Sử dụng thuốc hóa học không hợp lý sẽ gây hậu quả gì

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lý sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môitrường?”kèm kiến thức tham khảo môn Công nghệ 10 hay và hữu ích do Top lời giảitổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm:

Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lý sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môitrường?

A. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng

B. Làm xuất hiện quần thể kháng thuốc

C. Phá vỡ cân bằng sinh thái

D. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lí sẽ ảnh hưởng đến môi trường như: Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Kiến thức mở rộng về thuốc hóa học bảo vệ thực vật

1. Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

- Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV]là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp. Chúng có tác dụng ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản. Hay để điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản. Dựa trên các đối tượng gây hại khác nhau mà thuốc bảo vệ thực vật được phân ra một số loại chính như sau:

+ Thuốc diệt trừ cỏ dại

+ Thuốc trừ sâu, trừ nhện hay côn trùng gây hại

+ Thuốc trừ nấm, vi khuẩn hay vi sinh vật gây hại

+ Thuốc điều hòa sinh trưởng, phát triển

- Tuy sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả tức thời, nhanh chóng và mang lại những lợi ích đáng kể. Thế nhưng nó lại chính là nguyên nhân gây ra những hệ quả nghiêm trọng trên nhiều mặt. Một phần do chính bản chất độc hại của thuốc BVTV. Mặt khác, là do người sử dụng không ý thức được tầm nguy hiểm của nó. Nên bắt đầu lạm dụng, sử dụng thuốc BVTV một cách vô tội vạ, không kiểm soát và dùng sai cách.

- Thuốc bảo vệ thực vật chính là nguyên nhân gây ra những hệ quả nghiêm trọng

2.Tác hại của thuốc hóa học bảo vệ thựcvật

- Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương [thiếu máu bất sản và loạn tạo máu]; ảnh hưởng đến sinh sản [vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...]; gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong. Do đó theo dõi sức khỏe có hệ thống khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

- Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.

- Nguyên nhân nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là do không khí bị ô nhiễm thuốc, da và quần áo dây dính thuốc, do thuốc vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. Mức nhiễm độc tùy thuộc vào lượng chất độc xâm nhập vào trong cơ thể, độc tính của từng loại thuốc và trạng thái sức khỏe của người khi tiếp xúc với chất độc.

- Các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là trang bị bảo hộ lao động không chu đáo, thời gian phun thuốc quá lâu, máy bơm thuốc bị rò rỉ hoặc bị hỏng, vệ sinh cá nhân kém, nhầm lẫn…

Xem thêm:

>>> Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường

3. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

Như đã chia sẻ ở trên về sự nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật, chính vì vậy khi sử dụng bà con nông dân cần phải tuân thủ những quy tắc dưới đây:

- Sử dụng thuốc đúng theo mục đích, đúng liều lượng sử dụng, thời điểm và trước khi tiến hành sử dụng cần phải có kế hoạch cụ thể. Mỗi loại thuốc đều có công dụng khác nhau và phù hợp với từng thời điểm sử dụng chính vì vậy người dùng cần phải chú ý.

- Trước khi sử dụng phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, khi sử dụng không đùa nghịch, cấm hút thuốc khi sử dụng hoặc ăn uống, không được phun thuốc ngược chiều gió.

- Trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng hộ đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng thuốc, sử dụng bình phun và dụng cụ pha chế thuốc an toàn.

- Khi sử dụng hạn chế đểthuốc bảo vệ thực vậtdính vào quần áo, sau khi phun xong cần phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể và dụng cụ bằng nước sạch, xà phòng. Tuyệt đối không được đổ thuốc thải ra môi trường bên ngoài, rửa người và dụng cụ phun ở ao hồ gần nguồn nước uống.

- Những người thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thuốc thực vật cần phải thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

- Thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải cách biệt với thời gian thu hoạch để đảm bảo sản phẩm thu hoạch được đảm bảo an toàn.

