Rắn hổ hành tố bao nhiêu?

[chu kỳ ngày, mùa]: Có rắn hoạt động ngày [rắn nước, rắn ri voi], có loài hoạt động đêm [rắn mống, rắn lục xanh, rắn cạp nia], có loài hoạt động cả ngày và đêm [thường là rắn sống trong nước, một số loài ở mặt đất]. Rắn hổ mang non hoạt động ngày, rắn trưởng thành chủ yếu hoạt động đêm.

Ở nước ta rắn có tập tính ngủ hoặc trú đông, khoảng tháng 11 đến tháng 2 năm sau, khi nhiệt độ dưới 200 C rắn ngừng hoạt động, tìm những hang hốc kín đáo ẩn nấp. Thời gian này rắn ít khi ra ngoài, gần như không ăn, trọng lượng cơ thể giảm. Biết điều này cần bố trí thời gian ăn thích hợp với từng loài rắn, trước kỳ ngủ đông cho rắn ăn nhiều để tích lũy năng lượng.

Nơi sống: Đa số rắn tập trung ở vùng rừng núi, vì ở đó các yếu tố của môi trường thuận lợi hơn, đặc biệt là ít bị tác động bởi con người. Tuy vậy một số loài rắn có nơi sống riêng như rắn biển [còn gọi là đẻn, có đuôi dẹp bên] chỉ ở biển; rắn bồng ven biển sống trong các nhánh sông, lạch của rừng ngập mặn; rắn nước, rắn hoa cân ở ven các vực nước ngọt; rắn bông súng sống trong ao, hồ, đầm; rắn giun ở trong hang đất; rắn lục xanh, lục mép, rắn roi, rắn leo thường ở trên cây. Như vậy, mỗi loài rắn có nhu cầu riêng về nơi ở và kiếm ăn.

Di chuyển: Ở dưới nước rắn bơi kiểu uốn mình theo chiều ngang, trên cạn rắn bò nhờ phối hợp cử động của vảy bụng, cơ bụng, đầu dưới của hàng trăm đôi xương sườn và sự uốn lượn từng đoạn thân. Rắn có thể leo lên cây, trên mặt thẳng đứng của tường hay trần nhà. Rắn gần như không biết đào hang nhưng chui luồn rất giỏi, tìm ẩn trong các khe hẹp, hốc nhỏ; trong trại nuôi có thể theo cành cây ngả, hang chuột phía dưới chân tường để ra ngoài. Một số loài rắn sống trên cây có thể bay ra ngoài, bạnh thân để rơi tự do trong không trung từ trên xuống có khi xa 10- 20 mét. Vì vậy cần thiết kế chuồng, trại sao cho rắn không thể thoát ra. Ví dụ tường phải nhẵn, không có góc cạnh, cao hơn chiều dài cơ thể rắn, trên cùng có gờ chắn ngang; cành cây không nên vươn ra ngoài tường bao.

Tìm bắt con mồi, thức ăn: Trăn đất, trăn gấm thường nằm yên một chỗ rình mồi, nhiều loài chủ động đi tìm mồi. Ở cự ly xa rắn dùng mắt, còn cự ly gần dùng mũi, cơ quan Jacobson ở hàm trên và lưỡi để phát hiện mồi, nhận biết thức ăn. Rắn lục có hố má là một hõm nằm khoảng giữa mũi và mắt; cơ quan này nhận biết sự thay đổi rất nhỏ của nhiệt độ ở cự ly gần. Thức ăn của chúng là chim và thú nhỏ có thân nhiệt cao, luôn tỏa nhiệt ra chung quanh, nhờ đó rắn nhận ra con mồi.

Sau khi nhẹ nhàng tiếp cận con mồi, rắn bất chợt dùng miệng tấn công, phóng nọc độc hoặc quấn, xiết chặt làm con mồi không thở, không cử động được cho đến khi chết.

