Sách hướng dẫn học tin học lớp 4 Informational năm 2024

BÁO CÁO ĐỒ ÁN Thnmcntt - Đồ án game của nhóm BATKTT6 thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG HCM

  • 05.3.2017 (De 1) De thi UD CNTT co ban
  • 06.05.2018 (De 1) Du lieu Word
  • 16.10.2016 (De 4) Du lieu Word
  • T…m hi”u phương ph¡p Hồi quy tuy‚n t‰nh (Linear Regression)

Preview text

Tuần 1 CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT

  1. Thông tin bài học:
  • Dạng bài: Lý thuyết + thực hành
  • Thời lượng: 2 tiết
  • Vị trí bài học: Bài học thứ 1 trong chủ để “ Khám phá máy tính”.

II. Mục tiêu:

  1. Kiến thức:
    • Ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về máy tính, thư mục, thư mục con.
  2. Kỹ năng:
    • Thực hiện được thao tác tạo thư mục, mở, đóng thư mục, xóa thư mục...
  3. Thái độ:
    • HS thích thú khám phá máy tính và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra
    • Nghiêm túc và tự giác trong học tập, biết bảo vệ phòng máy tính.
    • HS yêu thích bài học
  4. Năng lực:
  5. Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
  6. Năng lực tự chủ, tự học: HS thực hiện rèn luyện trên máy tính
  7. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
  8. Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý các tình huống khi thực hiện các thao tác với máy tính.
  9. Phẩm chất: Chăm chỉ, kiên trì, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hành các thao tác. Trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hành. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

III. Nội dung bài học:

Ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về máy tính, thư mục, thư mục con.

IV. Thiết bị, học liệu:

  • Sách giáo khoa
  • Hình ảnh máy tính và các bộ phận của máy tính
  • Máy tính để bàn của HS và máy tính xách tay của GV hướng dẫn
  • Máy chiếu hỗ trợ quá trình minh họa của GV
  • Bảng nhóm
  • Phiếu bài tập
  1. Tiến trình dạy học
  1. Khởi động:
  2. Máy tính có những bộ phận nào?
  3. Có những loại máy tính thường gặp nào?
  4. Máy tính có thể giúp em những công việc gì? HS trả lời, HS khác nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương.
  5. Bài mới:
  1. Giới thiệu bài: Ở lớp 3 các em đã được học về máy tính, biết chức năng của từng bộ phận, biết các dạng thông tin. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức đã học để làm tiền đề để tiếp tục khám phá máy tính nhé!
  1. Các hoạt động tìm hiểu bài:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

  1. Các bộ phận của máy tính.
  2. Máy tính để bàn thường gồm mấy bộ phận chính? Kể tên các bộ phận đó?
  3. Chức năng từng bộ phận của máy tính?
  4. GV yêu cầu học sinh đọc các bài tập 1a, 1b, 1c SGK - 7, 8 và sau đó làm cá nhân vào sách.
  5. Ở mỗi bài GV gọi HS đọc bài làm của mình, gọi HS khác nhận xét sau đó GV chốt ý.  Giúp HS ôn tập các kiến thức: Máy tính có 4 bộ phận chính: thân máy, màn
  6. Có 4 bộ phận chính: Thân máy, màn hình, chuột, bàn phím.
  7. Yêu cầu 1 số HS TB và yếu nêu được: bộ phận chính của MT để bàn.
  8. HS khá giỏi nêu được chức năng của từng bộ phận máy tính.
  9. Màn hình: có hình dạng giống như chiếc tivi, nó hiển thị kết quả làm việc của MT.
  10. Bàn phím: Điều khiển MT, gửi tín hiệu vào MT.
  11. Chuột: Điều khiển MT.
  12. Thân MT: chứa nhiều chi tiết bên trong, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí được coi là bộ não của MT.
  13. HS hoàn thành bài vào vở bài tập.

thư mục sau: - Thư mục KHOILOP4. - Thư mục con của thư mục KHOILOP4 có tên lớp em (ví dụ LOP41; LOP42,...) - Trong thư mục lớp em, tạo thư mục con có tên em và tên một vài bạn trong lớp.  Quan sát và kịp thời giúp đỡ, chỉ bảo các em gặp khó khăn khi tạo thư mục. Bài tập 3d: (SGK - 9) - Gọi HS đọc yêu cầu bài 3d. - Yêu cầu HS làm cá nhân vào sách (3ph) - Gọi 2 - 3 HS đọc bài làm của mình. - Yêu cầu HS khác NX. - GV nhận xét + tuyên dương

  • HS hoàn thành bài vào vở.
  • Thư mục LOP4A đang mở.
  • Thư mục AN là thư mục con của thư mục LOP4A
  • Thư mục LOP4A có các thư mục con là: AN, BINH, KHIEM

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG

Yêu cầu HS mở thư mục tên lớp em đã tạo ở hoạtđộng 3b. Tạo thư mục LAN là thư mục con của thư mục có tên lớp em theo cách sau: - Mở thư mục tên lớp em; - Nháy chọn New folder; - Gõ tên thư mục là LAN rồi nhấn Enter.

