Tà đạo đức chúa trời là gì năm 2024

Hội Thánh của Đức Chúa Trời, còn gọi là Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ, là một phong trào tôn giáo mới bắt nguồn từ Hàn Quốc và hiện nay đã có mặt tại 185 quốc gia. Hội Thánh do ông Ahn Sahng-hong sáng lập năm 1964. Trụ sở chính của Hội đặt tại Bundang, thành phố Sungnam, tỉnh Kyunggi.

Những người đi theo Hội thánh tin rằng Ahn Sahng-hong là Chúa Trời Cha, Jang Gil-ja là Chúa Trời Mẹ, và cho rằng họ đang khôi phục lại lẽ thật của hội thánh sơ khai.

Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ đã nhận nhiều chỉ trích tại Mỹ, Australia, New Zealand và Việt Nam do có hoạt động mang tính cuồng giáo: tuyển thành viên theo hình thức đa cấp, bóc lột tài chính, ép phá thai, tách thành viên khỏi gia đình và bạn bè, hay trốn tránh trách nhiệm giải trình minh bạch về số tiền đóng góp.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1964, Hội Thánh này được Ahn Sahng-hong thành lập. Năm 1997, Hội thánh có tên là Hội Thánh Của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới nhằm tiện cho việc định danh và quản lý tài sản của Hội Thánh. Đây cũng là tên gọi chính thức cho những chi nhánh được thành lập sau này tại châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Tại Việt Nam, hội thánh thường được nhắc tới với tên Hội Thánh của Đức Chúa Trời, Hội Thánh Đức Chúa Trời hay Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Tuy nhiên Hội Thánh của Đức Chúa Trời [Church of God] là tên được nhiều hệ phái Thiên Chúa giáo sử dụng. Phần lớn các hệ phái này bắt nguồn từ Phong trào Ngũ Tuần [Pentecostal], Phong trào Thánh khiết [Holiness], Baptist ngày thứ 7 và các Phong trào Phục lâm. Ở TP.HCM hiện có bảy nhóm tôn giáo có cùng tên Hội thánh của Đức Chúa Trời hoặc Hội thánh Đức Chúa Trời hoạt động độc lập, không liên quan nhau.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ahn Sahng-hong [An Sang Hồng] sinh ra trong một gia đình Phật giáo và cải sang Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm An thất nhật.

Năm 1964, ông thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Trụ sở chính hiện nay của hội thánh đặt tại quận Bundang, thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc.