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi phổ biến cho nhóm các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông, lâm nghiệp nhằm ngăn ngừa, tiêu diệt các loại sâu hại hay dịch bệnh tác động tiêu cực đến cây trồng và điều hòa sinh trưởng cho thực vật nhằm đạt năng suất tối đa. Sử dụng hóa chất mang đến mùa màng bội thu, song đi kèm với đó là những tác hại khôn lường cho môi trường và sức khỏe con người.

Nguyên nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là để diệt trừ sâu hại, bảo vệ mùa màng

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường 

Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật sẽ đem đến các tác hại khó hồi phục với môi trường xung quanh.

- Môi trường tự nhiên luôn tìm được cách cân bằng giữa hai nhóm động vật có lợi và có hại cho cây trồng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ phá hủy thế cân bằng đó bằng cách tiêu diệt hàng loạt động vật bất kể chúng có lợi hay phá hoại mùa màng.

- Sau khi sử dụng hóa chất, các loại thiên địch của sâu hại thường rơi vào tình trạng thiếu thức ăn và chết dần hoặc ngộ độc, suy yếu trong khi số lượng sâu hại dễ dàng phục hồi trước ảnh hưởng của thuốc. Quá trình này liên tục diễn biến sẽ dẫn đến dịch hại trên quy mô lớn mang đến tác động khó lường cho nông nghiệp và gây tổn thất nặng nề cho người sản xuất.

Hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái

- Thuốc bảo vệ thực vật đem lại hiệu quả diệt trừ sâu bọ hữu ích. Tuy nhiên, đối với một số loài nhất định thuốc sẽ kích thích khả năng thích nghi khiến sâu hại trở nên kháng thuốc và hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi đó, người sản xuất bắt buộc phải tăng nồng độ thuốc hơn mức cho phép, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nông sản thu hoạch.

- Hóa chất sẽ ngấm vào đất thông qua các ống xenlulozo của cây và tích tụ trong đất cùng với các khoáng chất khác. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, thuốc sẽ giết chế hệ vi sinh vật tạo nên sự màu mỡ khiến đất trở nên bạc màu, mất dinh dưỡng, giảm năng suất nông sản và khiến nông sản nhiễm độc.

Tham khảo thêm:

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người

Không chỉ tác động đến môi trường, hóa chất bảo vệ thực vật còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

- Các hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật thường tồn tại trên bề mặt lá và trong đất trồng trong một khoảng thời gian nhất định. Với nồng độ lớn, hóa chất sẽ được rễ cây hấp thụ cùng với khoáng chất và nước, tích tụ trong lá, hoa và quả khiến lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông nghiệp vượt quá mức quy định. Các chất này nếu đi vào cơ thể con người có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc tích tụ dần tạo thành bệnh ung thư.

- Hóa chất có trong thức ăn với liều lượng lớn có thể khiến người dùng nhiễm độc cấp tính. Biểu hiện của tình trạng nhiễm độc này thường là nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn thần kinh, ảo thị, căng cơ, co giật, hôn mê, suy hô hấp, suy tim và nặng nhất là tử vong.

Thuốc bảo vệ thực vật có thể gây các bệnh nan y cho con người

- Tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài có thể dẫn đến các tổn thương cơ thể ở một số cơ quan nội tạng như cơ quan tiêu hóa, tim, gan, da, mắt. Qua một thời gian nhất định, hàm lượng chất độc tồn dư vượt quá mức xử lý của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu bạch cầu, tạo điều kiện cho các loại bệnh xâm nhập và gây tác hại đáng kể đến sức khỏe của con người.

Hiểu rõ hơn nữa những ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sinh vật và môi trường

Những thông tin trong bài viết về tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khỏe con người hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai. Truy cập website labvietchem.com.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa.

Tìm kiếm liên quan: 

biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật

- tác hại của thuốc diệt cỏ đối với con người

Video liên quan

Chủ Đề