Sốt xuất huyết ủ bệnh trong bao lâu

Sốt xuất huyết là một bệnh do muỗi vằn có tên khoa học là Aedes aegypti lây truyền, có khả năng bùng thành dịch nhanh chóng, diễn biến nhanh và bộc lộ các triệu chứng điển hình theo từng giai đoạn của bệnh. Nếu được điều trị đúng cách, tích cực thì bệnh có thể khỏi trong vòng 7 - 10 ngày. Vậy đâu là các biểu hiện cho thấy khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết và cách giúp phòng ngừa căn bệnh này?

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, độ ẩm cao. Tại Việt Nam, bệnh có thể xảy ra xuyên suốt các mùa trong năm nhưng thời điểm lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch lớn là vào mùa mưa - mùa sinh sản cao điểm của các loài muỗi.

Muỗi vằn Aedes aegypti được coi là vật trung gian truyền bệnh vì virus Dengue ký sinh trong cơ thể của muỗi là nguyên nhân chính gây nên sốt xuất huyết. Thông qua các vết đốt, muỗi sẽ truyền loại virus này cho con người. Những ai đã bị nhiễm bệnh thì sẽ có khả năng lây cho cộng đồng nếu những người lành bị chính những con muỗi mang mầm bệnh này đốt.

2. Mắc sốt xuất huyết trong bao lâu thì khỏi?

Trước khi có những triệu chứng rõ rệt thì sốt xuất huyết thường có thời gian ủ bệnh là khoảng từ 3 - 14 ngày. Ngay sau khi bị muỗi chứa virus Dengue đốt tầm 4 - 7 ngày thì quá trình ủ bệnh sẽ bắt đầu.

Tùy thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe và hệ miễn dịch của mỗi người mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau. Sau khi phát bệnh, các triệu chứng sẽ bộc lộ ra bên ngoài, xảy ra trong khoảng 7 - 10 ngày theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn sốt: có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày với các biểu hiện như nhức đầu, mệt mỏi, cơ thể đau nhức, đau cơ, đau khớp, đau cả 2 hốc mắt, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị. Dưới da xuất hiện các nốt phát ban, bệnh nhân có thể bị chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.

  • Giai đoạn nguy hiểm: có thể xảy ra trong 3 - 4 ngày sau giai đoạn sốt. Biểu hiện sốt lúc này sẽ nhẹ dần hoặc hết, tuy nhiên có nhiều nốt ban đỏ hiện lên trên da khu vực mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong đùi, bụng, 2 cánh tay, mạn sườn. Ngoài ra còn có hiện tượng xuất huyết niêm mạc như chảy máu lợi, chảy máu mũi, tiểu ra máu. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng như xuất huyết não, chảy máu dạ dày, suy tạng như viêm cơ tim, viêm não, viêm gan,...

  • Giai đoạn phục hồi: diễn ra trong khoảng 1 - 2 ngày, thể trạng người bệnh sẽ khá dần lên, hết sốt, tiểu nhiều, cảm giác thèm ăn.

Khi mới khởi phát bệnh nhân sẽ bị sốt cao

Sốt xuất huyết thường có diễn biến nhanh và theo giai đoạn các biểu hiện sẽ nặng dần lên, nếu không được xử trí kịp thời thì bệnh nhân rất dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

3. Dấu hiệu cho thấy khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết

Rất nhiều người lầm tưởng rằng hết sốt chính là lúc đã khỏi sốt xuất huyết nhưng đây mới chỉ là sự bắt đầu cho giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh này. Những biểu hiện sau đây mới là câu trả lời cho băn khoăn khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết:

  • Cơ thể đã bớt mệt mỏi: ở giai đoạn nguy hiểm mặc dù người bệnh không còn bị số cao nhưng cơ thể vẫn có dấu hiệu rất mệt mỏi. Nếu sau khoảng mấy ngày triệu chứng mệt mỏi đã giảm, ăn uống ngon miệng hơn thì tức là bệnh nhân đang dần hồi phục.

  • Không có nốt phát ban mới xuất hiện: kể từ khi bệnh nhân bị sốt thì các vết phát ban nổi trên da và ngày càng hiện lên nhiều hơn. Điều này khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu. Khi bệnh đã đỡ dần thì người bệnh sẽ nhận thấy các nốt ban mới không xuất hiện thêm.

