Sản phẩm du lịch chỉ nên tập trung khai thác tài nguyên giá trị cảnh quan du lịch

Đón đoàn khách du lịch MICE đến thành phố Đà Nẵng. [Ảnh: TTXVN phát]

Du lịch MICE [Meeting Incentive Conference Event], loại hình du lịch kết hợp sự kiện, hội nghị, hội thảo, khen thưởng, với đặc thù lượng khách tập trung, yêu cầu nhiều dịch vụ, sản phẩm du lịch sáng tạo, chất lượng cao, đang được nhiều địa phương trọng điểm về du lịch đặc biệt quan tâm, coi trọng phát triển, nhất là trong giai đoạn du lịch đang phục hồi mạnh mẽ trở lại sau thời gian dài khó khăn do dịch COVID-19.

Du lịch MICE được đánh giá là mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với nhiều loại hình du lịch khác.

Song thực tế, không phải địa phương, cơ sở du lịch nào cũng đủ khả năng, điều kiện để phát triển loại hình du lịch này.

[Đà Nẵng tăng cường phát triển thị trường khách du lịch MICE]

Nhận diện thế mạnh, có giải pháp thu hút dòng du khách của loại hình du lịch mang tính đặc thù này bên cạnh duy trì việc phục vụ đa dạng các phân khúc du khách trong nước và quốc tế đang giúp hoạt động du lịch ở nhiều địa phương khởi sắc rõ nét.

Nhận diện thế mạnh

Khí hậu ưu đãi, thiên nhiên hữu tình, đa dạng các sản phẩm tham quan, trải nghiệm, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ cùng lúc lượng lớn du khách là thế mạnh để nhiều địa phương khu vực phía Nam phát triển mạnh du lịch MICE, góp phần định vị thương hiệu du lịch địa phương cũng như du lịch vùng và cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm phát triển kinh tế năng động ở phía Nam, cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của khu vực và cả nước là một trong những địa phương hội tụ nhiều thế mạnh để phát triển loại hình du lịch MICE.

Đại diện Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết với hệ thống tài nguyên du lịch gồm trên 360 điểm đến có sức hấp dẫn, có khả năng khai thác và thu hút lượng lớn du khách, tập trung chủ yếu ở 4 nhóm tài nguyên chính: du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa vật thể, du lịch văn hóa phi vật thể và tài nguyên du lịch gắn với công trình nhân tạo, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống khách sạn 4-5 sao, các trung tâm hội nghị quy mô lớn, du lịch thành phố có sức hút đặc biệt đối với thị trường khách MICE.

Năm 2021 trong khuôn khổ Giải thưởng Du lịch MICE thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh đã được vinh danh là Điểm đến du lịch MICE hàng đầu châu Á. Đồng thời, Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn được nhận giải ở hạng mục Trung tâm hội nghị tốt nhất Việt Nam năm 2021.

Một số chuyên gia đã nhận định xu hướng của nhiều du khách hiện nay là đi du lịch không chỉ để tham quan, nghỉ dưỡng mà còn tìm kiếm đối tác kinh doanh, cơ hội phát triển kinh tế.

Từ đó, ở mảng hội nghị, hội thảo, địa điểm phát triển du lịch MICE ưu tiên có các khách sạn cao cấp với chất lượng dịch vụ cao cấp.

Đối với các sự kiện du lịch-triển lãm, các nhà tổ chức sẽ ưu tiên lựa chọn các địa điểm là các trung tâm, đô thị lớn có nền kinh tế phát triển, nhộn nhịp, sôi động, tập trung nhiều doanh nghiệp, dân số đông, có các trung tâm triển lãm có cơ sở hạ tầng hiện đại, phù hợp quy mô mong muốn.

Các đoàn khách du lịch MICE đến Đà Nẵng trong năm 2021. [Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN]

Ở du lịch kết hợp khen thưởng, địa điểm ưu tiên sẽ là nơi sở hữu hoặc gần các di sản thiên nhiên, văn hóa để phục vụ nhu cầu chính là nghỉ dưỡng của du khách.

Với đặc điểm của dòng du khách này, Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều thế mạnh cơ bản.

