Phó bản dũng sĩ luyện tập nhặt linh lộ đơn

Cái làm cho tôi thích hơn khi về đơn vị mới không phải ở những cỗ xe máy công trình hiện đại, mà chính là... các o bộ đội trong trường. Ở đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới, từ chỉ huy đến lính tráng đều là nam giới, làm gì có các quân nhân mặc áo chít co.

Vậy nên, những chàng lính trẻ măng tơ thích thú khi được chiêm ngắm đồng đội khác giới cũng không có gì lạ. Các o ấy phần đông cũng trẻ như chúng tôi hoặc nhinh nhỉnh hơn đôi chút, giọng Bắc, giọng Trung xen lẫn, bộ quân phục vải thô màu cỏ úa ôm gọn vóc dáng mảnh mai. Tóc cuộn kiểu trái đào gọn ghẽ. Các o là bộ đội nuôi quân, thủ kho, y tá, văn thư, thông tin... Trẻ nên tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên cứ nói cười, đùa nghịch tưng bừng như thôn nữ, như sinh viên vậy.

Nữ quân nhân. Ảnh: Đức Thăng 

 

Nói thật, thời ấy trong trái tim tôi đã chấp chới hình bóng của một nữ binh nhì vốn quê ở Thái Bình. Nàng chắc cũng bằng tuổi tôi, vóc dáng bé nhỏ, khuôn mặt trái xoan có hai xoáy đồng tiền khá duyên. Nàng làm nuôi quân, đã có lần tôi thấy nàng vừa nhặt rau vừa hát chèo “Em xinh là xinh như cây lúa”...

Mê thì mê vậy thôi, chứ không dám nhìn lâu, càng chẳng dám thổ lộ với nàng những thổn thức của trái tim mình. Kể từ đó, tôi rất có cảm tình với những cô gái mặc quân phục. Nét đẹp của nữ quân nhân dường như đã tạo dựng trong tâm hồn tôi những khoảng sáng êm dịu, những hương sắc tươi tắn trong đời lính dằng dặc của mình.

Tôi nghĩ, những bóng hồng áo lính đã làm đẹp thêm cuộc sống quân ngũ. Chiến tranh hay hòa bình thì cái gọi là nữ tính ấy vẫn chẳng hề khuất lấp trong bộn bề cuộc sống, kể cả lúc sinh tử kề nhau dù họ đang khoác áo quân nhân.

Những người lính không thuộc phái mạnh chẳng tỏ ra yếu ớt chút nào trong mưa bom bão đạn, giữa nắng cháy mưa dầm... Cũng trèo đèo lội suối, cũng xẻ núi mở rừng, cũng phá bom thông đường, cũng lái xe vượt tuyến... Cũng là lính gùi thồ, giao liên, thông tin, quân y, văn công... Nếu cần, họ sẵn sàng đối mặt với kẻ thù và trở thành dũng sĩ, anh hùng như bao người khác.

Những bóng hồng áo lính có mặt ở nhiều lĩnh vực hoạt động trong quân đội. Cái đẹp của nữ quân nhân bao hàm cả nội dung và hình thức, mặc nhiên là vậy rồi, ở thời nào cũng có và trong hành trình chính quy hiện đại hóa quân đội thì nó ngày càng được chăm chút hướng tới sự chỉn chu, hoàn hảo. Không ai ngu ngơ đi so sánh đẹp, xấu bộ quân phục của các nữ chiến sĩ thời chiến với thời bình.

Tôi từng thấy mảnh vá trên chiếc áo lính phai màu của một nữ quân nhân thời đất nước rất gian lao. Những đôi dép cao su của thời xa vắng từng nâng bao bàn chân con gái đội mũ tai bèo vượt trùng điệp Trường Sơn.

Có những kết nối vô hình giữa quá khứ với hiện tại; bộ quân phục hiện đại và trang nhã rất bắt mắt của các nữ chiến sĩ hôm nay lẽ nào không gợi nhắc về năm tháng chiến tranh khốc liệt và những chặng đường đi lên của Quân đội ta.

Cái đẹp mang trong nó những đường vân lịch sử và khi ta điềm tĩnh soi chiếu vào sự cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân của các thế hệ thì giai đoạn nào cũng đáng trân trọng, giữ gìn.

