Sau năm 1870 tình hình công nghiệp nước Anh như thế nào

Bài tập Sách giáo khoa

Trả lời câu hỏi in nghiêng

[trang 39 sgk Lịch Sử 8]: - Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

Trả lời:

Giai cấp tư sản Anh chú trọng vào các nước thuộc địa vì các nước thuộc địa đều là những thị trường thuộc địa, để phát triển kinh tế Anh cần đầu tư nhiều vào các nước thuộc địa của mình như: đầu tư xây dựng nhà máy, xây dựng đường xá, phương tiện lưu thông hàng hóa...

[trang 40 sgk Lịch Sử 8]: - Trình bày nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh.

Trả lời:

Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản, Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

[trang 40 sgk Lịch Sử 8]: - Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh.

Trả lời:

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.

[trang 41 sgk Lịch Sử 8]: - Các tổ chức độc quyền ở Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Trả lời:

Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới [sau Anh], nhưng từ năm 1870 trở đi. Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp xuất khẩu tư bản, chủ yếu cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi suất rất cao, nên Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi".

[trang 41 sgk Lịch Sử 8]: - Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

Trả lời:

Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì phần lớn tư bản được đầu tư cho các nước chậm phát triển vay với lãi suất cao.

[trang 41 sgk Lịch Sử 8]: - Các công ti độc quyền ở Đức ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Trả lời:

Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới [sau Anh. Pháp], nhưng từ khi hoàn thành thống nhất [1871], công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, đứng hàng thứ hai thế giới [sau Mĩ].

Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

[trang 41 sgk Lịch Sử 8]: - Nêu đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích.

Trả lời:

- Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến".

- Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

[trang 43 sgk Lịch Sử 8]: - Các công ti độc quyền ở Mĩ hình thành trong tình trạng kinh tế như thế nào?

Trả lời:

Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới. Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ớ Mĩ ra đời như "vua dầu mỏ" Rốc-phe-lơ, "vua thép" Moóc-san "vua ô tô" Pho,... đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

[trang 43 sgk Lịch Sử 8]: - Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?

Trả lời:

Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển mạnh mẽ, hình thành các tổ chức độc quyền “tơ-rớt” công nghiệp khổng lồ [thép, dầu, ô tô...] đứng đầu các công ti đó là những ông vua như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Mooc-gan, “vua ô tô” Pho....

[trang 43 sgk Lịch Sử 8]: - Qua tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước đó.

Trả lời:

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Ở Mĩ có "vua dầu mỏ", "vua thép"; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đa; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng...

[trang 43 sgk Lịch Sử 8]: - Quan sát hình 32 [SGK, trang 43] em hãy cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Hình 32 [SGK, trang 43] thể hiện vai trò quyền lực của các công ti độc quyền [Mĩ], cấu kết chặt chẽ và chi phối Nhà nước tư bản để thống trị và khống chế cuộc sống của nhân dân, được xem là "tự do" ở xã hội các nước đế quốc.

[trang 44 sgk Lịch Sử 8]: - Quan sát lược đồ [SGK, trang 44] kết hợp với bản đồ thế giới và các kiến thức đã học, ghi tên các thuộc địa của Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

Trả lời:

- Thuộc địa của Anh là: Niu Di-lân, O-xtrat-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, xu-đăng, Nam Phi, Ca-na-đa,...

- Thuộc địa của Pháp là: An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-đa-ga-xoa...

[trang 44 sgk Lịch Sử 8]: - Tại sao các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa?

Trả lời:

Do nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, xuất khẩu tư bản tăng nhiều... các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa.

Bài 1 [trang 44 sgk Lịch sử 8]: So sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm:1870, 1913.

Lời giải:

NămThứ nhấtThứ haiThứ baThứ tư
1870AnhPhápĐức
1913ĐứcAnhPháp

Bài 2 [trang 45 sgk Lịch sử 8]: Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” [Anh, Pháp] với các đế quốc trẻ [Đức, Mĩ].

Lời giải:

Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc "già" [Anh, Pháp] và các nước đế quốc "trẻ" [Mĩ, Đức] là sự phát triển kinh tế và vấn đề thuộc địa không đều nhau.

Bài 3 [trang 45 sgk Lịch sử 8]: Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?

Lời giải:

Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Bài tập Sách bài tập

 Bài 1 trang 27 VBT Lịch Sử 8: Chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX thường được gọi là gì? Vì sao lại gọi như vậy?

Lời giải:

 - Được gọi là: Chủ nghĩa tư bản độc quyền [hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc].

   - Giải thích: do đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn này là: Sự hình thành của các tổ chức độc quyền trên cơ sở sự tập trung vốn và tập trung sản xuất với quy mô lớn; và tăng cường xâm chiếm thuộc địa.

Bài 2 trang 27 VBT Lịch Sử 8: Theo em, nguyên nhân nào sau đây đưa nền công nghiệp nước Anh tụt xuống hàng thứ ba thế giới? Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng.

Lời giải:

       [X] Hàng loạt các trang thiết bị, máy móc của Anh đã trở nên cũ kĩ, lạc hậu.

       [X] Anh chỉ lo bóc lột công nhân hơn là đổi mới phát triển công nghiệp.

       [X] Chú trọng đầu tư sang các nước thuộc địa, không quan tâm đến đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

Bài 3 trang 27 VBT Lịch Sử 8: Chính sách đối nội và đối ngoại của nước Anh giai đoạn đế quốc chủ nghĩa được biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

 - Về đối nội:

   + Duy trì chế độ Quân chủ lập hiến.

