Tác hại của việc sử dụng thiết bị điện tử trong học tập

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Unit 8 lớp 10: Writing [trang 32 SGK Tiếng Anh 10 mới]

1. Look at the pictures of people using electronic devices. Think about one advantage and one disadvantage of using these devices in the classroom. Write them down and exchange your ideas with your partner.[Nhìn vào những hình ảnh về người mà sử dụng thiêt bị điện tử. Nghĩ về một thuận lợi và một bất lợi về việc dùng thiết bị này trong lớp học. Viêt chúng ra và trao đổi ý kiên với bạn bè.]

1. Using computer help us learn lessons effectively with explanation, sounds and pictures. [Sử dụng máy vi tính giúp chúng ta học bài hiệu quả với phần diễn giải, âm thanh và hình ảnh.]

2. The computer makes our eyes tired. [Máy vi tính làm mắt chúng ta mỏi mệt.]

2. Read the following sentences about some advantages and disadvantages of using electronic devices in learning. Write A if it is an advantage or D if it is a disadvantage. Do you have a different opinion? Tell your partner.[Đọc những câu sau vể vài thuận lợi và bất lợi của việc sử dụng thiết bị điện tử trong học tậpệ Viết A nêu là thuận lợi, viết D nêu là bất lợi. Bạn có ý kiên khác không? Hãy nói với bạn em.]

1. D: 2. A: 3. D:
4. A: 5. D: 6. A:

Hướng dẫn dịch:

1. Thiết bị điện tử làm sao nhãng học sinh khỏi việc học: học sinh có thể chơi trò chơi,

nhắn tin, trò chuyện và gian lận [đánh câu hỏi và tìm câu trả lời trên Internet].

2. Chúng giúp cho học sinh trò chuyện với nhau hoặc thư giãn bằng cách nghe nhạc

và chơi trò chơi khi họ chán và mệt mỏi vì học.

3. Học sinh truy cập những thông tin, video và hình ảnh không phù hợp, dành nhiều

giờ để đọc và xem và quên đi những dự án và bài tập của chúng.

4. Học sinh học tốt hơn bằng cách sử dụng những ứng dụng học tập hữu ích trên

điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng và những công cụ đa phương tiện khác [từ điển, đánh vần, dịch, phát âm và những ứng dụng khác].

5. Học sinh có thế’ chụp những bức hình đầy lúng túng của những người khác, chia sẻ chúng trên Internet hoặc sử dụng chúng để đòi tiền hoặc bắt người khác làm gì cho họ.

6. Thiết bị điện tử có thể được dùng để nghiên cứu và học tập và để lưu trữ thông m và sách giáo khoa. Điều này có thể tiết kiện thời gian và làm cho ba lô của sinh nhẹ hơn.

3. Read the following text about the disadvantages of using electronic devices in class. Underline the words / phrases the writer uses to link the ideas in 2 together.[Đọc bài văn sau về những bất lợi của việc sử dụng thiết bị điện tử trong lớp học. Gạch dưới những từ/cụm từ mà tác giả sử dụng để liên kết những ý tron I mục 2 cùng nhau.]

First of all

Second

Last but not least

In conclusion

Hướng dẫn dịch:

Tôi không ủng hộ việc dùng những thiết bị điện tử cá nhân trong việc học bởi vì tôi thấy nhiều bât lợi của chúng.

Trước hết, thiết bị điện tử làm sao nhãng học sinh khỏi việc học. Nhiều học sinh có thể chơi trò chơi, nhắn tin, trò chuyện và gian lận trên điện thoại thông minh và máy tính bảng của chúng. Chúng có thể truy cập Internet, đánh câu hỏi và tìm câu trả lời.

Thứ hai là, khi học sinh sử dụng Internet, chúng truy cập những thông tin, video và ảnh không phù hợp, dành nhiều giờ để đọc và xem và quên đi những dự án và bài tập của chúng.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, học sinh có thể chụp những bức hình đầy lúng túng của những người khác, chia sẻ chúng trên Internet hoặc sử dụng chúng đề tống tiền hoặc bắt người khác làm gì cho chúng.

