So sánh tính kim loại và tính phi kim

Tính kim loại là gì? Tính phi kim là gì? So sánh tính kim loại và tính phi kim. Nêu sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

So sánh tính kim loại và tính phi kim

Định nghĩa

a] Tính kim loại

MMn++neM⟶Mn++ne

- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron để trở thành ion dương.

- Nguyên tử càng dễ nhường electron  tính kim loại càng mạnh.

b] Tính phi kim

X+neXnX+ne⟶Xn−

- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm.

- Nguyên tử càng dễ nhận electron  tính phi kim càng mạnh.

 Lưu ý: Không có ranh giới rõ rệt giữa tính kim loại và tính phi kim.

Bài giảng So sánh tính Kim Loại và tính phi Kim

Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học

1. Tính kim loại, tính phi kim

Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất electron thì tính kim loại của nguyên tố càng mạnh.

Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi kim của nguyên tố càng mạnh.

2. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

a. Trong cùng chu kỳ, theo chiều tăng dần của điiện tích hạt nhân: Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.

Giải thích: trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân [từ trái sang phải] thì độ âm điện tăng dần đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần => khả năng nhường electron giảm, khả năng nhận electron tăng

=> tính kim loại giảm, tính phi kim tăng

b. Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.

 

Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân [từ trên xuống dưới] thì độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh => khả năng nhường electron tăng, khả năng nhận electron giảm.

3. Sự biến đổi độ âm điện

Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

Trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.

Trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.

Sự biến đổi về hóa trị của các nguyên tố

Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hiđro giảm từ 4 đến 1.

Nhận xét: Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro của các phi kim biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

 

Oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng 1 chu kì

Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7
Oxit bazơ Oxit bazơ Oxit lưỡng tính Oxit axit Oxit axit Oxit axit Oxit axit
NaOH Mg[OH]2 Al[OH]3 H2SiO3 H3PO4 H2SO4 HClO4
Bazơ mạnh Bazơ yếu Hidroxit lưỡng tính Axit yếu Axit trung bình Axit mạnh Axit rất mạnh

 

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.

Nhận xét: Tính axit - bazơ của các oxit và hidroxit tương ứng của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Định luật tuần hoàn

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

>> Mời các bạn tham khảo thêm lý thuyết hóa 10 bài tiếp theo tại: Hóa 10 bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NÓ

1. Thí dụ 1:

- Nguyên tố có số thứ tự 2020, chu kì 44, nhóm IIA. Hãy cho biết:

+ Số proton, số electron trong nguyên tử?

+ Số lớp electron trong nguyên tử?

+ Số eletron lớp ngoài cùng trong nguyên tử?

- Trả lời:

+ Nguyên tử có 20p20p20e20e

+ Nguyên tử có 44 lớp electron

+ Số electron lớp ngoài cùng là 22

+ Đó là nguyên tố CaCa

2. Thí dụ 2:

- Cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố là: 1s22s22p63s23p64s11s22s22p63s23p64s1. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn?

- Trả lời:

+ Ô nguyên tố thứ 1919 vì có 19e[=19p]19e[=19p].

+ Chu kì 44 vì có 44 lớp electron.

+ Nhóm IA vì có 1e1e lớp ngoài cùng.

+ Đó là KaliKali.

3. Kết luận:

- Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại.

+ Số thứ tự của nguyên tố  Số proton, số electron.

+ Số thứ tự của chu kì  Số lớp electron.

+ Số thứ tự của nhóm A  Số electron lớp ngoài cùng.

QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ

Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó:

- Tính kim loại, tính phi kim:

+ Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA [trừ HH và BB] có tính kim loại.

+ Các nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA [trừ antimon, bitmut và poloni] có tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro.

- Công thức oxit cao nhất.

- Công thức hợp chất khí với hiđro [nếu có]

- Công thức hiđroxit tương ứng [nếu có] và tính axit hay bazơ của chúng.

SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MỘT NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN

- Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

- Thí dụ:

+ So sánh: P[Z=15]P[Z=15] với Si[Z=14]Si[Z=14] và S[Z=16]S[Z=16]

 SiSiPPSS thuộc cùng một chu kì  theo chiều tăng của ZZ  tính phi kim tăng dần SiP[Z=15]P[Z=15] với N[Z=7]N[Z=7] và As[Z=33]As[Z=33]

 NNPPAsAs thuộc cùng nhóm AA  theo chiều tăng của ZZ  tính phi kim giảm dần As Kết luận:

- Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì:

+ Tính phi kim mạnh dần, tính kim loại yếu dần.

+ Oxit và hiđroxit có tính bazơ yếu dần, tính axit mạnh dần.

- Trong nhóm AA theo chiều tăng của diện tích hạt nhân thì: Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

 

 

 

Chủ Đề