Tại sao bị nổi mụn nước

Nổi mụn nước ở tay là gì?

Mụn nước ở tay còn có tên dân gian là tổ đỉa, chàm hoặc tên khoa học là chàm eczema. Đây không phải là một bệnh da liễu tự phát, mà nguyên nhân thường là do dị ứng với hoá chất, thực phẩm hoặc môi trường, thời tiết. Tình trạng này không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng, nhưng nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống người mắc phải.

Nổi mụn nước ở tay là một tình trạng khó chịu nhưng không nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nổi mụn nước ở tay

- Cơ địa: Nhiều người có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ dàng nổi mẩn ngứa nếu tiếp xúc phải các chất gây kích ứng. 

- Viêm da dị ứng: Những ai đã có tiền sử bệnh viêm da dị ứng sẽ dễ gặp tình trạng nổi mụn nước hơn bình thường.

- Căng thẳng: Nổi mụn nước ở tay thường xuyên xuất hiện ở những người hay căng thẳng, lo lắng, stress.

- Thường xuyên tiếp xúc với kim loại: Bao gồm Niken, Coban,… trong môi trường làm việc rất dễ bị viêm da, nổi mề đay mẩn ngứa.

- Yêu cầu công việc: Nhiều người có công việc đòi hỏi thường xuyên tiếp xúc với kim loại [niken, coban, ...], nước, làm việc trong môi trường ẩm thấp, ... thường dễ mắc bệnh nổi mụn nước và các bệnh da liễu khác. 

- Chức năng gan suy giảm: Gan sẽ phải hoạt động quá công suất, gây nên tình trạng chức năng gan suy giảm nếu chế độ sinh hoạt không khoa học, bao gồm: thường xuyên ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, uống rượu. hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác. Khi ấy, khả năng lọc chất độc của gan sẽ hoạt động kém hiệu quả, khiến ododjc tố tích tụ và gây nên mụn nước.

- Sử dụng mỹ phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc: Da bị kích ứng, dị ứng khi dùng mỹ phẩm không uy tín thường biểu hiện bằng việc nổi mụn nước.

- Ảnh hưởng của môi trường: Khí hậu thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn nước, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng kém hoặc thường xuyên ra mồ hôi.

Điều trị nổi mụn nước ở tay

Trị mụn nước bằng muối:

Muối hạt có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Bạn cần nặn cho các mụn nước vỡ ra và chà muối hạt lên khu vực đó. Bạn sẽ cảm thấy xót nhưng sau 2-3 lần chà muối thì bạn không còn thấy đau nữa.

Trị mụn nước bằng lô hội:

Lô hội có khả năng se nốt mụn nước cũng như ngăn chặn lây lan, nhiễm trùng rất tốt. Bạn chỉ cần thoa phần gel trong suốt của lô hội lên vùng da nổi mụn thường xuyên, trong một thời gian ngắn mụn sẽ biến mất.

Trị mụn nước bằng đá lạnh:

Đá lạnh khi chườm lên da cần bọc trong khăn lạnh, và nên chườm trong vòng 15 phút. Nếu sau khoảng thời gian này mà mụn nước không có tiến triển gì, bạn có thể chườm đá thêm.

Trị mụn nước bằng giấm:

Giấm có chứa axit axetic cao, có khả năng giảm đau và kháng viêm. Chỉ cần thấm giấy ăn vào giấm và áp lên vùng da bị mụn nước cho đến khi tờ giấy khô lại.

Trị mụn nước bằng trà đen:

Trà đen không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn có khả năng kháng viêm, giảm đau. Cũng như giấm, bạn thấm giấy ăn vào trà đen và áp lên vùng da bị mụn nước cho đến khi tờ giấy khô lại.

Trị mụn nước bằng kem đánh răng:

Kem đánh răng thường được sử dụng để làm khô các nốt mụn và giảm sưng tấy. Bạn chỉ cần bôi kem đánh răng lên vùng da bị mụn, nhưng lưu ý không nên dùng kem đánh răng vị quế vì sẽ dễ gây kích ứng.

Các nhiều cách để điều trị mụn nước ngay tại nhà và vô cùng đơn giản.