Mốc thời gian[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1948 - Ahn Sahng-hong tuyên bố từ bỏ niềm tin Phật giáo, chịu phép Báp-têm của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm;
  • 28/04/1964 - Ahn Sahng-hong thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời Nhân Chứng Jesus [Witnesses of Jesus Church of God] tại Hàn Quốc
  • 1970 - 4 hội thánh được thành lập tại Hàn Quốc
  • 1980 - Tổng cộng 13 hội thánh được thành lập tại Hàn Quốc
  • 1985 - Ahn Sahng-hong qua đời vào tháng 2/1985 theo lời tiên tri ngôi Vua Đavít. Đavít lên ngôi vua năm 30 tuổi và trị vì trong 40 năm. An Sahng Hong đến với tư cách Đavít tiên tri đã giáng sinh vào năm 1918. Theo lời tiên tri về cây vả, Ngài chịu phép Báp-têm năm 1948. Bắt đầu làm công việc Tin Lành vào năm 30 tuổi với tư cách là vua Đavít tiên tri. Vào năm 1985 là năm thứ 37 của lời tiên tri, Ngài đã thăng thiên. [Đức Chúa Jesus Sơ Lâm đã làm Tin lành trong 3 năm];
  • 1988 - 10.000 tín đồ đăng ký
  • 1990 - Tổng cộng 30 hội thánh được thành lập tại Hàn Quốc
  • 1996 - Tổng cộng 107 hội thánh được thành lập; 100.000 tín đồ đăng ký
  • 1997 - Đổi tên thành Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới; thành lập 3 hội thánh ở nước ngoài [Los Angeles - Mỹ, Lahore - Pakistan và Essen, Đức];
  • 1998 - Tổng cộng 210 hội thánh được thành lập;
  • 1999 - 200.000 tín đồ đăng ký;
  • 2000 - Tổng cộng 300 hội thánh được thành lập ở Hàn Quốc, 400.000 tín đồ đăng ký;
  • 2001 - Đoàn thăm viếng nước ngoài đầu tiên đến Hàn Quốc [từ Mỹ];
  • 2002 - Thực hiện việc truyền giáo tại 70 quốc gia;
  • 2003 - Phụng sự tình nguyện cho thảm họa tàu điện ngầm Daegu [cung cấp bữa ăn miễn phí trong vòng 55 ngày]; nhận Tuyên dương của Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung; 500.000 tín đồ đăng ký;
  • 2004 - Nhận Huân chương Danh dự; 600.000 tín đồ đăng ký;
  • 2005 - Thành lập Viện tu luyện Go&Come Okcheon;
  • 2006 - Thành lập Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời;
  • 2007 - Hơn 100 hội thánh chi nhánh được thành lập ở nước ngoài, 800.000 tín đồ đăng ký;
  • 2008 - 1 triệu tín đồ đăng ký;
  • 2009 - 32 đoàn truyền giáo ngắn hạn được gửi đi nước ngoài;
  • 2010 - 427 đoàn truyền giáo ngắn hạn được gửi đi nước ngoài; gửi hàng cứu trợ nạn nhân động đất ở Haiti và Chile cho Liên Hợp Quốc [gây quỹ thông qua buổi hòa nhạc từ thiện];
  • 2011 - Nhận Giải thưởng Phụng sự tình nguyện Tổng thống từ Barack Obama; chia sẻ tình yêu thương với hàng xóm trong và ngoài nước nhân kỉ niệm 94 năm ngày giáng sinh của Ahn Sahng-hong;
  • 2012 - Chiến dịch vận động làm sạch môi trường thế giới nhân Ngày Lễ Vượt Qua; hiến máu trao sự sống nhân ngày Lễ Vượt Qua; 2.200 hội thánh chi nhánh tại 150 quốc gia được thành lập;
  • 2013 - Chiến dịch tình nguyện toàn thế giới nhân ngày Lễ Vượt Qua;
  • 2015 - Nhận Giải thưởng Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc
  • 2016 -Tuyên bố truyền đạo 7 tỷ; nhận Giải thưởng Phụng sự tình nguyện từ Nữ hoàng Anh Elizabeth II
  • 2017: có hơn 7000 nhà thờ thành viên

Các tổ chức liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

  • Viện tu luyện Go&Come Okcheon
  • Viện tu luyện Jounyisan
  • Viện tu luyện Elohim
  • Viện thần học Hội Thánh của Đức Chúa Trời
  • Bảo tàng lịch sử Hội Thánh của Đức Chúa Trời
  • Tổ chức The International We Love U Foundation
  • Ban nhạc Messiah
  • Nhà trẻ Saet-byul

Tín ngưỡng và niềm tin[sửa | sửa mã nguồn]

Hội thánh tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ mà Kinh thánh làm chứng và đã khôi phục lại lẽ thật của Hội thánh Sơ khai. Hội thánh tin rằng họ đang làm theo tất cả mọi lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh và được giải thích kỹ càng trong những cuốn sách của Ahn Sahng-hong.

Jêsus đến lần thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Hội thánh tin rằng Jêsus đã đến lần thứ hai trong xác thịt dưới hình dáng loài người [Hê-bơ-rơ 9:28]. Họ tin rằng Ahn Sahng-hong chính là Jêsus đến lần thứ hai với tên mới [Khải huyền 3:11-12 và Khải huyền 2:17] và làm ứng nghiệm hết thảy lời tiên tri mà duy chỉ có Jêsus mới có thể hoàn thành. Hội thánh còn tin rằng Jêsus đến lần thứ 2 phải xuất hiện năm 1948 theo lời tiên tri cây vả, ứng nghiệm bởi sự độc lập của Israel năm 1948.