Nuốt mồi: Rắn có khả năng nuốt mồi lớn hơn nhiều so với kích thước của đầu rắn, do các xương của bộ hàm chỉ đính với nhau bằng dây chằng, nên miệng có thể há to. Rắn không có xương mỏ ác nên đầu dưới các xương sườn mở rộng sang hai bên để thức ăn từ miệng vào dạ dày. Rắn nuốt được những con mồi dài hơn và nặng hơn trọng lượng cơ thể. Sau mỗi lần ăn như vậy rắn cần yên tĩnh trong thời gian dài để tiêu hóa, phản ứng chậm [hiền lành] và nhịn ăn lâu ngày. Khi cho rắn ăn con mồi sống [mồi động] như cóc, ếch nhái, chuột…nên để cả con, vì rắn nhận ra cử động của con mồi nhờ mắt và tai rồi nhanh chóng tấn công; còn lúc cho ăn mồi tĩnh, cắt thành miếng ứng với miệng rắn, thì rắn phát hiện mồi bằng mắt, rồi thận trọng đến gần thăm dò trực tiếp bằng lưỡi, sau đó mới ăn.

Vì rắn ăn mồi động nên đôi khi tấn công cả cá thể cùng loài, trường hợp rắn lớn nuốt rắn bé, rắn trưởng thành ăn thịt rắn con là có. Để tránh điều này nên nuôi riêng rắn nhỏ [dưới 1 năm tuổi], rắn nhỡ hay rắn hậu bị [từ 1 đến 2 năm tuổi] và rắn tưởng thành.

Sử dụng nước: Rắn thường uống nước trong mùa hoạt động, nhất là những ngày nắng nóng. Ngoài ra rắn có nhu cầu bơi, ngâm mình trong nước, nhất là trước khi lột xác vài ngày; vì vậy trong lồng nuôi, chuồng nuôi nên có chậu nước sạch, trong trại nuôi phải có ao, hồ.

Mùa sinh sản, ghép đôi, giao hoan: Sau kỳ ngủ đông, rắn ra hoạt động, sưởi ấm, kiếm ăn. Tháng 3 rắn đực, rắn cái tìm nhau ghép đôi. Chúng thường theo sát bên nhau, cùng di chuyển, va chạm, dựng đứng phần trước cơ thể lên hoặc quấn lấy nhau. Trong sinh học gọi hiện tượng này là giao hoan, gồm những hành động mang tính thủ tục nhằm kích thích lẫn nhau trước khi giao phối. Rắn ráo [Ptyas korros] có hiện tượng giao hoan tập thể, 4- 5 rắn đực bám theo một rắn cái, tụ thành một đám, cuộn lấy nhau trong khoảng 10 phút ở trên cây.

Khi giao phối, rắn cái nâng đuôi lên để rắn đực áp huyệt vào huyệt rắn cái, đôi cơ quan giao phối từ hai bên huyệt của rắn đực lộn ra ngoài với nhiều mấu gai để giữ chặt rắn cái; tinh trùng từ rắn đực qua huyệt vào ống dẫn trứng của rắn cái. Thời gian giao phối kéo dài trong nhiều giờ.

Thí nghiệm cho hay trong mùa sinh sản, từ da rắn cái tiết ra chất dịch lôi cuốn rắn đực, rắn đực dùng mắt, mũi, cơ quan Jacobson để phát hiện dấu vết đi tìm rắn cái. Một số rắn giao phối nhiều lần trong mùa sinh sản. Rắn còn có hiện tượng thụ tinh chậm, chỉ sau một lần giao phối, tinh trùng sống lâu trong ống dẫn trứng, việc thụ tinh cho trứng diễn ra nhiều lần. Rất tiếc việc này ở ta chưa được nghiên cứu.

Rắn cái khi mang trứng do trứng lớn nhanh nên rắn di chuyển chậm. Trong điều kiện nuôi do mật độ cao, nếu cùng chui chung với rắn khác trong hang hẹp dễ bị vỡ trứng. Khi bắt rắn chửa nên nhẹ nhàng, cẩn thận để khỏi ảnh hưởng xấu đến rắn và trứng bên trong. Tốt hơn nên nuôi riêng rắn cái trong thời gian mang trứng.