Ngăn ngừa tình trạng nổi mụn nước ở tay

- Tránh tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng như chất tẩy rửa mạnh, kim loại, hoá chất, ...

- Bảo vệ cơ thể bằng găng tay, đồ bảo hộ khi cần tiếp xúc với các chất trên.

- Lựa chọn các chất tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên.

- Nên sử dụng nước ấm hoặc nước mát trong sinh hoạt, vì nước nóng dễ gây kích ứng da.

- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hanh khô.

Nguồn: //khampha.vn/suc-khoe/nguyen-nhan-noi-mun-nuoc-o-tay-va-cach-chua-tri-c11a746116.h...Nguồn: //khampha.vn/suc-khoe/nguyen-nhan-noi-mun-nuoc-o-tay-va-cach-chua-tri-c11a746116.html

Theo Hoàng Lan [Khám phá]

Các loại mụn nước thường mọc trên tay, chân, cánh tay, lưng, ngực, cổ, quanh bọng mắt,... Chúng có thể không gây triệu chứng hoặc gây phồng rộp, ngứa ngáy khó chịu. Những mụn nước này thường do dị ứng hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý khó lường.

1. Mụn nước là gì?

Mụn nước là những nốt nhỏ nổi gồ trên bề mặt da, bên trong có chứa dịch trong hoặc mủ màu trắng, vàng hoặc máu [nếu bị bội nhiễm vi khuẩn]. Các nốt mụn nước có kích thước lớn được gọi là bóng nước.

Các loại mụn nước, bóng nước có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như mặt, tay, chân, lưng, bụng,... Chúng có thể không gây triệu chứng hoặc đi kèm các biểu hiện như ngứa, nóng rát, uể oải, sốt, đau nhức cơ,... Nốt mụn nước khi vỡ có thể để lại sẹo hoặc gây nhiễm trùng, rất nguy hiểm.

2. Điểm danh các loại mụn nước thường gặp

Nếu bạn bị mụn nước thì nó có thể là các dạng sau đây:

Zona thần kinh còn gọi là giời leo. Nếu bạn có tiền sử bị thủy đậu là các siêu vi này có thể bùng trở lại, gây triệu chứng phát ban và nổi mụn nước thành từng dải, đi kèm triệu chứng đau, nóng rát, khó chịu, ớn lạnh, sốt, chán ăn, đau nhức cơ và uể oải.

Một số trường hợp Zona thần kinh xuất hiện ở tai, mắt có thể gây suy giảm thính lực hoặc thị lực. Ngoài ra, Zoan thần kinh còn làm tăng nguy cơ viêm gan, viêm phổi. Vì vậy, khi bị Zona ở những vị trí nguy hiểm thì cần điều trị ngay để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Chàm da eczema là 1 dạng tổn thương da nông mãn tính, kéo dài dai dẳng và hay tái phát. Đặc trưng của bệnh là gây ngứa ngáy kéo dài [âm ỉ hoặc dữ dội tùy thể bệnh và giai đoạn bệnh]. Tổn thương điển hình là tình trạng da đỏ, ngứa, dày sừng, bong vảy, nứt nẻ,... Tùy tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể bị nổi mụn nước nhiều hoặc ít. Sau một thời gian, mụn nước vỡ ra, vùng da đó bị khô và đóng vảy rất mất thẩm mỹ.

Một số thể bệnh chàm da eczema gồm viêm da dị ứng tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da thần kinh, viêm da ứ đọng, chàm thể đồng tiền,... Hiện nay, vì chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây chàm da eczema nên việc điều trị còn gặp khá nhiều khó khăn. Mục đích điều trị chủ yếu là kiểm soát sự tiến triển của bệnh, làm giảm tổn thương da, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Mụn nước chàm da eczema là một trong các loại mụn nước thường gặp

Thủy đậu còn được gọi là bệnh trái rạ. Đây là 1 bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster. Những triệu chứng ban đầu của bệnh gồm: Đau đầu, đau cơ, sốt, đau họng, chán ăn, mệt mỏi, uể oải,... Sau đó, các mụn nước xuất hiện rải rác trên khắp cơ thể, tập trung nhiều tại vùng lưng, bẹn, đùi, cánh tay, cẳng tay, mặt,...

