So sánh sự giống và khác nhau giữa tội phạm và phạm tội

Do Trần Tiến T biết rõ tiêu thụ điện thoại của người dưới 16 tuổi trộm cắp, nên phải chịu trách nhiệm về tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 250 BLHS.

Ảnh minh họa

Trước hết, cần phân biệt rõ giữa “tội phạm” và “phạm tội”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội phạm được quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý...”. Theo đó,tội phạm phải có đầy đủ các yếu tốbao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự; người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi đó có lỗi; hành vi đó xâm phạm đến khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ.

Như vậy, nếu như “tội phạm” theo quy định của BLHS phải có đầy đủ các yếu tố trên, thì “phạm tội” là hành động thực hiện tội phạm, nhưng có thể do người không có năng lực TNHS thực hiện và không bị coi là tội phạm.

Từ những phân tích trên đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 250 BLHS năm 1999: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Trong tình huống tác giả đã nêu Nguyễn Văn H [sinh ngày 12/7/2001] ngày 04/5/2017, lấy trộm 02 chiếc điện thoại tổng trị giá 10.100.000 đồng. Như vậy, hành vi của Nguyễn Văn H có dấu hiệu của tội: Trộm cắp tài sản, quy định tại Điều 138 BLHS năm 1999. Tuy chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm do chủ thể chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự đối với tội Trộm cắp tài sản, nhưng đủ cơ sở để kết luận hành vi đó làphạm tội. Do đó, khi Trần Tiến T mua 02 chiếc điện thoại của Nguyễn Văn H trộm cắp, T biết rõ là tài sản do H trộm cắp mà có đã phạm vào tội: Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, quy định tại Điều 250 BLHS.

1. So sánh tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

a] Sự giống nhau tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác đều là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội và vi phạm pháp luật.

b] Sự khác nhau giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác

Căn cứ để phân biệtTội phạmVi phạm pháp luật khác
Về mặt nội dung chính trị – xã hộiTội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội [*]Vi phạm pháp luật khác là những hành vi có tính nguy hiểm chưa đáng kể cho xã hội.
Về mặt hình thức pháp lýQuy định trong BLHSQuy định trong các văn bản của các ngành luật khác.
Về mặt hậu quả pháp lýBị xử lý bằng hình phạt và để lại án tíchBị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước ít nghiêm khắc hơn và không để lại an tích.

[*] Lưu ý: Ranh giới giữa “Nguy hiểm đáng kể” và “Nguy hiểm chưa đáng kể” là ranh giới cần được xác định khi xây dựng luật cũng như khi giải thích và áp dụng luật hình sự.

Có những điều luật xác định ranh giới dứt khoát: Hành vi được quy định trong BLHS chỉ có thể là tội phạm mà không thể là vi phạm pháp luật khác.

Ví dụ: Hành vi giết người [Điều 123];

Bởi HILAW.VN Cập nhật 08/12/2021

0

Chia sẻ

Vi phạm hành chính là gì? Tội phạm là gì? Cùng tìm hiểu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai khái niệm này theo quy định của pháp luật hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề