Sự khác biệt căn bản của điện ảnh và sân khấu là ở ngôn ngữ thể hiện

Sự khác biệt căn bản của diễn ảnh và sân khấu là ở ngôn ngữ thể hiện ở sân khấu ngôn ngữ chính là

2 tuần trước

Sự giao thoa giữa sân khấu và phim truyền hình

06:00 - 2/7/2020

NSND Việt Anh, NSƯT Tuyết Thu, NSƯT Nhâm Minh Hiền là những người đóng góp cho các lĩnh vực sân khấu và phim truyền hình. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của họ về sự khác biệt của các lĩnh vực này.


MC Như Quỳnh, NSND Việt Anh, NSƯT Tuyết Thu và NSƯT - đạo diễn Nhâm Minh Hiền [từ trái sang] trong chương trình “Alo, phim nghe!” bàn về “Sự giao thoa giữa sân khấu và phim truyền hình”

Sự khác nhau giữa sân khấu và phim truyền hình

NSND Việt Anh, NSƯT - đạo diễn Nhâm Minh Hiền, NSƯT Tuyết Thu là những người không chỉ giỏi về chuyên môn, họ còn có nhiều đóng góp và gặt hái được không ít thành tựu trong lĩnh vực sân khấu và phim truyền hình. Chia sẻ về sự khác biệt giữa sân khấu và phim truyền hình, NSND Việt Anh cho rằng: “Hai lĩnh vực này giống nhau đều được gọi tên là nghệ thuật và biểu diễn giống nhau. Còn khác nhau thì rất nhiều. Đầu tiên phải kể đến ngôn ngữ truyền tải. Nếu ngôn ngữ của sân khấu là hành động thì ngôn ngữ của phim ảnh là hình ảnh. Nếu phim ảnh có những đặc tả thì sân khấu chỉ có một khung hình, nhưng chúng tôi có những cách đặc tả riêng biệt. Ngoài ra, muốn xem sân khấu, khán giả phải đến trực tiếp, còn về phim ảnh, mọi người có thể xem tại nhà và xem lúc nào cũng được”.


NSND Việt Anh cho rằng, sân khấu và phim truyền hình giống nhau đều được gọi là nghệ thuật nhưng khác nhau thì rất nhiều

NSƯT Tuyết Thu là một diễn viên có nhiều kinh nghiệm diễn xuất ở cả lĩnh vực sân khấu và phim truyền hình. Vậy sự khác biệt khi đứng trước ống kính và đứng trên sân khấu của diễn viên là gì?

“Trên sân khấu, người diễn viên sẽ trực tiếp giao lưu với khán giả. Mỗi vở diễn, mỗi đêm diễn, trên sân khấu, diễn viên đều có thể biết được cảm xúc của khán giả lúc đó như thế nào. Sự khác biệt thứ hai mà tôi muốn nhắc đến là khi đứng trước ống kính, diễn viên dù có diễn sai vẫn có thể diễn lại. Nhưng trên sân khấu, diễn viên không có cơ hội sửa chữa trong buổi diễn đó”, NSƯT Tuyết Thu chia sẻ.

Trong quá trình làm nghề, NSƯT - đạo diễn Nhâm Minh Hiền là người từng hợp tác với không ít diễn viên sân khấu bước qua đóng phim truyền hình. Nhiều đạo diễn từng nói, làm việc với diễn viên kịch “khó mà dễ, dễ mà khó”. Còn đạo diễn Nhâm Minh Hiền suy nghĩ thế nào?


NSƯT - đạo diễn Nhâm Minh Hiền nói, không có các diễn viên kịch thì không có nền tảng phim truyền hình như hôm nay

“Tôi là người may mắn khi được tham gia vào lĩnh vực phim truyền hình từ những ngày đầu tiên. Và điều tôi khẳng định, trong những bộ phim đầu tiên như: Giã từ dĩ vãng, Đất Phương Nam, Người đẹp Tây Đô, Dòng đời... không có các “đàn anh đàn chị” học trường kịch nghệ quốc gia thời xưa, hay các diễn viên kịch từ trường nghệ thuật sân khấu, thì không bao giờ chúng ta có một nền tảng phim truyền hình như ngày hôm nay.

Thật ra lúc đó để làm ra một bộ phim truyền hình, chúng tôi cần 90% diễn viên từ sân khấu kịch bước qua. Đó là những người có đam mê, năng lực và có kỹ thuật diễn xuất rất giỏi mặc dù thời đó gần như là lồng tiếng, không cần chất giọng thật. Nói về kỹ thuật biểu diễn, trường nghệ thuật sân khấu 2 đã đào tạo ra rất nhiều anh chị em diễn viên diễn rất tốt”, đạo diễn Nhâm Minh Hiền tâm sự.

Diễn viên giỏi nhất là người diễn chân thật nhất

Từng có ý kiến cho rằng, diễn viên sân khấu khi chuyển sang đóng phim đôi khi diễn xuất “kịch quá”. Theo NSND Việt Anh, nhận xét “kịch quá” là một hiện tượng nhất thời. Họ chỉ mới quan sát về một người diễn viên diễn “kịch quá” mà đã vội đưa ra lời nhận xét cho những ai hoạt động ở lĩnh vực sân khấu như vậy dường như chưa đúng.

NSND Việt Anh cũng cho rằng, tuy diễn xuất ở sân khấu hay phim ảnh gần giống nhau nhưng muốn hiểu rõ về hai lĩnh vực này, thì cần biết nguồn gốc diễn xuất trong phim ảnh từ đâu mà có. Ông nói, nếu khán giả có để ý sẽ nhận thấy rằng Mỹ là nước có nền điện ảnh tiên tiến nhất hiện nay, trong đó, diễn xuất của các diễn viên thì không cần bàn cãi. Thật ra, những năm 1955 trở về trước, diễn viên trong phim của Mỹ diễn rất cường điệu vì trên sân khấu của họ, ai cũng diễn như thế. Và có một nhân vật đã làm thay đổi cách diễn xuất từ cường điệu sang tự nhiên khiến cả thế giới học theo.


Theo NSND Việt Anh, diễn viên giỏi là người diễn chân thật nhất

“Đó chính là diễn viên Marlon Brando. Ông ấy thời trẻ đã nghĩ ra cách diễn theo trường phái hiện thực tâm lý, diễn giống như ngoài đời. Lúc đầu, cách diễn này bị mọi người phản ứng dữ dội, thậm chí còn bị tẩy chay. Nhưng cuối cùng, cách diễn xuất này đã thuyết phục được khán giả. Marlon Brando đã làm thay đổi nền điện ảnh Mỹ và ảnh hưởng toàn thế giới.

Ở Việt Nam, một số diễn viên kịch khi đóng phim hơi cường điệu là vì họ chưa hiểu mình đang làm gì chứ không phải hai lĩnh vực sân khấu và phim ảnh nghịch nhau về diễn xuất. Trở lại với sân khấu kịch Việt Nam, điều đầu tiên cũng đòi hỏi sự chân thật. Diễn viên giỏi là người diễn chân thật nhất. Vì vậy, nếu nói diễn viên sân khấu diễn “kịch quá” khi đóng phim thì không đúng bởi vì người đó hiểu nghề chưa tới thôi!”, NSND Việt Anh chia sẻ.

Cũng đồng quan điểm với NSND Việt Anh, NSƯT Tuyết Thu nói những từ “diễn kịch quá” để dành cho các diễn viên sân khấu kịch chuyển qua đóng phim có lẽ “quơ đũa cả nắm”. Những lần nghe câu nói như vậy, cô có hơi buồn bởi vì không phải ai cũng như thế.


NSƯT Tuyết Thu chia sẻ, ngoài việc cảm thụ vai diễn, cách mà người diễn viên thể hiện rất quan trọng

Cô chia sẻ: “Có những người chưa hiểu kỹ về sự khác biệt giữa hai lĩnh vực. Người diễn viên có thể cảm thụ được vai diễn nhưng để thể hiện ra nhân vật của mình là phần rất quan trọng. Giữa sân khấu và phim ảnh, điều đầu tiên đòi hỏi ở người diễn viên là sự chân thật”.

Còn với NSƯT Nhâm Minh Hiền, anh chia sẻ, đạo diễn là chỉ đạo diễn xuất, mỗi thể loại có cách kể chuyện riêng. Anh cũng đồng ý với chia sẻ của NSND Việt Anh, chỉ có người diễn viên hiểu chưa đúng mình nên làm thế nào, phải cảm nhận và thể hiện nhân vật ra sao? Và nếu người đó không làm được, 50 % là lỗi của đạo diễn.

“Trong các giải thưởng của đạo diễn, người ta nhìn nhận ra góc độ chỉ đạo diễn xuất, dàn dựng chân thật của mình. Tôi hay nói với mọi người diễn như không diễn, nhưng để có được điều đó không hề đơn giản. Trong quá trình làm phim, tôi cũng gặp nhiều diễn viên từ bên sân khấu chuyển qua. Không ít người không hiểu mình phải làm gì trước ống kính nên họ sẽ di chuyển rất tự do như đang trên sân khấu, hoặc diễn xuất rất căng thẳng theo kiểu để khán giả ở xa sân khấu có thể nhìn thấy biểu hiện cơ mặt. Khi đó, đạo diễn phải có trách nhiệm phân tích nên diễn xuất thế nào. Những lúc như vậy, có người nói tôi khó quá. Cho dù nói gì đi chăng nữa, tôi vẫn khẳng định rằng, lỗi đầu tiên là do đạo diễn không nhìn ra được vấn đề”.