Các mụn bóng nước do thủy đậu sẽ phát triển lên kích thước to dần, hoại tử tạo chấm đen ở giữa. Khi bị bội nhiễm vi khuẩn thì mụn nước có thể trở thành mụn mủ. Bệnh gây ngứa ngáy khó chịu, làm loét miệng, đau họng, khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bệnh có thuốc đặc trị, có thể kiểm soát được.

Khi mới xuất hiện, ghẻ nước gây ra một số dấu hiệu ngoài da như: Ngứa [ngứa dữ dội, chủ yếu vào ban đêm], da nổi nhiều mụn nước và xuất hiện các rãnh ghẻ trên bề mặt da. Vùng da bị ghẻ sẽ xuất hiện nhiều mụn nước, bên trong chứa dịch lỏng, có thể bị vỡ ra nếu ma sát với quần áo hoặc khi người bệnh gãi ngứa. Nếu xuất hiện ở vùng kín, mụn nước do ghẻ nước có màu đỏ nhạt, kích thước cỡ khoảng vài mm, rất ngứa.

Rôm sảy là bệnh hay gặp ở trẻ em khi thời tiết nóng bức. Lúc này, mồ hôi của trẻ tiết ra nhiều nhưng các ống tuyến mồ hôi lại chưa phát triển toàn diện, khiến mồ hôi không được thoát ra ngoài hết, bị ứ đọng lại. Bên cạnh đó, bụi bẩn làm bít kín các ống bài tiết khiến làn da của bé nổi lên các sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng.

Triệu chứng rôm sảy là trẻ bị nổi các nốt mẩn đỏ như đầu kim, hình tròn hoặc nấm tấm. Đầu rôm thường có một chút nước, đỏ,... Rôm sảy thường xuất hiện ở đầu, cổ, ngực, lưng,... của bé. Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa, gây cảm giác nóng rát. Trẻ bị rôm sảy thường gãi ngứa, dễ gây lở loét da do viêm nhiễm.

Bệnh tay chân miệng có các dấu hiệu khác nhau tùy từng giai đoạn bệnh. Giai đoạn ủ bệnh 3 - 6 ngày thường không có triệu chứng. Giai đoạn khởi phát, trẻ có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau họng, đau răng và miệng, biếng ăn, chảy nước bọt nhiều, có thể bị tiêu chảy vài lần trong ngày.

Tới giai đoạn toàn phát [sau khởi phát 1 - 2 ngày] trẻ có các triệu chứng điển hình như: Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối [đường kính các bóng nước khoảng 2 - 10mm, màu xám, hình bầu dục]; loét miệng [niêm mạc má, lưỡi và lợi của bé xuất hiện các bóng nước đường kính 2 - 3mm, dễ vỡ, khi vỡ tạo thành vết loét khiến trẻ bị đau khi ăn]; mông trẻ xuất hiện các mụn lở, rộp da; bé có thể bị rối loạn tri giác, co giật, mê sảng,...

Nếu bệnh nhẹ, sau khoảng 7 - 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp trẻ sốt cao trên 39°C kéo dài trên 48 giờ kèm theo nôn ói, co giật, tim đập nhanh, tay chân run rẩy, khó thở, da nổi vằn,... thì cha mẹ nên đưa bé nhập viện kiểm tra ngay.

Khi bị nhiễm virus Herpes, người bệnh thường bị nổi mụn nước ở môi, miệng và cơ quan sinh dục. Các nốt mụn nước nằm trên nền da đỏ, đau nhức. Vùng mụn nước phồng rộp có thể bị vỡ, bội nhiễm vi trùng, rất đau đớn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể mắc phải một số triệu chứng toàn thân như đau nhức cơ, sốt, sưng nổi hạch,... Dù bệnh đã ổn định thì về sau vẫn có thể xuất hiện nhiều đợt tái phát.

  • Mụn nước của bệnh bóng nước tự miễn

Bệnh bóng nước tự miễn Pemphigoid xuất hiện do kháng thể tự miễn làm tổn thương da và niêm mạc. Người bệnh có biểu hiện là: Bóng mụn nước có kích thước lớn, chủ yếu xuất hiện ở thân trên, các nếp gấp tứ chi, vị trí tiết mồ hôi. Bóng nước dễ vỡ, bong tróc và đau đớn, nền da bình thường hoặc đỏ tấy. Một số trường hợp người bệnh đi kèm các triệu chứng như sụt cân, ăn uống kém, khó nuốt, đau họng, khàn tiếng, chảy máu cam, viêm kết mạc mắt, tiểu khó,..

Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng kem bôi steroid giúp kiểm soát triệu chứng các loại mụn nước

3. Điều trị và phòng ngừa các loại mụn nước tái phát như thế nào?

3.1 Điều trị mụn nước

Hầu hết các loại mụn nước thường gặp hiện nay đều không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp nổi mụn nước do nhiễm trùng thì cần điều trị đặc hiệu để hạn chế phát sinh những biến chứng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân gây mụn nước là do sử dụng một số loại hóa chất hoặc thuốc thì bạn nên loại bỏ những sản phẩm đó.

Với mụn nước của bệnh bọng nước Pemphigoid tự miễn thì hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng [dùng kem bôi steroid để giảm chứng phát ban da và các kháng sinh chữa nhiễm trùng da].

Nếu các nốt mụn nước quá lớn, kèm theo tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng phương pháp rạch tháo áp xe đi kèm dẫn lưu dịch ra ngoài [trong điều kiện vô trùng].

3.2 Biện pháp hạn chế diễn tiến bệnh và phòng ngừa mụn nước tái phát

Một số lưu ý cho bạn gồm:

  • Để làm giảm cơn đau, khó chịu do mụn nước gây ra, bạn có thể dẫn lưu dịch ra ngoài với điều kiện vẫn giữ nguyên lớp da phía trên mụn, không để bị trầy da. Bạn khử trùng cây kim bằng cồn trước khi dùng để chích vào mụn nước. Nên châm vào điểm gần rìa mụn nước để thoát dịch mà vẫn giữ được lớp da ở trên. Sau đó, thoa thuốc mỡ vào nốt mụn, đắp 1 miếng gạc lên trên, không cần dán băng. Nếu có dấu hiệu phát ban thì bạn không nên dùng thuốc mỡ;
  • Giữ vệ sinh vùng da nổi mụn nước. Nếu bị mụn nước ở tay, bạn nên rửa sạch tay và mụn nước bằng nước ấm có pha xà bông dịu nhẹ. Bạn cũng có thể rửa vùng da nổi mụn nước bằng nước muối hoặc nước iot;
  • Nếu có mụn nước ở chân, bạn nên mang giày dép có kích cỡ phù hợp và đi tất tạo độ ẩm để tránh ma sát làm vỡ mụn nước. Đồng thời, bạn cũng có thể cho một chút vải bông vào bên trong giày để tránh chà xát làm vỡ mụn nước. Đeo găng tay là biện pháp giúp bạn ngăn ngừa nổi mụn nước ở tay nếu nguyên nhân gây mụn nước là do dị ứng với các hóa chất trong xà phòng;
  • Nên thường xuyên tắm rửa bằng nước muối loãng để giữ vệ sinh cho cơ thể, loại bỏ bớt vi khuẩn gây mụn nước;
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm thực phẩm nhiều dầu mỡ, tăng cường ăn rau xanh và trái cây để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và làn da, tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh;
  • Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,... để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới gan, đảm bảo hoạt động tốt của các cơ quan thải độc trong cơ thể;
  • Đảm bảo nguồn nước sử dụng trong gia đình là nước sạch, không tồn dư hóa chất độc hại hay các loại vi khuẩn, virus,...

Khi bị nổi mụn nước, bóng nước thì người bệnh không nên chủ quan bởi nguyên nhân gây bệnh có thể là do dị ứng, chàm da hoặc mắc thủy đậu, tay chân miệng,... Do đó, bệnh nhân nên theo dõi kỹ triệu chứng nổi mụn nước, đi khám bác sĩ sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề