So sánh hệ thống chính trị Việt Nam và Trung Quốc

So sánh cải tổ chính trị ở VN và TQ

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều trí thức Trung Quốc cho rằng nước họ phải học Việt Nam về cải tổ chính trị

Kể từ năm 2006, cải tổ chính trị ở Việt Nam đã được thực hiện theo cách tương tự ở Trung Quốc trong nửa cuối thập niên 1980 trước khi tàn sát Thiên An Môn năm 1989 làm mọi sự chựng lại.

Đặc biệt, một cơn sốt truyền thông còn mô tả Việt Nam là đi trước Trung Quốc về cải tổ chính trị, sau khi Quốc hội Việt Nam bác bỏ đề nghị của chính phủ về hệ thống đường sắt cao tốc năm 2010. Giới cải cách Trung Quốc xem vụ này là tiến bộ rất đáng kể trong quá trình xây dựng cơ chế kiểm tra ở tầng mức cao nhất trong chính trị Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sớm cho phép để hai người nắm chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, giống như ở Việt Nam.

Trước đó, người Trung Quốc còn ca ngợi tiến bộ của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực cải tổ lớn: tranh đua chức Tổng Bí thư, bầu trực tiếp Đại biểu Quốc hội [người Trung Quốc được cho hay một số ứng viên độc lập đã giành được ghế trong Quốc hội], và Quốc hội Việt Nam bác bỏ một số ứng viên bộ trưởng do Thủ tướng đưa ra. Báo chí Trung Quốc nói với độc giả rằng các phiên họp Quốc hội Việt Nam có thể xem trực tiếp, và không phải chuyện hiếm khi các quan chức cao cấp lúng túng, toát mồ hôi trước câu hỏi khó của dân biểu.

Ai ngưỡng mộ ai?

Mặt khác, một số người Việt lại có thể nói rằng thay đổi chính trị ở Trung Quốc đáng được Việt Nam ngưỡng mộ. Trung Quốc đã bỏ tù vài thành viên Bộ Chính trị và tử hình nhiều cán bộ ở cấp bộ trưởng, cấp tỉnh vì tham nhũng. Suốt nhiều thập niên, nông dân Trung Quốc được phép bầu trưởng thôn và bí thư xã cũng được chọn một cách cạnh tranh, trong khi ở Việt Nam, những việc như thế chỉ mới được thí điểm.

Một người bạn Việt Nam bảo tôi rằng sự ngưỡng vọng lẫn nhau như thế có thể xem là hội chứng “cỏ nhà người khác xanh hơn”. Tôi đồng ý, vì ở cả hai nước, đảng cộng sản không tỏ ra có dấu hiệu sẵn sàng chia sẻ quyền lực với người khác. Một dấu hiệu cho thấy cả hai đảng sẵn sàng ở lại nắm quyền vĩnh viễn là sự hình thành “thái tử đảng” ở cả Hà Nội và Bắc Kinh. Một lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc nói ngay từ thập niên 1980, trước khi Liên Xô sụp đổ, rằng “chúng ta chỉ có thể tin con cháu của mình”. Sự thách thức mang tính tổ chức chống lại Đảng bị loại hẳn ở hai nước và thường bị trừng phạt nhanh chóng. Nghề báo cũng là nghề nguy hiểm nhất. Kết quả là, ở cả hai nước, khủng hoảng xã hội đã hằn sâu thêm như các vụ tranh chấp đất gần đây ở Ô Khảm và Tiên Lãng.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Dân làng Trung Quốc đã có thể tự bầu trưởng thôn

Với những sự tương tự căn bản như trên, có vẻ hài hước khi bàn nước nào “tiến bộ hơn” về cải tổ chính trị. Nhưng tôi vẫn phải nói rằng thảm cỏ dân chủ ở Việt Nam dường như xanh hơn Trung Quốc một chút, đặc biệt khi xét về tiềm năng tương lai. Niềm tin này chủ yếu được củng cố bằng việc so sánh hiến pháp hai quốc gia.

Cải tổ chính trị ở Việt Nam gặp ít hạn chế hiến pháp hơn, nếu ta so sánh những điều quan trọng nhất trong phần đầu của hai bản hiến pháp. Tôi ngạc nhiên khi biết câu nói “Của dân, do dân và vì dân” của Abraham Lincoln được nhắc lại y chang trong Hiến pháp Việt Nam. Nó cũng nói “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Hiến pháp Việt Nam còn nhấn mạnh “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, mở ngỏ để có thể giải thích rõ hơn về tam quyền phân lập. Những từ này không hề có trong Hiến pháp Trung Quốc.

So sánh Hiến pháp

Hiến pháp Việt Nam không nhấn mạnh bản chất “xã hội chủ nghĩa” của nhà nước”. Nhưng Hiến pháp Trung Quốc, ngay điều đầu tiên, không chỉ tuyên bố Trung Quốc là “nhà nước xã hội chủ nghĩa” mà còn cảnh cáo ngăn cấm việc “phá hoại hệ thống xã hội chủ nghĩa”. Hiến pháp Trung Quốc đòi hỏi nhân dân Trung Quốc “chiến đấu chống lại các thế lực, ở cả trong nước và nước ngoài, thù địch và có ‎ định phá hoại hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc”. Trong khi đó, điều đầu tiên của Hiến pháp Việt Nam chỉ nói “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”. Ở điều Ba, Việt Nam chỉ nói “nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” mà không nhắc đến “chủ nghĩa xã hội”.

Một điều khác có thể so sánh là quan niệm “đấu tranh giai cấp dưới chế độ xã hội chủ nghĩa”. Hiến pháp Trung Quốc nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sẽ tồn tại thời gian dài, còn của Việt Nam không thấy nhắc đến từ này. Việc đưa cụm từ này vào hiến pháp cho thấy Đảng Cộng sản cố tình đặt tiền đề cho việc đàn áp lớn ở trong nước.

So sánh hai hiến pháp, ít nhất về mặt ngôn từ, có vẻ như ở Việt Nam, những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa lập hiến và bản chấp trung lập của nhà nước được tôn trọng nhiều hơn – vì thế có nhiều khoảng trống hơn cho cải tổ chính trị tiếp theo. Hiến pháp Trung Quốc phản dân chủ hơn. Ở Trung Quốc gần đây, một số trí thức đề nghị lập ra “chính thể một đảng lập hiến”, rõ ràng lấy cảm hứng từ “chế độ quân chủ lập hiến” để thỏa hiệp giữa chế độc độc đảng và dân chủ. Nếu thực sự có một chính thể lạ đời như vậy, Việt Nam có thể sẵn sàng hơn một chút và Bắc Kinh chắc chắn sẽ học gì đó từ Hà Nội.

Ngoài ra, tôi lạc quan về Việt Nam hơn một chút khi so sánh sự biến đổi xã hội hậu cộng sản ở hai nước. Ở đây, “hậu cộng sản” ám chỉ việc từ bỏ các học thuyết Stalin-Mao-it, cải tổ kinh tế và mở cửa với thế giới. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vượt qua điểm bế tắc năm 1989 cùng khủng hoảng chính thể kèm theo sau đó, và nay tự tin hơn khi Trung Quốc nhanh chóng trở thành tân siêu cường. Đảng Cộng sản Trung Quốc công khai nói với thế giới rằng họ đã tìm ra con đường hiện đại hóa mới bằng cách bác bỏ dân chủ và tự do. Ôn Gia Bảo – thủ tướng ít quyền lực – là lãnh đạo duy nhất còn cổ vũ “cải tổ chính trị”. Chẳng ai nói theo ông. Trong phiên họp gần đây của Quốc hội Trung Quốc, “cải tổ chính trị” gần như trở thành cấm kị.

Nhiều người dễ nói với bạn rằng ở Trung Quốc hôm nay, có nhiều tự do trí thức hay thậm chí tự do ngôn luận. Nó thể hiện qua các tranh luận trái chiều trên và ngoài mạng. Thậm chí có cả cổ vũ chính trị - cả chủ nghĩa tự do, tân tự do, tân tả, tân Mao, cựu Mao, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hiếu chiến, tân phát xít, tân Nho giáo. Nhưng sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng một nền văn hóa lành mạnh sẽ sinh ra từ sự bừng nở trí thức này. Phần nào đó, Trung Quốc hôm nay rất giống nước Đức [1919-1933], hay Nhật Bản thập niên 1920 và 1930. Ở hai nước giai đoạn đó, trên bề mặt là sự cạnh tranh của nhiều hệ tư tưởng, nhưng rốt cuộc chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa dân tộc quá khích đã chiến thắng.

Tại Trung Quốc, xu hướng này đã phát triển cùng tình cảm chống phương Tây, đặc biệt là bài Mỹ, mặc dù sự thăng tiến của Trung Quốc là nhờ giao thiệp với phương Tây. Chủ nghĩa dân tộc mới này không chỉ phản dân chủ mà còn mang tính bành trướng. Theo nó, lịch sử hiện đại Trung Quốc là “100 năm ô nhục”. Nó xem nhiều nước là kẻ thù của Trung Quốc mà Việt Nam là kẻ gây rối khu vực. Việt Nam bị cho là vô ơn cho dù Trung Quốc đã giúp đỡ trong thập niên 1950 và 1960. Việt Nam đã quên béng “bài học” mà Trung Quốc đã dạy trong chiến tranh Việt – Trung 30 năm trước, không biết về khả năng quân sự hiện nay của Trung Quốc mà lại mong Hoa Kỳ hỗ trợ. Theo những người dân tộc chủ nghĩa bàn luận trên mạng, mà cũng được ủng hộ của nhiều trí thức, viên chức dân sự, quân sự, cuộc chiến đầu tiên khi Trung Quốc đã trở thành quyền lực toàn cầu sẽ có thể là giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhật Bản và Ấn Độ cũng nằm trong danh sách trả thù, nhưng đó là kẻ thù khó hơn và chiến tranh sẽ có hậu quả quốc tế nghiêm trọng hơn.

Chính thể Việt Nam chưa gặp khủng hoảng nghiêm trọng như Trung Quốc 1989. Chúng ta không rõ liệu những cải tổ chính trị hiện nay sẽ tiếp tục để chính thể hạ cánh nhẹ nhàng, hay cải tổ sẽ đi đến mức khiến Đảng đối diện tình hình tương tự như Trung Quốc năm 1989. Nhưng ta biết từ năm 2006, Việt Nam đã thảo luận và thí điểm cải tổ theo một cách chưa hề có ở Trung Quốc.

Ở Việt Nam, tình cảm bài phương Tây, bài Mỹ không thu hút như ở Trung Quốc. Chủ nghĩa tự do phương Tây cũng có đôi chút ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam, như thể hiện qua Tuyên ngôc Độc lập của Hồ Chí Minh. Thật không thể hình dung một chính khách Mỹ, dẫu là Lincoln, lại được Hiến pháp Trung Quốc trích dẫn. Ở Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc không đi chung với tư tưởng phản dân chủ như ở Trung Quốc. Thái độ đó với Mỹ và phương Tây chắc chắn có tác động đến những nỗ lực vì dân chủ.

Để kết luận, chính thể cộng sản ở Trung Quốc phản dân chủ hơn và khuyến khích chủ nghĩa dân tộc bài phương Tây hung hăng hơn. Không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không dân chủ hóa. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng Việt Nam có vị thế tốt hơn để tiến hành thêm cải tổ chính trị.

Tác động qua lại về dân chủ hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam là thế này. Cải tổ ở Việt Nam cho phép những thảo luận hay thậm chí cổ vũ chính trị vốn không dễ xảy ra ở Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có những cải tổ nghiêm túc, nó sẽ tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho Việt Nam. Nhưng nếu Trung Quốc không cải tổ, Việt Nam sẽ đối diện một láng giềng bành trướng và dân tộc quá khích. Dĩ nhiên, chúng ta chỉ nhận biết được tương lai khi nó đã xảy ra.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả Trình Ánh Hồng [Yinghong Cheng] một sử gia người Mỹ gốc Hoa, Phó Giáo sư tại Đại học Delaware State, Hoa Kỳ.

Việt Nam – Trung Quốc trao đổi gì về kinh nghiệm xây dựng Đảng Cộng sản?

Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc khẳng định phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Bắc Kinh – Hà Nội.

Sáng nay 28/9, Hội thảo khoa học với chủ đề “100 năm phát triển Đảng Cộng sản Trung Quốc - Trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và lãnh đạo phát triển đất nước giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc” đã diễn ra bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Có tất cả 10 điểm cầu tại Việt Nam và Trung Quốc cùng dự, phát biểu, đóng góp ý kiến tại Hội thảo do hai Đảng Cộng sản tổ chức lần này.

Ngoài hai điểm cầu chính là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, hội thảo được kết nối tới các điểm cầu khác như Trường Đảng thành phố Thiên Tân, Trường Đảng tỉnh Thanh Hải, Trường Đảng Khu tự trị Quảng Tây [Trung Quốc], Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Đà Nẵng, Học viện Chính trị khu vực II [tại Thành phố Hồ Chí Minh], Học viện Chính trị khu vực III [tại thành phố Đà Nẵng], Học viện Chính trị khu vực IV [tại thành phố Cần Thơ].

Tham dự Hội thảo, về phía Đảng Cộng sản Việt Nam có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Ngoài ra, còn có nhiều đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng như Lê Hoài Trung, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Trần Quốc Cường, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương.

Bên cạnh đó còn có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương cùng gần 100 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Về phía Đảng Cộng sản Trung Quốc có ông Trần Hy, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đồng chí Trần Hy, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phát biểu đề dẫn.

© Ảnh : Nguyễn Điệp - TTXVN

Ngoài ra có các ông Tống Đào, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lý Thư Lỗi, Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo và gần 100 đại biểu là các nhà khoa học của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, các đại biểu, các nhà khoa học đến từ nhiều học viện, trường đại học, viện nghiên cứu của Trung Quốc.

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung nhấn mạnh, đây là sự kiện quan trọng để hai Đảng, hai nước cùng nhìn lại lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng đánh giá tình hữu nghị đồng chí, anh em giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu.

© Ảnh : Nguyễn Điệp - TTXVN

Hội thảo cũng là dịp để đại diện hai Đảng Cộng sản cùng nhau chia sẻ, tham khảo kinh nghiệm về xây dựng Đảng và lãnh đạo phát triển đất nước, trao đổi ý kiến về việc phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước hiện nay.

“Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”

Thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng chúc mừng những thành tựu quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau 100 năm xây dựng và phát triển, đồng thời tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình là hạt nhân, nhân dân Trung Quốc sẽ tiếp tục giành được những thành tựu mới, to lớn hơn, xây dựng Trung Quốc trở thành nước Xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp.

