Số vào sổ cấp giấy chứng nhận tiếng Anh

Nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có rất nhiều phần và cuối giấy chứng nhận là phần ký của các cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất song thì sẽ thực hiện ghi vào sổ cấp giấy chứng nhận. Vậy Phần ký Giấy chứng nhận và ghi số vào sổ cấp Giấy chứng nhận được quy định như thế nào qua các văn bản pháp luật hiện hành.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

– Luật Đất đai 2013;

– Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

1. Phần ký Giấy chứng nhận và ghi số vào sổ cấp Giấy chứng nhận

Phần ký Giấy chứng nhận và ghi số vào sổ cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Điều 14, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thể hiện như sau:

“1. Thể hiện nội dung phần ký Giấy chứng nhận như sau:

a] Ghi địa danh nơi cấp Giấy chứng nhận và ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận;

b] Trường hợp cơ quan cấp Giấy chứng nhận là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì ghi như sau:

Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục xin cấp sổ đỏ mới nhất năm 2022

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN… [ghi tên đơn vị hành chính cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận]

           CHỦ TỊCH

Chữ ký, đóng dấu của Ủy ban nhân dân và họ tên người ký;

hoặc

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN… [ghi tên đơn vị hành chính cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận]

       KT. CHỦ TỊCH

      PHÓ CHỦ TỊCH

Chữ ký, đóng dấu của Ủy ban nhân dân và họ tên người ký;

Xem thêm: Hồ sơ, trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

c] Trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền ký cấp Giấy chứng nhận thì ghi như sau:

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN… [ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh]

       TUQ. CHỦ TỊCH

GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chữ ký, đóng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường và họ tên người ký;

d] Trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp Giấy chứng nhận theo thẩm quyền thì ghi như sau:

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG… [ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh]

                   GIÁM ĐỐC

Xem thêm: Quy định mới cho phép mua đất giấy tay cũng được cấp sổ đỏ?

Chữ ký, đóng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường và họ tên người ký.

Trường hợp Phó Giám đốc Sở ký Giấy chứng nhận thì ghi như sau:

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG… [ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh]

                KT. GIÁM ĐỐC

               PHÓ GIÁM ĐỐC

Chữ ký, đóng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường và họ tên người ký;

đ] Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai được Sở Tài nguyên và Môi trường uỷ quyền ký cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì ghi như sau:

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG…[ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh]

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất 2022

                TUQ. GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI… [ghi tên Văn phòng đăng ký đất đai]

Chữ ký của Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai, đóng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường và họ tên người ký;

e] Trường hợp Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được Sở Tài nguyên và Môi trường uỷ quyền ký cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì ghi như sau:

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG… [ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh]

                TUQ. GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI ……  [ghi tên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai]

Chữ ký của Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, đóng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường và họ tên người ký.”Phần bên trên chính là pháp luật quy định về hình thức ký đối với những Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền thực hiện cấp giấy chứng nhận đồng thời sẽ phải ghi roc tên của CƠ quan có thẩm quyền đó ví dụ như: Chi nhanh văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban Nhân dân hay đơn vị hành chính cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

Trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì ghi chữ “CS”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo đơn vị hành chính cấp xã cùng với hệ thống số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp quy định tại Điểm a Khoản này.

Tiếp theo là phần ghi vào sổ cấp giấy chứng nhận được thực hiện như sau: Khi ghi sổ thì phải lưu ý rằng số vào sổ cấp giấy chứng nhận là số thứ tự cấp giấy chứng nhận và chữ. Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được lập để  Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền theo dõi, quản lý việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Đối với Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp thì ghi chữ “CH”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận, gồm 5 chữ số và được ghi tiếp theo số thứ tự Giấy chứng nhận đã cấp.

+ Đối với Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp thì ghi chữ “CT”, tiếp theo ghi số thứ tự vào sổ cấp Giấy chứng nhận gồm 5 chữ số được lập theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và được ghi tiếp theo số thứ tự Giấy chứng nhận đã cấp.

2. Một số quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 16, Điều 13, Luật Đất Đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

2.1. Đặc điểm của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Thứ nhất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền- được pháp luật quy định – đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường [Bộ TN & MT ] chịu trách nhiệm phát hành thống nhất trong phạm vi cả nước. Giấy này được Nhà nước cấp cho người sử dụng đất sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thi họ đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là kết quả hay là sản phẩm đầu ra của quá trình kế khai đăng ký đất đai, điều tra, đo đạc, khảo sát thống kê đất đai lập bản đồ địa chính. Điều này có nghĩa là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công việc không hề đơn giản. Để có thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một chủ thể sử dụng đất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thẩm tra hồ sơ, xác định rõ nguồn gốc sử dụng đất hiện trạng sử dụng đất, điện tích đất, chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, xác định rõ ranh giới, vị trí, hình thể thửa đất, tọa độ gốc cũng như tính ổn định lâu dài của việc sử dụng đất, … nhằm đảm bảo sự chính xác, khách quan và không có sự tranh chấp về đất đai với các chủ sử dụng đất lân cận. Trên cơ sở xác minh, thu thập đầy đủ các thông tin về thửa đất thì mới có cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm xác định tính hợp pháp của viêc sử dụng đất của một chủ thể nhất đinh.

Thứ ba, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một biểu hiện của việc thực hiện quyền đâị diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước. Điều này có nghĩa là không phải bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà theo quy định của pháp luật đối chỉ có cơ quan thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân đất đai có thẩm quyền mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các cơ quan này bao gồm: Ủy ban nhân dân [UBND] cấp tỉnh và UBND cấp huyện.  Hơn nữa, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tuân theo trình tự thủ tục, thẩm quyền, điều kiện đối tượng, .. đuợc pháp luật quy rất chặt chẽ.

Thứ tư, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hoạt động vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kỹ thuật  nghiệp vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

+ Tính pháp lý thể hiện khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ các quy định về đối tượng điều kiện nguyên tắc, thẩm quyền trình tự thủ tục và do pháp luật quy định.

+ Tính kỹ thuật nghiệp vụ thể hiện để có thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thẩm tra, xác minh hổ sở, nguồn gốc và quá trình sử dụng đất vả cũng như các quy trình kỹ thuật định mức kỹ thuật, định mức kỹ thuật được thể hiện bởi cơ quan chuyên môn.

2.2. Ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dới với người sử dụng đất

Thứ nhất, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đảm bảo pháp lý để người sử dung đất yên tâm khái thác, đầu tư lâu dài trên đất

Trong một thời gian dài nền kinh tế nước ta được quý bởi cơ bị hoạch bó, tập trung nên đất đai không được thừa nhận có giá. Kể từ chuyển đổi sang nền kinh tế thì đất đai mới được trả lại những giá trị ban đầu vốn có của nó. Trong điều kiện đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu song trên thực tế Nhà nước không trực tiếp chiếm hữu sử dụng đất mà giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Để giải phóng mọi năng lực sản xuất của người lao động và làm cho người sử dụng đất yên tâm, gắn bó lâu dài với đất đai thì Nhà nước phải có cơ chế pháp lý bảo hộ quyền sử dụng đất của người sử dụng thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thứ hai,  cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ sở pháp lý để người sử dụng đất thực hiện đầy đủ các quyền năng ma pháp luật đất đai quy định. Điều 188, Luật Đất đai năm 2013 quy định Người sử dụng đất được thực các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Video liên quan

Chủ Đề