Phụng vị là gì

Hỏi: Phụng vụ là gì?

Thưa: Phụng vụ là việc cử hành mầu nhiệm Ðức Kitô, đặc biệt là cử hành Mầu nhiệm Vượt qua của Người. Trong Phụng vụ, qua trung gian việc thực thi phận vụ tư tế của Ðức Giêsu Kitô, sự thánh hóa con người được biểu lộ và thực hiện qua các dấu chỉ. Thân thể nhiệm mầu của Ðức Kitô, nghĩa là Ðầu và các chi thể, thực thi việc thờ phượng công khai dành cho Thiên Chúa.

Hỏi: Phụng vụ có vị trí nào trong đời sống Hội thánh?

Thưa: Là hành động tuyệt đối thánh thiêng, Phụng vụ là chóp đỉnh mà mọi hoạt động của Hội thánh đều hướng tới, đồng thời là nguồn mạch phát sinh mọi năng lực của đời sống Hội thánh. Qua Phụng vụ, Ðức Kitô tiếp tục công trình cứu chuộc chúng ta trong Hội thánh, với Hội thánh và nhờ Hội thánh của Người. 

[Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011].

Post Views: 2.139

1.Về bản ghi ngày giỗ [kị]

Ở quê tôi [Thanh Hóa] đang còn không ít văn bản ghi ngày giỗ bằng chữ Hán viết trên gỗ được sơn son thếp vàng hoặc trên tấm đồng [xem hình 1 và hình 2]

Hình 1. Bản ghi ngày giỗ của một gia đình họ Trịnh.

Hình 2. Bản ghi ngày giỗ của họ Doãn Trọng

Xem ví dụ  sau [từ hàng dọc, xin chuyển sang hàng ngang cho dễ trình bày]:

高曾祖考鄭貴公諱維岳字福丙瑞明光    墓在拜同處
   二月初一日忌
Cao tằng tổ khảo Trịnh quý công húy Nhạc tự Phúc Bính, thụy Minh Quang Mộ tại Bái đồng xứ
Nhị nguyệt sơ nhất nhật kị

Cứ như vậy, hết cụ ông đến cụ bà xa đời nhất thì đến cụ ông, cụ bà đời kế tiếp cho đến đời gần nhất [thường là cha mẹ]. Nếu trong một đời nào đó mà 1 trong 2 cụ còn sống thì người ta bỏ trống 1 hàng để sau này bổ sung.

Về cụ bà, có thể cụ ông có trên một bà. Thường xảy ra hai trường hợp sau:

+ Một cụ ông có vợ cả, vợ lẽ. Vợ cả gọi là chính thất [政室], các bà vợ lẽ gọi là á thất [亞室] hoặc trắc thất [側室]…

+ Một cụ ông có 2 đời vợ, đời vợ trước mất, lấy bà sau làm vợ kế. Người vợ trước của cụ, người ta có thể viết là tỉ [妣] hoặc chính tỉ [政妣]. Người vợ sau, người ta thường viết là kế thất [繼室]…

Trong trường hợp gia đình ông H có người anh trai, em trai, em gái mất khi còn nhỏ hoặc khi chưa có con v.v.. người ta cũng ghi vào đây để nhớ ngày giỗ.

Nam giới, nếu là anh thì ghi thêm chữ đường bá và được viết ở hàng trước ông H, nếu là em, ghi thêm chữ đường thúc và được viết ở hàng sau ông H. Nữ giới, chữ tỉ thay bằng chữ cô và được viết ở hàng sau ông H.

Xin tóm lại cách gọi các đời như sau:

Đời Cụ ông Cụ bà
Cụ trên 5 đời Cao cao tằng tổ khảo Cao cao tằng tổ tỉ
Cụ 5 đời [kị] Cao tằng tổ khảo Cao tằng tổ tỉ
Cụ 4 đời [cụ hoặc cố] Tằng tổ khảo Tằng tổ tỉ
Cụ 3 đời [ông] Tổ khảo Tổ tỉ
Cha, mẹ khảo Tỉ

2. Hình thức

Có nhiều cách ghi trên bia mộ. Ở dạng đầy đủ nhất, trong bia có các nội dung sau:
Theo hàng dọc, ở giữa bia là tên người mất, hưởng thọ. Hai bên trái, phải dùng để ghi ngày tháng năm sinh, mất và tên người được giao việc thờ cúng người dưới mộ hoặc người bảo quản ngôi mộ.
Hầu hết các bia chỉ ghi họ tên người mất và ngày mất. Một số gia đình do kiêng nên không ghi tên húy. Xin trình bày một cách ghi bia mộ như sau:

– Hầu hết bia có hình chữ nhật đứng. Bia được chia thành: trán bia, diềm bia, lòng văn và chân bia

– Hoa văn trên bia được khắc nổi, thường thấy như: nhật-nguyệt,mây mác, hoa sen, rồng cách điệu dải hồi văn chữ T,..
Nội dung chữ được khắc chìm.

3. Chương pháp bia mộ

Chương pháp trên bia thường theo một số quy tắc, phần nội dung được khắc chìm chia làm hai: chính văn và lạc khoản.
1. Phần chính văn

Được viết ở giữa lòng bia có kích thước chữ lớn hơn so với phần lạc khoản và chỉ viết trên một dòng. Nếu bia được viết nhiều chữ, thì chiều cao và khoảng cách giữa các chữ được thu hẹp lại.Nội dung gồm: chức, tước, thuỵ, hiệu, tính… của người quá cố, và kết thúc bằng chữ “chi mộ”[之/亗墓].

2. Phần lạc khoản

Không phải bia mộ nào cũng phải có, lạc khoản được viết hai bên phần chính văn, bao giờ bên phải cũng cao hơn so với bên trái.

– Phần bên phải thường ghi niên hiệu, tuế thứ, nguyệt, nhật;

– Phần bên trái ghi người tạo lập bia.

* Phần phụ 
Là phần để xác định mốc thời gian, tộc họ hoặc sự kính trọng với người quá cố,…
Gồm các chữ được viết trên đầu có thể đối xứng hoặc cùng dòng với chính văn.
Xưa thường thấy: Việt-cố[越故], Nam-cố[南故], Đại-Nam[大] Việt-Nam[越南] nay ta bỏ hoặc dùng Việt-Nam[越南]…

  •  Một số ví dụ

– Kích thước bia theo Lỗ Ban 39[âm phần]
Vd cao-rộng-dày: 87x55x10cm,…
– Nội dung tổng chữ chia 4 ‘nam linh’ dư 3, ‘nữ thính’ dư 0
VD: nam 4n+7, nữ 4n+4 [n=0,1,2,..]VD: nội dung mộ ông họ Trần 35 chữ:

“越 故” 顯 考 [廣 南 將 臣 吏 司 該 合] 陳 貴 公 之 墓
“Việt cố” Hiển khảo [Quảng Nam Tướng thần lại ty Cai hợp] Trần quý công chi mộ
龍 飛 乙 亥 良 月 吉 旦 日 [Long phi, Ất Hợi, lương nguyệt, cát đán nhật]
好 子 [男 二 女 四] 仝 立 石 [Hiếu tử [Nam nhị; Nữ tứ] đồng lập thạch]

VD: nội dung mộ bà họ Trần 28 chữ:

“越 故” 顯 妣 [阮 侯 正 室] 陳 氏 夫 人 之 墓
“Việt cố” hiển tỷ [Nguyễn hầu chính thất] Trần thị phu nhân chi mộ
歲 在 上 章 敦 牂 六 月 穀 旦 [Tuế tại, Thượng Chương Đôn Tường, lục nguyệt, cốc đán]
孝 子 拜 立 [Hiếu tử bái lập]

  •  Công thức chung

* 顯 Hiển + [祖 Tổ] 考 khảo + [chức tước] + Họ + [phần đệm]+ chi mộ[之/亗墓] * 顯 Hiển + [祖 Tổ] 妣 tỷ + [chức tước theo chồng] + Họ + [phần đệm]+ chi mộ[之/亗墓] * 嵗/歲 tuế 在/次 tại/thứ + [can chi]年 +[tháng] + 吉日
* [hàng thứ người lập] + [họ tên] + 拜/奉 bái/phụng + 立 lập [石 thạch]

VD: Chính văn có hoặc không tên húy[giấu], tự, thụy, hiệu,..

* 顯 曾祖考 阮 貴公 諱AB 字CD 諡EF 號GH [府君] 之墓.
Hiển – Tằng Tổ khảo – Nguyễn – Quý công – Huý AB – Tự CD – Thụy EF – Hiệu GH [Phủ quân] chi mộ.
* 顯 曾祖妣 陳 貴娘[氏] 諱AB 號CD [孺人] 之墓.
Hiển – Tằng Tổ tỷ – Trần – Quý nương[Thị] – Huý AB – Hiệu CD [Nhụ nhân] chi mộ.
* 顯 曾祖妣 阮貴公 夫人 陳 貴娘[氏] 諱AB 號CD 之墓.
Hiển – Tằng Tổ tỷ – Nguyễn Quý công – phu nhân – Trần – Quý nương[Thị] – Huý AB – Hiệu CD – chi mộ.

VD: Lạc khoản

* 歲次壬戌年季冬吉日 [Tuế thứ, Nhâm Tuất niên, quý đông, cát nhật]
* 嵗在甲寅年孟春穀旦 [Tuế tại, giáp dần niên, mạnh xuân, cốc đán]
* 子孫仝立石 [Tử tôn đồng lập thạch]
* 子孫仝拜立 [Tử tôn đồng bái lập]
* 孝子奉立石 [Hiếu tử phụng lập thạch]
* 生於**年 [Sinh ư ** niên]
* 卒于**年**月**日 [Tuất vu ** niên ** nguyệt ** nhật]
* 忌**月**日 [Kỵ ** nguyệt ** nhật]

  •  Một số cụm, từ, vấn đề liên quan

* Cụm từ chỉ tôn xưng [bậc niên trưởng có gia thất]:
貴公 quý công = tôn xưng cho nam
貴娘 quý nương = tôn xưng cho nữ
貴氏 quý thị = tôn xưng cho nữ
夫人 phu nhân = tôn xưng với vợ
伯公 bá công = tôn xưng cho nam hàng trưởng đích
伯甫 bá phủ = tôn xưng cho nam hàng trưởng đích
仲甫 trọng phủ = tôn xưng hàng thứ nam
大郎 đại lang = tôn xưng cho nam
大娘 đại nương = tôn xưng cho nữ
府君 phủ quân = tôn xưng con/vợ với cha/chồng
孺人 nhụ nhân = tôn xưng con/chồng với mẹ/vợ繼室/配: kế thất/phối = vợ sau [vợ trước đã mất]
妣/政妣 tỷ/chính tỷ = vợ trước đã mất
庶室/房 thứ thất/phòng = vợ bé
亞/側室 á/trắc    = vợ bé
正-政室/房 chính thất/phòng = vợ cả
元/繼配  nguyên/kế phối = vợ cả/ vợ kế

* Chỉ thứ cấp họ hàng + tôn xưng
伯 bá: trưởng dòng đích
孟 mạnh: trưởng dòng thứ
仲 trọng: hàng thứ 2
叔 thúc: hàng thứ 3+n
季 quý: út
vd: 伯公[bá công], 伯甫[bá phủ], 仲甫[trọng phủ],…

4. Tên Húy – Tự – Hiệu – Thụy

4.a – Tên húy:

Tên húy là tên cha mẹ đặt cho từ lúc còn nhỏ, ta còn gọi là tên tục. Ngày nay là tên khai sinh, tên thường gọi.
Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít người nhầm lẫn, cho rằng tên húy là tên cúng cơm. Đó là điều nhầm lẫn thật đáng tiếc!

諱 Húy  = phụ mẫu đặt dùng để viết
俗 Tục  = phụ mẫu đặt dùng để gọi
字 Tự   = Người có học đặt/ tự đặt cho nam
[dân gian = đặt để cúng giỗ cho nam]
號 Hiệu = Người có học đặt, tự đặt cho nữ
[dân gian = đặt để cúng giỗ cho nữ]
諡 Thụy = Đặt trước lúc mất – tên hèm/cúng cơm
[Công thụy do vua chúa đặt, tư thụy do thân nhân hoặc mình đặt]
4.b – Tên tự:
Để giải thích tường tận, ngọn ngành tên tự thì phải mất nhiều trang giấy. Xin chỉ nói một cách ngắn gọn.
Tự [chữ Hán] dịch sang Việt là chữ. Người xưa đặt tên tự để kiêng gọi tên húy, tên tục. Thường đến lúc con trai 20 tuổi người ta bắt đầu đặt tên tự. Tên tự và tên húy có liên quan với nhau. Đặt tên tự phải bắt nguồn từ tên húy, liên quan đến tên húy.
Ví dụ:
– Nhà bác học Lê Quý Đôn [1726-1784] có tên tự là Doãn Hậu. Đôn và Hậu đều có nghĩa là thành thực.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm [1491-1585] tự là Hạnh Phủ. Hạnh là đức hạnh, liên hệ đến Khiêm là nhún nhường. Còn từ Phủ thêm vào để tỏ vẻ tôn kính.
Có nhiều cách đặt tên tự. Các cụ xưa quan niệm rằng tên tự càng bí hiểm bao nhiêu, càng tỏ ra mình trí thức bấy nhiêu. Vì vậy để hiểu được mối quan hệ giữa tên tự và tên húy không hề dễ dàng chút nào.
* Cách đặt tên Tự
– Mục đích: để kiêng tên Húy, tên Tự liên quan đến tên Húy suy luận thông nhau
– Nhiệm vụ:
+ Chỉ thứ cấp: Bá[dòng đích]-Mạnh[dòng thứ], Trọng, Thúc, Quý,…
+ Chỉ sự tôn kính: Công, Chi, Doãn, Hoằng, Khổng, Ông, Phu, Phủ, Phụ, Thúc, Sĩ
+ Để âm hài hòa, nghĩa đẹp.
1. Dùng từ đồng nghĩa
2. Dùng từ trái nghĩa
3. Dùng từ liên hệ
4. Dùng điển tích

4.c – Tên hiệu:
Tên hiệu là tên được đặt cho mình để gọi cho đẹp. Thường thì những người thành danh [thành đạt, có tiếng tăm] thì mới đặt tên hiệu.
Ví dụ: Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên hiệu là Bạch Vân Am Cư Sĩ . Phùng Khắc Khoan [1528-1613], tục gọi là Trạng Bùng, là nhà thơ Việt Nam, làm quan cho nhà Lê trung hưng, có tên hiệu là Nghị Trai và Mai Nham Tử. Nguyễn Du [1766– 1820] có tên hiệu là Thanh Hiên..

* Cách đặt tên Hiệu
– Mục đích: tên cúng giỗ cho nữ[dân gian]
– Dựa vào tên vốn có; sư, thầy đặt cho theo công lao, phẩm hạnh: Diệu, Từ, Mỹ, Thục,…
1. Diễn tả đức tính, triết lý sống
2. Chỉ nơi sinh quán
3. Theo phương pháp đặt tên Tự

4.d – Tên thụy:
Thụy, thuỵ hiệu hay hiệu bụt hoặc tên hèm, tên cúng cơm là tên được đặt cho những người quá cố, thường là vua chúa, quan to trong triều.
Phan Kế Bính viết trong Việt Nam phong tục: “Nhà nào có ông già bà cả gần mất, con cái vực đến chỗ chính tẩm hỏi han xem người có trăng trối những gì rồi đặt tên hiệu cho người biết.” [Sách đã dẫn. NXB Hà Nội- 1999. Trang 31]

Hiệu ở đây là thụy hiệu, hiệu bụt mà dân gian ta thường gọi là tên hèm, tên cúng cơm. Sau khi đặt tên thụy, khi đến ngày giỗ, người ta thường chỉ xướng tên thụy để mời về thụ hưởng đồ lễ con cháu cúng tế.

Nhìn chung, trong dân dã thường chỉ có tên húy [tên tục, tên thường gọi]. Còn tên tự, hiệu, thụy là tên mà các nhà quyền quý, quan lại, trí thức mới đặt. Và trong số này, không phải ai cũng có đầy đủ tên tự, hiệu, thụy.
Nhưng, khi các ông bà, cha mẹ thường dân mất, họ cũng có thể đặt tên tự [cho nam giới], đặt tên hiệu [cho nữ giới] và tên thụy để ghi vào bản các ngày giỗ hay ghi vào gia phả như ở phần trên tôi đã giới thiệu.

