Tại sao bé 10 tháng chưa mọc răng

Mọc răng được xem là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của trẻ. Mặc dù có khoảng thời gian chung cho mốc này ở trẻ nhỏ nhưng thời điểm chiếc răng đầu tiên nhú lên ở mỗi trẻ lại không giống nhau. Có những trẻ chậm mọc răng do sinh lý nhưng cũng có trường hợp do bệnh lý mà ra. Vậy trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ ngay dưới đây.

1. Lý do nào khiến cho trẻ chậm mọc răng

1.1. Quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ

Thường thì khi đến tháng thứ 9, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên rồi dần dần mọc các răng tiếp theo. Đến khi chiếc răng cối sữa thứ hai mọc lên tức là trẻ đã mọc đầy đủ răng sữa của mình.

Quá trình mọc răng ở hầu hết trẻ nhỏ diễn ra như sau:

Thời điểm mọc răng ở trẻ nhỏ

- Tháng thứ 6: mọc răng cửa hàm dưới

- Tháng thứ 11: mọc đủ 4 răng cửa giữa gồm 2 răng hàm dưới và 2 răng hàm trên.

- Tháng thứ 15: mọc 4 răng cửa ở bên cạnh răng cửa giữa.

- Tháng thứ 19: mọc 4 răng hàm nhỏ ở cả hàm dưới và hàm trên.

- Tháng thứ 23: mọc 4 răng nanh ở cả 2 hàm.

- Tháng thứ 27: mọc 4 răng số 5.

- 6 - 12 tuổi: mọc răng vĩnh viễn.

1.2. Lý do khiến cho trẻ chậm mọc răng

Quá trình mọc răng ở trên chỉ mang tính phổ biến. Trên thực tế thì thời điểm mọc răng ở mỗi trẻ là không giống nhau. Có những trẻ mọc răng rất sớm và rất nhanh nhưng cũng có những trẻ mọc răng rất muộn và mọc chậm. Tuy nhiên, nếu đã đủ 13 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc chiếc răng nào thì đó được xem là hiện tượng chậm mọc răng.

Nếu trẻ bị chậm mọc răng nhưng vẫn phát triển bình thường về thể chất thì đó là do nguyên nhân sinh lý. Những trẻ chậm mọc răng mà lại bị còi, thấp bé, nhẹ cân, ngủ khó, quấy khóc,... thì cần phải xem lại chế độ dinh dưỡng hoặc một số nguyên nhân bệnh lý.

Sở dĩ trẻ bị chậm mọc răng là vì:

- Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình của trẻ có bố mẹ hay ông bà từng mọc răng chậm thì trẻ có thể cũng sẽ bị như vậy. Với nguyên nhân này thì cách xử lý duy nhất là kiên trì chờ đợi mà thôi.

- Thời điểm sinh: trẻ sinh non, sinh thiếu cân thường có nguy cơ chậm mọc răng khá cao.

Thiếu vitamin D có thể khiến trẻ chậm mọc răng

- Nhiễm khuẩn khoang miệng: viêm lợi hoặc nhiễm khuẩn khoang miệng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mọc răng vì vi khuẩn, vi nấm sẽ làm cho lợi và nướu bị tổn thương. Thường thì dấu hiệu nhận biết trong trường hợp này là trẻ sẽ chán ăn, quấy khóc, thở có mùi hôi,...

- Lợi quá cứng: có những trẻ do lợi quá cứng nên nướu không thể nứt ra được. Cha mẹ có thể kiểm tra hiện tượng này bằng cách sờ vào nướu của trẻ. Nếu thấy đúng tình trạng ấy cha mẹ nên massage nướu để kích thích hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục.

- Suy tuyến giáp: bị suy tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân làm cho trẻ chậm mọc răng. Nguyên nhân này cần được thăm khám để xử lý sớm vì nó dễ làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ như: chậm đi, chậm nói, thừa cân,...

- Thiếu vitamin D: sự phát triển thể chất của trẻ rất cần Vitamin D nên nếu thiếu cơ thể sẽ không dùng được canxi để xây dựng cấu trúc của răng và xương, từ đó làm cho răng chậm mọc.

- Thiếu canxi: cơ thể không đủ canxi thì mầm răng cũng không thể nhú và phát triển được. Vì thế trẻ cần được có nguồn sữa đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu trẻ hấp thụ quá nhiều photpho thì khả năng dung nạp canxi cũng bị giảm và dễ làm răng mọc chậm.

- Thiếu MK7: đây là Vitamin K2 có tác dụng giúp vận chuyển canxi từ máu vào răng và xương tốt hơn. Nếu thiếu MK7 thì răng cũng sẽ không được chắc khỏe, mọc chậm hơn.

- Suy dinh dưỡng: suy dinh dưỡng khiến cho cơ thể của trẻ không có đủ năng lượng cho các hoạt động nên răng cũng dễ mọc chậm hơn bình thường.

- Một số bệnh lý: bệnh tuyến yên hay hội chứng Down cũng ảnh hưởng đến khả năng mọc răng của trẻ.

2. Nếu trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không

2.1. Trẻ bị chậm mọc răng có nguy hiểm không

Trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không luôn là nỗi lo của những bậc cha mẹ có trẻ gặp phải tình trạng này. Nếu trẻ trên 13 tháng mà vẫn chưa mọc răng thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa thăm khám vì nó có thể gây ra nhiều vấn đề như:

- Khiến cho răng vĩnh viễn sau này mọc chậm theo từ đó làm răng hàm bị mọc lệch.

- Trẻ bị “hai hàm” tức là có cả răng sữa và răng vĩnh viễn cùng mọc làm xuất hiện tình trạng tồn tại 2 hàm, ảnh hưởng đến khả năng nhai.

- Viêm quanh chân răng làm lây lan đến các răng khác hoặc viêm nhiễm cả hàm.

2.2. Phải làm sao khi trẻ chậm mọc răng

Nguyên nhân chậm mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau nên trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không cũng phụ thuộc vào điều ấy. Nếu không thể xác định được vì sao con mình chậm mọc răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nhi để có những kiểm tra cần thiết, làm rõ căn nguyên của tình trạng này. Khi ấy bác sĩ cũng sẽ có căn cứ để trả lời cho từng trường hợp cụ thể trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi giúp cha mẹ biết chính xác trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không

Với những trường hợp trẻ chậm mọc răng do vấn đề dinh dưỡng hay thiếu chất thì cha mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ để bổ sung cho con đúng cách, đúng chất, có chế độ ăn uống phù hợp. Trẻ ở giai đoạn sơ sinh nên tắm nắng mỗi ngày 15 - 30 phút trước 9h sáng để tăng cường hấp thụ Vitamin D đảm bảo cho sự phát triển của răng và hệ xương. Trẻ trong độ tuổi ăn dặm cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt cần chú ý tỷ lệ cân bằng giữa canxi với photpho để có sự phát triển tốt cho răng và xương.

Nói chung, hầu hết các trường hợp đều không phải lo quá đến vấn đề trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không nếu trẻ vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Những trường hợp do bệnh lý thì cần có sự thăm khám và chỉ dẫn xử trí từ bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý can thiệp tại nhà.

Nếu những chia sẻ trên đây vẫn còn khiến cha mẹ băn khoăn về tác động của việc chậm mọc răng đối với trẻ, đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 1900 56 56 56. Chuyên viên y tế của của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng đồng hành và nỗ lực cùng cha mẹ để có được những giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Khi được 6 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Thế nhưng, nhiều trường hợp mặc dù trẻ đã hơn 10 tháng tuổi nhưng vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy tình trạng bé 10 – 14 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không? Cần làm gì?

Bé 10 – 14 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không? Cần làm gì?

I. Nguyên nhân khiến bé 10 tháng chưa mọc răng

Thông thường, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ dần mọc trồi lên khỏi nướu của trẻ từ tháng thứ 6 trở đi. Khi trẻ đã được 2,5 – 3 tuổi các răng sữa sẽ mọc đầy đủ với tổng cộng 20 chiếc chia đều ở hàm trên và hàm dưới.

