Tác hại của thuốc trừ sâu đối với con người

Thuốc trừ sâu được tìm thấy trong môi trường ở tất cả các khu vực của thế giới, cả ở những nơi sử dụng và nơi chưa bao giờ được sử dụng, như Bắc cực.

Không lường hết tác hại

Một khi thuốc trừ sâu được sử dụng, sự tồn tại của nó là không kiểm soát được nữa. Tùy thuộc vào loại thuốc và điều kiện môi trường như ôxy, ánh sáng mặt trời, gió, nhiệt độ, độ ẩm, hoạt tính của đất, loại đất,... Thuốc trừ sâu được phát tán đi rất xa nơi nó được sử dụng bởi gió, hơi nước, nước mưa, nước ngầm, suối, sông và trong các mô cơ thể người và động vật. Một loại thuốc trừ sâu thường biến đổi sau khi sử dụng thành một hoặc nhiều chất chuyển hóa mà các chất này có thể có tính chất hóa học và độc tính khác với hợp chất ban đầu. Trong nhiều trường hợp, các chất chuyển hóa bền vững và độc hơn loại thuốc trừ sâu sử dụng ban đầu.

Trước những năm 1940, phần lớn thuốc trừ sâu là các hợp chất của arsen, thủy ngân, đồng hoặc chì. Các chất này không dễ tan trong nước và dư lượng của chúng tồn trữ trong thực phẩm. Thuốc trừ sâu hữu cơ tổng hợp bao gồm các hydrocarbon có chứa clo như DDT, aldrin, dieldrin, chlordane, heptachlor, lindane, dendrin và toxaphene. Do đặc tính khó tan trong nước và có khuynh hướng gắn kết với các hạt đất theo con đường hóa học, thường xuyên phát hiện các hợp chất này làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Các loại thuốc trừ sâu có chứa clo đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng do ảnh hưởng độc hại của chúng. Cần lưu ý rằng trong khi các loại thuốc trừ sâu từ các hợp chất hydrocarbon có chứa clo được kiểm soát chặt chẽ hơn trước đây, chúng vẫn duy trì một mối nguy do nhiều loại thuốc phân hủy rất chậm và có thể làm ô nhiễm đất trong một thời gian rất dài. Ví dụ, chlordane, một loại thuốc trừ sâu rất bền vững, được sử dụng phổ biến để diệt mối cho đến khi bị cấm sử dụng vào năm 1989. Loại thuốc này vẫn có thể tìm thấy trong nước uống ở nhiều khu vực trên thế giới.

Nguy cơ cao với phụ nữ, trẻ em

Sự phơi nhiễm của cơ thể con người đối với bất kỳ tác nhân nào trong môi trường có thể diễn ra qua 3 con đường: hô hấp, ăn uống và tiếp xúc trực tiếp. Khi thuốc trừ sâu được tìm thấy trong nguồn nước cấp, thông thường chúng không hiện diện ở nồng độ đủ cao để gây ra các ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe như phỏng do hóa chất, buồn nôn, hay co giật. Phần lớn, thuốc trừ sâu chủ yếu hiện diện ở nồng độ vết [tức là ở nồng độ rất nhỏ] và mối quan tâm chủ yếu là khả năng gây các ảnh hưởng mãn tính đến sức khỏe như suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể [như gan, thận], rối loạn hệ thần kinh, khiếm khuyết về sinh sản và hoặc gây ung thư.

Với các loại thuốc diệt côn trùng cho thấy có mối liên hệ với các bệnh ung thư máu, u tủy và ung thư não. Các rủi ro về sức khỏe do sử dụng thuốc trừ sâu chưa được biết đầy đủ. Phần lớn thuốc trừ sâu chưa bao giờ được xem xét đầy đủ các phạm vi về khả năng gây những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người, như khả năng gây tổn hại đến hệ di truyền, hệ thần kinh, nội tiết hoặc các hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ đã cảnh báo: Sự phơi nhiễm với các hợp chất độc hại cho hệ thần kinh ở nhiều mức độ được tin rằng an toàn đối với người trưởng thành có thể dẫn đến hậu quả làm mất đi thường xuyên chức năng của não bộ nếu sự phơi nhiễm diễn ra trong thời gian mang thai và thời kỳ niên thiếu. Viện Ung thư quốc gia Mỹ đã ghi nhận một số bệnh ung thư ở trẻ em tại Mỹ đã và đang tăng lên gần 1% mỗi năm trong vòng nhiều thập kỷ gần đây. Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ kết luận rằng mỗi ngày, hơn 1 triệu trẻ em Mỹ ở độ tuổi 5 và dưới 5 có thể tiếp xúc với các loại thuốc diệt côn trùng chứa organophosphate ở nồng độ vượt mức an toàn cho phép theo quy định của Cơ quan Nông nghiệp Mỹ [USDA]. Báo cáo cũng đã kết luận rằng việc sử dụng thuốc diệt côn trùng chứa organophosphate tại nhà đã làm tăng lên những rủi ro cho trẻ sơ sinh và trẻ em đang tuổi tập đi.

