So sánh sự giống và khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra

Thanh tra là gì?

Căn cứ theo điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định về thanh tra như sau:

“ Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.”

Trong đó, thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, cụ thể như sau:

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm:

– Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:

Thanh tra Chính phủ;

Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ [sau đây gọi chung là Thanh tra bộ];

Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh];

Thanh tra sở

Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Thanh tra huyện].

– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Mối quan hệ và sự khác biệt giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, giám sát

2020-09-03 07:35:00.0

Xuất phát từ nguyên tắc mang tính bản chất của nhà nước ta là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình. Quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia nhưng có phân công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vì vậy trong cơ chế hoạt động của mình, các cơ quan nhà nước ngoài việc phải thường xuyên tự kiểm tra hoạt động của mình còn phải chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan khác trong, ngoài hệ thống và sự giám sát của nhân dân.

1. Giám sát: Là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội

2. Kiểm tra: Là khái niệm rộng, được hiểu theo hai góc độ:

Thứ nhất, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới [trong mối quan hệ trực thuộc] nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp cần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào đó. Vì vậy khi tiến hành kiểm tra, cơ quan cấp trên hoặc thủ trưởng cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế kỷ luật, biện pháp bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực với đối tượng bị kiểm tra cũng như động viên khen thưởng về vật chất hoặc tinh thần.

Thứ hai, kiểm tra là hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như kiểm tra của Đảng, kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội đối với hoạt động hành chính nhà nước. Hoạt động kiểm tra này ít mang tính quyền lực nhà nước và không trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà chỉ áp dụng các biện pháp tác đông mang tính xã hội.

3. Từ quan niệm trên, cụ thể là các mối quan hệ giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, giám sát như sau:

Thứ nhất, nhà nước tự kiểm soát hoạt động của mình bằng các hình thức:

- Các cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp, tư pháp;

- Cơ quan tư pháp kiểm soát cơ quan hành pháp;

- Cơ quan hành pháp tự kiểm soát thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ; thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới; thanh tra việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân…

Thứ hai, nhân dân giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua hệ thống cơ quan dân cử, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng; giám sát trực tiếp ở cơ sở thông qua tổ chức thanh tra nhân dân, qua hoạt động khiếu nại, tố cáo…

Từ sự phân tích trên đây, có thể nhận thấy rằng: hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra có mối quan hệ ràng buộc, tương hỗ, phối hợp với nhau khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

4. Bên cạnh mối quan hệ tác động đó hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát có những điểm khác biệt cơ bản

- Về chủ thể:

Chủ thể thanh tra có phạm vi hẹp hơn và mang tính chuyên trách chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan thanh tra và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra. Chủ thể kiểm tra có phạm vi rộng hơn và thường gắn với sự kiểm tra của nhà quản lý đối với đối tượng quản lý. Chủ thể giám sát rộng hơn nữa bao gồm: hệ thống cơ quan quyền lực, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân.

- Về hoạt động

Hoạt động của thanh tra được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định và mang tính nghiệp vụ cao. Hoạt động giám sát được thực hiện thường xuyên liên tục bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động kiểm tra cũng được thực hiện thường xuyên liên tục và thường là đơn giản hơn thanh tra.

Cao Minh Luận



Video liên quan

Chủ Đề