So sánh viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn năm 2024

Viêm tinh hoàn là bệnh lý tiết niệu gây ra sưng và đau ở tinh hoàn người bệnh. Phổ biến là viêm tinh hoàn một bên. Bệnh viêm tinh hoàn có thể là do nhiễm trùng hoặc do các bệnh quai bị và viêm mào tinh hoàn phát triển thành.

Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng chất lượng cuộc sống do các triệu chứng mà bệnh đem lại. Nguy hiểm hơn, viêm tinh hoàn kéo dài sẽ làm giảm khả năng sinh sản ở người bệnh.

So sánh viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn năm 2024

Viêm tinh hoàn là gì?

Viêm tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn ở người bị viêm một hoặc hai bên. Phổ biến nhất là viêm tinh hoàn một bên do nhiễm trùng tiết niệu. Bệnh có thể truyền nhiễm từ người sang người bằng đường máu. Vì vậy, những đối tượng quan hệ tình dục không an toàn sẽ có khả năng bị viêm tinh hoàn nhiều những nhóm đối tượng khác. (1)

Tinh hoàn một cơ quan nằm trong tuyến sinh dục nam, đóng vai trò chính là sản xuất tinh trùng và tiết testosterone, hormone sinh dục nam. Tinh hoàn được bao bọc bởi một túi da mỏng, gọi là da bìu bên dưới và phía sau dương vật. Tinh hoàn hoạt động dưới sự chi phối của đám rối tinh hoàn, nơi chứa các dây thần kinh từ đám rối thận và động mạch chủ.

Trung bình kích thước của một tinh hoàn bình thường là 4 – 5,1cm. Trong trường hợp tinh hoàn có kích thước lớn hơn 5,1cm nghĩa là người đó đang có khả năng mắc các bệnh liên quan đến tinh hoàn, bao gồm viêm tinh hoàn.

Viêm tinh hoàn phổ biến là viêm tinh hoàn do nhiễm trùng tiết niệu, một số ca bệnh là do viêm mào tinh hoàn lây vi khuẩn đến tinh hoàn. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở đối tượng nam trẻ tuổi, có hoạt động tình dục vì đây là yếu tố khiến nam giới dễ mắc các bệnh nhiễm trùng về đường tiết niệu nhất.

Có hai loại viêm tinh hoàn là cấp tính và mạn tính. Đối với viêm tinh hoàn cấp tính, bệnh tuy có thể gây ra những cơn đau và triệu chứng bất tiện, nhưng có thể điều trị dứt điểm bằng phương pháp nội khoa đơn giản, sử dụng thuốc đường uống.

So sánh viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn năm 2024

Dù vậy, người bệnh cũng không nên chủ quan với bệnh viêm tinh hoàn. Trong trường hợp người bệnh không điều trị bệnh hoặc điều trị viêm tinh hoàn sai cách, bệnh sẽ dần phát triển thành viêm tinh hoàn mạn tính. Bệnh tiềm ẩn vô số rủi ro về các biến chứng tiết niệu khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tinh hoàn

Nguyên nhân gây bệnh viêm tinh hoàn rất đa dạng, tuy nhiên phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, hệ lụy của bệnh quai bị và quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn.

1. Bệnh quai bị & các bệnh tự miễn

Bệnh viêm tinh hoàn hầu hết là do vi khuẩn gây ra. Trong đó, vi khuẩn mumps, thuộc họ Paramyxoviridae gây ra bệnh quai bị, là vi khuẩn gây viêm hoàn phổ biến nhất. ()

Tỷ lệ nam giới mắc viêm tinh hoàn sau 4 – 7 ngày bị quai bị là khá cao, cứ 3 người bị quai bị sẽ có 1 người bị viêm tinh hoàn sau đó. Điều này đồng nghĩa, các đối tượng gồm trẻ sau dậy thì và người không tiêm phòng vaccine quai bị có khả năng bị viêm tinh hoàn cao hơn những người khác.

Xem thêm: Triệu chứng viêm tinh hoàn do quai bị thường gặp

Ngoài ra, những bệnh tự miễn khác cũng có thể gây ra viêm tinh hoàn ở nam giới gồm:

  • Bệnh thủy đậu
  • Bệnh hạt vùi cự bào, nhiễm trùng virus Cytomegalovirus
  • Bệnh tay chân miệng

2. Bệnh lây qua đường tình dục STDs & hoạt động tình dục không an toàn

Viêm tinh hoàn do bệnh STDs, lây truyền qua đường tình dục cũng là một nguyên thường gặp trong các ca bệnh.

Đầu tiên, viêm tinh hoàn là bệnh có thể lây truyền từ người sang người bằng đường máu. Hoạt động tình dục không an toàn tiềm ẩn rủi ro lây nhiễm virus qua đường máu khá cao. Vì vậy, trong trường hợp quan hệ tình dục không sử biện pháp an toàn với người đang bị viêm tinh hoàn, bạn cũng sẽ có khả năng cao bị viêm tinh hoàn.