  • Đi ngoài nhiều hơn: cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng khi bị sốt và bệnh nhân thường đi tiểu rất ít kể từ khi nhiễm bệnh. Nếu sau khoảng 5 - 7 ngày điều trị mà nhận ra bản thân đi tiểu nhiều hơn nghĩa là cơ thể đã không còn mất nước và người bệnh đang bước sang giai đoạn hồi phục.

  • Nốt xuất huyết mờ dần: khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? Là khi các nốt ban không mọc thêm mới và bắt đầu mờ dần, bệnh nhân đỡ ngứa ngáy.

4. Phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

4.1. Bị sốt xuất huyết phải làm thế nào?

Đây là bệnh không có thuốc đặc trị mà chủ tập trung hỗ trợ giảm nhẹ, kiểm soát các triệu chứng cho bệnh nhân, ngăn không cho biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

Bệnh nhân khi bị sốt xuất huyết cần được:

  • Nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí;

  • Sử dụng các biện pháp hạ sốt: chườm khăn, lau người, dùng thuốc để hạ thân nhiệt;

  • Uống nhiều nước và bù điện giải.

Bệnh nhân cần được theo dõi các diễn biến thường xuyên để được điều trị kịp thời và nắm được khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết

Không nên làm những điều sau:

  • Hạ sốt một cách dồn dập: bệnh là do virus gây nên, do đó sau khi thực hiện hạ sốt xong thì thân nhiệt có thể tiếp tục tăng trở lại, vì vậy không nên thực hiện các phương pháp hạ sốt dồn dập, cấp tốc bởi vì làm như vậy sẽ khiến các cơ quan khác bị tổn thương.

  • Tránh tắm nước lạnh, ra những khu vực nhiều gió: sau khi mắc bệnh, tình trạng xuất huyết có thể xảy ra và kéo dài trong vài ngày. Người bệnh cần nghỉ ngơi tại nhà, không ra gió và tắm nước lạnh do nước lạnh sẽ làm co mạch ở ngoài da, tuy nhiên lại làm giãn các mạch nội tạng, sự chênh lệch nhiệt độ này rất dễ khiến bệnh nhân bị tổn thương mạch máu gây xuất huyết, nguy hiểm nhất là xuất huyết não dẫn tới tử vong. Thay vì tắm rửa, hãy lau người bệnh nhân bằng khăn ấm.

4.2. Các cách giúp phòng ngừa sốt xuất huyết

Bên cạnh việc nắm rõ các dấu hiệu mắc bệnh, khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết và phương pháp điều trị thì mỗi người cũng cần nên ghi nhớ một số biện pháp giúp phòng ngừa sốt xuất huyết, ví dụ như:

  • Đi ngủ mắc màn, đuổi muỗi bằng cách sử dụng kem bôi da hoặc xông tinh dầu;

  • Mặc quần áo dài che kín tay chân;

  • Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt không lưu trữ nước trong chum, vại, các vật đựng khác để muỗi, bọ gây, loăng quăng không còn môi trường sinh sôi;

  • Phối hợp tích cực với chính quyền địa phương và ngành y tế trong việc phòng chống dịch sốt xuất huyết và các đợt diệt muỗi.

Tiêu diệt muỗi là biện pháp giúp ngăn ngừa dịch sốt xuất huyết hiệu quả

Mong rằng với các thông tin trên bạn đã nắm được khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết và cách ngăn ngừa căn bệnh này. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có diễn tiến nhanh, dễ mắc và biến chứng nghiêm trọng, vì vậy khi phát hiện bản thân đang có những triệu chứng của sốt xuất huyết, bạn có thể tới các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. Đặc biệt, bạn có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà vô cùng tiện lợi, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian di chuyển và không phải chờ đợi lâu. Bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900565656 để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Ở nước ta, sốt xuất huyết là căn bệnh khá phổ biến do virus Dengue gây nên và thường phát thành dịch vào mỗi mùa mưa hằng năm. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu cũng như bệnh bao gồm các giai đoạn nào. Trong bài viết này, META sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề đó để bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, góp phần hạn chế lây lan cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết

Do quá trình ủ bệnh kéo dài và âm thầm nên rất nhiều người khi mang mầm bệnh mà không hề hay biết rồi vô tình làm phát tán virus từ khu vực này tới khu vực khác làm bùng phát thành dịch lớn. Vì thế, hiểu rõ về thời gian ủ bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn để hạn chế những nguy hiểm mà căn bệnh này gây nên.

Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là lúc mà cơ thể chúng ta sản sinh ra các kháng thể nhằm chống lại các tác nhân lạ như virus, vi khuẩn. Đến khi những kháng thể không còn khả năng chống trả thì bệnh sẽ bắt đầu biểu hiện bằng các triệu chứng trên cơ thể.

Thông thường, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết diễn ra trong khoảng 4 đến 7 ngày, đôi khi có thể kéo dài lên tới 14 ngày. Trên thực tế, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn tùy thuộc vào các yếu tố như cơ địa mỗi người bệnh, khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, nhiễm bệnh do chủng virus nào hay tuổi tác của người bệnh...

Trong trường hợp người mang mầm bệnh sốt xuất huyết bị muỗi đốt và lây cho người thân trong gia đình hoặc người sinh sống trong cùng khu vực thì khi người lây bệnh đã khỏi hoặc sắp khỏi bệnh thì người bị lây mới bắt đầu có hiện tượng sốt. Và trong thời gian ủ bệnh này, nếu người bệnh có làm xét nghiệm thì cũng không thể phân biệt được bị sốt xuất huyết hay là nhiễm các loại bệnh khác.

Các giai đoạn sốt xuất huyết

Giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn xuất hiện sau thời kỳ ủ bệnh, thường sẽ bắt đầu từ ngày thứ 2 nhiễm virus và kéo dài trong khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn này, biểu hiện dễ thấy nhất ở người bệnh đó chính là những cơn sốt cao liên tục, có thể lên đến 39 - 40 độ C, kéo dài và rất khó để hạ sốt. Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói, đau rát họng, đau hốc mắt, sổ mũi, tiêu chảy... Các triệu chứng này rất giống với cảm sốt thông thường nên đôi khi khiến cho người bệnh chủ quan và chỉ nghĩ đơn giản rằng uống thuốc vài hôm là khỏi, dẫn tới tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, người bệnh cũng sẽ thấy đau đầu dữ dội, đặc biệt là ở vùng hố mắt, đồng thời xuất hiện các ban xuất huyết rải rác ngoài da.

Giai đoạn nguy hiểm

Mặc dù giai đoạn sau thời gian ủ bệnh thường khiến người bệnh xuất hiện những cơn sốt cao liên tục nhưng đây lại chưa phải giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh này đó chính là khi người bệnh đã hết sốt.

Lúc này, cơ thể người bệnh còn rất yếu, hệ miễn dịch suy giảm do bị virus tấn công khiến cho lượng tiểu cầu và bạch cầu trong máu giảm. Nếu không được chăm sóc và theo dõi cẩn thận trong giai đoạn này thì người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khó lường như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, tràn dịch gây tổn thương các cơ quan nội tạng...

Nếu thấy người bệnh có các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, người lạnh toát, phù nề mi mắt... bạn cần đưa họ tới bệnh viện ngay lập tức.

Giai đoạn phục hồi

Giai đoạn phục hồi sẽ kéo dài trong một vài ngày sau khi người bệnh vượt qua được giai đoạn nguy hiểm. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ hết sốt và có thể trạng tốt hơn, thèm ăn hơn, huyết áp cũng ổn định và đi tiểu nhiều hơn.

Trong giai đoạn này, người bệnh cần được nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để lấy lại sức khỏe. Đồng thời, người bệnh cũng không nên chủ quan bởi bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể bị lại do virus Dengue bao gồm 4 típ D1, D2, D3, D4 đều có khả năng gây bệnh.

Bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết cũng như các giai đoạn phát triển của căn bệnh này. Sốt xuất huyết là một căn bệnh chưa có thuốc đặc trị, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, bạn và những người thân trong gia đình cần có biện pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường và không gian sống xung quanh thật sạch sẽ, tiêu diệt bọ gậy, loại bỏ môi trường sinh sôi của muỗi... để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: các giai đoạn sốt xuất huyết, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết

Video liên quan

Chủ Đề