Tránh phơi nhiễm bất cứ khi nào có thể

Các nhà khoa học cũng đang tranh cãi về mối liên hệ giữa thuốc trừ sâu có chứa organophosphate là loại có cấu trúc sao chép với cấu trúc của kích thích tố [hormone] estrogen và phá vỡ hệ thống nội tiết ở người và động vật hoang dại. Hệ thống nội tiết phức hợp ở loài người bao gồm một chuỗi các tuyến, cơ quan và mô tiết ra và đáp ứng lại các kích thích tố. Kích thích tố đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sinh sản ở người, sự phát triển của trẻ em và kiểm soát các chức năng của cơ thể. Thuốc trừ sâu gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản là những loại thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi nhất và bao gồm các loại thuốc diệt cỏ alachlor và atrazine; thuốc diệt nấm như mancozeb và benomyl; và thuốc diệt côn trùng như: carbaryl, dicofol, endosulfan, methomyl, methoxychlor, parathion và các pyrethroid tổng hợp.

Lời khuyên của các nhà chuyên môn là nên tránh phơi nhiễm với thuốc trừ sâu bất cứ khi nào có thể, dù nó hiện diện trong môi trường sống của chúng ta, trong thực phẩm hoặc trong nguồn nước.

Thuốc trừ sâu được sử dụng như một thuật ngữ tổng quát để đại diện cho bất kỳ hóa chất nào được dùng để diệt loài gây hại và cỏ dại. Các loại thuốc trừ sâu chính gồm có thuốc diệt cỏ- dùng để diệt thực vật; thuốc diệt côn trùng- sử dụng để diệt côn trùng; thuốc diệt nấm - dùng diệt mốc và nấm; và thuốc xông - dùng để làm vệ sinh đất và diệt các loài gây hại ở đô thị.

Theo Ths. Đỗ Hoàng Oanh / Người Lao Động
[Tổng hợp theo tài liệu của FAO và US-EPA]

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi phổ biến cho nhóm các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông, lâm nghiệp nhằm ngăn ngừa, tiêu diệt các loại sâu hại hay dịch bệnh tác động tiêu cực đến cây trồng và điều hòa sinh trưởng cho thực vật nhằm đạt năng suất tối đa. Sử dụng hóa chất mang đến mùa màng bội thu, song đi kèm với đó là những tác hại khôn lường cho môi trường và sức khỏe con người.

Nguyên nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là để diệt trừ sâu hại, bảo vệ mùa màng

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường 

Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật sẽ đem đến các tác hại khó hồi phục với môi trường xung quanh.

- Môi trường tự nhiên luôn tìm được cách cân bằng giữa hai nhóm động vật có lợi và có hại cho cây trồng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ phá hủy thế cân bằng đó bằng cách tiêu diệt hàng loạt động vật bất kể chúng có lợi hay phá hoại mùa màng.

- Sau khi sử dụng hóa chất, các loại thiên địch của sâu hại thường rơi vào tình trạng thiếu thức ăn và chết dần hoặc ngộ độc, suy yếu trong khi số lượng sâu hại dễ dàng phục hồi trước ảnh hưởng của thuốc. Quá trình này liên tục diễn biến sẽ dẫn đến dịch hại trên quy mô lớn mang đến tác động khó lường cho nông nghiệp và gây tổn thất nặng nề cho người sản xuất.

Hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái

- Thuốc bảo vệ thực vật đem lại hiệu quả diệt trừ sâu bọ hữu ích. Tuy nhiên, đối với một số loài nhất định thuốc sẽ kích thích khả năng thích nghi khiến sâu hại trở nên kháng thuốc và hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi đó, người sản xuất bắt buộc phải tăng nồng độ thuốc hơn mức cho phép, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nông sản thu hoạch.

- Hóa chất sẽ ngấm vào đất thông qua các ống xenlulozo của cây và tích tụ trong đất cùng với các khoáng chất khác. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, thuốc sẽ giết chế hệ vi sinh vật tạo nên sự màu mỡ khiến đất trở nên bạc màu, mất dinh dưỡng, giảm năng suất nông sản và khiến nông sản nhiễm độc.

Tham khảo thêm:

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người

Không chỉ tác động đến môi trường, hóa chất bảo vệ thực vật còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

- Các hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật thường tồn tại trên bề mặt lá và trong đất trồng trong một khoảng thời gian nhất định. Với nồng độ lớn, hóa chất sẽ được rễ cây hấp thụ cùng với khoáng chất và nước, tích tụ trong lá, hoa và quả khiến lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông nghiệp vượt quá mức quy định. Các chất này nếu đi vào cơ thể con người có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc tích tụ dần tạo thành bệnh ung thư.

- Hóa chất có trong thức ăn với liều lượng lớn có thể khiến người dùng nhiễm độc cấp tính. Biểu hiện của tình trạng nhiễm độc này thường là nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn thần kinh, ảo thị, căng cơ, co giật, hôn mê, suy hô hấp, suy tim và nặng nhất là tử vong.

Thuốc bảo vệ thực vật có thể gây các bệnh nan y cho con người

- Tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài có thể dẫn đến các tổn thương cơ thể ở một số cơ quan nội tạng như cơ quan tiêu hóa, tim, gan, da, mắt. Qua một thời gian nhất định, hàm lượng chất độc tồn dư vượt quá mức xử lý của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu bạch cầu, tạo điều kiện cho các loại bệnh xâm nhập và gây tác hại đáng kể đến sức khỏe của con người.

Hiểu rõ hơn nữa những ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sinh vật và môi trường

Những thông tin trong bài viết về tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khỏe con người hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai. Truy cập website labvietchem.com.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa.

Tìm kiếm liên quan: 

biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật

- tác hại của thuốc diệt cỏ đối với con người

Video liên quan

Chủ Đề