Ngoài lợi thế hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện, Thành phố còn có cảnh quan sông Sài Gòn không chỉ để du khách có cơ hội thưởng ngoạn, ngắm cảnh mà còn giúp du khách có cái nhìn bao quát về tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.

Khu rừng ngập mặn Cần Giờ - Khu Dự trữ sinh quyển quốc gia hứa hẹn mang đến cho du khách, trong đó có dòng khách MICE nhiều trải nghiệm, khám phá khi đến Thành phố kết hợp với tham dự các sự kiện lớn.

Trong khi đó, ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Bình Thuận đang nổi lên trên bản đồ đồ du lịch Việt Nam là địa phương có sức hút với dòng du khách MICE.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận Bùi Thế Nhân, là giao điểm nối liền với các trung tâm du lịch lớn của khu vực phía Nam như Nha Trang [Khánh Hòa], Đà Lạt [Lâm Đồng], Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, du lịch Bình Thuận ngày càng chứng tỏ được sức hấp dẫn với nhiều điểm đến có cảnh quan thiên nhiên, môi trường trong lành và điều kiện nghỉ dưỡng đáp ứng yêu cầu du khách.

Bình Thuận hiện có gần 600 cơ sở lưu trú du lịch với trên 17.500 phòng, trong đó nhiều cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3-5 sao.

Về loại hình khách sạn, nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho thuê, toàn tỉnh có trên 530 cơ sở cùng nhiều căn hộ và biệt thự, đảm bảo phục vụ đa dạng các dòng du khách vào cùng một thời điểm. Trong đó, tại thành phố Phan Thiết - nơi được coi là “Thủ đô resort,” việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các sản phẩm du lịch được đặc biệt chú trọng.

Hạ tầng giao thông được quy hoạch tương đối đồng bộ; nhiều công viên, công trình đô thị được xây dựng khang trang; có nhiều dự án đầu tư kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng, du lịch dã ngoại, du lịch kết hợp chơi golf, lướt ván diều, lướt ván buồm và chăm sóc sức khỏe, rất phù hợp phục vụ dòng du khách MICE.

Tại Cần Thơ - trung tâm du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lợi thế phát triển du dịch MICE đến từ vị trí địa lý của đô thị trung tâm vùng, đồng thời là điểm giao cắt giữa tuyến du lịch quốc gia với tuyến du lịch quốc tế đường thủy trên sông Mekong.

Cảnh quan sông nước, miệt vườn, các di tích, chợ nổi với nhiều trải nghiệm đặc trưng văn hóa Nam Bộ mang đến cho du lịch MICE ở Cần Thơ nhiều sản phẩm bổ trợ hấp dẫn.

Theo thông tin từ Viện Kinh tế-Xã hội Cần Thơ, hiện thành phố có khoảng 600 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có nhiều cơ sở đạt 4-5 sao cùng các trung tâm mua sắm, chợ.

Toàn thành phố đã có trên 30 khu, điểm du lịch với các sản phẩm đặc thù là du lịch sinh thái sông nước đô thị, du lịch gắn với di tích lịch sử, văn hóa và du lịch MICE.

Khai thác dòng du khách tiềm năng

Trong bối cảnh thị trường du lịch trong nước đã sôi động trở lại, các dòng du khách có nhiều tiềm năng, trong đó có dòng du khách MICE đang được các địa phương, doanh nghiệp lĩnh vực du lịch, dịch vụ chú trọng khai thác, góp phần tạo sức bật cho du lịch trên chặng đường phục hồi, phát triển sau thời gian dài trầm lắng do dịch bệnh.

Là loại hình du lịch không bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ, đoàn khách đông, thời gian lưu trú tương đối dài ngày, sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích cao cấp, dòng du khách MICE hứa hẹn mang tới nguồn doanh thu cao cho các đơn vị tổ chức, phục vụ các dịch vụ.

Ông Nguyễn Đức Anh, Chủ tịch Câu lạc bộ Du lịch MICE, cho rằng sau giai đoạn dịch COVID-19, nhu cầu tổ chức các hội nghị, sự kiện tăng cao do các tổ chức, doanh nghiệp tăng cường các hoạt động tương tác, kết nối, trao đổi để giao thương và khen thường, động viên người lao động của đơn vị.

Thực tế này tạo thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp, địa phương có thế mạnh du lịch MICE tăng tốc để sớm phục hồi.

Nắm bắt tốt nhu cầu du khách, từ đầu năm 2022, Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist đã tổ chức thành công nhiều chương trình du lịch MICE với quy mô lớn.

Theo ông Trần Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty, dựa trên khảo sát nhu cầu thị trường, bên cạnh các dòng sản phẩm tour phục vụ du khách cá nhân và gia đình, mảng du lịch MICE dành cho các doanh nghiệp được dự báo sẽ “bùng nổ” trong dịp Hè năm nay.

Chỉ riêng trong tháng 5, doanh nghiệp này đã phục vụ hơn 45.000 khách MICE trên toàn quốc.

Dự kiến trong cả mùa Hè, doanh nghiệp tiếp tục phục vụ hơn 150.000 khách MICE khởi hành tại 18 chi nhánh trong toàn quốc.

Các đoàn khách MICE trung bình từ 100-700 khách mỗi đoàn. Các sản phẩm du lịch MICE được doanh nghiệp liên tục làm mới và nâng cao tính sáng tạo, kết nối chặt chẽ với các đối tác trong, ngoài nước nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của từng đoàn du khách.

Tương tự, ông Nguyễn Cảnh, Trợ lý Ban điều hành Pandanus resort ở phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết [tỉnh Bình Thuận], cho biết Khu nghỉ dưỡng đang ghi nhận sự trở lại của các đoàn du khách MICE bên cạnh các du khách cá nhân, nhóm nhỏ.

Trong giai đoạn phục hồi và phát triển du lịch trở lại, với thế mạnh có cảnh quan rộng rãi, nằm sát bờ biển, mật độ xây dựng thấp, trung tâm hội nghị, nhà hàng riêng biệt và lượng phòng nghỉ có thể cùng lúc đón hơn 600 khách MICE, khu du lịch, nghỉ dưỡng này coi việc đón phục vụ du khách MICE là một trong những thế mạnh cùng với việc duy trì phục vụ chu đáo các dòng du khách khác.

"Để đối mới, đa dạng sản phẩm, bên cạnh kết nối trở lại với các đơn vị lữ hành để đưa khách từ thị trường châu Á, châu Âu về khu du lịch, Ban điều hành khu du lịch cũng nâng cấp nhiều dịch vụ đi kèm như khám phá ẩm thực đặc trưng vùng biển, tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thư giãn, giúp tái tạo năng lượng, rất phù hợp với dòng du khách MICE," ông Nguyễn Cảnh cho biết thêm./.

Bài cuối: Chiến lược cho bước phát triển mới

Thanh Trà [TTXVN/ Vietnam+]

