Psychopath la gi

“Psychopath” là thuật ngữ tiếng Anh biểu thị cho triệu chứng Rối loạn nhân cách. “Psychopath” đôi khi còn được gọi là Thái nhân cách [Sự biến thái trong nhân cách – trong đó “biến thái” ở đây dùng để chỉ sự thay đổi hình thái, trạng thái chứ không mang ý nghĩa ám chỉ những hành vi biến thái].

Tìm hiểu về Psychopath

Psychopath thường được được sử dụng để ám chỉ một cá nhân vô cảm, nhẫn tâm và suy đồi về mặt đạo đức. Psychopath ngày nay được sử dụng để ám chỉ một triệu chứng không bình thường về sức khỏe tâm thần. Psychopath được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế và pháp luật.

Các triệu chứng của Psychopath khá tương đồng với các triệu chứng Rối loạn nhân cách chống đối xã hội [Antisocial Personality Disorder] – một bệnh lý về sức khỏe tâm thần có phạm vi rộng hơn và được sử dụng để chỉ những người thường xuyên có những hành vi kỳ lạ, không tuân theo nnj nguyên tắc phổ thông. Tuy vậy, chỉ một bộ phận nhỏ những người mắc chứng Rối loạn nhân cách chống đối xã hội được gọi là Psychopath.

1.2. Các đặc điểm chung của người mắc Psychopath

Psychopath biểu hiện ra rất đa dạng tùy thuộc vào đặc điểm thể trạng và tâm lý của từng đối tượng.Thậm chí một số người mắc chứng Psychopath có thể trở thành tội phạm tính dục hoặc kẻ giết người.

Tuy nhiên, có nhiều người lại khá thành công và không ai có thể ngờ được rằng họ mắc chứng Psychopath. Đôi khi một vài người có thể bộc lộ một vài đặc điểm của chứng Psychopath nhưng lại không hề mắc chứng Psychopath. Chỉ những người bộc lộ những đặc điểm của chứng rối loạn nhân cách và có những hành vi chống đối xã hội mới được coi là người bị mắc Psychopath.

Các đặc điểm chung của người mắc Psychopath

Psychopath biểu hiện ra ở những đặc điểm như sau:

+ Có những hành vi chống đối xã hội.

+ Tự mãn.

+ Có lớp vỏ bọc thân thiện và dễ mến.

+ Bốc đồng.

+ Chai lì cảm xúc.

+ Không có mặc cảm tội lỗi.

+ Thiếu sự đồng cảm với người khác.

Như bạn có thể thấy, một số biểu hiện ra của chứng Psychopath xuất hiện ở khá nhiều người. Tuy vậy, chỉ một hoặc hai đặc điểm trên vẫn chưa chứng tỏ được họ mắc chứng Psychopath.

1.3. Các bài kiểm tra Psychopath

Hiện nay có khá nhiều bài kiểm tra Psychopath trôi nổi trên mạng internet. Tuy nhiên sự chính xác và hiệu quả của những bài kiểm tra này không thể kiểm chứng được. Hai bài kiểm tra được áp dụng phổ biến nhất đó là Psychopathy Checklist-Revised [PCL-R] và Psychopathic Personality Inventory [PPL].

1.3.1. Psychopathy Checklist-Revised

Đây là bài kiểm tra chứng Psychopath phổ biến nhất. Bài kiểm tra này bao gồm 20 mục. Thông qua bài kiểm tra này, chúng ta sẽ biết được liệu một cá nhân có những biểu hiện nào của chứng Psychopath hay không.

Psychopathy Checklist-Revised thường được kết hợp với một cuộc nói chuyện trực tiếp cùng bác sĩ tâm lý và hồ sơ bệnh án hoặc hồ sơ tiền án tiền sự nếu có. Bài kiểm tra này cũng được áp dụng rộng rãi để dự đoán xem tội phạm có khả năng tái phạm hay không.

Bài kiểm tra Psychopath

1.3.2. Psychopathic Personality Inventory [PPL]

Bài kiểm tra này được giới thiệu vào năm 1996 như một bài kiểm tra thay thế cho Psychopathy Checklist-Revised. Khác với bài kiểm tra trên, bài kiểm tra này áp dụng cho đối tượng là những người không có hàng vi phạm tội. Mặc dù PPL vẫn có thể được sử dụng để kiểm tra các bệnh nhân đang được giam giữ. Tuy nhiên, PPL thường được sử dụng nhất đối với sinh viên đại học.

