Sourdough starter là gì

Hẳn các baker đã có không ít lần nghe thấy thuật từ “bột cái”. Vậy chính xác bột cái là gì? Công dụng của bột cái là gì? Nuôi bột cái ra sao?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Hoteljob.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Thay vì dùng men nở, nhiều đầu bếp bánh ưu tiên sử dụng bột cái. Tại sao lại như thế? Hiểu bột cái là gì sẽ giúp bạn lý giải lý do vì sao.

Bạn có biết bột cái là gì? Công dụng của bột cái là gì?

Bột cái [sourdough starter] hay men bánh mì tự nhiên là nguyên liệu hỗ trợ trong làm bánh [mì] giúp quá trình lên men và nhào bột diễn ra nhanh, hiệu quả hơn. Bột cái có thể được nuôi trong môi trường thuận lợi từ 2 nguyên liệu là bột mì và nước với tỉ lệ thích hợp.

Bột cái dùng thay thế men nở, được thêm vào cùng với các nguyên liệu khác; các công đoạn nhào bột và làm bánh được thực hiện tương tự như phương pháp lên men trực tiếp khi làm bánh từ bột mì lên men.

Công dụng của bột cái là gì?

Như đã trình bày ở mục “bột cái là gì?”, sở dĩ thợ làm bánh sử dụng bột cái trong công đoạn nhào bột vì mang lại nhiều công dụng như:

- Giúp quá trình lên men diễn ra nhanh và ổn định hơn, công đoạn nhào bột cũng nhanh hơn

- Bột mịn, no nước và ẩm hơn; khi nướng cũng nở phồng xốp, đều và ít bị rỗ hơn

- Thành phẩm dai, vị đặc trưng hơn khi thưởng thức.

Sử dụng bột cái làm bánh mì cho thành phẩm thơm, dai, mềm mịn

Trên thực tế, không có công thức chung, cụ thể nào về bột cái và nuôi bột cái. Thông thường, người ta trộn giống bột làm lean bread [bánh mì nghèo chất béo] với lượng chất lỏng thích hợp và nuôi kỹ lưỡng trong khoảng 10-15 ngày.

Dưới đây là tỉ lệ nuôi bột cái khá thành công được áp dụng nhiều lần để bạn tham khảo:

+ Chuẩn bị dụng cụ

- 1 lọ thủy tinh sạch, khô, dung tích tối thiểu từ 500ml, có nắp đậy dùng nuôi men

- 1 lọ/ hộp cỡ to có nắp đậy để đựng men dư [nếu cần]

- 1 phới dẹt dùng vét bột

- 1 thìa gỗ sạch để múc và trộn bột/ men

+ Chuẩn bị nguyên liệu

- 1kg bột mỳ, có thể dùng bột mỳ số 13, bột prima, bột bánh mỳ hữu cơ BRM hoặc bất kỳ loại bột bánh mỳ đa dụng nào khác

- Bột mì đen [rye flour] hoặc bột mỳ nguyên cám [whole wheat flour] [không bắt buộc]

- Nước lọc: nên dùng nước sạch, đun sôi để nguội

- Nước ép 1 quả dứa [thơm] hoặc nước ép các loại quả khác có vị chua như táo, lê, nho…

+ Nuôi bột cái

Ngày nuôi

Công việc

Ngày 01

- Trộn đều 50g bột mỳ với 50g nước ép dứa

- Cho vào lọ thủy tinh rồi đậy kín nắp, cho lên men 24h

- Để hũ bột ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

- Ghi chú lại thời gian trộn bột.

Ngày 02

- Trộn đều bột trong lọ lên

- Múc ra ½ chỗ bột trong lọ

- Trộn đều số bột còn lại với 50g bột mỳ và 50g nước ép dứa

- Đậy kín nắp lọ và ghi chú lại thời gian trộn bột, trọng lượng của hỗn hợp bột trong lọ.

Ngày 03

- Thay thế nước ép dứa bằng nước lọc [như trên] để nuôi bột từ ngày thứ 3 trở đi

- Mỗi lần cho men ăn cứ trộn đều bột lên rồi lấy ra ½ chỗ bột cái hiện có

- Trộn đều số bột còn lại với 50g bột mỳ và 50g nước lọc

- Đậy kín nắp lọ và ghi chú thông tin tương tự

Ngày 04 - 07

- Các ngày tiếp theo, thực hiện công việc lặp lại như ngày thứ 3

- Lưu ý theo dõi tình trạng nở của men. Nếu men nở tốt thì có thể giữ lại 50g bột cái rồi trộn đều với 50g bột và 50g nước. Nếu men loãng thì trộn cùng 50g bột và 40g nước là được

- Cũng có thể cho ăn 2 lần/ ngày nếu men đói nhanh

- Nhớ ghi chú thời gian và lượng men [độ cao men nở] trong lọ để biết chuyển biến quá trình nuôi bột ra sao

Ngày 08 - 15

- Cho men ăn tương tự như những ngày trước đó. Có thể tăng lên 2-3 lần/ ngày tùy tình hình và điều kiện thời tiết

- Thường xuyên theo dõi lượng bột nở [chuẩn là gấp 2 hoặc gấp 3] và ghi chú đầy đủ

- Chỉ quậy/ khuấy bột trước và sau khi cho ăn, không quậy/ khuấy nhiều sau đó vì lúc này đang hình thành nhiều rễ tre ở chân bột

- Nuôi đến ngày thứ 15 để đảm bảo bột khỏe, men thơm, bong bóng khí nhiều và chân bột có nhiều rễ tre…

Men nở qua các ngày sau khi cho ăn no

- Chai, lọ, hũ nuôi bột cái cần có miệng rộng, dung tích đủ lớn để có không gian cho bột nở; được tiệt trùng và làm sạch, để khô trước khi nuôi và cho ăn để đảm bảo chất lượng

- Các vật dụng, dụng cụ dùng nuôi bột cái không có chất liệu inox vì có thể bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với môi trường axit

- Có thể sử dụng bất kỳ loại bột mỳ nguyên cám chất lượng cao nào để nuôi bột cái, tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bột càng tốt thì bột cái nuôi càng dễ thành công

- Nước ép thơm nên chọn quả sạch, có thể chọn quả xanh và để chín dần, tránh mua phải loại đã qua xử lý hóa chất sẽ khó nuôi bột cái

- Nước lọc nuôi bột cái cần chuẩn nhiệt độ phòng, hơi ấm, đảm bảo không làm chết men

- Có thể dùng luôn nước lọc ngay từ ngày đầu nếu không có nước ép quả có độ chua, tuy nhiên, vì nấm men sẽ phát triển tốt hơn do thích môi trường axit

- Nên cho men ăn vào một mốc thời gian cố định trong ngày, vì như vậy sẽ dễ theo dõi sự phát triển của men

- Cũng nên sử dụng 1 loại bột nhất định trong suốt quá trình nuôi bột cái để đảm bảo quy trình diễn ra ổn định và hiệu quả

- Trường hợp quá trình nuôi men xuất hiện váng thì dùng thìa gỗ gạt đi và tiếp tục nuôi như hướng dẫn. Nếu tình trạng vẫn diễn ra nhiều hơn 2 ngày thì nên đổ bỏ đi và nuôi lại lọ men mới. Tệ hơn và cũng nên bỏ nếu lọ men xuất hiện mảng mốc có màu [xanh, đỏ, tức men bị nhiễm khuẩn] hay có mùi thối [men chết]…

- Tăng số lần cho men ăn nếu nuôi vào mùa hè, thời tiết nóng vì khi đó, men nở nhanh nên đói nhanh

- Men dư sau mỗi lần cho ăn có thể dồn lại vào hộp lớn và bảo quản trong tủ lạnh [ngăn mát hoặc ngăn đông] để tận dụng làm các loại bánh khác như pancake, bánh chuối, waffle…

- Cho men ăn hàng ngày/ tuần hoặc lâu hơn theo tỷ lệ 1:2:2 [tức 25g bột cái : 50g bột mỳ : 50g nước] để duy trì lọ men làm bánh tự nhiên.

Bánh mì làm từ bột cái

Nuôi bột cái không khó nhưng để thành công cần sự cẩn thận và kiên nhẫn. Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu được bột cái là gì, công dụng của bột cái là gì cũng như quy trình nuôi bột cái chi tiết ra sao để thuận lợi cho việc áp dụng nuôi thử, sử dụng làm nên những ổ bánh mì thơm, ngon, dai, mịn…

​Ms. Smile

Hình minh họa: Pinterest

1. Sourdough starter còn được gọi với rất nhiều tên gọi khác nhau như levain chef [Pháp], Sauerteig [German], Mother sour hoặc Leviato Madre [Italian]. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận và tìm hiểu thông tìn từ các bakers ở nhiều nước khác nhau. Theo cuốn sách mới nhất của Y.H.Hui về Baking Technology [xuất bản năm 2014] và bài báo khoa học của Hammes & Ganzle [xuất bản năm 1998] thì chưa có định nghĩa cụ thể về sourdough. Nhưng nhìn chung, Sourdough starter là một hỗn hợp của bột và nước được lên men với LAB. Nó có thể chứa yeast hoặc không chứa yeast. Điều này nhấn mạnh rằng sự tồn tại của LAB trong hỗn hợp là thiết yếu. Bạn ko thể coi một hỗn hợp lên men nào đó là sourdough nếu trong đó không có quá trình lactic fermentation. Hydration [chất lỏng] là yếu tố quan trọng dẫn đến nhiều sự khác biệt trong quá trình lên men [yeast and lactic fermentation] – Theo US wheat and Y.H.Hui 2006. Từ đó, chúng ta thấy Sourdough tồn tại ở hai dạng khác nhau do chứa lượng hydration [chất lỏng] khác nhau. Một là plastic [stiff starter] còn dạng kia là liquid [liquid starter]. Trong khi dạng liquid có hydration thông thường là 100 – 120% thì tất cả các starter có hydration < 100% thuộc vào dạng stiff, tuy nhiên thông thường là 50%.

Hình minh họa: Pinterest

2. Tỷ lệ Yeast/ LAB là 1:100 được công bố bởi rất nhiều tác giả trong đó có Ottogalli [1996] trong Italian wheat sourdoughs dùng sản xuất panettone. Điều này nghĩa là trong sourdough có một tỷ lệ nhất định của yeast vs LAB. Một khi tỷ lệ này bị phá vỡ, pH của hỗn hợp sẽ giảm xuống thêm cùng lúc đó số lượng acid tăng lên sẽ ức chế yeast. Đó là lý do đôi lúc bánh sẽ thấy sourdough của bạn ko nở nữa. Nếu bạn chỉ sử dụng sourdough để làm bánh thì phương pháp đó được gọi là sourdough [levain]. Nếu bạn kết hợp baker’s yeast với sourdough thì bạn đang sử dụng phương pháp hybrid method [Levain de pate]. Tuy nhiên bạn không được cho baker’s yeast vào mother, preferments và cả trong quá trình autolyse. Baker’s yeast chỉ nên được thêm vào lúc sau cùng với muối. [Raymond Calvel, 2001]

SAN FRANCISCO, CALIF – SEPT 7, 2012: Chad Robertson baking bread at Tartine Bakery in San Francisco. PHOTO BY JOHN LEE..COPYRIGHT 2012 JOHN LEE PICTURES

3. Các chủng LAB được chia làm hai nhóm là nhóm lên men lactic đồng hình [homofermentative] và dị hình [heterfermentative]. Trong đó các chủng heterofermentative LAB, đặc biệt là Lactobacillus sanfrancisco đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên men và tạo hương vị cho bánh. Quá trình lên men này tạo ra các acid hữu cơ như acid hữu cơ như lactic, acetic và vì thế tạo nên vị chua cho sản phẩm cuối. [Theo Luc DE Vuyst và Patricia Neysens, 2005]. Nếu như quá trình lên men đồng hình có ý nghĩa trong các ngành công nghiệp sản xuất sữa chua, acid lactic vì chỉ tạo ra một sản phẩm thì quá trình lên men dị hình lại đặc biệt quan trọng trong sản xuất bánh mì sourdough. Một chiếc bánh mì sourdough hoàn hảo khi người ăn có thể cảm nhận nhiều hương vị khác nhau trong lúc thưởng thức. Ví như một loại nước hoa đắt tiền có nhiều tầng mùi thì chiếc bánh mì hoàn hảo khi cho người ăn nhiều cảm nhận nhất từ khi cầm ổ bánh lên cho đến sau khi nuốt xong, hương vị đó còn đọng lại, biến đổi bao lâu trong khoang miệng. Không ngạc nhiên khi một chiếc bánh mì Tartine lại có giá đến khoảng hơn 200.000 vnd cho 1 ổ 1kg.