Chất lượng chưa tương xứng tiềm năng

Để hình thành sản phẩm du lịch, trước tiên phải dựa trên cơ sở then chốt là tài nguyên du lịch. Ai cũng thừa nhận, nguồn tài nguyên này ở Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo, từ hệ sinh thái thiên nhiên tới hệ thống danh lam thắng cảnh, di tích; từ gia tài di sản văn hóa vật thể tới phi vật thể… Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch biển đảo, du lịch văn hóa… Bên cạnh đó, những năm gần đây, sự tham gia vào thị trường Việt Nam của các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới và sự vào cuộc của những nhà đầu tư chiến lược, như SunGroup, VinGroup, tập đoàn Mường Thanh… cũng đang hình thành hệ thống cơ sở vật chất tiện nghi, chất lượng cao tại nhiều địa phương trên cả nước, mang đến diện mạo mới về năng lực cung ứng sản phẩm du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự đa dạng về chất lượng sản phẩm du lịch nói chung cũng như sự sẵn sàng của các dịch vụ liên quan chưa thật sự phát triển tương xứng tiềm năng, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố cuối quý I năm 2017, du lịch Việt Nam xếp vị trí 67/136 quốc gia, tăng tám bậc so với năm 2015 [75/141]. Mặc dù vậy, các chuyên gia du lịch cho rằng, việc cải thiện thứ hạng này chủ yếu nhờ sự nổi trội về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa; bởi năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam vẫn chưa cải thiện nhiều so với các quốc gia trong khu vực, nhất là ở các chỉ số được đánh giá rất thấp liên quan vấn đề bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch như: mức độ bền vững về môi trường, chất lượng hạ tầng dịch vụ du lịch, mức độ ưu tiên cho ngành du lịch… Theo Tổng cục trưởng Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Việt Nam thiếu những điểm đến nổi trội, khác biệt để tạo thế cạnh tranh với các nước trong khu vực. Mặc dù các loại hình, sản phẩm du lịch đã được xác định và hình thành, nhưng chưa có sự đầu tư phát triển tập trung, để tạo những khu du lịch, điểm du lịch lớn, chất lượng cao. Phát triển sản phẩm du lịch nhiều nơi còn mang tính tự phát, chưa thật sự dựa trên nhu cầu thị trường, thiên về số lượng mà chưa quan tâm đúng mức đến chỉ tiêu về chất lượng. Việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch ở một số nơi còn chạy theo việc đáp ứng nhu cầu hiện tại, chưa chú trọng sự bền vững về tự nhiên, xã hội… Và kết quả là sản phẩm du lịch của nước ta còn đơn điệu, thiếu điểm nhấn, trùng lặp giữa các vùng. Du khách chỉ cần đến một địa phương cũng có thể cảm nhận những sản phẩm tương tự ở các địa phương lân cận, nên không mạnh tay chi tiêu để khám phá điểm đến mới. Sự yếu kém trong xây dựng, đa dạng hóa sản phẩm không chỉ là bất cập của ngành du lịch nói chung, mà còn "làm khó" các doanh nghiệp du lịch khi thường xuyên phải khai thác các dòng sản phẩm lặp đi lặp lại theo chu kỳ năm. Đại diện các hãng lữ hành cho rằng, đây cũng là nguyên nhân khiến sản phẩm du lịch nhiều nhưng dần trở nên bão hòa, dẫn đến hình thành xu hướng du khách tự xây dựng, thiết kế riêng sản phẩm du lịch cho chuyến đi của mình, tính phụ thuộc vào các tua thiết kế trọn gói từ doanh nghiệp du lịch ngày một thấp. Trước thực tế này, đòi hỏi phải có sự hoạch định bài bản để quy hoạch các tuyến, điểm du lịch; xây dựng những sản phẩm hấp dẫn, chất lượng, giàu tính cạnh tranh cho ngành "công nghiệp không khói" Việt Nam.

Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm

Để tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm du lịch Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng: Mỗi vùng miền nước ta có nét đặc trưng riêng về tự nhiên, văn hóa, nên điều tiên quyết là cần nghiên cứu tạo ra các dòng sản phẩm đặc trưng, chuyên biệt, mang đậm bản sắc văn hóa, không sao chép, phát huy tối đa giá trị tài nguyên du lịch vốn có của địa phương, phù hợp nhu cầu, thị hiếu du khách. Cần tập trung nghiên cứu, định hướng thị trường, nhóm khách, phân khúc thị trường và cập nhật xu hướng mới trong du lịch để xây dựng sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Trong đó, chú trọng khả năng liên kết để tạo thành chuỗi các sản phẩm, nhằm gia tăng trải nghiệm của du khách. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là rà soát, đánh giá, phân loại các loại tài nguyên và đề ra phương hướng khai thác, phát triển. Nhưng mặt khác, sản phẩm du lịch trong nhiều trường hợp là tập hợp của nhiều dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp, nên từng doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mình cung ứng.

