó, Luật Thủy sản năm 2017 được Quốc hội thông qua được đánh giá là bước ngoặt lớn trong việc định hướng, các giải pháp cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, đến nay, tổng diện tích vùng biển thuộc các khu bảo tồn đã đi vào hoạt động là 133.766 ha [11/16 khu], tương ứng 0,134% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam, đạt 55,8% so với mục tiêu được phê duyệt.

Ngày 21/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi được quy hoạch gồm các thủy vực thuộc vùng nội địa và vùng biển, hải đảo trên lãnh thổ Việt Nam. Ðối tượng của quy hoạch là khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác có thời hạn, khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản; sản lượng khai thác, cơ cấu tàu cá, đối tượng khai thác, lao động, hạ tầng phục vụ khai thác thủy sản…

Ðộng thái này được kỳ vọng sẽ tạo một bước ngoặt mới, quan trọng trong lĩnh vực khai thác, bảo tồn nguồn lợi thủy sản của đất nước trước mắt và lâu dài.

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, cần có định hướng đúng đắn về bảo tồn và phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường. Hy vọng, trong thời gian tới, tình trạng suy giảm nguồn lợi thủy sản sẽ từng bước được khắc phục.

Với một quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.000 km và hệ thống sông ngòi dày đặc, ngành thủy sản chiếm vai trò quan trọng với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm hiện nay là nguồn lợi thủy sản của Việt Nam đang trên đà suy giảm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trữ lượng nguồn lợi thủy sản của Việt Nam đã suy giảm từ 5,07 triệu tấn [2011-2015] xuống còn 4,36 triệu tấn [2016-2019]. “Tốc độ suy giảm chậm hơn trước đây nhưng sản lượng suy giảm vẫn ở mức cao”, TS. Nguyễn Khắc Bát, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận xét.

Nguyễn Luận

  • Rác thải nhựa - cơn ác mộng đối với môi trường biển
  • Kinh tế biển Việt Nam: Tiềm năng và thách thức
  • Ô nhiễm môi trường biển đang ngày càng gia tăng

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Bạn đang đọc bài viết Nguồn lợi thủy sản suy giảm do ô nhiễm môi trường biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • nguồn lợi thủy sản
  • tài nguyên biển
  • ô nhiễm môi trường biển
  • rác thải nhựa
  • Biển Việt Nam
  • khai thác thủy sản

Thứ năm, 08/04/2021 - 09:28 AM

Cá hô đánh bắt ngoài sông, hồ tự nhiên gần như cạn kiệt. Ảnh: HĐ.

Dân chài bán cá tôm tươi hằng ngày ở các chợ vùng sông nước ĐBSCL cho biết, mấy năm gần đây nghề chài cá, giăng câu, kéo lưới mai một dần. Cá nước ngọt không còn nhiều như trước. Hàng cá, tôm, tép từ sông rạch ra chợ ít dần. Mấy loài cá tra dầu, cá hô… to lớn mỗi con trên dưới trăm ký hầu như rất hiếm đánh lưới bắt được. Dân sống theo nghề đóng đáy, chất chà, lưới bao, cào cá… trong vùng không còn nhiều, phần lớn lên bờ làm thuê, làm mướn tìm kế khác sinh nhai.  

Loài tôm càng xanh to có đôi càng to dài, dân chài địa phương gọi là càng xào lưới bắt được càng hiếm nên từ nhiều năm qua nguồn hàng cung cấp ra thị trường chủ yếu là tôm càng xanh nuôi từ Đồng Tháp, Bạc Liêu, Kiên Giang chở về. Không chỉ tôm càng xanh, các loài cá nước ngọt có nguồn gốc ngoài tự nhiên bán chợ hiện hầu hết là từ nuôi ao, nuôi bè như: Cá lóc, cá rô, cá tra hay điêu hồng, thát lát, cá he…

Mấy năm qua khi dòng nước thượng nguồn đổ về ít, không còn lũ lớn ở ĐBSCL, nước không lên đồng được, cá không sinh sôi, nảy nở. Tập quán sinh sản theo dòng nước của bao nhiêu loài trên dòng Mekong, sông Cửu Long nổi tiếng như: Basa, bông lau, cá linh, tôm, tép… đang bị triệt đường sống.

PGS TS Trần Đắc Định, Trưởng Bộ môn Quản lý và Kinh tế nghề cá Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Cho đến nay ở vùng ĐBSCL chưa có một đánh giá nào đầy đủ cho toàn vùng về con số chính xác mức độ suy giảm nguồn lợi thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên, thông qua các nghiên cứu ở từng địa phương, từng vùng sinh thái và ở các thời điểm nghiên cứu khác nhau trong khoảng 10 năm trở lại đây, cho thấy mức độ phong phú [hay trữ lượng] của nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi cá nước ngọt nói riêng bị suy giảm khoảng 30 - 60%.

Về đa dạng, nhiều loài bị tuyệt chủng hoặc nguy cấp, đặc biệt là các loài có kích cỡ rất lớn và rất nhỏ. Sự suy giảm này, có 2 nguyên nhân chính: Do việc khai thác chưa hợp lý [như khai thác quá mức cả về trữ lượng và tăng trưởng, khai thác vào mùa sinh sản hoặc di cư sinh sản, sử dụng ngư cụ khai thác tận diệt...].