Đẻ trứng: Đa số rắn không làm tổ mà chọn nơi yên tĩnh, an toàn như hang đất, hốc cây, chân đê hay dưới các bụi cây, gò đống để đẻ. Số trứng đẻ mỗi năm từ 2- 5 trứng ở rắn trán bên, rắn dẻ, rắn rồng cổ đen; đa số rắn đẻ vài chục trứng, trăn gấm tới 80 - 100 trứng. Vài loài biết tha cỏ rác vào nơi đẻ trứng.

Nhiều loài rắn không có thói quen bảo vệ, chăm sóc trứng. Một số ít loài như hổ mang, hổ chúa sau khi đẻ biết vun trứng thành đống rồi quấn quanh ổ trứng để ấp; thời gian ấp tùy từng loài, thường từ 56- 80 ngày, ít khi rắn rời khỏi ổ trứng và thường hung dữ, phản ứng quyết liệt hơn lúc kiếm ăn.

Đẻ con: Một số rắn không đẻ trứng mà đẻ con, trong đó có các loài: đẻn chì, đẻn khoanh [rắn biển], rắn hai đầu đỏ, rắn bù lịch, rắn bông súng, rắn bồng chì, rắn bồng Trung Quốc, rắn râu, rắn ri voi, rắn lục mép trắng, rắn lục xanh. Rắn đẻn kim mỗi lứa chỉ đẻ 1 con, rắn rầm ri cá đẻ 8 con, rầm ri cóc ở vùng nước lợ Nam bộ đẻ tới 32 con.

Lột xác: Rắn thường xuyên lột xác để tăng trưởng. Khoảng 20- 80 ngày rắn lột xác một lần tùy theo cỡ tuổi, kỳ hoạt động hay trú đông, trạng thái sức khỏe. Trước khi lột xác 5- 7 ngày, rắn ít hoạt động, có thể bỏ ăn. Da rắn kém tươi hơn, rắn tìm nơi có nước để ngâm mình; mắt rắn có màu trắng đục, mờ dần, có thể mù tạm thời, sau đó mắt trở lại bình thường rồi rắn mới lột xác. Rắn cọ vào vật thể cho da ở mút mõm bong ra, rồi chui qua lỗ thủng để lại tấm da cũ ở phía sau. Rắn khỏe mạnh có tấm da lột ra nguyên vẹn, rắn yếu thời gian lột kéo dài, da lột ra từng mảng và thường còn dính trên thân. Sau khi lột, da rắn tươi sáng hơn, hoạt động trở lại bình thường. Qua đó ta biết nhu cầu về thức ăn, về nước của rắn, đồng thời cũng biết trạng thái sức khỏe của rắn để điều chỉnh nuôi dưỡng.

Tự vệ: Ta không nhìn thấy lỗ tai ở hai bên đầu rắn, nhưng rắn rất mẫn cảm với những chấn động được truyền từ đất qua thân rắn đến tai trong. Trong điều kiện nuôi, rắn hổ mang nhận ra bước chân người từ xa chục mét và lập tức chuyển sang trạng thái bị kích thích, nổi giận. Rắn thường xuyên ở trong hang như rắn giun có mắt nhỏ, rắn ráo ở trên cây có mắt lớn; rắn hoạt động ngày hoặc cả ngày và đêm có lỗ mắt [con ngươi] tròn hay bầu dục ngang, rắn lục xanh ăn đêm có lỗ mắt dọc. Mũi của đa số rắn nằm ở hai bên đầu, của rắn sống trong nước ở gần mút mõm và hướng lên trên, để khi bơi rắn chỉ cần nhô một chút đầu khỏi mặt nước là thở được.

Rắn ưa nơi yên tĩnh, nhờ các giác quan mà phát hiện những bất lợi để lẩn tránh. Trong điều kiện nuôi, nên đáp ứng yêu cầu đó, tránh làm cho rắn bị kích động./.

Chủ Đề