Đại diện Công ty du lịch Viettravel gợi ý từng vùng, địa phương nên có sự quy hoạch lại để tạo sản phẩm nổi bật. Khu vực miền núi Bắc Bộ có thể xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, homestay kết hợp nghỉ dưỡng; đồng bằng sông Hồng do đặc thù là khu vực hành chính, có thể đẩy mạnh loại hình du lịch văn hóa, đô thị; khu vực duyên hải miền trung tập trung mạnh vào du lịch biển, đảo; khu vực Tây Nguyên có thể áp dụng mô hình giống vùng miền núi Bắc Bộ; TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ tập trung phát triển du lịch về nguồn, du lịch hội nghị; khu vực đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp nghỉ dưỡng. Đối với từng loại hình, cần khai thác thêm nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng. Chẳng hạn, tại khu vực vùng cao, có thể tổ chức du lịch trải nghiệm sinh thái kết hợp spa, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp với các sản phẩm thiên nhiên từ rừng núi; khu vực đồng bằng có thể đẩy mạnh khai thác lễ hội, đưa các yếu tố nhân văn và tín ngưỡng vào sản phẩm du lịch để tăng tính hấp dẫn, thu hút truyền thông. Riêng các khu trung tâm hành chính lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, cần khai thác khả năng chi tiêu của khách thông qua loại hình du lịch mua sắm ở các phố đi bộ, chợ đêm, tua tham quan thành phố, bảo tàng, các chương trình nghệ thuật… Nhìn sang một số nước bạn, ở Thái-lan, gần đây, Chính phủ nước này đã mở cửa để công dân các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Trung Quốc khi tới du lịch chữa bệnh được phép lưu trú tối đa 90 ngày và áp dụng cho cả bốn người khách đi kèm bệnh nhân. Đây là chính sách nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm du lịch y tế của đất nước được mệnh danh là xứ sở nụ cười. Còn ở Nhật Bản, bên cạnh sản phẩm du lịch liên quan đến hoa anh đào nổi tiếng, đất nước này cũng đang chú trọng phát triển sản phẩm du lịch giáo dục, đưa du khách tham quan, trải nghiệm những mô hình giáo dục, giao tiếp chỉ có ở Nhật Bản. Điều này cho thấy, bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống, nước ta cũng nên nghiên cứu phát triển những sản phẩm du lịch mới đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách, trên cơ sở tham khảo cách làm của các nước bạn. Các chuyên gia du lịch cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển sản phẩm du lịch y tế dựa trên nền tảng y học cổ truyền, thậm chí có thể thu hút ngay dòng khách nội địa. Đặc biệt, nước ta cần tranh thủ lợi thế về tinh hoa ẩm thực để phát triển du lịch ẩm thực, bởi đây thật sự là di sản văn hóa phi vật thể mang tính bền vững, cũng là thế mạnh của du lịch Việt Nam.

Bảo đảm môi trường du lịch thân thiện

Cần khẳng định, sản phẩm du lịch dù độc đáo, hấp dẫn đến mấy mà không được tạo điều kiện để tiếp cận và để lại thiện cảm cho du khách thì cũng không thể mang lại hiệu quả thật sự. Do đó, bên cạnh việc tạo đột phá về sản phẩm, dịch vụ du lịch, còn cần đặc biệt quan tâm đến môi trường du lịch. Một môi trường du lịch thân thiện cần được tạo dựng dựa trên những chính sách thông thoáng về thủ tục tham quan, tạo động lực thu hút du khách; dựa trên việc bảo đảm môi trường cảnh quan xanh, sạch đẹp với những quy chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm; và đặc biệt là dựa trên ý thức, cung cách cung cấp dịch vụ của đội ngũ làm du lịch cũng như cộng đồng địa phương. Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn SunGroup cho rằng: Sản phẩm du lịch Việt Nam cần tạo đẳng cấp ngay từ ý thức làm du lịch. Đó không phải thứ gì cao siêu mà đơn giản chỉ từ nghi thức cúi chào khách khi khách đến, lúc khách đi; việc tạo lối đi riêng cho người khuyết tật tại các khu du lịch, khách sạn; việc cùng nhau làm sạch môi trường quanh khu du lịch; hay nụ cười khi trả lại đồ thất lạc cho du khách… Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch; khách du lịch; cán bộ, công chức, người lao động trong ngành du lịch; cộng đồng địa phương tại các khu, điểm du lịch. Đây là bộ quy tắc ứng xử đầu tiên về du lịch trên quy mô cả nước, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo dựng hình ảnh con người Việt Nam văn minh, thân thiện, mến khách. Đây cũng là biện pháp nhằm tăng cường chất lượng, tính chuyên nghiệp và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm du lịch Việt Nam.

TRANG ANH

Video liên quan

Chủ Đề