Mời quý vị đón xem chương trình “Alo, phim nghe!” được phát sóng vào lúc 14g thứ Bảy hàng tuần trên kênh HTV7.

Sự khác biệt giữa kịch và sân khấu

Sự khác biệt giữa kịch và sân khấu - ĐờI SốNg

1. Nhóm nghệ thuật thời gian không miêu tả

Bao gồm âm nhạc và múa. Xem xét dạng nghệ thuật thuần nhất một tính năng.

Đặc điểm chung: Là nghệ thuật thời gian, âm nhạc và múa có chung sở trường là diễn đạt được sự biến đổi và phát triển, diễn đạt được tính quá trình của tâm trạng và hành động.

Từ phương thức xây dựng hình tượng đến cấu trúc của thể loại và tác phẩm, kể cả ngôn ngữ, đều tuân thủ và khai thác tối đa quy luật thời gian, đều mang tính chất quá trình và tính phát triển.

Nhưng cũng vì mang tính thời gian, sở trường lại đi liền với sở đoản: thiếu sự đứng yên, sự tinh lại trong không gian, phải khắc phục bằng cách tạo ra các yếu tố kỹ thuật, tạo ảo giác về không gian, về sự tinh lại. Đó là lối xây dựng hình tượng kiểu nhắc lại, trùng lặp theo hình tròn ốc, và dùng ngôn ngữ đa thanh.

Đặc điểm ngôn ngữ: Âm nhạc và múa có chung yếu tố ngôn ngữ là nhịp điệu. Để lắp vào bộ khung nhịp điệu đó, âm nhạc có yếu tố giai điệu, múa có yếu tố động tác. Do đặc trưng là nghệ thuật biểu hiện, không miêu tả, nên ngôn ngữ của nhạc và múa đều mang tính ước lệ, không mô phỏng theo âm thanh hay động tác có thật trong đời sống.

Người cảm thụ cần phải hiểu biết về ngôn ngữ, như trình thức của múa, giai điệu của âm nhạc. Trong đó, bao gồm cấu tạo âm nhạc, điệu thức, hòa thanh, phức điệu,…]. Đồng thời, cần hiểu các thể loại và phương tiện nhạc khí có tính năng gì?

Thể loại âm nhạc: có hai nhóm thể loại là nhạc hát [thanh nhạc] và nhạc đàn [khí nhạc]. Trong mỗi nhóm, kể từ thể loại nhỏ đến lớn có: Thanh nhạc [làn điệu, ca khúc, nhạc kịch opera]; Khí nhạc [khúc luyện, sonate tổ khúc, concerto, symphonie].

Ngoài cách phân biệt trên đây, còn có cách phân biệt theo quy mô dàn nhạc như độc tấu, hòa tấu, giao hưởng. Tính thời gian phản ánh trong cấu tạo thể loại ở độ dài ngắn, và sự biến đổi, sự luân chuyển các chương, đoạn có tính chất khác nhau.

Nhận xét chung về lịch sử: âm nhạc và múa là hai loại nghệ thuật có rất sớm trong lịch sử loài người, là những nghệ thuật mang tính dân tộc rõ rệt nhất. Về lý luận, có thể tìm thấy trong nhạc và múa khá nhiều các đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật.

Sự phát triển của âm nhạc và múa lệ thuộc vào điều kiện vật chất, mức sống, nhu cầu giao lưu về tinh thần,… Ở các xã hội tiền công nghiệp, có hai hình thức phổ biến là sinh hoạt, vũ nhạc dân gian, và quý phái, cung đình.

Trong các xã hội, công nghiệp cận hiện đại, vũ, nhạc phát triển mạnh mẽ cả về các thể loại, hình thức và phương tiện biểu diễn. Về cơ bản ở Việt Nam phổ biến nhất vẫn là các hình thức âm nhạc tiền công nghiệp [dân ca, ca khúc, kịch hát].

Các hình thức của âm nhạc thời đại công nghiệp [như giao hưởng, nhạc kịch, rap,…] chỉ mới xuất hiện gần đây. Về múa tùy thuộc vào hoàn cảnh sinh hoạt tinh thần, phong tục địa lý, mỗi dân tộc có những hình thức múa khác nhau.

Những hình thức và thể loại múa cũng gắn liền với nhạc: nhạc dân gian, múa cung đình [thời tiền công nghiệp], múa giao tế, múa biểu hiện, vũ kịch [balê].

Video liên quan

Chủ Đề