Tình trạng mọc răng sữa ở mỗi bé sẽ có sự khác biệt, có bé sẽ mọc răng sớm hơn, có bé sẽ mọc răng muộn hơn so với bạn bè cùng tuổi. Tuy nhiên nếu bé đã 10 tháng tuổi trở lên mà vẫn chưa có răng sữa thì được xem là chậm mọc răng.

Bé 10 tháng tuổi chưa mọc răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:

1. Do di truyền, bẩm sinh

Sức khỏe răng miệng cũng có tính di truyền qua các thế hệ. Trong gia đình nếu như cha mẹ lúc nhỏ cũng có tình trạng răng mọc chậm thì người con sau này cũng có thể bị di truyền lại giống như vậy. Điều này không quá nguy hại gì, trẻ cũng sẽ mọc răng bình thường nhưng thời gian sẽ chậm hơn so với các bé khác.

Bên cạnh yếu tố di truyền, thì trẻ chậm mọc răng có thể là do bẩm sinh. Nguyên nhân có thể do trong quá trình mang thai người mẹ mắc phải các bệnh lý nào đó, ốm nặng,… gây ra các biến chứng đến sự phát triển của trẻ khi sinh ra. Trẻ sinh ra có thể bị chậm lớn, chậm nói, chậm mọc răng,…

Trẻ chậm mọc răng có thể do di truyền, bẩm sinh

2. Trẻ bị sinh non

Thông thường mỗi bé sẽ có thời gian nằm trong bụng mẹ là 9 tháng 10 ngày mới chào đời. Nhưng nếu vì lý do nào đó mà trẻ sinh ra khi chỉ mới 7, 8 tháng thì sức đề kháng cũng sẽ yếu hơn so với những trẻ sinh đúng ngày. Từ đó cũng có thể là tác nhân khiến cho việc mọc răng diễn ra chậm hơn bình thường.

3. Bé bị nhiễm khuẩn nấm ở khoang miệng

Nếu như cha mẹ không chăm sóc răng miệng cho trẻ cẩn thận ngay từ những tháng sơ sinh sẽ dễ làm khoang miệng bị nhiễm khuẩn gây cản trở đến quá trình mọc răng.

Khi vi khuẩn, nấm tấn công vào nướu sẽ gây ra các tổn thương khiến cho mầm răng sữa bên dưới rất khó mọc lên thuận lợi đúng thời điểm.

4. Thiếu chất canxi

Có thể thấy canxi là một dưỡng chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của xương và răng trong cơ thể. Khi hàm lượng canxi trong cơ thể của trẻ bị thiếu hụt sẽ làm cho các mầm răng chậm phát triển và khó mọc lên khỏi nướu.

Khoảng 6 tháng đến một năm đầu trẻ sẽ hấp thụ canxi chủ yếu thông qua nguồn sữa mẹ. Việc người mẹ sau sinh ăn uống kiêng khem để lấy lại vóc dáng sẽ là tác nhân gây thiếu canxi và làm răng của trẻ bị mọc chậm.

Thiếu canxi cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm mọc răng

5. Còi xương, suy dinh dưỡng

Vitamin D, vitamin K sẽ có nhiệm vụ đưa canxi ở máu hấp thụ vào răng và xương. Nếu cơ thể bổ sung đủ canxi nhưng thiếu những chất này cũng đều khiến cho răng có thể mọc chậm hơn so với bình thường.

6. Trẻ mắc một số bệnh lý bẩm sinh

Một số bệnh lý về tuyến yên, tuyến giáp, bệnh down,… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của cơ thể trẻ và dẫn đến răng mọc chậm hoặc có thể không mọc được.