Đáng chú ý, khẳng định với lãnh đạo phía Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn không ngừng sáng tạo, làm sâu sắc hơn những quy luật vận động, đặc trưng, phương hướng xây dựng và hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam với 3 trụ cột chính.

Đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Từ đó, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa thu nhập cao vào năm 2045.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu đề dẫn từ điểm cầu Hà Nội.

© Ảnh : Nguyễn Điệp - TTXVN

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cũng thông báo về công tác xây dựng, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là sau Đại hội XIII của Đảng, những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; cũng như hoạt động của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và bày tỏ mong muốn thúc đẩy đổi mới, giao lưu lý luận giữa hai đảng nói chung, hai trường đảng hai nước nói riêng.

Theo lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra rằng, đất nước “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay”.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, đây là minh chứng hùng hồn khẳng định đường lối đổi mới của Việt Nam là đúng đắn, sáng tạo.

“Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cũng khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, luôn không ngừng nâng cao năng lực đổi mới phương thức lãnh đạo cầm quyền của Đảng, kế thừa và phát triển những thành quả lý luận.

Nắm vững những bài học kinh nghiệm được đúc rút hơn 90 năm Đảng lãnh đạo cách mạng. Đặc biệt Đảng phải luôn kiên định vững vàng trên nền tảng Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

“Đây là điều hết sức quan trọng, vấn đề mang tính nguyên tắc, sống còn đối với chế độ, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động. Đảng phải luôn quán triệt bài học “dân là gốc”. Thật sự trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

“Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là thế mạnh nhất của chế độ chúng tôi”

Phát biểu tại hội thảo, thay mặt Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Trần Hy - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh vai trò và sự đúng đắn của việc Bắc Kinh lựa chọn Đảng Cộng sản và đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Ông Trần Hy nêu bật những thành tựu vĩ đại và kinh nghiệm sau 100 năm xây dựng và phát triển Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời mở ra một kỷ nguyên phát triển mới, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng phát triển đất nước Trung Hoa.

Theo Bí thư Ban Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, với đường lối cải cách, mở cửa, đổi mới, sáng tạo không ngừng, từ năm 1978 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đất nước Trung Hoa đã đạt được những thành tựu vượt bậc trên nhiều lĩnh vực.

Ông Trần Hy khẳng định, nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành mục tiêu 100 năm đầu tiên là xây dựng một xã hội khá giả toàn diện, tạo đà và nền tảng chắc chắn để hướng tới mục tiêu 100 năm lần thứ hai – đưa đất nước trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt, nhất là xây dựng thành công “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”.

Ông Trần Hy cho biết, tháng 11/2021, Trung Quốc tổ chức Hội nghị Trung ương 6 khóa 19.

Theo vị lãnh đạo, Hội nghị này rất quan trọng, định hướng cho toàn Đảng kiên định phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc tốt hơn trong thời đại mới. Hội nghị làm sâu sắc hơn nhận thức về kiên trì sự lãnh đạo của Đảng.

“Sở dĩ nhân dân Trung Quốc có thể làm thay đổi vận mệnh của mình và quan trọng nhất có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là sự lựa chọn của lịch sử, là đặc điểm, bản chất nhất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, cũng là thế mạnh nhất của chế độ chúng tôi”, Bí thư Trần Hy nêu rõ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc – Việt Nam tiếp tục hợp tác mạnh mẽ

Hội thảo giữa hai Đảng Cộng sản diễn ra với ba phiên thảo luận về ba nội dung chính gồm Thành tựu lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc và kinh nghiệm phát triển đất nước của hai đảng, trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng đảng giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, ý nghĩa và triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Được biết, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 50 tham luận, được nghiên cứu công phu, có giá trị và chất lượng khoa học cao của các đồng chí lãnh đạo, quản lý và cán bộ khoa học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc và các ban, bộ, ngành Trung ương; các học viện, viện nghiên cứu của Việt Nam và Trung Quốc.

Với những tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, các tham luận tại hội thảo khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thực hiện mạnh mẽ xây dựng và quản lý Đảng nghiêm minh, toàn diện.

Trong khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước và xu thế của thời đại.

Hội thảo cũng dồng thời khẳng định mối quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp và triển vọng hợp tác của đối tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam- Trung Quốc.

Lãnh đạo hai Đảng Cộng sản xác định phát triển mối quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

Triển vọng hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước thời gian tới còn rất lớn và đầy tiềm năng trên nhiều lĩnh vực cần được quan tâm, đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Cũng nhân dịp này, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.

Như Sputnik Việt Nam đưa tin trước đó, hôm 24/9 vừa qua, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã điện đàm quan trọng.

Lãnh đạo hai nước đạt được nhận thức chung quan trọng nhằm định hướng phát triển quan hệ giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trên các lĩnh vực.

Hai bên xác định quan hệ đối ngoại trên kênh Đảng, ngoại giao Nhà nước và giao lưu nhân dân tiếp tục được thúc đẩy, hợp tác quốc phòng-an ninh được tăng cường, hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư giữa hai bên phát triển tích cực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình đều mong muốn cùng đi sâu hợp tác, giao lưu thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực, thúc đẩy tin cậy chính trị, tiếp tục đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt, ông Tập Cận Bình đã nói với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng Bắc Kinh ủng hộ Đảng và nhân dân Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện của đất nước.

“Trung Quốc và Việt Nam, với tư cách là hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa, có chung một cộng đồng, chung một vận mệnh”, Chủ tịch Tập Cận Bình nói.

Do đó, Trung Quốc sẵn sàng cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đáng chú ý, người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến việc bảo vệ sự cầm quyền của Đảng Cộng sản và hệ thống xã hội chủ nghĩa là lợi ích chiến lược cơ bản nhất mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều có chung.

Mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam về xây dựng Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ

06/05/2021

Phạm Đi*

Tóm tắt: Cùng với sự phát triển về kinh tế và các lĩnh vực trong đời sống xã hội, chính phủ với bộ máy, chức năng, vai trò của mình cũng cần luôn thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần đề cập đến việc xây dựng một Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ như một thông điệp định hướng cải cách bộ máy hành chính trong bối cảnh mới. Bài viết này nghiên cứu mô hình chính phủ phục vụ của Trung Quốc, phân tích những thành công, hạn chế cũng như một số rào cản khi vận dụng mô hình để cải cách bộ máy hành chính. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số gợi ý cho việc xây dựng và vận hành mô hình Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ tại Việt Nam.

Từ khóa: Chính phủ phục vụ; Chính phủ kiến tạo; Trung Quốc.

Abstract:

Along with the development of the economy and fields in social life, the government with its functions and roles must also have changes to suit the new situation and new requirements, to improve their service efficiency, contributing to motivating socio-economic development. Recently, the Prime Minister of Viet Nam has repeatedly mentioned building an enabling government for the sake of serving the people as a strong message for administrative reform. This paper examines China's service government model with analyses on its successes, limitations as well as some barriers when applying the model for administrative reform in China. Basing on that, this article proposes some suggestions for building and operating an enabling government model for the sake of people serving in Viet Nam.

Keywords:Service Government; Enabling Government; China

1. Đặt vấn để

Trong những thể chế chính trị khác nhau, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ cũng được hiến định khác nhau. Tuy nhiên, dù thể chế chính trị nào thì chính phủ cũng là cơ quan quản lý nền hành chính nhà nước và thống nhất trong quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và các mặt trong đời sống xã hội.

Xã hội ngày càng phát triển, thế giới ngày càng “phẳng” hơn, đặc biệt là thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp mà điểm nhấn là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội từ phương thức sản xuất, phương thức tiêu dùng đến văn hóa, lối sống, niềm tin [Phạm Đi, 2018]. Điều này, xét ở một khía cạnh nào đó, là phương diện tích cực, nhất là áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất, giao tiếp, đi lại; nhưng mặt khác cũng gây nên những áp lực lớn cho các quốc gia đang phát triể’n, nhất là cải cách nền hành chính theo hướng hiện đại, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo. Nói cách khác, với tư cách là cơ quan quản lý nền hành chính nhà nước, Chính phủ cần phải thay đổi về phương thức tư duy, cách thức quản lý, điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong các lĩnh vực hành chính.

Do đó, không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực luôn quyết tâm cải cách nền hành chính; chuyển hóa chức năng của chính phủ từ “ban phát” sang “phục vụ”, từ “mệnh lệnh” sang “kiến tạo”; từ “giấy tờ” sang “số hóa”; từ “can thiệp” sang “định hướng”, từ “quan liêu” sang “đầy tớ”, từ “đối phó” sang “đối thoại”, từ “công chức” sang “công bộc”,... Sự “chuyển hóa” này, trên thực tế, nhiều nước đã thành công nhưng không ít quốc gia thất bại, thậm chí loay hoay đi tìm câu trả lời: một chính phủ với mô hình vận hành và triết lý chỉ đạo ra sao để’ mang lại hiệu quả cao nhất? Câu trả lời không hề giản đơn và không bao giờ dừng lại ở một vài biến số.

Chẳng hạn, với mô hìnhChính phủ kiến tạo phát triểnở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số quốc gia khác, bên cạnh những thành công cũng gặp không ít khó khăn, không ít những thăng trầm1, thậm chí là xáo trộn nhất định. Điều đáng ghi nhận là, cho dù có những khó khăn, vướng mắc, trở ngại [về con người, thể’ chế, đời sống dân chủ, sự thống nhất về nhận thức, quyết tâm chính trị...] nhưng hầu hết các quốc gia đều có kế hoạch chiến lược về xây dựng một chính phủ hoạt động hiệu quả, vì nhân dân phục vụ, trong đó Trung Quốc với mô hìnhChính phủ phục vụvà Việt Nam với ý tưởng về xây dựng mô hìnhChính phủ kiến tạonhư lời gợi mở của người đứng đầu Chính phủ.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc từ chủ trương đến tổ chức thực hiện, từ nội dung đến quy trình, từ các tiêu chí đánh giá đến các chế tài liên quan, từ thuận lợi đến khó khăn khi tiến hành xây dựng và triển khai mô hình. Qua việc phân tích mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc sẽ gợi mở đề xuất trong xây dựng và vận hành mô hìnhChính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụcủa Chính phủ Việt Nam trong thời gian đến.

2. Mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc

2.1. Chủ trương xây dựng Chính phủ phục vụ của Trung Quốc

Chính phủ và người đứng đầu chính phủ phải có quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, chấp nhận cái mới nhưng đồng thời phải lường trước những rủi ro có thể xảy ra để ứng phó, xử lý. Từ ý kiến chỉ đạo của nguyên Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, bắt đầu từ năm 2001, tại Trung Quốc hình thành các ý kiến về xây dựng một Chính phủ phục vụ, lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo về hiệu quả. Đến 21 tháng 2 năm 2004, tại lớp Tập huấn dành cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh về “Kiến tạo và thực hiện quan điểm phát triển khoa học” do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức, trong bài phát biểu bế mạc có tiêu đề “Nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng, kiên quyết xây dựng và thực hiện quan điể’m phát triể’n khoa học”, nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo lần đầu tiên đề cập đến khái niệm “nỗ lực xây dựng một Chính phủ phục vụ”.

Ngày 8 tháng 3 năm 2004, tại buổi tọa đàm với đoàn Đại biểu tỉnh Thiểm Tây [trong thời gian Đại Hội Đại biể’u Nhân dân toàn quốc - Quốc Vụ viện], nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh: “Quản lý tức là phục vụ, chúng ta cần kiến tạo một chính phủ phục vụ, phục vụ thị trường, phục vụ xã hội và cuối cùng là phục vụ nhân dân”. Lời phát biểu này chính là “cơ sở lý luận và pháp lý” đầu tiên cho việc hình thành một Chính phủ phục vụ. Tiếp sau đó, ngày 5 tháng 3 năm 2005, tại kỳ họp thứ III Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc [Khóa X], nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo lại đưa khái niệm Chính phủ phục vụ vào báo cáo Chính phủ và xem đây là một trong những công tác trọng yếu của Chính phủ. Ngày 15 tháng 10 năm 2007, tại Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ XVII, trong Báo cáo của mình [đọc tại Đại hội], nguyên Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh “Tăng cường cải cách thể’ chế quản lý hành chính, xây dựng một Chính phủ phục vụ”. Chính phủ phục vụ đã thực sự trở thành một chủ trương lớn khi Hội nghị Trung ương 2 [Khóa XVII] Đảng cộng sản Trung Quốc đã tái khẳng định và ban hành Nghị quyết về Xây dựng Chính phủ phục vụ2.

Như vậy, chủ trương kiến tạo và vận hành Chính phủ phục vụ của Trung Quốc đã được hình thành trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Xã hội luôn vận hành và chuyển biến hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ buộc các nhà lãnh đạo phải có tư duy đổi mới, trong đó có đổi mới phương thức điều hành của chính phủ. Sự đổi mới này không có mục đích tự thân mà nó nhằm hướng đến nâng cao năng lực phục vụ công, dịch vụ công; xây dựng và kiện toàn cơ chế để nắm bắt dân tình, dân ý, dân trí, dân lực [sức dân]; đưa ra những quyết sách chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện cơ chế đánh giá bộ máy hành chính một cách khoa học; thực hành công khai, dân chủ.

Về phía chính phủ, mô thức Chính phủ phục vụ nhằm tăng cường chức năng phục vụ công và quản lý xã hội của mình, tăng cường trách nhiệm với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, làm cho nhân dân hài lòng. Mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc hướng đến “4 trung tâm phục vụ”: phục vụ nhân dân, phục vụ xúc tiến đầu tư [doanh nghiệp], quản lý hiệu quả, thực hành liêm chính. Hơn thế nữa, việc kiến tạo và vận hành mô hình Chính phủ phục vụ không phải là ý kiến chủ quan của một cá nhân hay của nhà cầm quyền mà đây là “sản phẩm” của sự kết hợp yêu cầu từ lý luận và thực tiễn. Nói cách khác, đó là một tất yếu lịch sử, thể’ hiện trên các phương diện: [1] Về phương diện chính trị: chuyển từ “thống trị” sang phục vụ; [2] Về phương diện kinh tế: từ cào bằng sang công bằng, khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường; [3] Về phương diện xã hội: hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm, vùng miền, đối tượng...

Thực tiễn ở Trung Quốc cho thấy, hiện mô hình Chính phủ phục vụ đã được vận dụng và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Cách thức triển khai của từng địa phương có sự sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn của mình và chủ yếu thể hiện qua 4 mô hình cụ thể, đó là mô hình phát triển, mô hình tham gia, mô hình bảo đảm và mô hình cạnh tranh [Phạm Đi, 2019]:

Bảng 1. Một số mô hình Chính phủ phục vụ và những đặc trưng

PHƯƠNG DIỆN HẠT NHÂN

MỘT SỐ MÔ HÌNH CHỦ YẾU

Phát triển

Bảo đảm

Tham gia

Cạnh tranh

Mục tiêu hướng đến

Thúc đẩy phát triển kinh tế

Bảo đảm ổn định xã hội

Mở rộng chủ thể tham gia

Nâng cao

chất lượng nền hành chính

Đối tượng phục vụ

Doanh nghiệp, xí nghiệp

Nhóm yếu thế

Công dân

Khách hàng

Phương thức thực hiện

Giảm thiểu thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Tăng cường bảo đảm xã hội, an sinh xã hội

Tạo điều kiện để các chủ thể tham gia vào quản lý, giám sát hoạt động hành chính

Thị trường hóa, tăng yếu tố cạnh tranh

Giá trị cốt lõi

Hiệu quả

Công bằng

Tương tác

Khánh hàng là trên hết

Nguồn: Phạm Đi [2019]

2.2.Nội dung cơ bản mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc

Chủ trương xây dựng và vận hành Chính phủ phục vụ, ngay từ biểu hiện ngữ nghĩa hay trực quan, đã cho thấy nội dung cơ bản là hướng đếnphục vụmà nhiệm vụ của chính phủ là cung cấp các giá trị, dịch vụ, điều kiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân, doanh nghiệp, xã hội. Nội dung cụ thể gồm:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ công, nâng cao ý thức hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức [công vụ viên]. Đây là nội dung hạt nhân và tiền đề quan trọng của môhình Chính phủ phục vụ.

Hệ thống dịch vụ công bao gồm các dịch vụ công cộng cơ bản quyết định đến hầu hết các mặt trong đời sống xã hội. Nhân dân, cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội không ai “đứng ngoài” các sản phẩm và dịch vụ công cộng. Hệ thống dịch vụ công hoàn thiện, tiến bộ, thân thiện, bao trùm, dễ tiếp cận, nhiều tầng nấc [thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của các nhóm, tầng lớp khác nhau] trên các lĩnh vực từ y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, an sinh, hành chính,... đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng các nhu cầu của cộng đồng sẽ là tiêu chí hết sức quan trọng đánh giá một xã hội tiến bộ, văn minh, vì nhân dân.

Đối với vấn đề nâng cao ý thức hành chính cho đội ngũ công vụ viên, mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc xác định gồm 6 khía cạnh: [1] Ý thức công bộc. Xác định dựa vào nhân dân, vì nhân dân phục vụ là tôn chỉ của nền hành chính phục vụ, kiến tạo, liêm chính. Cán bộ, công chức, viên chức chính là công bộc phục vụ nhân dân, giải quyết các vấn đề mà nhân dân có nhu cầu theo đúng quy định, đảm bảo lợi ích căn bản của nhân dân. Đó là trách nhiệm cơ bản của mỗi công vụ viên; [2] Ý thức pháp quyền. “Ai nắm được quyền lực công” chính là vấn đề “dân chủ” hay chuyên chế, “Quyền lực công vận hành như thế nào” là vấn đề “pháp trị” hay “nhân trị". Công vụ viên chính là người chấp hành các quy định của pháp luật, duy trì sự vận hành của bộ máy hành chính thì đương nhiên cần phải ý thức rõ nhất về pháp quyền, từ quan niệm tư tưởng đến phương thức hành vi phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong mô hình Chính phủ phục vụ, người công vụ viên cần phải nhớ nguyên tắc: “Có quyền lực phải có trách nhiệm, sử dụng quyền lực phải chịu sự giám sát, vi phạm pháp luật phải bị truy cứu, xâm hại quyền lợi phải bồi thường” [Tiêu Trần Quân, 2007]; [3] Ý thức phát triển. Phát triển là “yêu cầu cứng”, là nhiệm vụ trọng yếu của một bộ máy hành chính, của chính phủ. Không có phát triển thì không có hiện đại hóa. Nói cách khác, một Chính phủ phục vụ phải luôn học tập, áp dụng cái mới, cải thiện điều kiện làm việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc; áp dụng thành quả phát triể’n [nhất là thành tựu khoa học công nghệ] vào công việc, vào hệ thống dịch vụ công để’ nâng cao hiệu suất và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân; [4] Ý thức sáng tạo. Sáng tạo, đổi mới không còn là sự lựa chọn [hay không] mà là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi “công bộc” khi thực hiện Chính phủ phục vụ. Sáng tạo là linh hồn, là động lực phát triển của quốc gia, dân tộc nói chung, thực thi công vụ, thực hiện mô hình Chính phủ phục vụ không là ngoại lệ. Nói cách khác, sáng tạo một phẩ’m chất quan trọng của mỗi công vụ viên trong thực thi công vụ. Không tự mãn, không ỷ lại, không thụ động; thực sự cầu thị, thực sự cầu tiến, thực sự đổi mới là các yêu cầu cụ thể để sáng tạo; [5] Ý thức trách nhiệm. “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” là khẩu hiệu mà mỗi công vụ viên phải ghi nhớ. Trách nhiệm và ý thức trách nhiệm với chính mình, với nhân dân, với công việc, với các vấn đề nảy sinh cần phải được mỗi “công bộc” nhận thức và thực hành đúng; [6] Ý thức phục vụ. Mô hình Chính phủ phục vụ là một trong những mục tiêu cải cách hành chính của Trung Quốc. Vai trò “công bộc” của mỗi công vụ viên luôn được nhân dân, doanh nghiệp mong đợi, do vậy, cần phải xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, đặt mình vào đúng vi trí công việc, chuyển từ “quan vi bản”, “quan bản vị”, “mệnh lệnh vi bản” sang “dân vi bản”, “dân bản vị”, “phục vụ vi bản”. Theo đó, mô hình Chính phủ phục vụ đã xác lập “quan niệm vinh nhục” là: “phục vụ nhân dân là vinh, xa cách nhân dân là nhục”. Hơn nữa, trong thực hành công vụ, toàn thể công vụ viên cần chuyển hóa “phục vụ bị động” sang “phục vụ chủ động”; “phục vụ tiêu cực” sang “phục vụ tích cực”; nhớ lấy triết lý “đối với phục vụ nhân dân không có việc gì là việc nhỏ”, do đó phải thành ý phục vụ, tận tâm phục vụ nhân dân.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống tài chính công, đảm bảo “bôi trơn cỗ máy” hành chính nhànước.

Hoàn thiện hệ thống tài chính công bao gồm đầu tư tài chính [cho các cơ sở hạ tầng về hành chính tại xã/phường, tỉnh/thành phố, quốc gia điện tử], cải thiện và hoàn thiện phương thức thu chi tài chính, bình đẳng hóa trong tiếp cận các dịch vụ công, giảm thiểu các chi phí hành chính cho nhân dân và doanh nghiệp. Ví dụ: muốn “tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp” trong các dịch vụ công, cần phải ứng dụng khoa học công nghệ để hình thành nên một “nền hành chính từ xa” [người dân và doanh nghiệp chỉ cần sử dụng máy tính để thực hiện các thủ tục hành chính mà không cần phải trực tiếp đến cơ quan nhà nước], để thực hiện được điều đó cần thiết phải đầu tư tài chính để thiết lập hệ thống hành chính điện tử đầy đủ, hiện đại, dễ tiếp cận.

Thứba, có sự tương tácqua lại giữa chính phủ và các chủ thể kháckhi tham gia vào các hoạt động hành chính công, có cơ chế nhằm đa dạng hóa các chủ thểtrong quản lý công.

Nhà nước và chính phủ là chủ thể chủ yếu có vai trò định hướng, chủ đạo nhưng cần phải tạo điều kiện cho các chủ thể khác [trong đó có cộng đồng nhân dân] tham gia vào quá trình hình thành, kiến tạo, tham gia, giám sát các quá trình hành chính. Một chính phủ phục vụ thì đối tượng phục vụ chính là người dân, tổ chức, doanh nghiệp nhưng đến lượt mình, người dân cũng phải có vai trò [thậm chí là quyền] được tham gia, giám sát. Chính sự tham gia, giám sát này góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công. Vấn đề là ở chỗ, cơ chế nào và bằng cách nào để người dân và doanh nghiệp có thể giám sát cả một quá trình cung cấp dịch vụ công của chính phủ; chính phủ tương tác với “khách hàng” thông qua các kênh nào? Nói cách khác, tính pháp lý và quyền lợi của người dân khi tham gia vào quá trình giám sát cần được thể chế hóa, luật hóa trong mô hình Chính phủ phục vụ.

Thứ tư, hoàn thiện cơ chế, nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Đây là điều kiện cơ bản để vận hành mô hình Chính phủ phục vụ có hiệu quả.

Trọng tâm của cải cách công vụ trong mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc là quản lý tốt 3 mắt xích “tiến, quản, xuất”3. “Tiến” tức là quản lý chặt đầu vào của đội ngũ cán bộ, công chức bằng nhiều hình thức từ thi cạnh tranh, tuyển chọn người tài; “quản” tức là quản lý và giám sát chặt chẽ công việc, hiệu quả của công vụ viên trong quá trình công tác; “xuất” tức là có cơ chế đào thải những công vụ viên không đủ trình độ, năng lực, tâm huyết, phẩm chất ra khỏi bộ máy, thực hiện phương châm “có lên có xuống, có vào có ra”. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế vận hành bộ máy nhằm từng bước khắc phục tình trạng [cũng là hiện trạng] về quan liêu hành chính, mệnh lệnh hành chính, “quan hành chính”... đây cũng là cái khó của Trung Quốc khi xây dựng mô hình Chính phủ phục vụ. Để có được một nền hành chính tích cực, năng động, kiến tạo, liêm khiết và lấy chất lượng phục vụ, hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá năng lực, hiệu quả thì, một mặt cần nâng cao trình độ quản lý của chính phủ, mặt khác cần phải nhìn nhận, nắm bắt được các rào cản, khó khăn, tồn tại về các “bệnh tật” của nền hành chính theo kiể’u quan liêu. Đây là nội dung [cũng là vấn đề] cực kỳ khó khăn khi kiến tạo mô hình Chính phủ phục vụ. Bản chất của “phục vụ” là con người, vì con người, do đó, khi mà con người [chính phủ mà cụ thể’ là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hành chính - chủ thể chính] còn mang trong mình tư tưởng “công thần”, “ông quan hành chính” thì hàm nghĩa của “phục vụ” sẽ khó được thực hiện. Nói cách khác, trình độ, năng lực, thái độ của đội ngũ hành chính nhà nước chính là linh hồn của chính phủ phục vụ. Có thể có một phường/thành phố hay chính phủ điện tử bằng những công nghệ tiên tiến nhưng sẽ không bao giờ phục vụ, kiến tạo được khi mà chính những người vận hành nó thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ không đúng mực, thậm chí kèn cựa với khách hàng. Nói cách khác, khoa học, kỹ thuật, máy móc hiện đại chỉ là phương tiện; con người - người làm công tác hành chính trong bộ máy nhà nước, mới là hạt nhân đạt được sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận dịch vụ công.

Thứ năm, xây dựng hệ thống quản lý và đánh giá chất lượng phục vụ, từng bước hoàn thiện bộ công cụ, hệ thốngthang đo gắn với bộ tiêu chí đánh giá. Đây là cơ sở để nângcao chất lượng phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người dân,doanh nghiệp.

Từ giác độ ngành nghề nhìn nhận, phục vụ, kiến tạo là chức năng chính của chính phủ. Thực tiễn cho thấy, nhân tố quyết định đến thành công của một tổ chức mang tính phục vụ chủ yếu gồm: trách nhiệm quản lý; quản lý nguồn lực; quá trình phục vụ; đo lường, phân tích và cải tiến trong công việc. Sự hài lòng của người dân với tư cách là khách hàng chính là xuất phát điểm và là tiêu chí đánh giá chính phủ phục vụ. Đương nhiên, chỉ khi nào chính phủ quản lý được trách nhiệm, quản lý được các nguồn lực, thực hiện tốt quá trình phục vụ, xác lập bộ tiêu chí và tiến hành đánh giá chất lượng một cách tỉ mỉ, khoa học thì mới đảm bảo mức độ hài lòng của nhân dân ở mức cao. Quản lý của chính phủ [quản lý công] và quản lý trong khu vực tư nhân có sự khác nhau cơ bản chính là ở chỗ: quá trình phục vụ được tiến hành trong không gian công [khu vực hành chính công, tài sản công, công vụ viên, quyền lực công,...] nhằm thỏa mãn các nhu cầu công [và yêu cầu chung] từ phía người dân. Để “cân, đong, đo, đếm” được mức độ thõa mãn các nhu cầu, không còn cách nào khác, phải xây dựng được hệ thống quản lý và đánh giá chất lượng phục vụ. Nói cách khác, nhằm “tự hoàn thiện” mình, chính phủ cần phải lượng giá tính chất, mức độ phục vụ của mình thông qua sự hài lòng của người dân, từng bước khắc phục những khiếm khuyết, yếu kém, tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện công vụ. Cơ chế “tự hoàn thiện” này sẽ góp phần tích cực hướng đến nâng cao mức độ hài lòng của người dân. Đánh giá chất lượng phục vụ trong mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc gồm các khía cạnh: [1] Thẩ’m định hệ thống quản lý chất lượng phục vụ. Đối tượng thẩm định, đánh giá chính là đội ngũ công vụ viên và quá trình phục vụ theo chức năng chuyên môn của từng bộ phận; [2] Thẩm định quá trình phục vụ. Thông thường là hệ tiêu chí để đánh giá quá trình thực hiện các bộ phận trong bộ máy, gồm các quy trình, mắt xích, chi tiết rất cụ thể’. [3] Thẩm định chất lượng phục vụ. Chủ yếu dựa vào ý kiến đánh giá, phản hồi từ phía khách hàng [người dân] và phản ánh từ phía công vụ viên để phát hiện các mắt xích, chi tiết có vấn đề từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện.

Để’ xây dựng hệ thống quản lý và đánh giá chất lượng cần phải tuân thủ nhiều quy tắc, quy chuẩ’n nghiêm ngặt. Trong đó gồm sáu phương diện: [1] Hệ thống tiêu chí quản lý chất lượng; [2] Cơ cấu lãnh đạo, quản lý chuyên nghiệp; [3] Xác lập các cam kết và hành động của chính phủ về cung cấp dịch vụ; [4] Hình thành hệ thống trách nhiệm và chế tài xử lý; [5] Hình thành văn hóa làm việc, văn hóa công sở; [6] Xây dựng hệ thống phản hồi, phản ánh từ phía người dân nhằm thu thập các thông tin phản ánh về chất lượng phục vụ.