  • Sau khi thực hành, bạn nào nhắc lại cách tạo thư mục mang tên của mình?
  • HS thực hành theo nhóm máy.
  • Nháy chuột phải, chọn New Folder/ Gõ tên thư mục rồi nhấn Enter. EM CẦN GHI NHỚ
  • Máy tính có bốn bộ phận chính: chuột, bàn phím, thân máy, màn hình.
  • Thư mục là nơi lưu trữ thông tin.
  • Tạo các thư mục khoa học và hợp lí sẽ giúp việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Củng cố, dặn dò:
  • Cho HS nhắc lại phần em cần ghi nhớ.
  • GV nhận xét tiết học
  • Dặn HS về học bài cũ và chuẩn bị bài mới Bài 2: Các thao tác với thư mục. Tuần 2 BÀI 2: CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC
  1. Thông tin bài học:
  • Dạng bài: Lý thuyết + thực hành
  • Thời lượng: 2 tiết
  • Vị trí bài học: Bài học thứ 2 trong chủ để “ Khám phá máy tính”.

II. Mục tiêu:

  1. Kiến thức:
    • Biết cách sao chép, đổi tên thư mục
  2. Kỹ năng:
    • Thực hiện được thao tác sao chép và đổi tên thư mục
  3. Thái độ:
    • HS thích thú khám phá máy tính và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
    • Nghiêm túc và tự giác trong học tập, biết bảo vệ phòng máy tính.
    • HS yêu thích bài học
  4. Năng lực:
  5. Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
  6. Năng lực tự chủ, tự học: HS thực hiện rèn luyện trên máy tính
  7. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
  8. Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý các tình huống khi thực hiện các thao tác với máy tính.
  9. Phẩm chất: Chăm chỉ, kiên trì, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hành các thao tác. Trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hành. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

III. Nội dung bài học:

  • Sao chép thư mục
  • Xóa thư mục

IV. Thiết bị, học liệu:

  • Sách giáo khoa
  • Hình ảnh cây thư mục
  • Máy tính để bàn của HS và máy tính xách tay của GV hướng dẫn
  • Máy chiếu hỗ trợ quá trình minh họa của GV
  • Bảng nhóm
  • Phiếu bài tập
  1. Tiến trình dạy học
  1. Khởi động:
  2. Máy tính để bàn có mấy bộ phận chính?
  3. Tạo một thư mục có tên là TIN HOC trên máy giáo viên?
  4. Gọi HS khác nhận xét.
  5. Nhận xét và tuyên dương.
  6. Sao chép (Copy) thư mục a) Trao đổi với bạn, thực hiện các thao tác sao chép thư mục theo hướng dẫn:
  7. Quan sát học sinh thực hành, nhận xét và tuyên dương.
  1. Điền từ vào chỗ chấm (...) để được câu đúng.
  • Như vậy em vừa sao chép thư mục Khiem từ thư mục TO1 sang thư mục TO2. Bây giờ cả hai thư mục TO1 và TO2 đều có thư mục Khiem
  • Thực hiện sao chép thư mục Khiem và dán vào thư mục TO2, kết quả như hình:
  • Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
  • Làm việc cá nhân và trả lời:
    • Trong thư mục TO2 có Thư mục Khiem.
  • Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
  • Đổi tên (Rename) thư mục:
  • Trao đổi với bạn, thực hiện đổi tên thư mục theo hướng dẫn: Bước 1: Nháy nút phải chuột vào thư mục TO3, chọn Rename Bước 2: Gõ tên thư mục TO3 thành to rồi nhấn phím Enter.
  • Y/c hs thực hiện thao tác đổi tên thư mục TO3 thành to
  • Y/c hs thực hiện xong báo cáo kết quả
  • HS thực hành theo nhóm trên máy tính:
  • Thực hiện đổi tên thư mục theo các bước
  • Báo cáo kết quả