2. Những biểu hiện thường thấy ở một người mắc Psychopath

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các đặc điểm của chứng Psychopath đã xuất hiện ngay từ khi một người còn nhỏ và ngày càng tiến triển theo chiều hướng xấu hơn khi người đó lớn dần lên.

2.1. Sở hữu lớp vỏ bọc thân thiện và dễ mến

Đây là đặc điểm rất khó có thể nhận biết bởi lẽ ai cũng có thể sở hữu vẻ ngoài thân thiện và dễ mến. Họ thường là những người có cách nói chuyện rất thu hút và rất biết cách bắt chuyện với người khác. Nhiều người cũng biểu hiện ra bên ngoài tính cách hài hước và sự lôi cuốn.

Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Bên dưới lớp vỏ ngoài hảo đó là những tính cách và suy nghĩ phản xã hội. Bạn biết đó, những tảng băng chìm luôn luôn nguy hiểm và phần nổi lên chỉ là một phần nhỏ của cả tảng băng.

Vẻ ngoài thân thiện và dễ mến

2.2. Ưa thích sự kích thích

Có một đặc điểm rất phổ biến ở những người mắc chứng Psychopath đó là cực kỳ hưởng thụ sự phấn khích và kích thích. Họ tận hưởng cảm giác hồi hộp khi lén lút làm điều gì đó. Thậm chí nhiều kẻ còn tận hưởng sự phấn khích tột độ với suy nghĩ rằng mình có thể bại lộ và bị bắt bất cứ lúc nào. Do đó, những công việc buồn tẻ hay những công việc lặp đi lặp lại và không đem lại sự bất kỳ sự phấn khích nào khiến họ phải “vật lộn” rất nhiều.

Chính vì rất giỏi nói dối và bịa chuyện nên những người mắc chứng Psychopath là những bậc thầy trong việc thuyết phục người khác làm theo ý mình. Họ có đủ mọi cách nói dối để thuyết phục người khác làm điều gì đó. Họ cũng có đủ khả năng để chơi đùa với cảm giác tội lỗi của người khác để khiến người đó thực hiện những hành vi nào đó.

2.3. Nói dối thành thói quen

Để tránh gặp phải những rắc rối trong cuộc sống thường ngày, những kẻ mắc chứng Rối loạn nhân cách thường xuyên nói dối và coi đó là điều rất bình thường, miễn là điều đó giúp họ tránh được rắc rối. Sau đó, họ lại tiếp tục nói dối để che đậy những lời nói dối trước đó. Điều này đôi khi khiến cho họ gặp khá nhiều khó khăn khi những chi tiết trong câu chuyện mà họ kể có vẻ như không có sự liên kết nào cả. Nói dối quá nhiều khiến họ thậm chí quên mất mình đã từng nói những gì.

Nói dối thành thói quen

2.4. Tính tự mãn vô cùng cao

Những người mắc chứng Psychopath thường có tính tự mãn vô cùng cao và thổi phồng bản thân một cách thái quá. Họ cảm thấy bản thân mình cần được ưu tiên nhiều nhất và họ tự cho mình quyền quyết định mọi thứ.

Những người mắc chứng Psychopath chỉ thích sống và làm mọi thứ theo những nguyên tắc của riêng mình. Những người này luôn luôn cho rằng luật lệ và quy tắc không bao giờ áp dụng lên họ. Họ luôn suy nghĩ và hành động theo nguyên tắc tự bản thân đề ra.

2.5. Những kẻ Psychopath chẳng bao giờ hối hận

“Hối hận” có lẽ không tồn tại trong từ điển của những kẻ mắc chứng Psychopath. Những kẻ rối loạn nhân cách không bao giờ quan tâm đến việc hành vi của họ có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến người khác. Họ thậm chí chẳng nhớ nổi mình đã làm gì khiến người khác tổn thương và luôn cho rằng phản ứng của những người khác là thái quá khi những người đó gặp vấn đề về cảm xúc.

Những người mắc chứng Psychopath không hề có cảm giác tội lỗi ngay cả khi họ nhận biết được rằng hành vi của họ khiến người khác tổn thương. Trên thực tế, họ thường tìm mọi cách để hợp lý hóa hành vi của bản thân và đổ lỗi cho những người khác.

Những kẻ Psychopath chẳng bao giờ hối hận

2.6. Cảm xúc hời hợt

Những người bị rối loạn nhân cách không thể hiện ra ngoài quá nhiều cảm xúc, hoặc những cảm xúc họ biểu hiện ra thường không phải là cảm xúc chân thật của họ. Phần lớn thời gian họ thường tỏ ra lạnh lùng và không biểu hiện ra nét cảm xúc nào. Tuy nhiên, khi cần họ có thể bộc lộ ra cảm xúc rất mãnh liệt. Nhưng những cảm xúc đó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn và trông bề ngoài có vẻ mãnh liệt nhưng thực chất chỉ l một vài cảm xúc hời hợt.

2.7. Thiếu đi sự đồng cảm

Những người bị rối loạn cảm xúc thường không hề cố gắng để hiểu được người khác đang cảm thấy vui mừng, sợ hãi, buồn bã hoặc lo lắng đến cỡ nào. Mặc dù họ có thể cảm nhận được tâm trạng của người khác, song điều đó dường như chẳng có ý nghĩa gì đối với họ. Nguyên nhân là vì họ hoàn toàn không thể đồng cảm với những người khác. Họ thường thờ ơ với nỗi đau của người khác, ngay cả khi đó là bạn bè thân thiết hoặc người thân của họ.

2.8. Làm mọi thứ để đạt được mục đích

Những kẻ mắc chứng Psychopath thường rất giỏi bịa chuyện và tỏ ra mình đáng thương. Họ thường biến mình trở thành nạn nhân trong những câu chuyện họ kể. Họ cũng rất giỏi giả vờ thổn thức khi kể lể về hoàn cảnh và công việc của bản thân.

Không chỉ vậy, những kẻ đó còn rất giỏi lợi dụng lòng tốt của người khác, thậm chí phụ thuộc vào người khác về mặt tài chính. Đó chính là lối sống “ký sinh” rất thường thấy ở những người bị rối loạn tâm lý. Họ có thể làm mọi thứ để đạt được mục đích của mình mà không hề quan tâm những gì họ làm có thể để lại hậu quả như thế nào.

Làm mọi thứ để đạt được mục đích

2.9. Không kiểm soát được hành vi của bản thân

Có thể những người mắc chứng Psychopath sẽ cố gắng để tuân thủ các nguyên tắc và quy định, những họ không thể duy trì được sự cố gắng đó trong thời gian dài.

Mặt khác, những người bị rối loạn nhân cách thường không chung thủy. Họ luôn có những mối quan hệ ngoài hôn nhân hoặc tình yêu. Đối với họ tình dục chỉ là một thú vui chứ không phải là một phương thức để biểu đạt sự yêu thương.

Không chỉ vậy, hầu hết những người bị rối loạn nhân cách thường bộc lộ ra những hành vi không thể kiểm soát ngay từ khi còn nhỏ. Những hành vi sai trái của họ có xu hướng leo thanh theo thời gian và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Nguyên nhân mắc chứng Psychopath

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng Psychopath được cho là bắt nguồn từ sự thiếu gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Sự thiếu thốn tình cảm là nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ dễ mắc chứng Psychopath.

Có nhiều nguyên nhân mắc chứng Psychopath

Bên cạnh đó, nếu một người liên tục bị ngược đãi, lạm dụng và thường xuyên cảm thấy không an toàn cũng rất dễ bị mắc chứng Psychopath. Không ngoại trừ nguyên nhân xuất phát từ một số yếu tố khác có tỷ lệ nhỏ hơn, chẳng hạn như di truyền, bà mẹ mang thai gặp một số rui ro trước khi sinh, vấn đề về nuôi dạy con cái…

Như vậy là qua những thông tin trong bài viết, bạn đã hiểu được Psychopath là gì và nguyên nhân dẫn đến chứng Psychopath. Những người mắc chứng Psychopath thường biểu hiện ra những hành vi lạnh lùng, thờ ơ và có xu hướng chống đối xã hội. Có nhiều nguyên nhẫn dẫn đến chứng Psychopath, tuy nhiên khó có thể xác định được nguyên nhân chính xác.

Tìm hiểu khái niệm duet là gì trên tiktok, các bước tạo video duet và một số ý tưởng tham khảo để thu hút người xem qua bài viết sau đây.

Chủ Đề