Sau sinh có nên uống trà táo đỏ

Các mẹ hãy thử tham khảo những món ăn và cách làm dưới đây vừa tốt cho sức khỏe lại lợi sữa sau sinh

1. Nghệ vàng, mật ong

Nguyên liệu:

– 500g nghệ vàng

– 200ml mật ong.

Cách làm:

– Nghệ vàng, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô tán thành bột.

– Mỗi ngày dùng từ 10-15g bột nghệ với mật ong vừa đủ ăn trong ngày [dùng từ 1-2 tháng] giúp mẹ nhanh phục hồi, có làn da mịn màng nữa đấy.

2. Cháo mộc nhĩ, táo đỏ

Nguyên liệu:

– 15g mộc nhĩ

– 15 quả táo đỏ [một loại táu có hình dạng giống táo tàu, các mẹ có thể mua ở những hàng thuốc bắc]

– 50-100g gạo nếp.

Cách làm:

– Ngâm nở mộc nhĩ với nước sôi, rửa sạch. Cho các nguyên liệu vào nấu thành cháo. Khi cháo chín thì cho đường đỏ vào. Mỗi ngày ăn 2 lần.

– Tác dụng: Bồi bổ cho phụ nữ bị mất máu sau sinh. Ngoài ra, món ăn này còn tốt cho sản phụ bị rụng tóc, đau đầu, hoa mắt.

Mẹ có thể mua táo đỏ ở hàng thuốc Bắc. Ảnh minh họa: Internet

3. Cành khế rừng

Nguyên liệu:

– Cành khế rừng

Cách làm:

– Cành khế rừng tuốt bỏ lá, rửa sạch [cành nhỏ để nguyên, cành to chỉ dùng vỏ] thái mỏng, phơi khô, sao vàng.

– Khi dùng, lấy 20-40g dược liệu giã nhỏ, hãm với nước sôi, uống đều hằng ngày thay nước chè trong vài tuần.

4. Gà mái già hầm thuốc bắc

Nguyên liệu:

– Một con gà mái già; gừng; một số vị thuốc bắc hầm cùng gà.

Cách làm:

– Gà sơ chế sạch, cho vào nồi cùng với lượng nước vừa phải.

– Cho gừng và thuốc bắc vào, đun sôi.

– Sau đó, tiếp tục hầm bằng lửa nhỏ trong 2-3 tiếng.

– Cuối cùng nêm muối, gia vị vào là được.

5. Gà ác hầm thuốc bắc

Nguyên liệu:

– Một con gà ác 0,5kg

– Hạt sen 50g, hoài sơn 20g, đường qui 20g, muối

Cách làm:

– Gà ác làm thịt, bỏ phủ tạng, rồi nhồi vào bụng các dược liệu: hạt sen, hoài sơn, đương qui đã thái nhỏ cùng với ít muối. Ninh cho thật nhừ.

– Ăn cả cái lẫn nước trong 1 ngày.

6. Cá diếc

Nguyên liệu:

– Một con cá diếc.

– Hoàng kỳ 20g, khởi tử 20g, rượu vang, gừng, hành, hồ tiêu, giấm, đường.

Cách làm:

– Làm sạch cá diếc.

– Cho các diếc, hoàng kỳ, khởi tử thêm rượu vang, gừng sống, hành, hồ tiêu, giấm và đường, lượng vừa đủ, nấu thành món ăn, vị thuốc, rồi ăn cái, uống nước.

– Thuốc có tác dụng giúp sản phụ dưỡng da, làm cho da hồng hào, sắc mặt tươi tắn.

Thuốc có tác dụng giúp sản phụ dưỡng da, làm cho da hồng hào, sắc mặt tươi tắn. Ảnh minh họa: Internet

7. Thịt bắp bò

Nguyên liệu:

– Thịt bắp bò

– Gừng; hành lá; muối.

Cách làm:

– Thịt bò thái hình quân cờ.

– Gừng thái lát. Hành lá bỏ rễ, lấy phần trắng, để cọng dài.

– Cho nước sâm sấp thịt bò. Cho các nguyên liệu trên vào cùng, đun sôi thì vặn nhỏ lửa, ninh tới khi nhừ.

8. Bao tử heo hầm

Nguyên liệu:

– Một cái bao tử heo

– 1/2 củ gừng; 900g hạt sen; 2 muỗng rượu gạo; 5 chén nước; muối, hạt nêm.

Cách làm:

– Bao tử rửa sạch, chần qua nước sôi

– Thái miếng vừa phải; gừng thái chỉ.

– Đun sôi 5 chén nước, cho bao tử và gừng vào.

– Cho hạt sen. Nêm gia vị và rượu vào. Đun nhỏ lửa cho tới khi chín mềm là được.

9. Đinh lăng

Đinh lăng giúp bồi bổ cơ thể ngừa dị ứng, tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai khỏe mạnh, giảm mệt mỏi, chữa tắc tia sữa

Nguyên liệu:

– 150-200g lá đinh lăng hoặc rễ đinh lăng, gừng.

Cách làm:

– Với lá đinh lăng: Nấu sôi khoảng 200ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5- 7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai để uống.

– Với rễ đinh lăng: Sau khi đào rễ về cần rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm, đóng trong hủ kín để dành, mỗi ngày 10-15gr cho vào bình hãm với nước sôi như hãm trà, uống nhiều lần trong ngày. Nên chọn loại rễ cây càng nhiều tuổi càng tốt, ít nhất là phải từ 3 năm trở lên thì tác dụng mới cao.

10. Cháo đậu

Nguyên liệu:

– Một chén gạo nếp

– 60g long nhãn; đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen, đậu ngự [mỗi thứ 90g]; một muỗng rượu gạo; 2 muỗng đường; nước sạch.

Cách làm:

– Đậu xanh, đậu đỏ đãi sạch, cho vào nước, ninh nhừ. Hạt sen cũng ninh nhừ.

– Gạo nấu với nước thành cháo.

– Cho hạt sen, đậu đỏ, đậu xanh vào ninh cùng cháo.

– Cho tiếp long nhãn, đậu ngự vào.

– Khi cháo nhừ, cho rượu và đường vào, chờ sôi lại.

Nguồn : bau.vn

Các mẹ đang lo lắng về chế độ dinh dưỡng khi cho con bú và tự hỏi sau sinh có được ăn táo không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết đáp án nhé.

Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú cần nạp thêm nhiều calo để khôi phục sức khỏe và sản xuất đủ sữa nuôi em bé. Để bé khỏe mạnh, các mẹ cần ăn những món bổ dưỡng, an toàn cho cả 2 mẹ con.

1. Lợi ích của táo đối với bà mẹ sau sinh

Táo là một nguồn cung cấp canxi, sắt, folate, vitamin A và C. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh và đang cho con bú.

Trong thời kỳ mang thai, nồng độ sắt trong cơ thể mẹ bị giảm. Vì vậy, ở giai đoạn cho con bú, mẹ cần tăng cường nạp những thực phẩm giàu sắt.

Việc thiếu canxi dẫn đến xương yếu và giảm tiết sữa bởi canxi là thành phần chính trong sữa mẹ.

Bà đẻ sau sinh có được ăn táo không?

Táo cũng là nguồn cung cấp chất xơ, kali và phốt pho rất tốt. Một trái táo trung bình chứa 80 calo và đây là lựa chọn tuyệt vời nếu mẹ nào đang có ý định ăn uống lành mạnh và giảm cân.

Nhiều mẹ có thói quen uống nước táo sau sinh và đang cho con bú, điều này rất an toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên các mẹ nên ăn táo cả quả để tận dụng cả nước và chất xơ từ loại quả này.

Nước ép táo cũng sẽ tốt hơn so với các loại nước ép trái cây họ cam quýt bởi những quả này khiến sữa mẹ có tính axit và mùi vị lạ. Tính axit trong sữa mẹ có thể kích thích các cơ quan tiêu hóa còn nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Nếu sữa mẹ bị thừa vitamin C, trẻ có thể bị phát ban.

Táo không chỉ tốt cho bà đẻ sau sinh mà còn tốt cho mẹ bầu.

Nếu mẹ ăn và uống nước ép táo mà trẻ không gặp vấn đề gì thì hãy duy trì thói quen này. Nhưng nếu trẻ bỏ bú hoặc bị ốm, hãy kiểm tra lại chế độ ăn của mẹ. Mặc dù táo rất lành tính cho mẹ bầu và mẹ sau sinh nhưng một số trẻ lại dị ứng với nó. Lớp niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa của trẻ còn đang hoàn thiện dần nên chúng có thể phản ứng với những loại thực phẩm mà mẹ ăn vào trong thời gian cho con bú.

Khi chế biến nước táo, các mẹ không nên bổ sung thêm chất tạo ngọt, nên ăn táo cả quả và hạn chế dùng nước ép ở mức tối thiểu.

2. Những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh

Ngoài táo, mẹ sau sinh có thể lựa chọn nhiều loại quả khác để bổ sung vitamin và dưỡng chất.

Bưởi, cam, quýt: đây là những trái cây chứa nhiều vitamin C và canxi giúp mẹ nhanh chóng lành vết thương và lấy lại được vóc dáng. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều bưởi, cam, quýt để tránh sữa có tính axit, không tốt cho trẻ.

Chuối tiêu có nhiều xenluloza và sắt giúp nhuận tràng, bổ máu. Đây là loại quả tốt cho cả mẹ bầu lẫn mẹ sau sinh.

Trái cây tươi luôn là nguồn cung cấp dưỡng chất, vitamin A rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Quả sung có tác dụng thông huyết, lợi tiểu, tăng tiết sữa nên cực kỳ tốt cho mẹ đang cho con bú.

Quả sơn trà giúp kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hóa. Thành phần axit Citric và Maslinic trong loại quả này có tác dụng hoạt huyết đào thải máu đọng bên trong tử cung, giúp giảm đau.

Dưa hấu chứa kali, canxi, vitamin C và nhiều khoáng chất quan trọng giúp giải nhiệt, lợi tiểu, tăng cường khả năng phục hồi da. Do chứa nhiều nước nên dưa hấu cũng rất lợi sữa.

Long nhãn là loại quả có tác dụng bổ huyết, dưỡng tì nếu ăn với số lượng thích hợp.

Đu đủ có nhiều khoáng chất và các vitamin, sắt, kẽm, chất xơ nên giúp hệ tiêu hóa  của mẹ sau sinh hoạt động tốt hơn. Ngoài ra loại quả này còn giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng.

Quả na là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho mẹ sau sinh.

Vú sữa chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B3 và C, glucid, protein, canxi, chất xơ, sắt và lipid nên rất tốt cho mẹ sau sinh và cho con bú.

Nạp đủ dưỡng chất sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có chất lượng sữa tốt cho bé bú.

Trên đây là những lời khuyên về dinh dưỡng dành cho bà đẻ sau sinh. Nếu các mẹ còn bất cứ thắc mắc gì có thể gọi điện tới đường dây nóng của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, 1900 55 88 96, để được tư vấn nhé.

Tin liên quan

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Video liên quan

Chủ Đề