cho giáo viên

  • GV nhận xét và kết luận
  • Y/c hs làm bài tập trong sách: Điền từ vào chỗ chấm (...) để được câu đúng. Thư mục ... đã được đổi tên thành thư mục ...
  • GV nhận xét và chốt đáp án
  • HS làm bài tập trong sách:
  • Thư mục TO3 đã được đổi tên thành thư mục to
  • Nhắc lại thao tác xóa thư mục
  • Em thực hiện thao tác xóa thư mục to đã đổi tên và điền từ còn thiếu vào chỗ chấm (...).
  • Để xóa thư mục ..., em nháy nút... chuột vào thư mục ..., chọn ... rồi nhấn phím ... để xóa
  • GV nhận xét và kết luận
  • HS thực hành theo nhóm trên máy tính:
  • Thực hiện xóa thư mục to
  • Báo cáo kết quả
  • HS làm bài tập trong sách:
  • Để xóa thư mục to3, em nháy nút phải chuột vào thư mục to3, chọn delete rồi nhấn phím Yes để xóa

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

  1. Mở thư mục LOP4B đã tạo ở hoạt động 1, mục A rồi thực hiện các yêu cầu sau:
    • Trong thư mục LOP4B tạo thư mục TO4;
    • Copy thư mục An, Binh, Khiem từ thư mục TO1 vào thư mục TO4;
    • Đổi tên các thư mục An, Binh, Khiem

thành các thư mục Tuan, Lan, Ngọc.

  • Quan sát quá trình học sinh thực hành

và chữa lỗi khi học sinh mắc phải.

  • Nhận xét và tuyên dương.
  • Trong thư mục LOP4B, tạo thư mục Sơn Ca. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm (...) để thực hiện được các thao tác sao chép thư mục Son ca từ thư mục LOP4B sang thư mục LOP4A.
  • Theo dõi quá trình thực hành của học sinh và sửa lỗi khi học sinh mắc phải.
  • Nhận xét, nêu kết quả đúng và tuyên dương học sinh.
  • Thực hành theo yêu cầu của bài tập dưới sự giúp đỡ của GV.
  • Lắng nghe.
  • Thực hành theo nhóm máy với các bước sau
    • Bước 1: Mở thư mục LOP4B, nháy nút phải chuột vào thư mục Sơn Ca rồi chọn Copy.
    • Bước 2: Mở thư mục LOP4A, nháy nút phải chuột, chọn Paste.
  • Điền từ vào chỗ chấm:
  • Không tự ý xóa thư mục không phải là của mình.
  • Củng cố, dặn dò:
    • Nhắc lại các thao tác sao chép, đổi tên thư mục.
      • GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt, động viên HS làm chưa tốt cố gắng hơn ở tiết sau.
    • Dặn dò HS về nhà thực hành thêm (nếu có máy tính), học bài cũ và chuẩn bị bài mới Bài 3: Làm quen với tệp.

Tuần 3 BÀI 3: LÀM QUEN VỚI TỆP

  1. Thông tin bài học:
  • Dạng bài: Lý thuyết + thực hành
  • Thời lượng: 2 tiết
  • Vị trí bài học: Bài học thứ 3 trong chủ để “ Khám phá máy tính”.

II. Mục tiêu:

  1. Kiến thức:
    • Làm quen với tệp, phân biệt được tệp và thư mục.
  2. HS biết được các thao tác cơ bản với tệp: Đổi tên tệp; sao chép tệp và xóa

tệp.

  1. Kỹ năng:
    • HS thực hiện được các thao tác cơ bản với tệp: Đổi tên tệp; sao chép tệp

và xóa tệp.

  1. Thái độ:
    • HS thích thú khám phá máy tính và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
    • Nghiêm túc và tự giác trong học tập, biết bảo vệ phòng máy tính.
    • HS yêu thích bài học
  2. Năng lực:
  3. Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông

(Nla: Biết được các thao tác đổi tên tệp, sao chép tệp, xóa tệp)

  • NLc: Tìm được thông tin và biết sử dụng tài nguyên thông tin trong máy

tính

  • Năng lực tự chủ, tự học: HS thực hiện rèn luyện trên máy tính
    • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý các tình huống khi thực hiện các thao tác với máy tính.
  • Phẩm chất: Chăm chỉ, kiên trì, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hành các thao tác. Trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hành. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