Kết luận là, thiết bị điện tử cá nhân có thể mang đến nhiều điều hại hơn là tốt cho bọc 1 sinh. Tôi đề nghị những giáo viên cấm hoặc hạn chế việc học sinh sử dung chúng trong ỉóp học.

4. Read the sentences in 2 again. Use them to write a short text about the advantages of using electronic devices in learning.[Đọc các câu trong mục 2 lần nữa. Sử dụng chủng để viết một bài văn ngắn vé thuận lợi của sử dụng thiết bị điện tử trong việc học.]

Hướng dẫn dịch:

Tôi cật lực ủng hộ việc sử dụng thiết bị điện tử cá nhân trong việc học bởi vì tôi thấy nhiều thuận lợi.

Trước hết, chúng có thể được sử dụng cho cả việc nghiên cứu và. học tập. Học sinh sử dụng chúng dể tải và lưu trữ thông tin và sách giáo khoa. Điều này giúp chúng tiết kiệm thời gian học tập và làm cho ba lô chúng nhẹ hơn.

Thứ hai, học sinh học tối hơn bằng cách sử dụng những ứng dụng học tập hữu ích trẽn điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng và những công cụ đa phương tiện khác như là từ điển, đánh vần, dịch, phát âm và những ứng dụng khác.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, thiết bị điện tử cá nhãn mang đến nhiều điều tốt hơn là hại cho học sinh. Tôi để nghị rằng giáo viên nên cho phép và khuyến khích việc sử dụng những thiết bị này trong và ngoài lớp.

Các chương trình truyền hình giáo dục không thể thay thế cho việc đọc sách, chơi thể thao  nhưng nó cũng có thể làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ. Những chương trình này có thể giúp  trẻ biết đến chữ cái, con số, và một số kinh nghiệm sống nhất định.

Tuy nhiên, hãy giới hạn thời gian con bị tiếp xúc với các thiết bị điện tử tối đa từ 1 đến 2 tiếng một ngày.  Việc dành thời gian quá nhiều để xem tivi và các thiết bị điện tử khác có thể mang lại mốt số ảnh hưởng tiêu cực sau đây:

Béo phì. Trẻ xem càng nhiều TV càng có nhiều  nguy cơ mắc chứng béo phì. Nếu bạn gắn TV trong phòng ngủ của trẻ thì nguy cơ này còn cao hơn nữa. Trẻ có thể sẽ phát triển thói quen ăn các thức ăn vặt kém bổ dưỡng được quảng cáo trên TV cũng như có khuynh hướng ăn nhiều hơn trong lúc xem TV

Trẻ xem tivi nhiều dễ bị béo phì

Ngủ không điều độ. Những trẻ dành quá nhiều thời gian để xem truyền hình có thể dẫn đến khó ngủ hoặc thời gian không điều độ. Mất ngủ dần dần có thể dẫn đến mệt mỏi và kích thích ăn vặt.

Ảnh hưởng đến hành vi. Học sinh tiểu học dành hơn hai giờ một ngày xem TV hoặc sử dụng một máy tính có nhiều khả năng mắc các vấn đề về cảm xúc, quan hệ xã hội và sự tập trung. Chơi quá nhiều video game cũng dễ dẫn đến các vấn đề thiếu tập trung. ở trẻ Xem quá nhiều TV vào lúc 4 tuổi sẽ dẫn đến việc bắt nạt người khác ở lứa tuổi từ 6 đến 11.

Ảnh hưởng kết quả học tập. Những học sinh tiểu học có TV trong phòng ngủ có xu hướng làm các bài kiểm tra tệ hơn so với những trẻ không có TV trong phòng ngủ.

Có hành vi bạo lực. Nếu trẻ xem quá nhiều chương trình bạo lực trên tivi có thể làm trẻ mẫn cảm với các hành vi bạo lực. Kết quả là trẻ có thể xem hành vi bạo lực như một cách giải quyết vấn đề.

Ít thời gian chơi đùa. Xem quá nhiều TV sẽ làm giảm thời gian trẻ vui chơi các trò chơi năng động sáng tạo khác.

Làm thế nào để hạn chế thời gian xem TV và các thiết bị điện tử?