Ngoài ra, những bệnh STDs lây truyền qua đường tình dục khác cũng dẫn đến viêm tinh hoàn. Lý giải bởi tinh hoàn là cơ quan gần nhất và trực tiếp tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh ở người. Vì thế, khi nam giới mắc các bệnh STDs cần lưu ý đến nguy cơ viêm tinh hoàn của mình.

Những bệnh lây truyền qua đường tình dục có khả năng gây ra viêm tinh hoàn gồm:

  • Lậu
  • Giang mai
  • Viêm mào tinh hoàn

3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Viêm tinh hoàn có thể là hệ lụy từ các bệnh do nhiễm trùng đường tiết niệu khác. Đặc biệt, các bệnh nhiễm trùng không được điều trị sớm sẽ càng tăng nguy cơ viêm tinh hoàn ở người bệnh, vì khi đó các vi khuẩn gây bệnh sẽ phát triển là lây sang các bộ phận và cơ quan lân cận khác.

Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến viêm tinh hoàn gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn và streptococcus
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Các bệnh nhiễm trùng do đặt ống thông tiểu hoặc các dụng cụ y tế vào dương vật

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm tinh hoàn

Triệu chứng viêm tinh hoàn điển hình là cơn đau ở tinh hoàn và vùng háng. Thông thường, cơn đau tinh hoàn sẽ bắt đầu với một bên tinh hoàn rồi dần lan sang tinh hoàn còn lại. Cơn đau háng và đau tinh hoàn tương đối giống nhau, vì vậy người bệnh có thể sẽ nhầm lẫn viêm tinh hoàn thành các bệnh gây ra cơn đau vùng khác háng.

Khi xuất hiện cơn đau bất thường ở háng bẹn, cần quan sát tình trạng sức khỏe cơ thể, đặc biệt là phần da bìu ở tinh hoàn. Nếu người bệnh cũng có những cơn đau ở phần da bìu thì đó chính là dấu hiệu lâm sàng của sự tổn thương ở tinh hoàn.

Những triệu chứng viêm tinh hoàn phổ biến mà nam giới có thể nhận biết:

  • Đau da bìu
  • Đau một hoặc cả hai bên tinh hoàn
  • Tinh hoàn sưng to một hoặc hai bên
  • Bìu sưng
  • Tiểu buốt
  • Đau khi xuất tinh
  • Tinh dịch lẫn máu
  • Sưng hạch bạch huyết ở vùng háng bẹn
  • Một số trường hợp có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, sốt & ớn lạnh, đau cơ

So sánh viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn năm 2024

Nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn

1. Đối tượng

Bệnh viêm tinh hoàn có thể xảy ra với mọi đối tượng thuộc bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh sẽ thường xảy ra với 3 nhóm đối tượng chính gồm: ()

  • Trẻ trai từ 10 – 19 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ trai có nguy cơ bị mắc bệnh quai bị khá cao. Từ đó dẫn đến tăng rủi ro mắc bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ
  • Nam giới có các hoạt động tình dục: Đây là hoạt động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền, có bao gồm viêm tinh hoàn
  • Nam giới trên 45 tuổi

2. Yếu tố rủi ro tăng nguy cơ mắc bệnh

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn cao là những người đang bị bệnh quai bị. Trẻ trai thuộc độ tuổi từ 10 – 19 tuổi và những người không thực hiện tiêm phòng vaccine ngừa bệnh quai bị có khả năng cao mắc bệnh quai bị và tiến triển thành viêm tinh hoàn rất cao.

Mặt khác, viêm tinh hoàn cũng là một bệnh do nhiễm trùng gây nên. Vì thế, những người có hoạt động dễ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là đối tượng có nguy cơ viêm tinh hoàn cao.

Những hoạt động và yếu tố làm tăng khả năng bị viêm tinh hoàn ở nam giới gồm có:

  • Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn
  • Có bệnh sử bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs
  • Người từng hoặc đang đặt ống thông tiểu hoặc cáy các dụng cụ y tế khác vào dương vật
  • Người mắc các bệnh bẩm sinh về hệ tiết niệu, thường là các cấu trúc bàng quang hoặc niệu đạo

So sánh viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn năm 2024

Bệnh viêm tinh hoàn có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tinh hoàn rất hiếm khi ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở người bệnh. Hơn nữa, viêm tinh hoàn nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ hoàn toàn có thể dứt điểm.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý thực hiện điều trị bệnh ngay khi có bất cứ triệu chứng nào xuất hiện. Dù viêm tinh hoàn không ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiết niệu của người bệnh, viêm tinh hoàn cũng gây ra các bất tiện nhất định trong hoạt động thường ngày của người bệnh.