III. Nội dung bài học: - Các thao tác đổi tên tệp - Các thao tác sao chép tệp - Các thao tác xóa tệp

IV. Thiết bị, học liệu:

  • Sách giáo khoa
  • Hình ảnh về tệp
  • Máy tính để bàn của HS và máy tính xách tay của GV hướng dẫn
  • Máy chiếu hỗ trợ quá trình minh họa của GV
  • Cho HS mở lần lượt các thư mục “SOAN THAO”, “TRINH CHIEU”, “VE”
  • Cho biết trong các thư mục đó có gì?
  • GV hướng dẫn cho HS phân biệt thư mục hình giống cái hộp chỉ có 1 phần là tên còn tệp tin có 2 phần đó là phần tên và phần mở rộng được viết cách nhau bởi dấu chấm. Ví dụ: tệp “GIOI THIEU” b/ Điền tên thư mục con và tên tệp trong thư mục “HOC TAP” vào bảng dưới. Thư mục Tệp
  • Gọi 2-3 HS nêu bài làm của mình.
  • Gọi HS khác nhận xét.
  • Nhận xét và tuyên dương.
  • HS mở lần lượt các thư mục “SOAN THAO”, “TRINH CHIEU”, “VE”
  • Trong thư mục có tệp tin
  • HS lắng nghe và quan sát
  • HS mở thư mục “HOC TAP” và ghi vào mục b SGK - 16 theo mẫu Thư mục Tệp Soanthao Baisoan Trinhchieu Gioithieu Ve Hinhvuong
  • Nêu bài làm của mình.
  • Nhận xét bài làm của bạn.
  • Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
  • Y/c hs làm vào sách, làm xong đổi vở kiểm tra
  • Qs HS làm bài, giúp đỡ HS chưa làm được.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG

  • Bài 1 (SGK - 17): Cho HS thử tạo 2 tệp có cùng phần tên và phần mở rộng. Sau đó trao đổi với bạn ngồi cùng máy xem có thể tạo 2 tệp có cùng tên và phần mở rộng trong cùng 1 thư mục không?
  • GV ví dụ: trong một lớp có 2 bạn cùng
  • HS tạo và trả lời.
  • HS trả lời hoặc cả 2 cùng đứng lên hoặc cả

họ và tên nếu ta gọi thì bạn nào trả lời?  Chính vì như thế nên trong cùng một thư mục không thể có 2 tệp cùng tên và phần mở rộng. Bài 2 (SGK - 17): Gọi HS đọc yêu cầu sau đó làm theo dưới sự hướng dẫn của GV.

 Nhận xét và chốt ý

2 đều không trả lời.

  • HS lắng nghe.
  • Từng HS mở thư mục Soanthao, nháy chuột phải, chon New rồi chọn biểu tượng.... .Qs sự thay đổi.
  • Chia sẻ cặp đôi: giải thích sự thay đổi với thao tác vừa thực hiện.

EM CẦN GHI NHỚ

  • Mỗi tệp đều được đặt tên riêng.
  • Tên tệp gồm hai phần: Phần tên và phần mở rộng, được cách nhau bởi dấu chấm.
  • Mỗi loại tệp có một biểu tượng khác nhau.
  • Củng cố, dặn dò:
  • Trò chơi "Ai nhanh hơn"
    • Chia lớp thành 4 nhóm. Phổ biến luật chơi.
      • Đưa ra 4 tệp, 4 thư mục ngẫu nhiên. Yêu cầu HS sắp xếp vào 2 cột tệp và thư mục. Nhóm nào tìm chính xác và nhanh nhất sẽ chiến thắng.  Nhận xét + tuyên dương.
  • Nhận xét tiết học dặn dò HS về học bài cũ và chuẩn bị bài mới Bài 4: Các thao tác với tệp.

Tuần 4 BÀI 4: CÁC THAO TÁC VỚI TỆP

  1. Thông tin bài học:
  • Dạng bài: Lý thuyết + thực hành
  • Thời lượng: 2 tiết
  • Đưa ra 2 thư mục TOAN, TIENG VIET; 2 tệp hinhvuong, tho ngẫu

nhiên. Yêu cầu phân biệt tệp và thư mục?