2.3. Thành tựu và một số trở ngại khi xây dựng và vận hành Chính phủ phục vụ của Trung Quốc

Cải cách chính phủ, đổi mới phương thức vận hành, xác lập triết lý về vai trò, chức năng của chính phủ là yêu cầu nhằm thực hiện nhiệm vụ lịch sử trong xây dựng một xã hội hài hòa của Trung Quốc. Trong đó, xây dựng mô hình Chính phủ phục vụ là trọng yếu. Điều này phản ánh nhận thức mới về xây dựng và phát triển Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc [Tiêu Trần Quân, 2007]. Trong quá trình xây dựng và vận hành mô hình Chính phủ phục vụ, Trung Quốc đã gặt hái được nhiều thành tựa đáng ghi nhận nhưng cũng nảy sinh một số vấn đề mới, thậm chí là trở ngại, rào cản nhất định.

2.3.1. Một số thành tựu

Quan niệm hạt nhân của mô hình chính phủ phục vụ chính là “dĩ nhân vi bản”, “vì nhân dân phục vụ”. Chính phủ là người hoạch định các dịch vụ công nhằm thỏa mãn nhu cầu và yêu cầu của nhân dân. Với quan niệm và triết lý đó, Trung Quốc đã kiến tạo và thực hiện mô hình Chính phủ phục vụ. Trong thời gian vận hành mô hình này đã cho thấy những thành công cụ thể:

Thứ nhất,xây dựng và vận hành mô hình Chính phủ phục vụ, về căn bản đã xác định tính chất của một chính phủ của nhân dân, vì nhân dân. Quan niệm “chính phủ nhân dân” đã xác lập quan hệ “khế ước” giữa chính phủ và nhân dân: quyền lực của chính phủ do nhân dân giao phó, do đó, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu hay phong trào mà đã trở thành tiêu chuẩn đánh giá, là “thiên chức” của mỗi công vụ viên. Nói cách khác, thành tựu lớn nhất trong vận hành Chính phủ phục vụ chính là chuyể’n biến trong tư duy, phương pháp, cách thức hành động của cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính. “Vì nhân dân phục vụ”, “nhân dân hài lòng” đã thực sự trở thành trách nhiệm của mỗi địa phương4và mỗi công vụ viên. Theo đó, chuyể’n biến lớn nhất, rõ nhất thể’ hiện trên các bình diện: [1] Chuyển biến về quan niệm quản lý, các quá trình và cách thức quản lý từng bước chuyển từ chủ nghĩa kinh nghiệm sang khoa học, từ cảm tính sáng lý tính; [2] Chuyển biến về phạm vi quản lý, chức năng của chính phủ chuyển biến theo hướng hợp lý hơn hơn, cái gì [lĩnh vực công nào] mà xã hội có thể đảm nhận một cách chắc chắn, hiệu quả thì chính phủ có thể “ủy quyền” theo phương thức đa dạng hóa chủ thể, phương thức xã hội hóa nguồn lực; [3] Chuyển biến về phương thức hành chính, phương tiện và công cụ quản lý không ngừng hoàn thiện. Trong đó, việc vận dụng tiến bộ của khoa học, công nghệ vào quá trình quản lý được phát huy, các mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” được hình thành; [4] Chuyển biến về nền tảng hành chính, hành vi hành chính của chính phủ dần quy phạm hơn, chính quy hơn; [5] Chuyển biến về tố chất cán bộ, năng lực hành chính của công vụ viên ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Thứ hai,áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào xây dựng chính phủ điện tử đã có bước tiến lớn và mang lại hiệu quả phục vụ tốt. Một trong những yêu cầu của mô hình Chính phủ phục vụ là hình thành chính phủ điện tử. Đương nhiên, chính phủ điện tử không phải là mục tiêu của Chính phủ phục vụ nhưng đó là công cụ, phương tiện tốt để vận hành chính phủ phục vụ một cách hiệu quả, hiệu lực, năng suất, khoa học. Hiệu quả của chính phủ điện tử thể’ hiện ở các phương diện: [1] Công khai, minh bạch hóa các thủ tục hành chính. Hầu hết các tỉnh/ thành phố của Trung Quốc đều xúc tiến kiến tạo chính quyền điện tử nhằm từng bước công khai hóa, minh bạch hóa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Chẳng hạn, Quảng Châu đã ban hành “Điều lệ công khai thông tin” đã xây dựng mạng lưới thông tin đến từng người dân và đã được chính phủ Trung Quốc ghi nhận là mô hình kiểu mẫu nhân rộng ra toàn quốc. Theo đó, ngày 1 tháng 5 năm 2008, Chính phủ đã bàn hành “Điều lệ công khai thông tin của chính phủ” như là một căn cứ pháp lý để các địa phương triển khai công khai hóa thông tin. Đến thời điểm hiện tại, các bộ/ngành, cấp tỉnh/thành phố, cấp quận/huyện, cấp cơ sở đã triể’n khai thực hiện lần lược là 96%, 100%, 98,5% và 83% [Mã Bảo Thành, 2012]. Với động thái này của chính quyền các cấp, tính công khai, minh bạch trong bộ máy hành chính cũng như trong từng công việc đã được nâng cao rõ rệt, mang lại hiệu quả cao mà điều đặc biệt là niềm tin của nhân dân đối với bộ máy hành chính ngày càng được cải thiện; [2] Là kênh mới để người dân “tham chính, nghị chính". Đến thời điể’m hiện tại, tuyệt đại đa số cán bộ lãnh đạo các cấp đều công khai địa chỉ thư điện tử và số điện thoại của mình; nhiều địa phương còn thiết kế phần đánh giá ngay trong trang thông tin điện tử của chính quyền; không ít cơ quan/địa phương còn mở chuyên mục “lãnh đạo phỏng vấn trực tiếp người dân",... Những cách làm này đã trở thành cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền và những người thực thi công vụ, giúp người dân có điều kiện trình bày những ý tưởng, chính kiến, quan điểm của mình với công vụ viên và lãnh đạo các cấp; phản ánh những vấn đề bất cập, tồn tại trong quá trình giao dịch. Có thể nói đây cũng là cách để người dân “tham chính, nghị chính”, thực hiện quyền làm chủ của mình.

Thứ ba,từng bước tối ưu hóa cơ cấu tổ chức của chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước. Trong những năm gần đây, cơ cấu xã hội Trung Quốc chuyển biến với một gia tốc lớn. Đó là những chuyể’n biến rõ nét về kinh tế, xã hội, kết cấu xã hội ngày càng đa dạng hóa. Đời sống kinh tế ngày càng thị trường hóa; đời sống chính trị ngày càng dân chủ hóa, pháp trị hóa; ý thức công dân ngày càng thể’ hiện rõ nét,...Vấn đề ở chỗ, mô thức vận hành của chính phủ ngày càng tỏ ra “lạc hậu” hơn so với tốc độ chuyển biến của xã hội, có thể cản trở sự tiến bộ của xã hội, sự phát triể’n của kinh tế. Do đó, chính phủ phải điều chỉnh kết cấu, chuyể’n biến về chức năng, chuyển đổi mô hình vận hành của mình. Thực hiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã xác định và định vị chức năng của chính phủ trong giai đoạn mới là:điều tiết kinh tế, giám sát thị trường, quản lý xã hội và phục vụ công. Đối với chức năng phục vụ công, gồm có “phục vụ công cộng” và “sản phẩm công cộng” mà nhiệm vụ cụ thể là xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và đô thị, giải quyết việc làm cho cư dân, bảo đảm xã hội và các sự nghiệp công khác. Từ việc coi trọng chức năng kinh tế trước đó, mô hình Chính phủ phục vụ đã nhấn mạnh và chuyể’n biến chức năng của chính phủ vào lĩnh vực quản lý xã hội, dịch vụ công và giải quyết các vấn đề xã hội mới nảy sinh. Do đó, ngoài chức năng điều tiết nền kinh tế, giám sát vận hành của thị trường thì chức năng của chính phủ hướng vào các dịch vụ công, đến quản lý và định hướng xã hội, giải quyết bài toán dân sinh, làm cho nhân dân “thấy được” và “thụ hưởng được” thành quả của sự phát triển.

2.3.2. Một số trở ngại

Như trên đã đề cập, mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc là sự kết hợp từ lý luận và thực tiễn, từ nhận thức và hành động của nhà lãnh đạo đến yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống. Vận hành của nó đã mang lại nhiều thành công nhất định nhưng cũng không ít trở ngại, tồn tại cần được nhìn nhận, điều chỉnh. Theo giới nghiên cứu Trung Quốc, những vấn đề tồn tại mang tính phổ biến khi vận hành mô hình trên phạm vi toàn quốc tựu trung ở các phương diện:

Thứ nhất,ý thức phục vụ của nhiều công vụ viên còn hạn chế, nhiều nơi còn biểu hiện đối phó, “mờ nhạt”; hiện tượng “chủ nghĩa quan liêu mới” còn diễn ra. Chính phủ “truyền thống” thuộc loại “toàn năng” và “vô hạn”, chính phủ khống chế toàn bộ các nguồn lực xã hội, người dân chỉ tuân theo chính phủ, không có dư địa cho bất cứ một sự lựa chọn nào. Đây chính là rào cản lớn khi thực hiện mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc [Lý Hồng Thái, Lý Nghiêm Xướng, 2007]. Cùng với sự phát triể’n của yếu tố vật chất, tinh thần thì đời sống chính trị và ý thức dân chủ của người dân cũng được nâng lên. Thế nhưng, nhiều công vụ viên khi phục vụ nhân dân, doanh nghiệp vẫn còn rập khuôn cách làm cũ, thậm chí còn có biểu hiện trì trệ, quan liêu, hách dịch làm cho chất lượng phục vụ không được cải thiện. Nhận thức về chức năng phục vụ của chính phủ trong bộ máy chưa được chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Lãnh đạo của nhiều địa phương/thành phố, cũng vì thế mà đầu tư tài chính cho việc chuyển đổi mô hình không được xem trọng; phân phối các sản phẩm công thiếu sự công bằng, mô thức phục vụ bị xơ cứng, chất lượng phục vụ không cao; hiện tượng loạn thu, lạm thu, tận thu trong giao dịch công còn diễn ra nghiêm trọng.

Thứ hai,sức ỳ tâm lý và tư tưởng “quan bản vị” trở thành rào cản lớn khi thực hiện mô hình Chính phủ phục vụ. Một trong những “di sản” của thời kỳ phong kiến để lại chính là tư tưởng “quan bản vị” và nó đã trở thành “thâm căn cố đế” trong suy nghĩ của nhiều công vụ viên hiện nay. Mặc dù tôn chỉ của Chính phủ phục vụ là “dân vi bản”, “dân bản vị” nhưng thực tế tại Trung Quốc cho thấy, không ít cán bộ miệng thì nói “công bộc” của nhân dân như tư tưởng và hành vi lại đóng vai một “chủ tể của bá tánh”, làm “quan phụ mẫu” của nhân dân. Một số công vụ viên cho rằng chức vị, đẳng cấp chính là quyền lực và lợi lộc, do đó hiện tượng mua quan bán tước vẫn còn diễn ra [Trần Hồng Thái, Lý Nghiêm Xướng, 2007]. Mô hình Chính phủ phục vụ xem “phục vụ” là thiên chức, là trách nhiệm, là “chuẩn tắc cơ bản” của cán bộ, công chức, viên chức nhưng trên thực tế sức ỳ tâm lý [khách quan và chủ quan] chính là vấn đề lớn làm cản trở quá trình vận hành mô hình này.

Thứba,thể chế và hệ thống pháp luật liên quan chưa được hoàn thiện. Mặc dù đã có cố gắng nhằm từng bước hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan để đẩy mạnh việc áp dụng mô hình Chính phủ phục vụ nhưng cho đến thời điểm hiện tại, từ những phát sinh trong thực tiễn chỉ đạo thực hiện ở nhiều địa phương cho thấy, luật pháp và chế tài tương ứng chưa theo kịp với đòi hỏi thực tiễn. Từ cơ chế tuyể’n dụng, đề bạt, cất nhắc, đánh giá công vụ viên đến việc kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ; từ nhận thức của từng công vụ viên đến tư tưởng “quan bản vị” của một số lãnh đạo5; từ việc “trên có chính sách, dưới có đối sách” đến vấn đề cố ý làm sai các quy định, các quy trình của mô hình chính phủ phục vụ ở một số địa phương,. đều cần có một đánh giá đúng mực và hoàn thiện một số chính sách, chế tài để điều chỉnh hành vi.

3. Một số gợi ý đối với Việt Nam trong xây dựng mô hình Chính phủ kiến tạo, vìnhân dân phục vụ

3.1. Gợi ý về mặt quyết tâm chính trị khi tiến hành xây dựng Chính phủ kiến tạo

Xây dựng một Chính phủ kiến tạo, hành động, vì nhân dân phục vụ không phải là ý tưởng hoàn toàn mới nhưng đó là yêu cầu mới trong tình hình mới. Khi chúng ta tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng như hiện nay thì việc định vị lại chức năng của chính phủ và các bộ phận trong bộ máy hành chính là việc làm cần thiết, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo đảm xã hội, an sinh xã hội, khởi nghiệp,... Hơn nữa, một nền hành chính công “kiến tạo” phải xem sự hài lòng của “khách hàng” [người dân, doanh nghiệp] là tiêu chuẩ’n đánh giá, phải xem nhu cầu của “khách hàng" là động lực thay đổi, phải lấy niền tin của “khánh hàng” làm tôn chỉ, mục đích. Tuy vậy, sự “chuyển đổi” mô hình cần nhiều yếu tố nhưng cần nhất là sự quyết tâm chính trị của người đứng đầu chính phủ và toàn hệ thống. Bởi “sức ỳ” chính là lực cản lớn khi thực hiện mô hình Chính phủ kiến tạo. Sức ỳ ở đây biểu hiện đầu tiên bởi bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy hành chính6bởi ngại thay đổi, ngại đổi mới. Như đã phân tích, khi vận hành Chính phủ phục vụ Trung Quốc cũng vướng phải sức ỳ này. Nguyên nhân của nó có thể là: thói quen “quan bản vị”, ngại thay đổi [sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của mình và tổ chức mình quản lý], chế tài chưa nghiêm,... nhưng chủ yếu cũng là do người đứng đầu tổ chức thiếu sự quyết tâm chính trị. Bất cứ sự thay đổi nào, dù nhỏ, cũng cần có sự thích ứng và hơn thế nữa, luôn mang trong mình những rủi ro nhất định. Thay đổi mô hình và vận hành bộ máy hành chính hướng đến phục vụ, hành động, kiến tạo không là ngoại lệ. Nói cách khác, với một quyết tâm chính trị đủ mạnh, tạo sự đồng thuận trong bộ máy đủ lớn, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ vững chắc,... thì chính phủ kiến tạo của chúng ta nhất định sẽ thành công.

3.2. Gợi ý về xây dựng và vận hành cơ chế, chính sách

Khi nghiên cứu, xây dựng, vận hành mô hình Chính phủ phục vụ, các nhà lãnh đạo và quy hoạch chính sách của Trung Quốc cũng đã tiến hành nghiên cứu hết sức tỉ mỉ, khoa học.

Trong đó có việc nghiên cứu công tác cải cách hành chính ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Anh, Mỹ, Nhật và triết lý, lý luận về cải cách hành chính của họ. Chẳng hạn, khi nghiên cứu mô hình cải cách hành chính ở Anh về Hệ thống thông tin quản lý bộ trưởng [Management Information Systems for Ministers - MISM] và Chiến dịch cạnh tranh về chất lượng [Competing for Quality - CQ] đã giúp Trung Quốc “Tha sơn chi thạch, khả dĩ công ngọc”7, theo đó rút ra bài học: [1] Phương án cải cách hành chính cần có hệ thống, lộ trình và không nóng vội; [2] Phương án cải cách hành chính phải bắt đầu từ nội bộ của nền hành chính, sau đó tiến hành cải cách và lan tỏa ra bên ngoài và cuối cùng là nhận thức chung, đồng bộ từ bên trong đến bên ngoài, từ trên xuống dưới, từ cán bộ đến người dân; [3] Đánh giá hiệu quả quản lý của bộ máy phải được đưa vào nội hàm của cải cách hành chính, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo.

Khi nghiên cứu mô hình cải cách chính phủ của Mỹ gắn với chương trình “Rereinventing government”8và khẩu hiệu “chi tiêu ít, làm việc nhiều” đã gợi mở cho Trung Quốc bài học về sáng tạo chính sách: [1] Phải kết hợp sức mạnh của chính phủ với sức mạnh của thị trường trong cung cấp sản phẩ’m và dịch vụ công; [2] Trình độ, tính chất của phúc lợi xã hội phải phù hợp với trình độ, tính chất của nền kinh tế quốc dân và mức sống dân cư.

Khi nghiên cứu chương trình “Tứ hóa” trong cải cách hành chính của Nhật Bản là “thị trường hóa” [tái cơ cấu chức năng chính phủ theo hướng thị trường hóa], “xã hội hóa” [điều tiết quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ], tự do hóa [điều tiết quan hệ giữa thị trường và chính phủ] và “phân cấp hóa” [điều tiết quan hệ giữa trung ương và địa phương], chính phủ Trung Quốc đã rút ra bài học: [1] Cải cách hành chính không thể là bài toán có ngay lời giải và nhìn thấy kết quả trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi một quá trình bền bỉ, lâu dài, chiến lược; [2] Cải cách hành chính cần chú ý đến trình độ dân trí, cần tạo sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân; [3] Cải cách hành chính cần gắn liền với xây dựng các thể chế, chính sách, chế tài; chế tài của pháp luật đảm bảo cho việc vận hành bộ máy hành chính đi đúng hướng và hiệu quả, củng cố thành quả của tiến trình cải cách hành chính.

Như vậy, khi nghiên cứu và xây dựng mô hình Chính phủ phục vụ, Trung Quốc đã thận trọng tìm hiểu các mô hình đã có ở một số quốc gia để “chắc lọc” vào điều kiện của mình. Việt Nam và Trung Quốc có điể’m tương đồng nhất định về văn hóa, thể’ chế và một số phương diện khác. Do đó, xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, vì nhân dân phục vụ, đầu tiên cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, các chế tài nghiêm khắc để điều chỉnh hành vi; cần phát huy yếu tố thị trường kết hợp với xã hội hóa để phát huy các nguồn lực; cần phải gắn với tình hình và điều kiện hiện có như nguồn lực tài chính, trình độ dân trí, năng lực cán bộ, sự đồng thuận của nhân dân, sự quyết tâm của người đứng đầu,...; xây dựng Chính phủ kiến tạo cần phải có lộ trình về thời gian, nguồn lực [nhân lực, vật lực, tài lực] và cần phải xem là mục tiêu chiến lược, tránh nóng vội nhưng cũng tránh tâm lý chủ quan, trì trệ hay “trên nóng dưới lạnh”, “trên bảo dưới không nghe”.

3.3. Gợi ý về xây dựng và pháthuy vai trò của đội ngũ cán bộtrong bộ máy nhà nước

Một trong những rào cản tạo nên sức ỳ lớn nhất khi vận hành mô thức Chính phủ phục vụ của Trung Quốc chính là đội ngũ công vụ viên. Như đã phân tích ở trên, tư tưởng “quan bản vị”, “quan phụ mẫu” đã phá vỡ nguyên tắc “phục vụ” của mô hình Chính phủ phục vụ. Nói cách khác, chính con người mà cụ thể là đội ngũ cán bộ trong mộ máy hành chính sẽ quyết định đến vấn đề thành bại, hiệu quả của mô hình Chính phủ phục vụ ở Trung Quốc. Điều này rất có ý nghĩa tham khảo cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và vận hành mô hình Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ. Muốn có được sự “kiến tạo” thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải chuyển đổi suy nghĩ, hành động. Không thể “ngồi đủ tám tiếng” càng không thể “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” theo “mô thức con lắc”. Họ phải vận động, tư duy, thay đổi, sáng tạo; muốn “phục vụ” thì cần phải nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong bộ máy hành chính. Cần phải thấy được “vai trò công bộc” của mình; cần phải lấy sự hài lòng của nhân dân, với tư cách là khách hành, làm thước đo hiệu quả. Khi vận hành Chính phủ phục vụ, Trung Quốc đã nhận thấy nhân tố “công vụ viên” tác động đến hiệu quả, hiệu suất và thành bại của mô hình này [Tiêu Trần Quân, 2007]. Đây là gợi ý có giá trị khi chúng ta vận hành Chính phủ kiến tạo, phục vụ nhân dân. Theo đó, việc đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, thái độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy hành chính cần phải được xác định như là một nhân tố cốt lõi, quyết định đến thành bại của bộ máy9.

3.4. Gợi ý trong giải quyết các vấn đề và mối quan hệ then chốt trong xây dựng Chính phủ kiến tạo

Khi xây dựng và vận hành mô hình Chính phủ phục vụ, Trung Quốc đã tiến hành cải cách, đổi mới kinh tế gắn với đổi mới chính trị; đổi mới bên trong [đối nội] và đổi mới về đối ngoại; điều chỉnh chức năng của chính phủ theo hướng tinh ngọn, hướng về phục vụ nhân dân; đồng thời giải quyết hàng loạt các mối quan hệ tồn tại và phát sinh. Trong đó, việc nắm bắt và giải quyết các mối quan hệ được cho là hết sức quan trọng, nhằm củng cố vai trò của chính phủ, vừa phát huy các nguồn lực và chủ thể khác khi tham gia vào hệ thống dịch vụ công.

Thứ nhất, điều tiết và giải quyết quan hệ giữa chính phủ và người dân.Về bản chất, quyền lực của chính phủ do nhân dân trao cho, nhưng trên thực tế, với tư cách là chủ thể quản lý các nguồn lực xã hội, chính phủ có xu hướng “vượt qua quyền lực ban đầu”. Công dân với tư cách là một cá nhân [hoặc là thành viên của một nhóm] thường không đối trọng quyền lực với chính phủ và dễ dẫn đến “người có quyền lực nhưng không hưởng được nghĩa vụ” nếu chính phủ không có cơ chế để họ giám sát, thực hiện quyền làm chủ của mình. Chúng ta đều biết, dân chủ chính là một trong những đặc trưng của thể chế xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Do đó, khi vận hành mô hình Chính phủ kiến tạo, điều cốt lõi là đảm bảo mục tiêu dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Nếu không, cho dù có phát họa nên một bức tranh toàn mỹ thì mô hình Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ cũng sẽ không hướng đến nhu cầu và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân.

Thứhai, giải quyết mốiquan hệ giữa chính phủ và thị trường.Một trong những xung đột vai trò đó là vai trò của chính phủ và vai trò của thị trường trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong kiến tạo và vận hành mô hình Chính phủ phục vụ Trung Quốc xác định phát huy yếu tố thị trường và chủ trương xã hội hóa cung cấp dịch vụ công làm động lực thúc đẩy hiệu quả, năng lực hành chính công; xác định chính phủ có vai trò “bổ khuyết các khuyết tật của thị trường” chứ không phải làm thay thị trường. Vấn đề là ở chỗ, giải quyết mối quan hệ này là việc làm không đơn giản [đối với chính phủ]. Nếu bao biện, làm thay, nghĩ thay thị trường thì mất vai trò của thị trường nhưng nếu “thả lỏng” cho thị trường [nhất là dịch vụ công] thì mất vai trò của chính phủ, thậm chí mất đi tính công bằng trong hưởng thụ các dịch vụ công của nhân dân.

Thứ ba, điều tiết mối quan hệ giữa chính phủ và xã hội.Trong quản lý xã hội nói chung, trong lĩnh vực công cộng nói riêng, vai trò của chính phủ, thị trường, các tổ chức xã hội đều được phát huy. Thế nhưng, do lịch sử để lại, tư tưởng “quan nhà nước” vẫn còn “lưu giữ” trong tâm thức của nhiều cán bộ, công chức, viên chức chúng ta; quyền lực chính phủ chi phối tất cả các hoạt động xã hội còn tồn tại. Thực tế Trung Quốc cho thấy, quyền lực của chính phủ càng lũng đoạn, chức năng của chính phủ càng bao trùm thì yếu tố phục vụ xã hội càng ít được đảm bảo. Ngược lại, chức năng tự quản, yếu tố dân chủ cơ sở ít được phát huy, xã hội mà cụ thể là các tổ chức xã hội ít có cơ hội tham gia vào quá trình quản lý, giám sát, phản biện. Nói cách khác, khi vận hành Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ thì vấn đề giải quyết mối quan hệ [quyền, nghĩa vụ] của chính phủ và xã hội cần phải đặt ra và có cơ chế để phối hợp, phát huy sức mạnh của xã hội.

Thứ tư, quan hệ giữa cải cách bên trong bộ máy với vấn đề mở cửa, hội nhập quốc tế.Mở cửa, hội nhập quốc tế không còn là vấn đề lựa chọn hay không mà là xu thế tất yếu của một “thế giới phẳng”. Tuy nhiên, mở cửa và cải cách bộ máy là biến số có liên quan nhất định: làm sao vừa phát huy được nguồn lực trong nước, vừa tận dụng được các nguồn lực nước ngoài; vừa vận dụng các mô hình, thành tựu phát triển của quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, tự chủ thậm chí quốc phòng, an ninh nội địa; vừa áp dụng các thành tựu khoa học của thế giới, vừa phát huy nguồn lực khoa học trong nước,. chính là bài toán cần lời giải khi xây dựng và vận hành Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ của chúng ta. Khi giải quyết mối quan hệ này cần chú ý: một mặt, chúng ta cần mạnh dạn mở cửa, hội nhập và phát huy tính tích cực của hội nhập quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nhưng mặt khác, chúng ta cũng không xao nhãng vấn đề an toàn của nền kinh tế, nền hành chính, quốc phòng và an ninh, cần “nhìn thấy” được những rủi ro và tác động tiêu cực khi hội nhập. Nói cách khác, mục đích của cải cách, mở cửa [kể cả cải cách hành chính] là thúc đẩy sự phát triển, hướng đến lợi ích của toàn xã hội và người dân. Học tập nước ngoài là tốt nhưng cần phải “tự lực cánh sinh”, độc lập tự chủ. Đó không chỉ là bài học lịch sử mà là bài học cho hiện tại và tương lai, nhất là trong quá trình đổi mới, phát triển.

Thứ năm, giải quyết hài hòaquan hệ giữatrung ương và địa phương. Cụ thể là quyền lực và vai trò của trung ương với quyền lực, vai trò của địa phương. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, nơi nào có sự đồng thuận của nhân dân, có sự thống nhất từ trên xuống thì vấn đề thực hành mô hình chính phủ phục vụ tiến hành thuận lợi và đạt được nhiều thành công. Ngược lại, nơi nào biểu hiện “trên có chính sách, dưới có đối sách” thì chẳng những không thực hiện được mà còn gây nên sự nhiễu loạn, mất đoàn kết, nhân dân mất niềm tin vào hệ thống chính quyền. Xây dựng và vận hành mô thức hành chính mới, một Chính phủ kiến tạo không thể không nói đến vai trò “kiến tạo” của các địa phương. Khi tập trung quyền lực quá lớn gây nên tính “ỷ lại”, “chờ chỉ đạo”; nhưng khi phân quyền đủ mạnh thì nguy cơ “làm trái”, “vận dụng” chính sách một cách tùy tiện. Chính lẽ đó, mô hình Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ cần xác định rõ vai trò trách nhiệm của các cấp, người đứng đầu. Có như thế mới giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, giữa cấp trên cơ sở với cấp cơ sở, giữa cán bộ và người dân.

3.5. Gợi ý trong xây dựng bộ tiêu chí đánh giá một Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ

Một chương trình, dự án, đề án, mô hình dù hoàn thiện đến đâu nhưng thiếu cơ chế thẩm tra, đánh giá, lượng giá thì khó có thể thực hiện được [hoặc nếu thực hiện được thì cũng khó phân loại, thẩm định tính hiệu quả]. Đối với mô hình Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ cần phải xác lập bộ tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của nó đến từng chi tiết có thể “cân, đong, đo, đếm” được10như là một hệ thống quản lý chất lượng phục vụ và sáng tạo của chính phủ. Trong đó, khách thể đánh giá chính là người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác và cần phải được10tiến hành thường xuyên [ít nhất là hằng năm] để’ thẩ’m định chất lượng, phong cách phục vụ. Đây cũng là nhiệm vụ, trách nhiệm của chính phủ11bởi “phục vụ là nhiệm vụ”. Khi chúng ta xây dựng và vận hành mô hình Chính phủ kiến tạo mà không tính đến [hoặc thiếu] hệ thống đánh giá chất lượng sẽ dễ dẫn đến tâm lý cào bằng, ỷ lại, làm cầm chừng, thậm chí mất đi tính tích cực. Do đó, thiết yếu phải hình thành bộ tiêu chí cụ thể’ có tính định lượng để’ “đo, đếm” hiệu quả của mô hình khi vận hành vào thực tiễn ở từng cấp/ngành/ địa phương; tính tích cực, tính sáng tạo của từng cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi đó, nhiệm vụkiến tạovàphục vụsẽ không còn là khẩu hiệu mà chính là phương tiện để đạt được sự hài lòng của người dân, để nâng cao hiệu quả của nền hành chính.

4. Kết luận

Sau hơn 40 năm đất nước thống nhất và hơn 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả trên tất cả lĩnh vực, trong đó có cải cách hành chính. Gần đây, với sự quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ, công cuộc cải cách hành chính đã đạt được những thành công to lớn, gắn với mục tiêu “xây dựng một chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính, vì nhân dân phục vụ”. Tuy nhiên, từ ý tưởng đến hành động là cả một quá trình lâu dài bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan, từ quyết tâm chính trị của người đứng đầu đến cả hệ thống, từ cán bộ đến người dân.

Với những gì chúng ta đã làm được trong thời gian qua, với tinh thần khoa học và sự cầu thị tin chắc mô hình Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ sẽ được vận hành hiệu quả vào cuộc sống. Từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đổi mới mô hình, chuyể’n đổi chức năng của chính phủ cho phù hợp với tình hình mới nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội là đòi hỏi tất yếu. Tuy nhiên, kinh nghiệm vận hành mô hình Chính phủ phục vụ của Trung Quốc cũng chỉ ra cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị. Trong đó, thể chế và con người là quan trọng; quyết tâm chính trị là cần thiết; áp dụng khoa học, công nghệ là xu hướng; chuyển đổi tư duy và phương thức phục vụ cho đội ngũ cán bộ là then chốt; xây dựng hệ thống quản lý và đánh giá chất lượng là công cụ; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành là nhiệm vụ thường xuyên.

Với quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ, với sự đồng thuận của toàn hệ thống chính trị nói chung, của Chính phủ nói riêng, với sự ủng hộ của giới khoa học và người dân, với nền tảng chính trị vững chắc như hiện nay,. chắc chắn mô hình Chính phủ kiến tạo, vì nhân dân phục vụ sẽ được vận hành hiệu quả, tạo động lực mới cho nền hành chính, góp phần thúc đẩ’y phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

___________________________

Chú thích:

* Học viện Chính trị khu vực III

1.Mô hình chính phủ kiến tạo được một số nước châu Á xây dựng và vận hành từ rất sớm: Chính phủ của Thủ tướng Ikeda Hayato của Nhật Bản [1960 - 1964]; Chính phủ của Park Chung-hee của Hàn Quốc [1961 - 1979]; Chính phủ Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách kinh tế [1978 - 1987].

2.Trước khi có chủ trương kiến tạo Chính phủ phục vụ của Trung ương, một số địa phương của Trung Quốc đã xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình cải cách hành chính theo “hơi thở” của một nền hành chính phục vụ. Trong đó, từ năm 2001, Thượng Hải là thành phố tiên phong về xây dựng và thực hiện mô hình chính phủ phục vụ; Sau đó, tháng 2 năm 2002, thành phố Thành Đô tổ chức thí điểm thực hiện mô hình Chính phủ phục vụ; Cuối năm 2002, chính quyền Nam Kinh đề xuất đưa ra mục tiên “chuyến biến chức năng của chính phủ, xây dựng nền hành chính phủ vụ; Ngày 19 tháng 6 năm 2003, thành phố Trùng Khánh đã ban hành nghị quyết “Công tác xây dựng mô hình chính quyền phục vụ”, và “Trọng điểm về mô hình chính phủ phục vụ năm 2003 ”; Năm 2004, thành phố Bắc Kinh tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền vì nhân dân phục vụ; Năm 2004, Thạch Gia Trang ra khẩu hiệu: “nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền, một chính phủ trách nhiệm, liêm chính và phục vụ”,..

3.Tức là “đầu vào” [tuyển dụng], “quá trình” [quá trình công tác] và “đầu ra” [cơ chế đào thải].

4.Thành phố Thượng Hải thành công với mô hình “một cửa”; thành phố Nam Kinh với “Sáu chiến lược lớn để phát triển” [thị trường hóa, tiêu chuẩn hóa, quốc tế hóa, quy phạm hóa, điện tử hóa và pháp trị hóa; thành phố Thành Đô với chương trình “Quy hóa hóa công tác phục vụ”; Thâm Quyến với chủ trương “Chính phủ không có vách ngăn”,...

5.Thực tế cho thấy, còn nhiều địa phương thì đối tượng phục vụ không phải là nhân dân và doanh nghiệp mà chính là “cấp trên", là “lãnh đạo"

6.Không phải ngẫu nhiên mà nhiều lần Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến hiện tượng “trên bảo dưới không nghe”, hay “trên nóng dưới lạnh”,...

7.Hòn đá trên núi khác có thể giúp mình luyện thành ngọc, nghĩa là cái đáng để mình học tập.

8.Tạm dịch: “Đổi mới chính phủ", “trùng tu chính phủ", “tái cơ cấu chính phủ". Chương trình này gồm các nhiệm vụ: Thị trường hóa trong định vị chức năng của chính phủ; thị trường hóa đầu ra dịch vụ công.

9.Song với với việc vận hành Chính phủ phục vụ, Trung Quốc chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng đạo đức công vụ cho đội ngũ công vụ viên. Trong đó, có chương trình bồi dưỡng “nhân cách hành chính” [là sự thống nhất giữa nhân cách cá nhân và nhân cách nhóm; giữa cái tôi và cái chúng ta; giữa cái riêng và cái chung. Là sự thống nhất giữa “cái tôi chân thực, cái tôi hiện thực và cái tôi lý tưởng].

10. Tương tự hệ thống quản lý chất lượng ISO trong các doanh nghiệp. Cách thức lượng giá và thẩm định gồm các tiêu chí, thang đo, chỉ số như việc đánh giá Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam [PAPI].

11.Tháng 1 năm 2005, Trung Quốc cũng đã ban hành bộ Tiêu chuẩn đánh giá thành tích vượt trội trong bộ máy hành chính và được áp dụng rộng rãi.

Tài liệu tham khảo:

Mã Bảo Thành. [2012]. Mười năm xây dựng chính phủ phục vụ của Trung Quốc: Thành tựu và triển vọng. Tạp chí Học viện Hành chính Quốc gia, 05.

Phạm Đi. [2018],Chính sách và thực thi chính sách trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam - nghiên cứu chính sách bồi thường, giải tỏa, tái định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh.Trung Quốc: Đại học Thượng Hải.

Phạm Đi. [2019].Sự biến đổi trong đời sống xã hội Trung Quốc. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

Tiêu Trần Quân. [2007].Khái luận về chính phủ phục vụ. Đại Học Mậu dịch kinh tế đối ngoại. Trung Quốc.

Trần Hồng Thái và Lý Nghiêm Xướng. [2007]. Bốn mô thức Chính phủ phục vụ Trung Quốc.

Nguồn:Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 04 [60] - 2019

In bài viết
Gửi Email

Các tin đã đưa ngày:

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ The office of the President is largely powerless, with the powers and functions under the Constitution of 1982 comparable to that of a constitutional monarch or a head of state in a parliamentary republic.[7]
  2. ^ Xi Jinping, 59, was named general secretary of the 82-million-member Communist Party and is set to take over the presidency, a mostly ceremonial post, from Hu Jintao in March.[8]

Xem thêmSửa đổi

  • Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân
  • Bí thư Tỉnh ủy [Trung Quốc]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “doggo”. Truy cập 27 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ //nccur.lib.nccu.edu.tw/bitstream/140.119/33731/8/26000308.pdf
  3. ^ “中央秘密文件视宪政与人权为威胁”. Truy cập 27 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ “中共下发意识形态文件 通报神龙不见首尾” [bằng tiếng Anh]. BBC News. Truy cập 27 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ “《明鏡》月刊 第43期 Pubu 電子書城”. Pubu 電子書城. Truy cập 27 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ “National People's Congress Chinese People's Political Consultative Conference”.
  7. ^ Krishna Kanta Handique State Open University, EXECUTIVE: THE PRESIDENT OF THE CHINESE REPUBLIC.
  8. ^ Who’s Who in China’s New Communist Party Leadership Lineup - Bloomberg
  9. ^ Pitfalls of Modernization 现代化的陷阱 by He Qinglian published in PRC 1996, never translated.
  10. ^ “Hong Kong's Missing Booksellers”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập 27 tháng 10 năm 2017.

BÀI 3: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thứ ba - 21/07/2020 08:28 383.783 0



I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Khái quát về hệ thống chính trị
1.1.1 Khái niệm hệ thống chính trị


Chính trị hiểu theo nghĩa chung nhất là một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ giữa các chủ thể trong đời sống xã hội liên quan đến việc nhận diện và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội, nhất là những vấn đề có tính tranh chấp, xung đột mang tính phổ biến trong các mối quan hệ xã hội. Để có thể giải quyết được các vấn đề trên, một quyền lực chung được thiết lập có sức mạnh cưỡng chế nhằm duy trì trật tự, hòa bình và công lý trong xã hội, đảm bảo các quyền, tự do của công dân. Nhà nước được tổ chức để thực thi quyền lực này. Do vậy, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từNhân dân.

Trong các xã hội có giai cấp, các giai cấp tùy vào khả năng và tương quan lực lượng của mình đều tìm cách để giành quyền lực nhà nước để hiện thực hóa lợi ích của giai cấp mình, trên cơ sở và nhân danh thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Chính vì vậy, ở cách tiếp cận này,chính trị được khái quát là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lựcnhà nước.

Từ đó có thể hiểu, hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị
Trong xã hội có giai cấp, các chủ thể chính trị được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền, đồng thời thực hiện lợi ích của các chủ thể khác ở mức độ nhất định.

- Tính quyền lực: Hệ thống chính trị của bất kỳ chế độ, xã hội nào cũng là hệ thống tổ chức phân bổ và thực thi quyền lực chính trị của các chủ thể, lực lượng trong xã hội. Chẳng hạn, bên cạnh chủ thể nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước, còn có các chủ thể khác tham gia, tác động đến việc thực thi quyền lực nhà nước theo những cách thức nhất định, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong xã hội.

- Tính vượt trội:Hệ thống chính trị được xác lập và hoạt động theo các thể chế, luật lệ và cơ chế nhằm tạo ra sức mạnh, tính vượt trội của hệ thống. Theo đó, những tương tác có hại làm triệt tiêu động lực và kết quả hoạt động của nhau sẽ bị hạn chế, ngăn chặn, đồng thời cho phép và khuyến khích những tương tác mang tính hỗ trợ, hợp tác nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho các bên và cho xã hội.

1.1.3. Cấu trúc của hệ thống chính trị

- Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị [hợp pháp] thực thi những chức năng nhất định trong xã hội, gồm có:
+ Đảng chính trị: Đảng cầm quyền là lực lượng chủ yếu thực thi quyền lực nhà nước, quyết định chính sách quốc gia. Các đảng khác [trong mô hình hệ thống chính trị có nhiều đảng] đóng vai trò hợp tác, tham gia phản biện, giám sát, kể cả tìm cách hạn chế, ngăn cản hoạt động của đảng cầm quyền nhằm bảo vệ lợi ích của đảng mình.

+ Nhà nước: được cấu thành bởi 3 cơ quanlập pháp,hành pháp vàtư pháp. Ba cơ quan này thực thi quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước khác với quyền lực của các tổ chức chính trị khác ở tính “độc quyền cưỡng chế hợp pháp”.

+ Các tổ chức chính trị - xã hội: là những tổ chức của công dân được lập ra nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định, có thể tác động đến việc thực hiện quyền lực của Đảng cầm quyền,Nhà nước để bảo vệ lợi ích của tổ chức mình và lợi ích của các thành viên.Mức độsự tác động này phụ thuộc vào vị trí, khả năng, nguồn lực của tổ chức đó trong xã hội.

- Sự tương tác của các thể chế chính trị

Sự tương tác của các thểchếchính trị theo các cơ chế và mối quan hệ đã được xác lập, chủ yếu trên cơ sở của luật pháp. Theo đó, các tổ chức này có sự liên kết tương hỗ, hỗ trợ hoặc đối trọng, ngăn cản nhau trong các quá trình nhất định nhằm thực thi quyền lực chính trị, đạt được mục đích chung của hệ thống và xã hội cũng như lợi ích của các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị.

Chẳng hạn, trong hệ thống chính trị, các đảng chính trị thường đề ra cương lĩnh, mục tiêu, đường lối phát triển đất nước để vận động, thuyết phụcNhân dân ủng hộ, bỏ phiếu nhằm giành được đủ phiếu bầu trở thành đảng cầm quyền hoặc đảng đối lập có vị trí trong bộ máy nhà nước.

Khi trở thành đảng cầm quyền, đảng cầm quyền sẽ thể chế hóa cương lĩnh, mục tiêu, đường lối chính trị của đảng thành luật pháp, chương trình, dự án, chính sách và tổ chức thực hiện. Các đảng đối lập và các tổ chức chính trị - xã hội, phương tiện truyền thông có thể tham gia vào quá trình này để giám sát, phản biện chính sách của đảng cầm quyền tùy theo vị trí, nguồn lực mà họ có, nhằm làm tăng tính cẩn trọng, hợp lý của chính sách được ban hành hoặc phản đối, ngăn cản chính sách nhằm bảo vệ lợi ích của mình hoặc của người dân và xã hội theo quan điểm của họ.

1.2. Khái quát về hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
1.2.1. Các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam


Hệ thống chính trị Việt Nam gồm có:

- Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội gồm có: Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là một tổ chức thành viên của Mặt trận, vừa là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị; Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị.

Thuật ngữ “hệ thống chính trị” được chính thức sử dụng ở Việt Nam từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI [1989]. Việc chuyển từ “hệ thống chuyên chính vô sản” sang “hệ thống chính trị” có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự tương tác, hợp tác của các chủ thể trong đời sống chính trị - xã hội, nhằm tạo nên sức mạnh hợp lực của toàn hệ thống và khả năng thích nghi của hệ thống với những thay đổi của môi trường xã hội.

1.2.2. Vị trí,chức năng, nhiệm vụ của các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam

* Đảng Cộng sản Việt Nam:

Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhânViệt Nam, đại biểu trung thành lợi íchcủagiai cấp công nhân,Nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị.

Ðảng Cộng sản Việt Nam là Ðảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chức năng lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau: Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược,chủ trương phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

Đảng tổ chức, thực hiện tuyên truyền, thuyết phục, vận động các tổ chức và xã hội ủng hộ, thực hiện đường lối, chủ chương của Đảng.

Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viênưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Ðảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua việc thực hiện, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.

* Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân[1]. Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị Việt Nam. Nhà nước gồm các có các cơ quan trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.

Quốc hộilà cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội được toàn thểNhân dân bầu ra theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồngQuốc phòng và an ninh, Hội đồngBầu cử quốc gia.

Quốc hộilà cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Chủ tịch nướclà người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Chính phủlà cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy banThường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên chính phủ do Quốc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra là người đứng đầuChính phủ. Chịu trách nhiệm trước Quốc hội và hoạt động củaChính phủ và những nhiệm vụ được giao.

Chính phủ thực hiện chức năng hành pháp, “tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy banThường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”, thống nhất quản lý về các lĩnh vực, ngành và nền hành chính quốc gia.

Tòa án nhân dânlà cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp. Tòa án gồmTòa án nhân dân được thành lập từ cấptrung ương đến cấp huyện và các tòa án khác do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa án xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.

Viện kiểm sát nhân dânthực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dânvàỦy ban nhân dânđược tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định.

- “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyềnlực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”[2]. Nhiệm kỳ củaHội đồng nhân dânlà05 năm.

Hội đồng nhân dân có hai chức năng cơ bản là: [1] quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; [2] giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- “Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”[3].

Ủy ban nhân dân có 3 chức năng chính: [1] Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; [2] Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; [3] Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

* Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có tên gọi ban đầu là Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18/11/1930.

Từ khi được thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và cùng trải qua các thời kỳ hoạt động cách mạng với những tên gọi khác nhau, Mặt trận là tổ chức tập hợp, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc của Việt Nam - một nhân tố quan trọng góp phần quyết định vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kế tục và phát huy vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nayvẫn tiếp tục đại diện cho lợi ích, tiếng nói rộng rãi của các nhóm xã hội, các giai cấp, tầng lớp nhân dân, tạo sự đoàn kết, đồng thuận xã hội, huy động nguồn lực, sức mạnh của toàn thể nhân dân vào xây dựng đảng, chính quyền, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò tập hợp, thu hút các tầng lớpNhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội; tuyên truyền động viênNhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tập hợp ý kiến, kiến nghị củaNhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền với lợi ích chính đáng củaNhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữaNhân dân Việt Nam vớiNhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên, tổ chức của mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”[4].

Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng củaNhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ củaNhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. Ðảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là tổ chức lãnh đạo Mặt trận.

- Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Namđượcthành lập ngày 28/7/1929. Trải qua quá trình hình thành và phát triển,tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Hiến pháp 2013 quy định:“Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người dân lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội: tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[5].

Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam[thành lập ngày 20/10/1930] là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực, quan trọng vào sự nghiệp giải phóng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. HộiLiên hiệpPhụ nữ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh trong việc tổ chức, thu hút hội viên; có những mô hình liên kết, hỗ trợ thiết thực, sáng tạo cho sự phát triển của các hội viên, tham gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế gia đình và đặc biệt đóng góp những ý kiến phản biện, đề xuất chính sách cho Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và thực hiện những hoạt động cho sự phát triển, bình đẳng giới của phụ nữ Việt Nam

- Hội Nông dân Việt Nam

Hội Nông dân Việt Nam [thành lập ngày 14/10/1930] là tổ chức chính trị - xã hội của nông dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện nay, mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, tạo diễn đàn chia sẻ thông tin và tri thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo sự kết nối, hỗ trợ giữa các hội viên, đồng thời đại diện và bảo vệ cho quyền, lợi ích chính đáng của hội viên trong quan hệ với các chủ thể khác của đời sống xã hội. Từ đó, tạo sự đồng thuận, sức mạnh của tổ chức, xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong khối liên minh công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới.

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Hội Cựu chiến binh Việt Nam [thành lập ngày06/12/1989] là một tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội.

Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quảcách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng và hợp pháp củacựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.

-ĐoànThanh niêncộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn Thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh [thành lập ngày 26/3/1931] là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đoàn Thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước. Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hoá đường lối, chủtrươngcủa Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật,chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hoá trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng năm của các cấp, các ngành.Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Đoàn giữ vai trò nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của HộiLiên hiệpthanh niên Việt Nam, HộiSinh viên Việt Nam và các thành viên khác của hội. Đối với ĐộiThiếu niên tiền phong,Đoàn giữ vai trò là người phụ trách xây dựng tổ chứcĐội.

Tóm lại, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ sau:

1] Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; các chương trình phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên với cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan.

2] Tập hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên,Nhân dân và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

3] Tuyên truyền, vận động thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên,Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4] Vận động các thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.

5]Giám sát, phản biện xã hội.

6] Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ những tổ chức, cá nhân chưa gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng có tinh thần hưởng ứng, ủng hộ, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

7] Tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

1.2.3. Mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị

Các quan hệ trong hệ thống chính trị Việt Nam, các quan hệ chính trị được xác lập theo một cơ chế chủ đạo là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội củaNhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò, chức năng lãnh đạo đối với toàn xã hội, nhằm phát huy và thực hiện quyền làm chủ củaNhân dân.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước củaNhân dân, doNhân dân, vìNhân dân. Quyền lực của Nhà nước là quyền lực củaNhân dân giao cho để phục vụNhân dân. Nhà nước thể chế hóa đường lối, mục tiêu, chủ trương lãnh đạo của Đảng thành pháp luật, chính sách của Nhà nước và tổ chức thực hiện.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho lợi ích rộng rãi của các giai cấp, tầng lớp xã hội, của toàn thểNhân dân lao động và yêu nước Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hộihoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuỳ theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, các tổ chức vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; đồng thời chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Mọi hành vi lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền lập hội để chống phá Đảng, chính quyền nhân dân, đi ngược lại lợi ích củaNhân dân và dân tộcđều vi phạm pháp luật Việt Nam và bị xử lý theo pháp luật.

Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương tôn trọng tính tự chủ, tự nguyện, ủng hộ và tạo mọi điều kiện để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động tích cực, sáng tạo đóng góp cho Đảng, chính quyền và đất nước, mang lại lợi ích choNhân dân. Đảng, chính quyền lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội.

Trong hệ thống chính trị, các bộ phận cấu thành đều có chung một mục đích là duy trì và đại diện cho quyền lực và lợi ích của giai cấp và dân tộc. Cả hệ thống chính trị Việt Nam đều có chung mộtmụctiêu là phấn đấu vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhấn mạnh: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội góp phần quan trọng trong việc thực hiện cương lĩnh, mục tiêu, phương hướng chính trị của Đảng cầm quyền và Nhà nướcxã hội chủ nghĩa.Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội góp phần bảo đảm sức mạnh của hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quyết định việc tập hợp lực lượngnhân dân, tổ chức các phong trào nhân dân và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Cơ chế và các nguyên tắc vận hành
Hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động theo cơ chế Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý,Nhân dân làm chủ.
Hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc phổ biến của hệ thống chính trị nói chung như: nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc vềNhân dân; nguyên tắc ủy quyền có điều kiện và có thời hạn; nguyên tắc pháp quyền. Ngoài ra hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc riêng như: tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quannhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

1.2.4. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị Việt Nam cũng được tổ chức theo những mô hình phổ biến của hệ thống chính trị các nước trên thế giới. Mặt khác hệ thống chính trị Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng.

Thứ nhất,hệ thống chính trị Việt Nam do duy nhất một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Không tồn tại các đảng chính trị đối lập. Đặc điểm này thể hiện tính phổ biến của hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa, vừa thể hiện tính đặc thù xuất phát từ điều kiện thực tế cụ thể ở Việt Nam. Bởi vì, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được sự tín nhiệm củaNhân dân, đượcNhân dân ủng hộ, tôn vinh ở vị trí lãnh đạo và thực tế Đảng đã xứng đáng với vị trí được tôn vinh này[6].

Thứ hai,hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống chính trị được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có tham khảo kinh nghiệm của thế giới. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta xác định“Chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng”.

Thứ ba,do lịch sử hình thành gắn với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên do Đảng thành lập và lãnh đạo, có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với Đảng và Nhà nước. Các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập: Nhà nước là hình thức tổ chức quyền lực củaNhân dân - do Đảng lập ra. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng sáng lập có nhiệm vụ chính trị là tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện ý chí và nguyện vọng của quần chúng.

Thứ tư,hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống mang tính thống nhất và tập trung quyền lực. Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguồn gốc quyền lực của nhân nhân ủy quyền cho Đảng,Nhà nước để thực hiện mục đích chung. Mục đích chính trị của toàn bộ hệ thống là: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và mục tiêu cụ thể được xác định là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ năm,trong hệ thống chính trị Việt Nam, các thành viên có địa vị pháp lý vững chắc. Do vị trí, chức năng của mỗi thành viên trong hệ thống chính trị được quy định trong Hiến pháp và các đạo luật, như: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên…

II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - THÀNH TỐ HẠT NHÂN VÀ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

2.1. Vai trò hạt nhân và yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam

Vai trò hạt nhân lãnh đạo

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội. Vai trò lãnh đạo đó xuất phát từ chính bản chất của một Đảng Cộng sản theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản chất đó được hình thành từ 3 yếu tố quan trọng.Thứ nhất, Đảng Cộng sản khác về chất với các đảng chính trị hiện có [đảng tư sản] ở chỗ: luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động, đấu tranh và phấn đấu cho mục tiêu giải phóng con người, xóa bỏ bất công và áp bức trong xã hội, xây dựng một xã hội vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện các khả năng của con người.Thứ hai,Đảng Cộng sản là tổ chức của những người cộng sản tiêu biểu về mặt trí tuệ, đồng thời luôn thu hút và tập hợp được những người tài giỏi nhất của giai cấp và xã hội.Thứ ba,Đảng Cộng sản còn có tính tiền phong, tiêu biểu cho những giá trị, tiến bộ và văn minh của nhân loại.

Chính vì có “chất cộng sản” trên, Đảng luôn có được sự ủng hộ của Nhân dân, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành lại quyền lực nhà nước từ tay giai cấp thống trị, lập nên Nhà nước, lãnh đạo Nhà nước tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Lãnh đạo Nhân dân và xã hội thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp, phát triển - xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam.

Đảng có vai trò lãnh đạoNhà nước và xã hội nhưng mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây là nguyên tắc hiến định đảm bảo nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị:

Thứ nhất,sự lãnh đạo của Đảng xuất phát từ tính chất của một Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản khác với các đảng chính trị khác ở 03 tiền đề quan trọng: [1] là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng tập hợp những con người tiêu biểu của xã hội; [2] là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc. Việc ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian qua đã biểu hiện rõ tính chất nêu trên. Đảng là đảng của cả dân tộc, tức của mọi giai tầng trong xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân”[1]. Ngoài lợi ích đại diện cho dân, cho nước, Đảng không có lợi ích nào khác; [3] tiêu biểu về trí tuệ, Đảng tập hợp, thu hút được những người tài giỏi nhất của giai cấp và các tầng lớp Nhân dân vào trong tổ chức của mình. Ba tiền đề trên chính là yếu tố tạo nên sức mạnh, năng lực lãnh đạo của Đảng và sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân.

Thứ hai,việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Con đường phát triển này luôn cần có sự lãnh đạo của một Đảng cộng sản - Đảng luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân và của dân tộc trong tổ chức và thực thi quyền lực của Nhân dân. Theo đó, Đảng vì mục tiêu, lý tưởng cộng sản của mình sẽ là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền, giành lại quyền lực nhà nước về tay Nhân dân và tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực thi vì mục đích, lợi ích của Nhân dân và xã hội.

Thứ ba,xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Trong hệ thống chính trị một Đảng Cộng sản cầm quyền, không thể có một tổ chức hay lực lượng nào khác trong tương quan so sánh có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo Nhân dân thực hiện được những mục đích tốt đẹp như Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện.Trong Điều lệ Đảng chỉ rõ mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đặc điểm này cho thấy rằng, đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng củaNhân dân. Đây là cơ sở quan trọng cho sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam hiện nay.

Trong sự lãnh đạo của mình, Đảng đề cao nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềNhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, tổ chức quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đảng lãnh đạo xã hội được xác định là chủ yếu bằng Nhà nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: “Trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền và có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước”[2].

Tuy nhiên, khi trở thành một Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo toàn bộ xã hội trong thời kỳ hòa bình, Đảng phải luôn đề phòng khả năng chủ quan, duy ý chí, độc đoán, chuyên quyền. Việc phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý củaNhà nước hiện nay làm cho sự lãnh đạo của Đảng trên thực tế có thể dẫn tới hai khuynh hướng:hoặc bao biện làm thay các công việc củaNhà nước, can thiệp trực tiếp vào các công việc củaNhà nước hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Quá trình đổi mới hệ thống chính trị trong thời gian qua đã có sự phân định ngày càng rõ hơn chức năng, mối quan hệ của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị. Theo đó, ngoài việc xác định rõ nội dung lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn xây dựng quy chế phối hợp hoạt động, tạo sự thống nhất, thông suốt trong hoạt động của hệ thống chính trị.

2.2. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Để thực hiện chức năng lãnh đạo, cần có các nội dung lãnh đạo. Nội dung lãnh đạo của Đảng là những vấn đề, nhiệm vụ cụ thể mà Đảng đặt ra và chủ yếu được xác định ở mục tiêu trong các đường lối, chủ chương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Nội dung lãnh đạo của Đảng bao gồm tất cả các vấn đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.

Về nguyên tắc: Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội; Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Những nội dung lãnh đạo của Đảng:

Một là,Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa chúng thành các luật lệ, quy định, chính sách và tổ chức thực hiện, Mặt trận và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị dựa trên đường lối của Đảng, luật pháp, chương trình, kế hoạch của công tác và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức, Đảng không quyết định những vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức khác, Đảng tôn trọng tính độc lập của từng tổ chức.

Hai là,Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh, đủ năng lực và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự là Nhà nước củaNhân dân, doNhân dân, vìNhân dân. Việc xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành từng bước phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, ngoài việc lãnh đạoQuốc hội tập trung vào việc xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, Đảng lãnh đạoNhà nước thực hiện cải cách quy trình lập pháp, cải cách nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, cải cách tư pháp.

