So sánh dạy học truyền thống và hiện đại

Học tập đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại của chúng ta. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và các phương pháp học tập mới, nhiều người đang băn khoăn giữa việc sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống và phương pháp giảng dạy hiện đại.

Trong bài viết này, ngoinhanghesi.vn sẽ so sánh ưu và nhược điểm giữa phương pháp giảng dạy học tập truyền thống và hiện đại.

Phương pháp giảng dạy truyền thống là phương pháp giảng dạy được sử dụng trong hơn một thế kỷ qua.

Phương pháp này dựa trên việc giáo viên đứng lên giảng bài trên bảng đen và học sinh ngồi trong lớp học chú ý lắng nghe và ghi chép lại những gì được giảng dạy. Phương pháp giảng dạy truyền thống thường sử dụng sách giáo khoa và bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Ưu điểm

Một trong những ưu điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống là nó đơn giản và dễ triển khai.

Phương pháp này dễ dàng cho các giáo viên và học sinh áp dụng và hiệu quả. Hơn nữa, phương pháp giảng dạy truyền thống thường tập trung vào kiến thức lý thuyết, giúp học sinh có được kiến thức nền tảng vững chắc.

Nhược điểm

Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy truyền thống cũng có nhiều nhược điểm. Một trong số đó là phương pháp này không khuyến khích sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.

Ngoài ra, phương pháp giảng dạy truyền thống thường gây tình trạng nhàm chán và mỏi mệt cho học sinh, dẫn đến giảm sự tập trung và hiệu quả học tập.

Phương pháp dạy học hiện đại

Phương pháp giảng dạy hiện đại bao gồm nhiều phương pháp học tập mới được phát triển trong thời gian gần đây, bao gồm phương pháp học tập đa dạng hóa, phương pháp học tập theo nhóm và phương pháp học tập trực tuyến.

Ưu điểm

Một trong những ưu điểm của phương pháp giảng dạy hiện đại là nó khuyến khích sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.

Phương pháp này thường sử dụng các hoạt động học tập thực tế, tạo điều kiện cho học sinh thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Hơn nữa, phương pháp giảng dạy hiện đại thường sử dụng các phương tiện giáo dục hiện đại như máy tính, bảng tương tác, video và âm thanh, giúp học sinh học tập một cách trực quan và sinh động hơn.

Nhược điểm

Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy hiện đại cũng có một số nhược điểm. Một trong số đó là phương pháp này cần sự trang bị các thiết bị công nghệ mới và các tài liệu học tập phù hợp để đảm bảo tính hiệu quả.

Hơn nữa, phương pháp giảng dạy hiện đại cần các giáo viên có đủ kỹ năng và kiến thức để áp dụng các phương pháp học tập hiện đại.

Tổng kết

Vậy làm thế nào để lựa chọn phương pháp giảng dạy học tập phù hợp? Thực tế cho thấy, không có một phương pháp giảng dạy nào là tốt nhất cho tất cả các trường hợp.

Tùy thuộc vào mục đích và đối tượng học tập, các giáo viên và học sinh có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp nhất.

Đối với các khóa học về kiến thức nền tảng, phương pháp giảng dạy truyền thống có thể là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, đối với các khóa học về kỹ năng, phương pháp giảng dạy hiện đại có thể là lựa chọn phù hợp hơn.

Trong kết luận, phương pháp học tập truyền thống và hiện đại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Để đảm bảo tính hiệu quả của quá trình học tập, cần phải lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với mục đích và đối tượng học tập. Hơn nữa, các giáo viên và học sinh cần cập nhật và áp dụng các phương pháp học tập mới nhất để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại và phát triển bền vững của xã hội.

Trong thời đại công nghệ số 4.0, việc áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu của học sinh trong một môi trường học tập đa dạng và thay đổi liên tục.

Sự phát triển thần tốc của công nghệ thông tin đã kéo theo sự đổi mới trong phương pháp dạy học. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận hiệu quả mà các phương pháp dạy học truyền thống đem lại. Những phương pháp giáo dục truyền thống là phương pháp nền tảng, cực kỳ quan trọng trong dạy học. Trong bài viết này, hãy cùng Mona Media tìm hiểu thông tin liên quan tới đổi mới phương pháp dạy học truyền thống ở các cơ sở giáo dục.

Phương pháp dạy học truyền thống là gì?

Dạy học truyền thống là những các thức, phương pháp dạy học quen thuộc, đã có từ rất lâu. Khi dạy học theo truyền thống này thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học là cực kỳ ít hoặc gần như không có. Phương pháp dạy học truyền thông bao gồm ba nhóm:

  • Nhóm phương pháp dùng lời: thuyết trình, vấn đáp…
  • Phương pháp trực quan: minh hoạ, quan sát…
  • Nhóm phương pháp thực hành: thực hành thí nghiệm, luyện tập…

Hiểu đơn giản thì phương pháp dạy học này lấy giáo viên làm trung tâm. Giáo viên là người trực tiếp giảng giải kiến thức cho học sinh. Về phía học sinh thì chỉ cần tập trung lắng nghe, ghi chép rồi học thuộc lại toàn bộ kiến thức.

Phương pháp giảng dạy truyền thống đã được thực hiện từ rất lâu, đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho việc giảng dạy. Cách dạy học truyền thống đặc biệt coi trọng việc truyền tải kiến thức nên nội dung bài dạy sẽ có tính hệ thống và logic cao. Từ đó, người dạy truyền được nhiều kiến thức tới cho người học. Bên cạnh đó, vào cuối mỗi học phần sẽ có một bài kiểm tra miệng hoặc kiểm tra viết nhằm kiểm tra lại khả năng ghi nhớ kiến thức của người học.

Một số phương pháp dạy học truyền thống hiện nay

Cách giảng dạy của phương pháp giáo dục truyền thống được chia thành ba nhóm chính như sau:

Nhóm diễn giảng

  • Phương pháp đầu tiên trong nhóm diễn giảng đó là thông báo – tái hiện. Nó thể hiện được sự thông báo từ giáo viên và khả năng lĩnh hội kiến thức từ học sinh. Thông báo – tái hiện chỉ cho phép người học học ở mức độ tái hiện nên mang tính chất thụ động cao.
  • Thứ hai là thuyết trình nêu vấn đề. Với phương pháp này, giáo viên sẽ trình bày kiến thức một cách logic dưới dạng nêu ra các vấn đề gợi mở. Điều này đã định hướng vấn đề cho học sinh cũng như việc trình bày của giáo viên. Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề giúp kích thích, tăng khả năng tư duy một cách tốt nhất cho học sinh.
  • Thứ ba phải kể đến phương pháp đàm thoại. Phương pháp này thường xuyên được sử dụng trong cách thức dạy học truyền thống. Theo đó, giáo viên đặt ra các câu hỏi để học sinh trả lời. Học sinh có thể trao đổi với giáo viên hoặc tranh luận với nhau để tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng.
  • Cuối cùng trong nhóm diễn giảng là phương pháp làm việc với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Việc học tập với sách giáo khoa cùng tài liệu tham khảo giúp học sinh nắm vững kiến thức, thông qua sách vở hình thành nên kỹ năng.

Nhóm trực quan

Phương pháp trực quan là việc giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan, kỹ thuật để củng cố lại kiến thức cho học sinh. Cách dạy này được thể hiện dưới hai hình thức: trình bày và minh họa.

  • Hình thức minh họa: đây được hiểu là việc trưng bày các đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản đồ, bức tranh, hình vẽ trên bảng,…
  • Trình bày là lựa chọn mô hình đại diện cho hiện thực khách quan và được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm, có thể là các thiết bị kỹ thuật, video,… Đây được xem là cơ sở cho quá trình nhận thức của học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn.

Nhóm thực hành

Trong số các phương pháp dạy học truyền thống thì đây là phương pháp có tính chủ động nhiều nhất. Thông qua các hoạt động thực hành, giáo viên giúp học sinh khám phá, vận dụng tri thức mới để củng cố, rèn luyện kỹ năng của mình. Nhóm thực hành bao gồm phương pháp ôn luyện, làm việc trong phòng thí nghiệm.

Ưu, Nhược điểm của các phương pháp dạy học truyền thống

Một phương pháp giảng dạy nào cũng sẽ tồn tại song song những ưu nhược điểm riêng. Với phương pháp dạy học truyền thống cũng vậy, dưới đây là những ưu điểm, nhược điểm của việc học truyền thống như:

Ưu điểm

Phương pháp giáo dục truyền thống mang lại các hiệu quả như:

  • Phương pháp dạy học truyền thống giúp cho công tác dạy học thống nhất, đại trà.
  • Đối với các môn học và kỹ năng sẽ được dạy theo một trình tự cụ thể, chặt chẽ.
  • Việc đánh giá của giáo viên cũng đơn giản hơn rất nhiều.
  • Việc đánh giá của các cơ sở giáo dục, hội đồng trường học cũng được thực hiện một cách dễ dàng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, cách học truyền thống cũng có một số nhược điểm khi bị rập khuôn, cụ thể như:

  • Vì phương pháp này giáo viên nắm quyền chủ động nên chương trình giảng dạy sẽ không được linh hoạt.
  • Mặc dù phương pháp dạy truyền thống có ưu điểm là tính thống nhất, tuy nhiên tính thống nhất ở đây là hệ thống chậm thay đổi, nó ít khi bắt kịp nhu cầu của học sinh.
  • Giảng dạy truyền thống chỉ tập trung vào việc ghi nhớ, ít khi quan tâm tới việc hình thành kỹ năng tư duy cho học sinh ở cấp độ cao hơn. Vì thế, nó là trở ngại lớn đối với những học sinh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ kiến thức.
  • Giáo án dạy học của phương pháp truyền thống sẽ được thiết kế theo dạng đường thẳng từ trên xuống. Với đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên phần nội dung giảng dạy sẽ mang tính hệ thống, logic cao. Việc quá đề cao người dạy cũng khiến cho học sinh bị thụ động, giờ học trở nên đơn điệu, buồn tẻ.
  • Đa phần kiến thức là lý luận, ít chú trọng tới kỹ năng thực hành, sáng tạo của học sinh nên những kỹ năng ứng dụng vào trong đời sống cũng bị hạn chế.

Đổi mới phương pháp dạy học truyền thống ở các cơ sở giáo dục

Đổi mới không đồng nghĩa với việc chúng ta loại bỏ hoàn toàn các phương pháp truyền thống. Thay vào đó, ta bắt đầu việc cải tiến để hạn chế nhược điểm, nâng cao hiệu quả của chúng.

Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

Điều đầu tiên mà người giáo viên cần làm chính là nắm vững yêu cầu, sử dụng thành thạo kỹ thuật để chuẩn bị, tiến hành bài giảng trên lớp. Kỹ thuật ở đây có thể là các mở bài, việc trình bày, giải thích, đặt câu hỏi và xử lý câu trả lời trong suốt quá trình giảng dạy. Cần chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Đây là phương hướng quan trọng, giúp cho các giáo viên phát huy tính tích cực, nâng cao chất lượng dạy học của mình. Cần kết hợp giữa việc dạy học toàn lớp, dạy nhóm, nhóm đôi hoặc dạy học cá thể vì mỗi hình thức này đều có chức năng riêng.

Bên cạnh đó cũng cần khắc phục tình trạng thể hiện “cái tôi ” bản thân của việc dạy học toàn lớp, lạm dụng các phương pháp thuyết trình, thay vào đó nên đẩy mạnh kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh. Mặc dù vậy nhưng hình thức làm việc nhóm cũng rất đa dạng. Nó không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ, xen kẽ trong các bài thuyết trình mà còn chiếm một, nhiều tiết học.

-> Tham khảo thêm: Các phương pháp dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là việc dạy học nhằm phát triển khả năng nhận biết, giải quyết vấn đề cũng như phát triển năng lực tư duy. Với việc đổi mới này, học sinh sẽ được đặt ra một tình huống chứa dựng các mâu thuẫn về mặt nhận thức. Khi giải quyết được vấn đề, học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng cùng các phương pháp nhận thức.

Đây cũng là một cách để phát huy sự nhận thức tích cực của học sinh, nó có thể áp dụng vào nhiều hình thức dạy học, dựa trên mức độ tự lực của học sinh. Những tình huống có vấn đề ở đây có thể là tình huống gắn với thực tiễn, tình huống khoa học chuyên môn.

Dù vậy nhưng nếu chỉ chú trọng vào việc giải quyết vấn đề nhận thức của khoa học chuyên môn thì học sinh sẽ không được chuẩn bị tốt để giải quyết tình huống thực tiễn. Ngoài việc dạy học giải quyết vấn đề thì các lý luận dạy học cũng cần được xây dựng dựa theo tình huống.

Vận dụng dạy học theo tình huống

Điều này có nghĩa là dạy học được tổ chức theo chủ đề phức hợp, nó gắn với các tình huống thực tiễn thường gặp trong công việc, cuộc sống. Đây là con đường quan trọng, có tác dụng gắn việc đào tạo trong nhà trường đến gần hơn với thực tiễn đời sống. Ngoài ra nó còn khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, đang xa rời thực tiễn của nhà trường hiện nay.

Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lý hỗ trợ dạy học

Phương tiện dạy học đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, nó tăng cường tính trực quan, thực hành và thí nghiệm trong giảng dạy. Sử dụng phương tiện dạy học cần phải phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện và phương pháp dạy học. Hiện nay, các cơ sở giáo dục không chỉ sử dụng đa phương tiện mà còn cần tăng cường sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học mang đến rất nhiều lợi ích.

  • Thông qua các ứng dụng và phần mềm hỗ trợ dạy học, người dạy có thể thêm video, hình ảnh và âm thanh giúp cho các bài học trở nên sinh động hơn.
  • Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc trình chiếu trên màn hình máy chiếu, tivi thường đỡ mất thời gian chép bảng cho người dạy.
  • Bên cạnh đó, người học lại có hứng thú hơn và có sự tập trung cao độ hơn.

Nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế trong việc dạy học, quản trị các trung tâm, cơ sở giáo dục. MONA Media cung cấp giải pháp thiết kế website học trực tuyến và lập trình phần mềm theo yêu cầu chuyên nghiệp. Ngoài ra, hệ thống phần mềm quản lý trung tâm giáo dục của chúng tôi cũng được phát triển, tích hợp nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Không những vậy, giao diện phần mềm được thiết kế độc quyền, tốc độ load mượt mà giúp phần mềm phát huy tối đa công dụng để hỗ trợ của việc dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao nhất.

Nếu bạn đang cần giải pháp quản lý lớp học hiệu quả. Bạn có thể liên hệ ngay với MONA qua Hotline 1900 636 648 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn và sở hữu giải pháp quản lý ngành giáo dục chất lượng nhất.

Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

Về bản chất, kỹ thuật dạy học chính là cách thức hành động của giáo viên, học sinh trong các tình huống hành động nhỏ để thực hiện, điều khiển toàn bộ quá trình dạy học. Giáo viên cần áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong giảng dạy để học sinh có tính chủ động và sáng tạo trong học tập.

Kỹ thuật dạy học tích cực muốn đạt được hiệu quả cao, thì giáo viên phải là người hướng dẫn, gợi mở các vấn đề cho học sinh. Không những vậy, giáo viên cũng cần có kỹ năng truyền đạt, trình độ chuyên môn để giải quyết mọi vấn đề.

Một số câu hỏi thường gặp

Vì sao cần đổi mới phương pháp dạy học truyền thống?

Đổi mới phương pháp dạy học thay cho các phương pháp truyền thống sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

  • Tiếp cận với công nghệ thông tin để bắt kịp xu hướng của thời đại và phù hợp với cách tiếp cận của học sinh, sinh viên thời đại mới.
  • Kết hợp kỹ năng dạy học của giáo viên từ phương thức truyền thống tích hợp với kỹ năng từ công nghệ thông tin sẽ mang đến các bài học thú vị, phát triển thế giới quan và tư duy của người học tốt hơn.
  • Mở rộng phạm vi học tập từ giấy trắng mực đen, bảng đen phấn trắng sang một kỷ nguyên học trực tuyến, học online để tối ưu hóa thời gian học, hạn chế đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giúp người học linh hoạt hơn trong việc chọn lịch học.

So sánh dạy học truyền thống và hiện đại khác nhau gì?

Dạy học truyền thống và hiện đại có nhiều điểm khác biệt. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất là:

  • Môi trường học tập của các lớp học truyền thống hạn chế hơn. Trong khi đó môi trường học tập hiện đại có thể là học tập từ cộng đồng, trên các diễn đàn hoặc các lớp học trực tuyến.
  • Kế hoạch học tập của các lớp học truyền thống thường chỉ có một giáo viên và giảng dạy theo giáo trình cụ thể. Đối với việc học hiện đại thì người học có thể chọn lớp học mình mong muốn, chọn giáo viên mình yêu thích.
  • Đối với cách dạy học truyền thống thì học sinh sẽ đánh giá điểm khi kết thúc việc học thông qua các kỳ thi. Học tập hiện đại, học sinh và sinh viên có thể học tiếp và mở rộng nguồn kiến thức vô tận từ nhiều nguồn tri thức khác nhau trên internet.
  • Học tập theo phương pháp truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm. Giáo viên giảng bài, học sinh nghe và chép rồi học thuộc. Học tập theo phương pháp hiện đại sẽ có ứng dụng thêm nhiều công nghệ thông tin giúp người học có nhiều động lực học tập và tăng sự tập trung cao.

Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống là gì?

Cải tiến cách dạy học truyền thống là việc mang công nghệ thông tin và nhiều phương pháp dạy học mới vào buổi học. Chẳng hạn như:

  • Cho học sinh tiếp cận với việc trải nghiệm thực tế, xem thêm video và hình ảnh để củng cố kiến thức, mở rộng thế giới quan, kích thích tư duy và tính sáng tạo.
  • Thay vì bảng đen phấn trắng thì thêm các bài học thông qua thuyết trình với bài giảng slide hoặc các phần mềm tích hợp dạy học để chèn thêm hiệu ứng, âm thanh, video và hình ảnh sinh động.

Bài viết này của Mona Media đã cung cấp cho mọi người những thông tin về việc đổi mới phương pháp dạy học truyền thống tại các cơ sở giáo dục. Hi vọng rằng nó có thể giúp ích cho nhà trường và nâng cao chất lượng dạy học.

Chủ Đề