Chad Robertson baking bread at Tartine Bakery in San Francisco. PHOTO BY JOHN LEE..COPYRIGHT 2012 JOHN LEE PICTURES

4. Sản phẩm chính của quá trình yeast fermentation có 4 [CO2, acetic và lactic acid, nhiệt], sản phẩm lactic fermentation có 3 [acetic và lactic fermentation, CO2]. Cho nên cho dù bạn dùng men thương mại nhưng fermentation dài đủ thì bánh bạn vẫn sẽ chua nhẹ. Tuy nhiên bạn vẫn có thể điều chỉnh chua nhiều hoặc chua ít khi sử dụng sourdough. Mặc dù, mùi chua vẫn là mùi chính nhưng yeast lại tạo ra hơn 200 mùi hương khác nhau trong hỗn hợp sourdough. Những ghi nhận cho thấy yeast tạo ra thêm rất nhiều mùi hương khi có mặt của LAB. Theo Kulp [2003], Lactic và acetic acid đóng vai trò chủ yếu tạo nên mùi hương và vị của sourdough. Điều đó giải thích tại sao, một chiếc bánh mì làm bằng baker’s yeast không thể đặt lên bàn cân so sánh với bánh mì sourdough về hương vị cho dù bạn có tốn cùng thời gian lên men. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò bảo quản làm cho các sản phẩm bakery từ sourdough có hạn sử dụng lâu hơn. Nhật Bản đạt được hạn sử dụng bánh bun tới 6 tháng và Ý có Panettone 1 năm mà ko sử dụng chất chống mốc nào. Tuy nhiên, mốc ko phải là vấn đề duy nhất đối với sản phẩm bakery.

Chad Robertson baking bread at Tartine Bakery in San Francisco. PHOTO BY JOHN LEE..COPYRIGHT 2012 JOHN LEE PICTURES

5. Tại sao San-Francisco Sourdough lại nổi tiếng? Chủng khuẩn L. Sanfranciscencis được Sugihara và Kline phân tách lần đầu tiên từ sourdough ở San Francisco. Giống khuẩn này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình fermentation cho nên hai người ấy đề nghị lấy tên L. Sanfranciscencis thể hiện sự trân trọng cho sự đóng góp đó theo cuốn sách về fermentation của Kulp [xuất bản 2003]. Nhưng điều này không có nghĩa là trong các sourdough ở các nước khác không có chủng khuẩn này. 1984, Weiss and Schillinger công bố nghiên cứu DNA cho thấy chủng khuẩn được tìm thấy trong rye sourdough Lb. brevis ssp. lindneri thực chất là chủng L. Sanfranciscencis mà Sugihara và Kline tìm thấy. Sau một thời gian thẩm định, chủng brevis ssp. lindneri được điều chỉnh tên gọi thành L. Sanfranciscencis bởi International Code of Nomenclature for bacteria vào năm 1997.

Tuy vị chua là vị chính nhưng cũng có nhiều khác nhau trong văn hóa ăn uống của các nước phương Tây. Nếu như San Francisco sourdough French Bread nổi tiếng với vị chua của mình thì thật bất ngờ là nó lại quá chua với hầu hết người Pháp. Người Pháp vẫn quen ăn một chiếc bánh cân bằng hơn về vị mà trong đó họ cảm nhận rõ hơn từng mùi vị cụ thể. Trong khi đó, những nước có truyền thống ăn Rye như Đức, Đông Âu lại rất yêu thích San Fancisco French Bread vì họ ăn chua nhiều hơn. [Karel Kulp, 2002]

Josey Baker baking bread inside La Victoria bakery in San Francisco’s Mission District. PHOTO BY JOHN LEE..COPYRIGHT 2012 JOHN LEE PICTURES

[Bài viết của Trung Huynh – đăng trên group Saigon Sourdough]

Video liên quan

Chủ Đề