   + Thi hành các chính sách bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

   - Về đối ngoại:

   + Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

   - Như vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là: Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

Bài 4 trang 28 VBT Lịch Sử 8: Tình hình phát triển kinh tế nước Pháp từ năm 1870 có nét gì nổi bật?

Lời giải:

   - Về tốc độ phát triển:

   + Tốc độ phát triển chậm lại so với trước đó. → Từ vị trí thứ hai tụt xuống hàng thứ tư thế giới về sản xuất công nghiệp.

   - Nguyên nhân sự tụt hậu của nề kinh tế Pháp:

   + Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp – Phổ [1870 – 1871] → Kinh tế Pháp kiệt quệ.

   + Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp diễn ra tương đối sớm → đến cuối thể kỉ XIX, hệ thống máy móc trong sản xuất công nghiệp ở Pháp đã dần lỗi thời, lạc hậu.

Bài 5 trang 28 VBT Lịch Sử 8: Chính sách đối nội, đối ngoại của Pháp có điểm gì nổi bật?

Lời giải:

   - Về đối nội:

   + Nền Cộng hòa thứ ba được thiết lập.

   + thi hành các chính sách bảo vệ quyền lợi của GCTS, bóc lột nhân dân lao động.

   - Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra sớm hơn các nước Âu – Mĩ khác hàng chục năm. Do đó, đến cuối thể kỉ XIX, hệ thống máy móc trong sản xuất công nghiệp ở Anh đã dần lỗi thời, lạc hậu.

   - Về đối ngoại:

   + Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

   + Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản [dưới hình thức cho vay lãi]

Bài 6 trang 28 VBT Lịch Sử 8: Em hãy đánh dấu X vào ô trống trước nội dung khẳng định đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”

   [ ] Pháp thi hành chính sách đàn áp nhân dân.

   [ ] Tập trung ngân hàng ở Pháp đạt mức độ cao.

   [ ] Pháp xâm lược thuộc địa và đầu tư khai thác thuộc địa.

   [ ] Pháp là nước đứng thứ hai sau Anh về xuất khẩu tư bản.

   [ ] Nước Pháp cho các nước chậm tiến vay nặng lãi.

Lời giải:

      [X] Pháp xâm lược thuộc địa và đầu tư khai thác thuộc địa.

       [X] Pháp là nước đứng thứ hai sau Anh về xuất khẩu tư bản.

       [X] Nước Pháp cho các nước chậm tiến vay nặng lãi.

Bài 7 trang 29 VBT Lịch Sử 8: Từ khi thống nhất đất nước, nền kinh tế nước Đức phát triển mạnh mẽ. Đánh dấu Đ [nếu đúng] hoặc S [nếu sai] vào ô trống trước các câu sau đây.

Lời giải:

     [Đ] Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa

       [S] Kinh tế Đức vượt Anh và ngang bằng với Pháp.

       [Đ] Sản xuất công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ.

       [Đ] Công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt nhờ có thị trường thống nhất, được bồi thường chiến tranh và biết ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học trong sản xuất.

       [Đ] Nhờ có kinh tế phát triển, các công ty độc quyền của Đức đã xuất hiện.

       [S] Đức đứng đầu thế giới về sản lượng thép và than đá.

Bài 8 trang 29 VBT Lịch Sử 8: Tình hình chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

   - Về chính trị:

   + Dù có Hiến pháp và quốc hội, song, Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

   - Về đối nội:

   + Đề cao chủng tộc Đức.

   + Đàn áp phong trào công nhân.

   + Truyền bá bạo lực.

   - Về đối ngoại:

   + chạy đua vũ trang.

   + Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

   + Phát động chiến tranh để chia lại thị trường và thuộc địa.

Bài 9 trang 29 VBT Lịch Sử 8: Theo em, chủ nghĩa đế quốc Đức có phải là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến” không? Vì sao?

Lời giải:

- chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

   - Giải thích:

   + Tính “quân phiệt”: Mặc dù đi theo con đường TBCN, song Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

   + Tính “hiếu chiến”: giới cầm quyền ở Đức đã thi hành những chính sách đối nội – đối ngoại rất phản động, hiếu chiến, như: tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường xâm lược thuộc địa, Đức mong muốn phát động một cuộc chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới.

Bài 10 trang 30 VBT Lịch Sử 8: Nền kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX có những điểm gì nổi bật?

Lời giải:

   - Cuối thế kỉ XIX, Mĩ từ vị trí thứ 4 vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.

   - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã đẩy nhanh quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản. → Thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

   - Nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc. Mĩ trở thành nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn châu Âu.

Bài 11 trang 30 VBT Lịch Sử 8: Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Mĩ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển nhanh chóng? Em hãy điền dấu X vào ô trống chỉ nội dung đúng.

Lời giải:

     [X] Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

       [X] Thị trường trong nước không ngừng được mở rộng.

       [X] Biết ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật trong sản xuất.

       [X] Biết lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu.

       [X] Nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá nên có điều kiện hòa bình để phát triển.

Bài 12 trang 30 VBT Lịch Sử 8: Em hãy phác họa lại những nét nổi bật của tình hình chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

   - Về chính trị:

   + Duy trì chế độ Cộng Hòa.

   + Đề cao vai trò của Tổng thống.

   - Về đối nội:

   + Thi hành các chính sách phục vụ và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

   - Về đối ngoại:

   + Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương.

   + Gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa.

   + Thực hiện can thiệp, tăng cương ảnh hưởng ở khu vực Mĩ La-ting thông qua sức mạnh vũ lực và đồng đôla.

Video liên quan

Chủ Đề