II. Lộ trình mọc răng tiêu chuẩn ở trẻ nhỏ

Thông thường thứ tự mọc răng ở trẻ sẽ diễn ra theo trình tự như sau:

– Từ tháng thứ 6 – 12 [mọc 4 răng cửa giữa]

– Từ tháng thứ 9 – 16 [mọc 2 răng cửa bên]

– Từ tháng thứ 13 – 19 [mọc 4 răng hàm sữa còn gọi là răng cối sữa thứ nhất]

– Từ tháng thứ 16 – 23 [mọc 4 răng nanh sữa]

– Từ tháng thứ 23 – 33 [ mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng còn gọi là răng cối sữa thứ 2]

Bạn có thể theo dõi sơ đồ bên dưới đây để hình dung chi tiết hơn về thứ tự mọc răng sữa ở trẻ:

Sơ đồ thứ tự mọc răng sữa ở trẻ

III. Cần làm gì khi bé 10 tháng tuổi chưa mọc răng

Phụ huynh cần chú ý quan tâm nhiều hơn đến tình trạng răng miệng của trẻ nếu phát hiện thấy dấu hiệu chậm mọc răng. Việc sớm phát hiện và xác định nguyên nhân cụ thể sẽ giúp có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh các ảnh hưởng xấu đến hàm răng của trẻ sau này.

Nếu trẻ đã hơn 10 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng, phụ huynh nên lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng vào các buổi sáng sớm. Nên duy trì thói quen này cho đến lúc trẻ biết đi, thực hiện đầu đặn mỗi ngày từ 15-30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cho trẻ phơi nắng vào sáng sớm để tổng hợp vitamin D
  • Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung vitamin D và canxi ở dạng thuốc uống. Việc sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng thuốc để tránh tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra.
  • Trong thời gian cho con bú các mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, không nên kiêng khem quá mức để tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Các mẹ nên dùng nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D từ hải sản, thịt cá, sữa, phomai, ăn nhiều rau củ quả, trái cây giàu chất xơ. Có như vậy mới đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ, hỗ trợ tốt cho quá trình mọc răng của trẻ.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi vào bữa ăn hằng ngày
  • Hạn chế cho trẻ ăn vặt các món nhiều đường, các món quá nóng hay quá lạnh vì dễ gây ra các kích ứng làm cản trở đến quá trình mọc răng ở trẻ.
  • Không nên pha sữa cho trẻ bằng các loại nước rau củ, nước bột, nước khoáng. Vì nó có thể làm giảm hoạt động hấp thụ canxi khiến cho trẻ dễ bị chậm mọc răng.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, vận động hợp lý cũng góp phần giúp tăng cường đề kháng của cơ thể, kích thích ăn uống ngon miệng, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
  • Phụ huynh cũng có thể áp dụng một số cách để thúc đẩy quá trình mọc răng của trẻ như: dùng tay massage nhẹ nhàng quanh nướu, cho bé dùng các loại bánh ăn dặm mềm,…
  • Nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ, dùng khăn mềm hoặc gạc sạch thấm nước ấm để lau sạch nướu răng của trẻ sau mỗi lần bú hoặc ăn dặm. Vệ sinh lưỡi sạch sẽ bằng các dụng cụ chuyên dụng để khoang miệng trẻ luôn sạch sẽ, tránh bị nhiễm khuẩn.
Chú ý vệ sinh nướu, lưỡi sạch sẽ cho trẻ
  • Thường xuyên quan sát để phát hiện dấu hiệu bất thường xảy ra ở răng miệng của trẻ để điều trị dứt điểm sớm. Đây cũng là cách giúp giảm nguy cơ trẻ bị mọc răng chậm.
  • Nếu như trẻ đã được chăm sóc cẩn thận, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà răng vẫn mọc chậm. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng hơn, xác định chính xác nguyên nhân và tư vấn giải pháp khắc phục tốt nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề Bé 10 – 14 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không? Cần làm gì? Hy vọng đã hữu ích để các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất cho con của mình.

Nếu cần được tư vấn gì thêm hãy liên hệ đến tổng đài 19007141 để được giải đáp tận tình, miễn phí.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu. 1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.

➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM


➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM 2. Các chứng nhận đạt được:- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất - Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo - Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm. 3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.

4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Video liên quan

Chủ Đề