Đẹp vừa là mục đích, vừa là nhu cầu của mỗi cô gái, trong đó có các bóng hồng mặc áo lính. Nói vui vui ngoài lề một chút, vẻ đẹp của những nữ quân nhân Việt Nam có thể “đốn tim” nhiều đấng mày râu. Như tôi, vẫn còn xao xuyến với một bóng hồng mang áo lính thời binh nhì xa lắc, xa lơ. Vẫn còn rõ nét lắm hình ảnh nàng binh nhì của tôi, thắt đáy lưng ong trong bộ quân phục chít co màu cỏ úa, tủm tỉm cười khi thấy tôi đi qua bếp hát tươi vui “Em xinh là xinh như cây lúa...”.

“Lúc đó tôi chỉ nghĩ làm sao để cho nạn nhân được sống. Sự việc xảy ra trong tích tắc nên tôi không nghĩ được gì nhiều”, Trung sĩ Tống Văn Đông [SN 2000], cán bộ Đội chữa cháy và cứu hộ cứu nạn khu vực 1, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa nhớ lại giây phút nhường mặt nạ chống độc cho nạn nhân hơn 1 năm về trước.

Vì Nhân dân quên mình

Chúng tôi gặp lại người lính cứu hỏa Tống Văn Đông vào một buổi sáng đầu xuân khi anh đang cùng đồng đội tập luyện. Ít ai nghĩ chàng trai 21 tuổi ấy đã từng quên đi cả mạng sống của mình để cứu người trong lúc nguy cấp nhất.

Nhắc lại câu chuyện hơn 1 năm về trước, Trung sĩ Tống Văn Đông nhớ lại: Khoảng 18h05’ ngày 16-1-2020 [tức ngày 23 tháng Chạp], sau khi luyện tập xong thì chúng tôi nhận được tin báo cháy tại tòa nhà 11 tầng của Công ty CP xây lắp dầu khí Thanh Hóa [Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa]. Ngay sau khi nhận được tin báo, 48 cán bộ chiến sĩ cùng 6 xe chữa cháy, 3 bồn, 1 thang và 2 xe chỉ huy đã nhanh chóng đến hiện trường.

Khi lực lượng chức năng có mặt, đám cháy đã bao trùm khu vực tầng 3, có nguy cơ cháy lan lên các tầng trên, các khu vực lân cận, tỏa nhiều khói, khí độc và có nhiều nạn nhân mắc kẹt ở các tầng phía trên.

Sau khi tiếp cận đám cháy, triển khai đội hình, anh được phân công làm trinh sát đi lên tìm kiếm và hướng dẫn người bị nạn ra ngoài. Khi lên đến tầng 4, tầng 5, anh cùng một đồng đội giải cứu được 4-5 người, đưa họ xuống nơi an toàn. Cứ thế, gặp người bị nạn ở đâu, anh lại cùng đồng đội tiếp tục hỗ trợ họ.

“Lúc ấy, tưởng mọi nguy hiểm đã qua thì tôi nhận được báo có người đang mắc kẹt trên tầng 8. Tôi cùng với một đồng đội nhanh chóng chạy lên, lúc này khói đã dày đặc, không thể nhìn thấy được gì nữa, để khỏi lạc mất nhau, anh em chúng tôi phải cầm tay nhau cùng đến nơi có người bị nạn. Chúng tôi gọi to: Chúng tôi lên cứu hộ, ở đây có ai bị nạn không”, Tống Văn Đông nhớ lại.

Lúc này nạn nhân vẫn còn tỉnh táo, chúng tôi vui mừng đưa người bị nạn thoát khỏi hiện trường. Nhưng vừa chạy đến cầu thang bộ thì thấy khói tràn lên dữ dội, cửa thoát hiểm thì đóng chặt nên cả 3 quyết định quay lại tầng 8 nhờ hỗ trợ từ đồng đội.

“Chị ấy ngã vào người tôi rồi ngất lịm. Tôi chỉ nghĩ làm sao để cứu sống được nạn nhân, vì vậy tôi liền báo cáo với chỉ huy, kêu gọi hỗ trợ, đồng thời tháo mặt nạ chống độc nhường bình ôxy cho nạn nhân. Khoảng 1 phút sau, tôi bắt đầu thấy khó thở", Đông cho biết.