Bên cạnh đó, Đảng lãnh đạo xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội đủ sức tập hợp rộng rãi quần chúngNhân dân và phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của họ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này thể hiện ở việc đề ra các quan điểm, các nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ chức; đề cao tính tự chủ, chủ động của các tổ chức. Đảng không can thiệp vào công việc tổ chức cụ thể của các thành viên khác trong hệ thống chính trị.

Ba là,Đảng xác định thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ thông qua việc hoạch định chủ trương, chính sách cán bộ. Đảng quyết định những chính sách lớn về cán bộ, thực hiện công tác tổ chức và cán bộ trên tất cả các khâu đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá và sử dụng cán bộ. Trực tiếp bố trí và quyết định nhân sự chủ chốt của hệ thống chính trị, nhất là ở các cấp cao, giới thiệu các đảng viên ưu tú, có uy tín, năng lực, trung thành với Đảng, dân tộc choNhân dân lựa chọn, bầu vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan dân cử và các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Bốn là,Đảng tiến hành kiểm tra đối với các tổ chức Đảng, Nhà nước và các tổ chức chủ yếu khác trong hệ thống chính trị. Nội dung kiểm tra chủ yếu là việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, việc tuân thủ pháp luật và trách nhiệm trướcNhân dân. Đảng vừa trực tiếp kiểm tra, vừa tổ chức sự phối hợp hoạt động kiểm tra của cả hệ thống kiểm tra Đảng, giám sát của Quốc hội, thanh tra Nhà nước, điều tra củaViệnKiểm sát và kiểm tra của các tổ chức chính trị - xã hội khác. Thông qua kiểm tra, phát hiện những việc làm đúng, những sai sót trong tổ chức thực hiện, qua đó tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước. Từ đó nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, hiệu lực,hiệu quả củaNhà nước, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Như vậy,nội dung lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính định hướng chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội hướng tới mục tiêu:dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Phương thức lãnh đạo của Đảng chính là cách thức tác động của Đảng đối với những đối tượng lãnh đạo nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động, qua đó thực hiện được các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.

- Chủ thể tác động: Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đối tượng tác động: Nhà nước, các lực lượng xã hội, các tổ chức, cá nhân.

- Phương thức tác động: thông qua hệ thống những cách thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác của Đảng.

- Mục đích: nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động của đối tượng lãnh đạo qua đó thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.

Phương thức lãnh đạo của Đảng:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [Bổ sung, phát triển năm 2011]xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội bằng:

- Cư­ơng lĩnh, chiến l­ược, các định h­ướng về chính sách và chủ tr­ương lớn của Đảng, được thể hiện trong cương lĩnh, văn kiện, các nghị quyết của Đảng. Trên cơ sở những quan điểm đường lối, chính sách lớn của Đảng,Nhà nước thể chế hóa thành Hiến pháp, các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

- Công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động: đây là một phương thức lãnh đạo chủ yếu và quan trọng của Đảng. Đường lối, mục tiêu, chủ trương, chính sách củaĐảng dù có đúng đắn và khoa học vì dân, nhưng nếu không có sự tuyên truyền, thuyết phục, vận động thì chúng cũng khó đến được với các chủ thể khác trong hệ thống chính trị, khó tạo được sự thống nhất về tư tưởng, và hành động. Phương thức lãnh đạo này mang tính dân chủ, góp phần tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh của hệ thống, xã hội.

- Công tác tổ chức, cán bộ,Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có năng lực vàphẩmchất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị.

- Công tác kiểm tra, giám sát được coi là một phương thức lãnh đạo củaĐảng. Lãnh đạo mà không có kiểm tra, giám sát thì coi như là không lãnh đạo. Việc kiểm tra, giám sát của Đảng giúp cho việc nhận diện việc nắm bắt và thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng đã đúng chưa, có những vướng mắc, bất cập gì trong thực tế và cần phải hoàn thiện chính sách hay khắc phục như thế nào.

- Sự gư­ơng mẫu của đảng viên, nhất là những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan của Đảng. Sự gương mẫu của mỗi đảng viên, nhất là của những người đứng đầu ở các vị trí cao của hệ thống chính trị luôn có sức lay động và cảm hóa mạnh mẽ đối vớiNhân dân.

- Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Thông qua tính kỷ luật và thống nhất trong Đảng, cácđảng viên và tổ chứcđảng sẽ là người tuân thủ, thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng. Đồng thời họ cũng là người có vai trò phổ biến, vận động, thuyết phục đối với các thành viên khác của xã hội nhận thức và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Ngoài những điểm nêu trên, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội vàNhân dân từ uy tín của Đảng, từ sự đề cao và tôn trọng vai trò của Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - THÀNH TỐ HẠT NHÂN VÀ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

2.1. Vai trò hạt nhân và yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam

Vai trò hạt nhân lãnh đạo

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội. Vai trò lãnh đạo đó xuất phát từ chính bản chất của một Đảng Cộng sản theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản chất đó được hình thành từ 3 yếu tố quan trọng.Thứ nhất, Đảng Cộng sản khác về chất với các đảng chính trị hiện có [đảng tư sản] ở chỗ: luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động, đấu tranh và phấn đấu cho mục tiêu giải phóng con người, xóa bỏ bất công và áp bức trong xã hội, xây dựng một xã hội vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện các khả năng của con người.Thứ hai,Đảng Cộng sản là tổ chức của những người cộng sản tiêu biểu về mặt trí tuệ, đồng thời luôn thu hút và tập hợp được những người tài giỏi nhất của giai cấp và xã hội.Thứ ba,Đảng Cộng sản còn có tính tiền phong, tiêu biểu cho những giá trị, tiến bộ và văn minh của nhân loại.

Chính vì có “chất cộng sản” trên, Đảng luôn có được sự ủng hộ của Nhân dân, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành lại quyền lực nhà nước từ tay giai cấp thống trị, lập nên Nhà nước, lãnh đạo Nhà nước tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Lãnh đạo Nhân dân và xã hội thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp, phát triển - xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam.

Đảng có vai trò lãnh đạoNhà nước và xã hội nhưng mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây là nguyên tắc hiến định đảm bảo nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị:

Thứ nhất,sự lãnh đạo của Đảng xuất phát từ tính chất của một Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản khác với các đảng chính trị khác ở 03 tiền đề quan trọng: [1] là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng tập hợp những con người tiêu biểu của xã hội; [2] là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc. Việc ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian qua đã biểu hiện rõ tính chất nêu trên. Đảng là đảng của cả dân tộc, tức của mọi giai tầng trong xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân”[1]. Ngoài lợi ích đại diện cho dân, cho nước, Đảng không có lợi ích nào khác; [3] tiêu biểu về trí tuệ, Đảng tập hợp, thu hút được những người tài giỏi nhất của giai cấp và các tầng lớp Nhân dân vào trong tổ chức của mình. Ba tiền đề trên chính là yếu tố tạo nên sức mạnh, năng lực lãnh đạo của Đảng và sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân.

Thứ hai,việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Con đường phát triển này luôn cần có sự lãnh đạo của một Đảng cộng sản - Đảng luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân và của dân tộc trong tổ chức và thực thi quyền lực của Nhân dân. Theo đó, Đảng vì mục tiêu, lý tưởng cộng sản của mình sẽ là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền, giành lại quyền lực nhà nước về tay Nhân dân và tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực thi vì mục đích, lợi ích của Nhân dân và xã hội.

Thứ ba,xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Trong hệ thống chính trị một Đảng Cộng sản cầm quyền, không thể có một tổ chức hay lực lượng nào khác trong tương quan so sánh có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo Nhân dân thực hiện được những mục đích tốt đẹp như Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện.Trong Điều lệ Đảng chỉ rõ mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đặc điểm này cho thấy rằng, đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng củaNhân dân. Đây là cơ sở quan trọng cho sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam hiện nay.

Trong sự lãnh đạo của mình, Đảng đề cao nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềNhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, tổ chức quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đảng lãnh đạo xã hội được xác định là chủ yếu bằng Nhà nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: “Trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền và có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước”[2].

Tuy nhiên, khi trở thành một Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo toàn bộ xã hội trong thời kỳ hòa bình, Đảng phải luôn đề phòng khả năng chủ quan, duy ý chí, độc đoán, chuyên quyền. Việc phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý củaNhà nước hiện nay làm cho sự lãnh đạo của Đảng trên thực tế có thể dẫn tới hai khuynh hướng:hoặc bao biện làm thay các công việc củaNhà nước, can thiệp trực tiếp vào các công việc củaNhà nước hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Quá trình đổi mới hệ thống chính trị trong thời gian qua đã có sự phân định ngày càng rõ hơn chức năng, mối quan hệ của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị. Theo đó, ngoài việc xác định rõ nội dung lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn xây dựng quy chế phối hợp hoạt động, tạo sự thống nhất, thông suốt trong hoạt động của hệ thống chính trị.

2.2. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Để thực hiện chức năng lãnh đạo, cần có các nội dung lãnh đạo. Nội dung lãnh đạo của Đảng là những vấn đề, nhiệm vụ cụ thể mà Đảng đặt ra và chủ yếu được xác định ở mục tiêu trong các đường lối, chủ chương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Nội dung lãnh đạo của Đảng bao gồm tất cả các vấn đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.

Về nguyên tắc: Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội; Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Những nội dung lãnh đạo của Đảng:

Một là,Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa chúng thành các luật lệ, quy định, chính sách và tổ chức thực hiện, Mặt trận và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị dựa trên đường lối của Đảng, luật pháp, chương trình, kế hoạch của công tác và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức, Đảng không quyết định những vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức khác, Đảng tôn trọng tính độc lập của từng tổ chức.

Hai là,Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh, đủ năng lực và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự là Nhà nước củaNhân dân, doNhân dân, vìNhân dân. Việc xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành từng bước phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, ngoài việc lãnh đạoQuốc hội tập trung vào việc xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, Đảng lãnh đạoNhà nước thực hiện cải cách quy trình lập pháp, cải cách nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, cải cách tư pháp.

Bên cạnh đó, Đảng lãnh đạo xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội đủ sức tập hợp rộng rãi quần chúngNhân dân và phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của họ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này thể hiện ở việc đề ra các quan điểm, các nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ chức; đề cao tính tự chủ, chủ động của các tổ chức. Đảng không can thiệp vào công việc tổ chức cụ thể của các thành viên khác trong hệ thống chính trị.

Ba là,Đảng xác định thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ thông qua việc hoạch định chủ trương, chính sách cán bộ. Đảng quyết định những chính sách lớn về cán bộ, thực hiện công tác tổ chức và cán bộ trên tất cả các khâu đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá và sử dụng cán bộ. Trực tiếp bố trí và quyết định nhân sự chủ chốt của hệ thống chính trị, nhất là ở các cấp cao, giới thiệu các đảng viên ưu tú, có uy tín, năng lực, trung thành với Đảng, dân tộc choNhân dân lựa chọn, bầu vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan dân cử và các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Bốn là,Đảng tiến hành kiểm tra đối với các tổ chức Đảng, Nhà nước và các tổ chức chủ yếu khác trong hệ thống chính trị. Nội dung kiểm tra chủ yếu là việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, việc tuân thủ pháp luật và trách nhiệm trướcNhân dân. Đảng vừa trực tiếp kiểm tra, vừa tổ chức sự phối hợp hoạt động kiểm tra của cả hệ thống kiểm tra Đảng, giám sát của Quốc hội, thanh tra Nhà nước, điều tra củaViệnKiểm sát và kiểm tra của các tổ chức chính trị - xã hội khác. Thông qua kiểm tra, phát hiện những việc làm đúng, những sai sót trong tổ chức thực hiện, qua đó tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước. Từ đó nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, hiệu lực,hiệu quả củaNhà nước, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Như vậy,nội dung lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính định hướng chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội hướng tới mục tiêu:dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Phương thức lãnh đạo của Đảng chính là cách thức tác động của Đảng đối với những đối tượng lãnh đạo nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động, qua đó thực hiện được các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.

- Chủ thể tác động: Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đối tượng tác động: Nhà nước, các lực lượng xã hội, các tổ chức, cá nhân.

- Phương thức tác động: thông qua hệ thống những cách thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác của Đảng.

- Mục đích: nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động của đối tượng lãnh đạo qua đó thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.

Phương thức lãnh đạo của Đảng:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [Bổ sung, phát triển năm 2011]xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội bằng:

- Cư­ơng lĩnh, chiến l­ược, các định h­ướng về chính sách và chủ tr­ương lớn của Đảng, được thể hiện trong cương lĩnh, văn kiện, các nghị quyết của Đảng. Trên cơ sở những quan điểm đường lối, chính sách lớn của Đảng,Nhà nước thể chế hóa thành Hiến pháp, các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

- Công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động: đây là một phương thức lãnh đạo chủ yếu và quan trọng của Đảng. Đường lối, mục tiêu, chủ trương, chính sách củaĐảng dù có đúng đắn và khoa học vì dân, nhưng nếu không có sự tuyên truyền, thuyết phục, vận động thì chúng cũng khó đến được với các chủ thể khác trong hệ thống chính trị, khó tạo được sự thống nhất về tư tưởng, và hành động. Phương thức lãnh đạo này mang tính dân chủ, góp phần tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh của hệ thống, xã hội.

- Công tác tổ chức, cán bộ,Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có năng lực vàphẩmchất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị.

- Công tác kiểm tra, giám sát được coi là một phương thức lãnh đạo củaĐảng. Lãnh đạo mà không có kiểm tra, giám sát thì coi như là không lãnh đạo. Việc kiểm tra, giám sát của Đảng giúp cho việc nhận diện việc nắm bắt và thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng đã đúng chưa, có những vướng mắc, bất cập gì trong thực tế và cần phải hoàn thiện chính sách hay khắc phục như thế nào.

- Sự gư­ơng mẫu của đảng viên, nhất là những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan của Đảng. Sự gương mẫu của mỗi đảng viên, nhất là của những người đứng đầu ở các vị trí cao của hệ thống chính trị luôn có sức lay động và cảm hóa mạnh mẽ đối vớiNhân dân.

- Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Thông qua tính kỷ luật và thống nhất trong Đảng, cácđảng viên và tổ chứcđảng sẽ là người tuân thủ, thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng. Đồng thời họ cũng là người có vai trò phổ biến, vận động, thuyết phục đối với các thành viên khác của xã hội nhận thức và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Ngoài những điểm nêu trên, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội vàNhân dân từ uy tín của Đảng, từ sự đề cao và tôn trọng vai trò của Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.


Video liên quan

Chủ Đề