Thời gian trẻ xem TV và các thiết bị điện tử có thể nhiều hơn bạn tưởng. Hãy làm cho bé hiểu sự quan trọng của việc vận động so với việc ngồi yên một chỗ và chơi với các thiết bị đó.

Bạn cũng nên thiết lập một số luật lệ về việc xem các thiết bị này cũng như đưa ra những hình phạt thích hợp khi trẻ không tuân theo nhưng tuyệt đối tránh các hình phạt bạo lực.

Ngoài ra, hãy từng bước một thực hiện các việc đơn giản sau để giảm thời gian bé tiếp xúc với các thiết bị đó:

Không để TV hoặc DVD, trò chơi video, và máy tính trong phòng ngủ của  trẻ. Mẹ không nên để TV, máy tính, trò chơi video trong phòng ngủ của trẻ vì sự tiện lợi này sẽ làm bé xem nhiều hơn.0

Hãy kiểm soát thời gian trẻ xem và những website trẻ truy cập bằng cách đặt các thiết bị đó vào những khu vực mà mẹ có thể kiểm soát.

Thiết lập thời gian xem TV, thiết bị điện tử và không để trẻ xem TV một mình. TV và các phương tiện truyền thông có thể giúp trẻ học hỏi được nhiều thứ, tuy nhiên đồng thời nó cũng sẽ dạy trẻ những thứ không phù hợp với lứa tuổi vì vậy mẹ nên dành thời gian xem TV cùng trẻ để hướng trẻ xem những chương trình phù hợp hoặc giám sát tất cả những chương trình trẻ xem.

Chỉ nên cho trẻ xem các chương trình giải trí mang tính giáo dục, và tuyệt đối tránh các chương trình có tính bạo lực.

Ba mẹ nên giới hạn thời gian và nội dung mà bé xem

Cho trẻ tham gia các hoạt động khác. Thay vì  cho trẻ xem tivi hay sử dụng máy tính mẹ có thể giúp trẻ giải trí bằng các hình thức khác như  đọc sách, chơi thể thao, giúp mẹ  nấu ăn …

Mẹ nên cho trẻ chơi những trò chơi vận động, xem truyền hình  không thể giúp trẻ có được những kỹ năng quan trọng và những kinh nghiệm cần thiết, như giao tiếp, sáng tạo, tưởng tượng, phán xét, và trải nghiệm. Trẻ xem TV càng nhiều, thì sẽ càng ít có thời gian để phát triển tư duy

Làm gương cho trẻ. Người lớn cũng nên hạn chế dành thời gian ngồi trước màn hình tivi hoặc máy tính để có thể làm gương cho trẻ

Hãy cẩn thận nếu bạn dùng TV hoặc các thiết bị điện tử như “người trông trẻ”. Trẻ thường sẽ ngồi im để bạn làm những việc khác nhưng đừng quên kiểm soát nội dung cũng như thời gian trẻ xem

Giới hạn thời gian. Mẹ hãy đặt ra thời gian xem tivi cho trẻ. Không nên để trẻ xem TV quá 2 tiếng mỗi ngày .Tắt TV ngay sau khi chương trình kết thúc. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem TV. Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi  mẹ chỉ nên cho trẻ xem tivi từ 1-2 giờ mỗi ngày.

Dạy trẻ hiểu hơn về Internet. Mẹ cũng nên dạy trẻ hiểu rõ hơn về Internet. Dạy trẻ không nên hoàn toàn  tin vào những người trên mạng xã hội, không nên cung cấp  tên, tuổi, hoặc thông tin cá nhân khác trên Internet. Thông thường các webstie dành cho trẻ sẽ không đòi hỏi trẻ nhập thông tin mà không có sự cho phép của phụ huynh.

Vì vậy, hãy dặn kỹ bé nếu gặp những trang web đó, phải hỏi ý kiến của bạn. Mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng Internet khi có mẹ, người lớn bên cạnh hoặc mẹ có thể cài đặt các phần mềm quản lý sử dụng internet để hạn chế việc trẻ vào các trang web xấu

Video liên quan

Chủ Đề