Cơn đau tinh hoàn, vùng háng bẹn và da bìu là các nguyên nhân chính gây khó chịu, nghiêm trọng hơn là dẫn đến căng thẳng, sụt giảm sức khỏe tinh thần ở người bệnh. Ngoài ra, viêm tinh hoàn nếu kéo dài hoặc tái phát nhiều lần sẽ gây ra tình trạng lan rộng phạm vi viêm nhiễm. Các vi khuẩn gây bệnh sẽ lan sang những cơ quan lân cận và gây viêm nhiễm. Từ đó dẫn đến những biến chứng khác như:

  • Áp xe ở bìu
  • Tích tụ chất chất dịch ở trong bìu
  • Teo tinh hoàn
  • Viêm tinh hoàn mạn tính
  • Nhiễm trùng huyết

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh viêm tinh hoàn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chuyên sâu và chỉ định phác đồ điều trị viêm tinh hoàn ngay khi phát hiện hoặc có triệu chứng nghi ngờ bệnh.

Khả năng điều trị dứt điểm viêm tinh hoàn sẽ càng cao nếu bệnh được điều trị trong giai đoạn sớm. Một lợi ích khác khi người bệnh gặp bác sĩ sớm đó là giảm thiểu tối đa các rủi ro bệnh phát triển thành các biến chứng khác, có thể ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng hơn đến chất lượng sống cũng như sức khỏe tổng quan của người bệnh.

Đặc biệt, với người bị viêm tinh hoàn có các triệu chứng như cơn đau tinh hoàn cường độ cao, tiểu buốt, cần đến gặp bác sĩ tiết niệu để được điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh viêm tinh hoàn

Chẩn đoán bệnh viêm tinh hoàn được bắt đầu bằng việc thu thập các dấu hiệu lâm sàng mà người bệnh hiện có. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ cần người bệnh cung cấp thông tin bệnh sử, các nguy cơ có khả năng dẫn đến viêm tinh hoàn như lịch sử tiêm phòng quai bị, tình trạng sức khỏe tiết niệu. ()

Tiếp theo, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng tinh hoàn của người bệnh để kiểm tra hạch bạch huyết và dịch tiết bất thường từ dương vật. Nếu có dịch, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch để làm xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs.

Những hoạt động chẩn đoán cận lâm sàng khác mà bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện tùy vào tình trạng bệnh của từng cá nhân gồm:

  • Chẩn đoán tình trạng trực tràng và nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt
  • Xét nghiệm máu để chẩn đoán các bệnh STDs và bệnh truyền nhiễm khác
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm tinh hoàn để quan sát cấu trúc tiết niệu của người bệnh gồm tinh hoàn, các mô xung quanh và trong bìu

So sánh viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn năm 2024

Phương pháp điều trị viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn được điều trị bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và làm thuyên giảm các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải. Đa số là điều trị nội khoa bằng thuốc đường uống.

Với những người bị viêm tinh hoàn do nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bệnh STDs này trước khi điều trị viêm tinh hoàn.

Người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi tại giường, hạn chế các hoạt động có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn. Việc này tạo điều kiện để tinh hoàn được phục hồi một cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó, dựa vào từng triệu chứng, bệnh sử và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho các loại thuốc phù hợp.

Người bệnh sẽ được thực hiện điều trị viêm tinh hoàn với các phương pháp:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh lậu hoặc giang mai
  • Sử dụng thuốc chống viêm và thuốc giảm đau. Những loại thuốc này cần người bệnh tuyệt đối tuân theo chỉ định liều lượng từ bác sĩ. Vì nếu không sử dụng đúng cách hoặc lạm dụng thuốc chống viêm, người bệnh sẽ dễ bị viêm loét dạ dày
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi, nâng cao tinh hoàn để thuyên giảm cơn đau
  • Nếu cơn đau xuất hiệu nhiều, người bệnh có thể chườm lạnh ở vị trí tinh hoàn

Biện pháp phòng ngừa viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn có thể phòng ngừa tối ưu bằng các thói quen sống hằng ngày. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu, môi trường sống và khu vực phòng tắm cần được đảm bảo vệ sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, việc sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục là một yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của bạn. Việc sử dụng bao cao su không chỉ giúp giảm nguy cơ bị viêm tinh hoàn mà còn giúp nam giới và đối phương hạn chế tối đa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Những biện pháp phòng ngừa viêm tinh hoàn tối ưu:

  • Thực hiện tiêm phòng bệnh quai bị
  • Thực hiện tất cả các biện pháp tình dục an toàn để tránh nguy cơ mắc bệnh STDs
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống và xây dựng thói quen sống sạch sẽ, hợp vệ sinh
  • Các trẻ trai đến tuổi cần cắt bao quy đầu đúng lúc
  • Giảm số lượng bạn tình
  • Điều trị viêm tinh hoàn sớm trong giai đoạn cấp tính và hạn chế tái bệnh để tránh nguy cơ bị viêm tinh hoàn mạn tính

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.

Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Viêm tinh hoàn là một bệnh tiết niệu thường gặp ở nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi. Tuy nhiên, những người đang hoặc vừa khỏi bệnh quai bị và có bệnh lây truyền qua đường tình dục là những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm tinh hoàn hơn người khác.

Bệnh hiếm khi ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới. Dù vậy, nếu bệnh không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối mặt với các biến chứng khác, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tiết niệu, chức năng tinh hoàn và khả năng sinh sản.