Nguyên nhân thứ 2 là do sự suy giảm của hệ sinh thái nơi mà chúng phân bố cả về số lượng và chất lượng [như giảm nhanh chóng phạm vi/diện tích phân bố, các công trình thủy điện/thủy lợi hạn chế sự di cư và phân bố, ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp, độ thị hóa...]. Trong đó, nguyên nhân thứ 2 ngày càng ảnh hưởng đến mức độ suy giảm nhiều hơn nên để hạn chế, khắc phục nguyên nhân này cũng khó khăn hơn.

Các loài cá nước ngọt tại ĐBSCL đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nguồn lợi thủy sản suy giảm

Cuối tháng 2/2021, theo công bố của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên [WWF], các loài cá nước ngọt đa dạng và tuyệt đẹp đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, an ninh lương thực và sinh kế đối với hàng trăm triệu người trên thế giới. Nhưng theo một báo cáo mới phát hành của 16 tổ chức bảo tồn toàn cầu, các loài cá đang bị de dọa nghiêm trọng với 1/3 số loài đang trên bờ tuyệt chủng.

Báo cáo "Các loài cá bị lãng quên" cho thấy sự đa dạng độc đáo của các loài cá nước ngọt, với tổng số 18.075 loài, chiếm hơn nửa số loài cá và 1/4 số loài động vật có xương sống trên Trái đất. Riêng sông Mekong – một trong những con sông lớn dài nhất thế giới [4.900 km] với hệ sinh thái đặc trưng đa dạng, có tới 1.148 loài và có tới 4 trong tổng số 10 loài cá nước ngọt khổng lồ. Sự trù phú của các loài cá là điều thiết yếu đối với sự khỏe mạnh của các con sông, hồ và các vùng đất ngập nước, hỗ trợ các xã hội và nền kinh tế trên toàn cầu.

Ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, thủy sản nước ngọt là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho 200 triệu người cũng như tạo công ăn việc làm cho hơn 60 triệu người. Tại Việt Nam, cá là một trong những nguồn dinh dưỡng động vật phổ biến, cung cấp 30 - 35% lượng dinh dưỡng cho người dân. Số lượng cá khỏe mạnh cũng giúp duy trì hai ngành công nghiệp lớn trên thế giới: Các hoạt động giải trí liên quan tới cá tạo ra hơn 100 tỷ USD/năm. Trong khi đó các loài cá cảnh là một trong những vật nuôi phổ biến nhất thế giới, có giá trị thương mại đến 30 tỷ USD.

Tuy nhiên theo WWF, hàng ngàn loài cá đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Suy giảm đa dạng sinh học nước ngọt đang xảy ra với tốc độ nhanh gấp 2 lần so với suy giảm đa dạng sinh học biển và rừng. Đã có 80 loài cá nước ngọt được liệt vào danh sách ‘tuyệt chủng” trong sách Đỏ của IUCN [Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên]. Riêng năm 2020 đã có 16 loài. Ca tra dầu và cá hô khổng lồ sông Mekong, hai loài cá biểu trưng của con sông, cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong khi đó, quần thể các loài cá nước ngọt di cư đã suy giảm 76% kể từ năm 1970 và các loài cá lớn suy giảm 94%.

Cá nước ngọt ngoài tự nhiên suy giảm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Báo cáo còn nhấn mạnh những mối đe dọa tàn khốc mà các hệ sinh thái nước ngọt, ngôi nhà các loài cá đang phải đối mặt bao gồm phá hủy sinh cảnh, xây dựng đập thủy điện trên các dòng chảy của sông, khai thác nước quá mức cho tưới tiêu, và ô nhiễm do công nghiệp và nông nghiệp gây ra.

Thêm vào đó, cá nước ngọt cũng bị đe dọa bởi khai thác quá mức và mang tính hủy diệt, sự xâm lấn của các loài ngoại sinh và tác động của biến đổi khí hậu cũng như khai thác cát không bền vững, hoạt động có thể dẫn tới thay đổi sinh quyển và trữ lượng cá, và buôn bán trái phép.

Ông Stuart Orr, Quản lý Chương trình Nước ngọt của WWF Quốc tế:

Không nơi nào khác trên thế giới lại thể hiện rõ cuộc khủng hoảng thiên nhiên như tại các con sông, hồ và các vùng đất ngập nước. Sự tàn phá do chính chúng ta gây ra đó là sự suy giảm quần thể các loài cá nước ngọt. Bất chấp tầm quan trọng của chúng đối với cộng đồng địa phương trên toàn cầu, cá nước ngọt luôn bị lãng quên và không được cân nhắc khi đưa ra các quyết định phát triển về đập thủy điện, sử dụng nguồn nước hoặc xây dựng trên các vùng lũ. Cá nước ngọt quan trọng đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái nước ngọt, hỗ trợ sự sống cho chúng ta và các loài khác trên trái đất.

Video liên quan

Chủ Đề