 Nhận xét + tuyên dương

  1. Bài mới:
  1. Giới thiệu bài:
  1. Các hoạt động tìm hiểu bài:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

  1. Đổi tên tệp:
  2. Yêu cầu HS thảo luận và thao tác trên máy.
  3. Giáo viên mời vài nhóm báo cáo kết quả trước lớp (với mỗi nhóm: 1 HS báo cáo, 1 HS thao tác trên máy chủ), nhóm khác nhận xét, GV chốt ý và thực hành mẫu thao tác đổi tên tệp để học sinh quan sát và thực hiện theo.
  4. Quan sát kịp thời giúp đỡ những HS gặp khó khăn khi thực hành.
  5. Khi đổi tên tệp cần chú ý điều gì?
  6. Chốt ý, nhận xét và tuyên dương.
  7. HS thảo luận theo vị trí máy được phân công.
  8. Thực hiện các thao tác đổi tên tệp theo hướng dẫn.
  9. Bước 1: Mở thư mục HOCTAP đã tạo ở Bài 3, nháy chuột phải vào tệp có tên Hinhvuong.
  10. Bước 2: Chọn Rename.
  11. Bước 3: Gõ tên HinhVuong.
  12. Bước 4: Nhấn phím Enter.
  13. Chú ý quan sát giáo viên thực hiện các bước đổi tên tệp.
  14. Thực hành theo nhóm máy rồi xem sự thay đổi tên của tệp.
  15. Chú ý:
    • Không được dùng các kí hiệu sau trong tên tệp: \ / :? “ < >
    • Tên tệp không quá 255 kí tự.
      • Nếu đổi tên tệp giống tệp có sẵn (có cùng phần tên và phần mở rộng) trong cùng thư mục, máy tính sẽ hiển thị cửa sổ cảnh báo việc đặt trùng tên. Em có thể chọn Yes để đồng ý đổi tên hoặc chọn No để hủy bỏ việc đổi tên.
  16. Sao chép tệp:
  17. Yêu cầu HS thảo luận và thao tác trên máy.
  18. HS thảo luận theo vị trí máy được phân công.
  19. Giáo viên mời vài nhóm báo cáo kết quả trước lớp (với mỗi nhóm: 1 HS báo cáo, 1 HS thao tác trên máy chủ), nhóm khác nhận xét, GV chốt ý và thực hành mẫu thao tác đổi tên tệp để học sinh quan sát và thực hiện theo.
  20. Quan sát kịp thời giúp đỡ những HS gặp khó khăn khi thực hành.
  21. Nhận xét và tuyên dương học sinh sao chép đúng tệp từ thư mục này sang thư mục khác.  Em vừa sao chép tệp HinhVuong sang thư mục Ve. Mở thư mục Ve, em sẽ thấy có tên tệp HinhVuong trong đó.
  22. Thực hiện thao tác sao chép tệp từ thư mục này sang thư mục khác theo hướng dẫn.
    • Bước 1: Mở thư mục HOCTAP, nháy nút phải chuột vào tệp có tên HinhVuong rồi chọn Copy.
    • Bước 2: Mở thư mục Ve, nháy nút phải chuột trong thư mục Ve rồi chọn Paste.
    • Bước 3: Gõ tên HinhVuong.
  23. Chú ý quan sát giáo viên thực hiện các bước sao chép tệp.
  24. Thực hành theo từng nhóm máy.
  25. Xóa tệp:
  26. Y/c HS mở thư mục HOCTAP rồi thực hiện các bước sau trên máy tính của nhóm mình:
  27. Bước 1: Nháy nút phải chuột vào tệp có tên HinhVuong rồi chọn Delete.
  28. Bước 2: Chọn Yes tại cửa sổ vừa xuất hiện.
  29. Quan sát kết quả và cho cô biết chúng ta vừa thực hiện thao tác gì?
  30. Sau khi xóa, trong thư mục HOCTAP còn tệp HinhVuong không?  Sau khi xóa, tệp sẽ mất đi, dữ liệu bên trong nó sẽ không còn, do đó em phải chắc chắn rằng mình muốn xóa tệp trước khi nhấn Yes.
  31. Thực hành theo nhóm
  32. Xóa tệp HinhVuong
  33. Sau khi xóa, trong thư mục HOCTAP không còn tệp HinhVuong
  34. Yêu cầu HS thảo luận, thực hành theo nhóm máy.
  35. Quan sát để kịp thời giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
  36. Nhận xét và tuyên dương. b) Em hãy nhận xét thao tác đã thực hiện ở hoạt động a.
  37. Gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét
  38. Nhận xét và tuyên dương.
  39. Thực hành theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
  40. Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
  41. Thao tác thực hiện ở hoạt động a là thao tác sao chép tệp Gioithieu trong thư mục HOCTAP sang thư mục TRINHCHIEU. EM CẦN GHI NHỚ
  42. Thư mục có thể chứa tệp và các thư mục con khác.

Chúng ta có thể thực hiện sao chép (Copy) tệp từ thư mục này sang thư mục khác, đổi tên (Rename) tệp hoặc xóa (Delete) tệp tương tự như sao chép, đổi tên và xóa thư mục.