Đức Chúa Trời Mẹ[sửa | sửa mã nguồn]

Bởi vì Kinh thánh có ghi chép "Thánh Linh và Vợ Mới" [Thần khí và Tân Nương] ở Khải huyền 22:17, hội thánh tin rằng Vợ Mới [Tân Nương] chính là Đức Chúa Trời Mẹ. Theo như ghi chép trong Kinh thánh ở Sáng thế ký 1:26-27 Đức Chúa Trời phán "Chúng ta", làm chứng rằng Đức Chúa Trời tồn tại hai hình ảnh: Đức Chúa Trời mang hình nam và Đức Chúa Trời mang hình nữ. Hội thánh gọi Đức Chúa Trời mang hình nữ là Đức Chúa Trời Mẹ. Họ giải thích theo như lời tiên tri Kinh thánh, Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện vào những ngày sau cùng giống như việc Đức Chúa Trời đã tạo nên Eva vào thời điểm cuối cùng trong quá trình 6 ngày sáng tạo nên trời đất và muôn vật.

Các ngày lễ trọng thể[sửa | sửa mã nguồn]

Hội thánh cử hành 7 Lễ trọng thể được ghi chép trong sách Lê-vi-ký chương 23: Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Đầu Mùa [Lễ Phục Sinh], Lễ Ngũ Tuần, Lễ Kèn Thổi, Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm. Hội thánh cử hành các ngày lễ trọng thể theo như Giao Ước Mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên phân biệt với những lễ trọng thể trong Cựu Ước.

Ngày Sa-bát[sửa | sửa mã nguồn]

Hội thánh giữ ngày Sa-bát thứ Bảy, là điều răn thứ 4 trong 10 Điều răn theo như lời phán của Đức Chúa Trời trong Xuất Ê-díp-tô-ký 20:8-11, Sáng thế ký 2:1 [tham khảo thêm Mác 16:9]. Ngày Sa-bát thứ Bảy được Kinh thánh biểu hiện là một dấu giữa Đức Chúa Trời và người dân của Ngài [Ê-xê-chi-ên 20:12, Xuất Ê-díp-tô Ký 31:13], và đây là ngày mà các thánh đồ phải giữ sự thờ phượng theo như sự làm gương của Đức Chúa Jêsus cũng giữ ngày Sa-bát 2000 năm về trước [Luca 4:16].

Các thánh đồ hội thánh giữ 3 lễ thờ phượng vào ngày Sa-bát. Giữa các buổi thờ phượng, các thánh đồ tham gia những hoạt động của hội thánh như học Kinh Thánh, xem video của hội thánh và phát biểu Kinh Thánh giữa các tín đồ.

Về hình tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Hội thánh tin rằng theo như sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời về việc cấm làm ra bất kỳ hình tượng nào và thờ lạy [Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4], những vật dụng như thập tự giá, tượng đúc hay tượng chạm... không được dựng hoặc đặt trên nóc hoặc bất kỳ nơi nào bên trong hội thánh.

Nguồn gốc của loài người và sự chuộc tội[sửa | sửa mã nguồn]

Hội thánh tin rằng tất cả loài người trên trái đất này vốn dĩ là những thiên sứ ở trên trời. Những thiên sứ này đã phạm tội với Đức Chúa Trời ở trên trời và bị đuổi xuống trái đất như là một cơ hội thứ hai để được quay trở về Thiên Đàng . Họ cho rằng cách duy nhất để chúng ta có thể trở về quê hương Nước Thiên Đàng đó là giữ Lễ Vượt Qua Giao Ước Mới với bánh và rượu nho [thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus] và làm theo mọi sự dạy dỗ của Kinh thánh được khôi phục lại bởi ông Ahn Sahng-hong . Hội thánh tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ, là Vợ Mới [Jang Gil-ja] đang ban nước sự sống vào những ngày sau rốt [Khải Huyền 22:17].

Nghi thức Báp-têm[sửa | sửa mã nguồn]

Hội thánh cử hành nghi thức báp-têm như là bước đầu tiên để nhận lấy sự cứu rỗi. Phép báp-têm phải được cử hành nhân danh của Đức Cha [Giê-hô-va], Đức Con [Jêsus] và Đức Thánh Linh [Ahn Sahng-hong], tham khảo Ma-thi-ơ 28:18-20 .

Cầu nguyện[sửa | sửa mã nguồn]

Hội thánh tin rằng sự cầu nguyện phải nhân danh Đức Thánh Linh Ahn Sahng-hong vào những ngày sau cùng và nữ tín đồ phải mang khăn trùm đầu khi cầu nguyện theo như 1 Cô-rinh-tô 11:1-16. .

Hoạt động truyền đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Các tín đồ của hội thánh thường đi gõ cửa, đến các trung tâm thương mại, công viên, trường đại học... để chia sẻ Kinh thánh và truyền giáo.

So sánh với đạo Cơ Đốc truyền thống[sửa | sửa mã nguồn]

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới có nhiều quan điểm khác biệt với Cơ Đốc giáo chính thống. Hội thánh này tự nhận rằng họ đang làm theo các lời dạy và giữ các kỳ lễ của giao ước mới trong Kinh thánh, giống như hội thánh sơ khai trong thời Chúa Jêsus. Họ cũng tin rằng Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ đã đến trong xác thịt một người bình thường ở Hàn Quốc, ứng nghiệm lời tiên tri của Kinh Thánh. Khi những giáo lý này vấp phải sự chỉ trích, họ dạy rằng đây cũng chính là sự bức hại mà những Kitô hữu thuở ban đầu đã phải chịu đựng vì tin vào Jêsus trong xác thịt người bình thường trong lần đến đầu tiên của ông.

Chỉ trích và tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã bị một số cựu thành viên và nhà nghiên cứu tôn giáo công khai chỉ trích vì hoạt động giống như cuồng giáo: kiểm soát vi mô cuộc sống của các thành viên, tách họ ra khỏi gia đình và bạn bè, bóc lột tài chính các thành viên, cùng nhiều vi phạm luật pháp, trốn tránh tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Điều tra của tạp chí People[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 12 năm 2015, tạp chí People đăng bài phỏng vấn với Michele Colon, cựu thành viên Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở Ridgewood, New Jersey trong hai năm và sau đó đã kiện tổ chức này. Colon đã mô tả hội này là một "giáo phái ngày tận thế" mang đầy tính "cơ hội". Cô cho biết họ thường nhắm tới những người đang trải qua biến cố cuộc đời hoặc có khoảng trống trong cuộc sống "và họ sẽ lấp đầy nó". Cô cho biết giáo phái đã thao túng các thành viên bằng cách liên tục gieo rắc "cảm giác sợ hãi và tội lỗi". Cô báo cáo rằng nhà thờ đã "kiểm soát vi mô" cuộc sống của cô và hướng cô dành toàn bộ thời gian tại Hội thánh, thậm chí kiểm soát việc nghe nhạc của cô và cấm cô sử dụng Internet.

Một số cựu thành viên đã kiện Hội Thánh của Đức Chúa Trời vì đã thúc giục cô phá thai, và những người khác đã cáo buộc giáo phái không khuyến khích việc mang thai vì dự đoán rằng thế giới sẽ kết thúc vào năm 2012.

Phê bình từ Rick Ross[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nghiên cứu cuồng giáo Rick Alan Ross mô tả Hội Thánh của Đức Chúa Trời là "một nhóm hoạt động rất dữ dội... giống như Nhà thờ Thống nhất của Sun Myung Moon - nhóm Moonies", đồng thời so sánh sự tuơng đồng trong phương pháp truyền bá của hai giáo phái này với nhau.

Ross tuyên bố rằng Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã khiến các thành viên rơi vào tình trạng "phá sản vì quyên góp quá nhiều", một số người đã mất việc làm do "đòi hỏi đóng góp quá mức" của nhóm và thường xuyên "thiếu ngủ" do tham gia các hoạt động của nhóm. Ông nói rằng các thành viên thường bị đưa đến các khu nhà ở tập thể, trở nên cô lập và xa lánh gia đình và bạn bè, thậm chí cả vợ chồng và con cái. Ross lưu ý rằng nhóm thường tuyển thành viên trong khuôn viên trường đại học, trung tâm thương mại và các địa điểm mua sắm khác. Ông cũng cho rằng giáo phái thiếu trách nhiệm giải trình minh bạch cho hàng triệu đô-la doanh thu mà họ nhận được, cùng với việc lãnh đạo tổ chức "mang tính độc tài từ Hàn Quốc".

Tranh cãi tại New Zealand[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 8 năm 2017, Hiệp hội Sinh viên Đại học Otago ở Dunedin, New Zealand đã hủy liên kết với Học viện Elohim sau nhiều khiếu nại của sinh viên về các phương pháp tuyển thành viên mang tính lừa đảo và cưỡng bức của Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Hiệu trưởng Dave Scott đã xem xét những vi phạm của nhóm về việc tuyển thành viên trong khuôn viên trường, nhưng sau đó không kết luận vi phạm do Đạo luật Nhân quyền New Zealand năm 1990 về tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Năm 2020, tạp chí sinh viên Cracum của Đại học Auckland đưa tin rằng các thành viên của Học viện Elohim của Hội thánh đã nhắm mục tiêu vào sinh viên tại Đại học Auckland và Đại học Waikato ở thành phố Hamilton.

Tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ kêu gọi người dân cảnh giác về Hội Thánh của Đức Chúa Trời và lưu ý rằng không nên đánh đồng nhóm này với các nhóm Tin lành khác sử dụng tên tương tự.

Vào tháng 5 năm 2018, chính quyền nhiều tỉnh thành đã tịch thu tài sản của Hội Thánh của Đức Chúa Trời, đồng thời thẩm vấn hàng trăm thành viên của tổ chức. Các nhà lãnh đạo của tổ chức bị buộc tội tẩy não các thành viên và kiểm soát vi mô cuộc sống của họ bằng cách thúc giục sinh viên từ bỏ việc học và người lao động từ bỏ công việc để thu hút thêm tín đồ.

Năm 2023, Ban Tôn giáo Chính phủ tuyên bố tổ chức này "mang danh tôn giáo nhưng bản chất tà giáo" hoạt động theo mô hình đa cấp, lợi dụng tín điều về ngày tận thế trong Kinh Thánh để gieo rắc nỗi sợ hãi cho người tin theo, làm cho họ xa lánh gia đình, bỏ việc làm và học tập, biến mình thành công cụ tuyên truyền và kiếm tiền cho tổ chức. Bộ Công an cũng khẳng định, Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ là "giáo phái chưa được công nhận tại Việt Nam, hoạt động mang tính tà đạo, lợi dụng giáo lý để trục lợi cá nhân."

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. “Joongang Monthly Magazine”. Joongang Il Bo. Bản gốc lưu trữ 3 Tháng 2 2014. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2013.
  2. “WATV”. WATV. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ “Who is God the Mother?”. Arizona State Press. 4 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  4. "'Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ' là tà đạo", May 4, 2018, Tiền Phong, retrieved 2024-01-10.
  5. O’Mannin., Charlie [12 tháng 7 năm 2018]. “OUSA Rejects Re-Affiliation of "Cult"”. Critic. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ "Former World Mission Society Church of God members claim children were smacked at services, women pressured to get abortions", September 26, 2023, 7News, retrieved 2024-01-08.
  7. Church of God World Gospel Association v. Ji Won Tak, [1] [Northern Seoul Regional Court Civil Section Number 11 ngày 8 tháng 7 năm 2005].
  8. 법원, "근거없는 추측비방은 비인격적인 범법행위". The Christian World Monitor [bằng tiếng Hàn]. ngày 29 tháng 9 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  9. Pháp Luật Online: 7 nhóm cùng có tên Hội thánh Đức Chúa Trời, [2] [ngày 20 tháng 6 năm 2018].
  10. ^ “WATV – History”. WATV.org. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2013.
  11. “[異色 종교단체 탐구] 하나님의교회 세계복음선교협회 월간조선 – 영향력 있는 사람들에게 영향력 있는 잡지”. Monthly.chosun.com. 21 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2014.
  12. “하나님의교회, 바다의 날 '대통령단체표창' 수상”. joongboo daily news. ngày 9 tháng 6 năm 2015.
  13. “Old-Trafford's World Mission Society Church of God bestowed with prestigious Queen's voluntary award”. Messenger Newspapers. ngày 8 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
  14. Kim, Jin Oh [ngày 11 tháng 7 năm 2016]. “영국 여왕, 하나님의 교회에 국가 최고 자원봉사상 수여”. ajunews. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
  15. “affiliated institutions”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2017.
  16. 28 cũng vậy, Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài. - Hê-bơ-rơ 9:28
  17. “WATV – Second Coming Christ”. WATV. World Mission Society Church of God. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2013.
  18. ^ “dctme”.
  19. ^ “WATV – Fundamentals”. World Mission Society Church of God. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2013.
  20. “WMSCOG Bible Q&A”. World Mission Society Church of God. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2013.
  21. Lydia DePillis [23 tháng 5 năm 2012]. “Broken Windows Theory”. Washington City Newspaper. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2018.
  22. “velinhhon”.
  23. “Có đường tắt đến Thiên Đàng?”. Báo Văn Hiến Plus.
  24. “lethatdcjdaydo”.
  25. 18 Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. 19 Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, 20 và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế. - Ma-thi-ơ 28:18-20
  26. “baptem”.
  27. “World Mission Society Church of God”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2017.
  28. ^ Harris, Chris, "Former Members Allege New Jersey Church, South Korea-Based World Mission Society Church of God, is Actually a 'Cult'," December 10, 2015, People, retrieved 2018-05-22.
  29. ^ Ma, Myles, NJ Advance Media, "Ex-members accuse Ridgewood church of being cult, reports say," January 17, 2016, Bergen County Record / NJ.com, retrieved 2018-05-22.
  30. ^ “Cult expert: Pocono Dome church has cult markers”. Pocono Record. 29 tháng 3 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2018.
  31. ^ "NBC Investigates – World Mission Church of God member John Power," Dec 4, 2016, The Today Show, host Ronan Farrow, NBC News on YouTube.
  32. Higham, Joe [20 tháng 8 năm 2020]. “OUSA Disaffiliate Religious "Cult" After "Bringing OUSA Into Disrepute"”. Critic Te Arohi. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  33. Brown, Timothy [10 tháng 3 năm 2020]. “OUSA disaffiliates religious group”. Otago Daily Times. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  34. Ofren, Keeara. “Auckland Students Recount Experiences with Elohim Academy Cult”. Craccum. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  35. Gill, Sinead [15 tháng 5 năm 2020]. “Critic Saved an Auckland Uni Student from a "Cult"”. Critic. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.
  36. "Government urges caution against controversial 'World Mission Society Church of God',", April 26, 2018, Vietnam News, retrieved 2018-05-22.
  37. AsiaNews.it. “Authorities seize cult assets and detain cult members”. www.asianews.it. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2020.
  38. "Ban Tôn giáo Chính phủ: Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ mang danh tôn giáo nhưng bản chất tà giáo", July 24, 2023, VTC News, retrieved 2024-01-07.
  39. "Bộ Công an: Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ hoạt động mang tính tà đạo, lợi dụng giáo lý để trục lợi", June 30, 2023, VTC News, retrieved 2024-01-07.

Lỗi chú thích: Thẻ có tên “KOR43208.E” được định nghĩa trong không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Tại sao Hội Thánh Đức Chúa Trời là tà đạo?

"Hội thánh Đức Chúa Trời" là một phong trào tôn giáo có nguồn gốc từ Hàn Quốc du nhập Việt Nam từ năm 2001. Hiện nay, tổ chức tôn giáo này chưa được Nhà nước công nhận hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, giáo lý hoạt động mang tính chất tà đạo, có biểu hiện mê tín dị đoan, lợi dụng giáo lý để trục lợi.

Hội Thánh Đức Chúa Trời xuất hiện ở Việt Nam khi nào?

“Hội thánh của Đức chúa trời” du nhập vào Việt Nam từ năm 2001, bởi một số giáo sĩ Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam và một số cá nhân, người lao động, công nhân sau khi tham gia lao động, học tập tại Hàn Quốc về truyền bá tổ chức này không được công nhận là tổ chức hoạt động tôn giáo nước ta nhưng đến nay tổ chức này đã ...

Ai là Đức Chúa Trời Mẹ?

Hội thánh gọi Đức Chúa Trời mang hình nữ là Đức Chúa Trời Mẹ. Họ giải thích theo như lời tiên tri Kinh thánh, Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện vào những ngày sau cùng giống như việc Đức Chúa Trời đã tạo nên Eva vào thời điểm cuối cùng trong quá trình 6 ngày sáng tạo nên trời đất và muôn vật.

Ai là người tạo ra Đức Chúa Trời?

Đức Chúa Trời là Đấng tự nhiên mà có. Không ai dựng nên Ngài và cũng không ai sinh ra Ngài. Ngài là Đấng Tự Hữu và Hằng Hữu. Ngài hiện hữu từ trước vô cùng và sẽ trường tồn đời đời vô tận.

Chủ Đề