Với những gì được huấn huyện cùng với kinh nghiệm trong thực tiễn anh quờ quạng tìm nơi có nước. “Tôi bỏ hết tất cả những đồ vật trên người gây cản trở mình trong quá trình di chuyển, rồi bò xuống sàn nhà, lần vào được nhà vệ sinh cởi áo nhúng vào nước, trùm lên đầu và không biết gì nữa. Khi tỉnh lại tôi đang nằm trong bệnh viện rồi”, Đông kể lại.

Lý giải về quyết định tháo mặt nạ chống độc nhường bình ôxy cho nạn nhân và rồi bất tỉnh ngay tại hiện trường vụ cháy, Đông bảo: “Lúc đó tôi chỉ nghĩ làm sao để cho nạn nhân được sống. Sự việc chỉ xảy ra trong tích tắc nên tôi không nghĩ được gì nhiều. Dù sao mình cũng đã được đào tạo nghiệp vụ, nếu không có bình ôxy tôi nghĩ bản thân vẫn cố cầm cự để chờ đồng đội lên cứu. Còn chị ấy, nếu không có bình, chắc chắn sẽ chết”.

Mong được cống hiến

2 năm gắn bó với nghề, nhưng anh Tống Văn Đông không nhớ hết mình và đồng đội đã tham gia bao nhiêu vụ cứu hỏa, cứu nạn trên địa bàn Thanh Hóa. Anh chỉ biết rằng, vụ nào cũng có những mối nguy hiểm nhất định mà nếu không có lòng can đảm, khó có thể trụ lại với nghề.

Dù đối diện với bao nguy hiểm, nhưng anh chưa bao giờ hối hận với quyết định thực hiện nghĩa vụ trong lực lượng phòng cháy, chữa cháy - cứu hộ cứu nạn.

Khi nhắc đến những nguy hiểm trong công việc của mình, Đông cho biết: “Tôi cũng là một con người, từng có lúc sợ khi nhìn thấy những cột khói đen ngòm, những ngọn lửa hừng hực cháy... Nhưng khi những gương mặt hoảng loạn, cùng với tiếng la hét trọng tuyệt vọng của người bị nạn hiện ra thì sự sợ hãi đó lại nhanh chóng biến".

Sau khi học xong phổ thông trung học, Đông đã có 9 tháng làm công việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy. Rồi anh đăng ký thực hiện nghĩa vụ trong lực lượng Công an Nhân dân và trở thành chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy - cứu hộ cứu nạn.

Ngoài giờ tập luyện, anh cùng đồng đội làm vườn, tập thể thao, ăn ngủ điều độ, đúng giờ. Mỗi tháng, anh được nghỉ phép về nhà với bố mẹ 1 lần. Có lẽ, với mỗi người lính như Đông, niềm hạnh phúc của họ chính là được cùng với đồng đội tham gia làm nhiệm vụ, cùng nhau đối mặt với khó khăn, thử thách phía trước.

Thượng tá Đỗ Văn Yên, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Vụ cháy xảy ra tại tòa nhà Công ty CP xây lắp Dầu khí Thanh Hóa là một trong những vụ cháy lớn nhất của tỉnh, với nhiều nạn nhân trong hiện trường. Sự kịp thời chữa cháy, cứu hộ cứu nạn của các lực lượng chức năng đã hạn chế đến mức tối đa sự thiệt hại về người và tài sản. Sự nỗ lực của đơn vị, đặc biệt là tấm gương dũng cảm của đồng chí Tống Văn Đông đã được Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo học tập trong toàn ngành.

“Nếu được chọn lại tôi vẫn sẵn sàng nhường mặt nạ cho nạn nhân. Thời gian tới tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để xứng đáng là gương mặt trẻ đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam", Đông cười hiền bộc bạch.

Trung sĩ Tống Văn Đông được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2020. Hiện anh đang được đề nghị tặng Giải thưởng Thanh niên Công an tiêu biểu; Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm; Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2020.

Chủ Đề