* Quy cách đặt Thụy dân gian [Nam-tự/Nữ-hiệu]
Nam            Nữ
tuổi 1-10 :    早 Tảo         春 Xuân
tuổi 10-20:    直 Trực        美 Mỹ
tuổi 20-30:    中 Trung       貞 Trinh
tuổi 30-40:    淳 Thuần       淑 Thục
tuổi 40-50:    敦 Đôn         慈 Từ
tuổi 50+  :    福 Phúc        妙 Diệu

享壽 hưởng thọ >60
享年 hưởng niên 派[phái] = 梗[ngành/cành/nhánh] = 分/小支[phân/tiểu chi]
* Hướng bia
– Dần, Ngọ, Tuất: Đ-T, #B
– Thân, Tý, Thìn: Đ-T, #N
– Tị, Dậu, Sửu:   N-B, #Đ
– Hợi, Mão, Mùi:  N-B, #T

Bài vị, còn gọi là linh vị, thần chủ… là một bản ghi tên người được thờ cúng, thường đặt sau bát hương hoặc đặt trong ngai thờ.  Hãy xem các hình  5, 6, 7 dưới đây:

Nhìn chung, một bài vị đầy đủ ghi gần giống như bia mộ, chỉ khác là chữ mộ được thay bằng chữ vị, hay linh vị, thần vị, thần chủ…
Xin đọc và dịch các chữ trong từng hình để chúng ta cùng tham khảo:
Hình 5: Sung Tích thôn hiển khảo Trần tộc thần vị.
Nghĩa là: Thần vị của cha, họ Trần, thôn Sung Tích.
Hình 6: Thành hoàng bản cảnh Chử Đồng Tử Thánh quân cập nhị vị phu nhân.
Nghĩa: Thành hoàng làng, Thánh quân Chử Đồng tử cùng hai bà vợ.
Hình 7:

* Hai chữ hàng ngang trên cùng là Phụng vị: Tương đương với nghĩa phụng thờ.
* Tám chữ thuộc hàng dọc ở giữa:
+ Năm chữ đầu tiên: Hiển khảo Nguyễn Văn Ninh [hoặc Trữ. Chữ này có 2 âm đọc]. Nghĩa: Cha là Nguyễn Văn Ninh [hoặc Trữ].
+ Ba chữ cuối: chi linh vị : nghĩa là Linh vị.
* Năm chữ thuộc hàng dọc bên phải: Chính tỉ Thân Thị Gian. Nghĩa: mẹ là Thân Thị Gian.
* Năm chữ thuộc hàng dọc bên trái: Kế thất Nguyễn Thị Chất [hoặc Chí. Chữ này có 2 âm đọc]. Nghĩa: Mẹ kế là Nguyễn Thị Chất

– Nội dung tổng chữ chia 4 ‘nam linh’ dư 3, ‘nữ thính’ dư 0
VD: nam 4n+7, nữ 4n+4 [n=0,1,2,..]
– Kích thước : 3-4×13-21, 17×38, 18×41, 21×61

* Hàng giữa  
– Nam :vai vế + chức tước + họ + huy, tự, hiệu, thụy,.. + chi linh vị[thần chủ, linh vị, chân linh vị]
– Nữ : vai vế + tước vị chồng + họ chồng + nguyên phối[thứ thất, kế thất, trắc thất…] phu nhân + họ + húy, hiệu + chi linh vị[thần chủ, linh vị, chân linh vị]
– Hàng phải[từ trong]: ngày tháng năm mất
– Hàng trái[từ trong]: ngày tháng năm sinh
vd: “Hiển tằng tổ khảo A quý công húy * [tự **] [hiệu **] chi linh vị”
“Hiển tằng tổ tỷ A quý công phu nhân B thị húy * [hiệu **] chi linh vị”
“Sinh ư ** niên, ** nguyệt, ** nhật”
“Tuất vu ** niên, ** nguyệt, ** nhật”

[Nội dung câu chữ còn tùy theo hoàn cảnh, đại ý đều giống như trên có thể tham khảo.]

——————————————-

Bài viết có dùng tư liệu của nhà nghiên cứu Trịnh Duy Tuân và website trinhtoc.com

Post Views: 2.684

Chủ Đề