Tại sao chó con hay bị bệnh đường ruột

Chắc hẳn có nhiều người nuôi thú cưng đã từng một lần cảm thấy vô cùng lo lắng khi thấy các triệu chứng của cún lúc bị bệnh đường ruột. Vậy chó cưng bị bệnh đường ruột thì phải làm sao? Hãy để Sieupet.com giải đáp câu hỏi này!

 CÚN BỊ XUẤT HUYẾT ĐƯỜNG RUỘT

Triệu chứng:

Xuất huyết đường ruột là loại bệnh thường thấy ở những chú cún con dưới 6 tháng tuổi. Căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

Các triệu chứng bệnh đường ruột ở cún

Một số biểu hiện của cún khi đường ruột bị xuất huyết

  • Chó con đi ngoài ra phân có dạng lỏng, mùi chua và tanh.
  • Chó bị táo bón kéo dài.
  • Sau mấy ngày cún sẽ bị sốt 40 đến 41 độ.
  • Cún Ăn ít hơn bình thường, ngủ sâu và mê mệt.
  • Tim đập nhịp nhanh dù là đang ngủ.
  • Một số trường hợp nặng sẽ bị hôn mê và chết từ từ.

Cách chữa cún bị xuất huyết đường ruột:

Dưới đây là một số phương pháp điều trị khi cún cưng bị xuất huyết đường ruột mà Siêu Pet đã tham khảo được. Nhưng tốt nhất là nếu có thể bạn nên đưa cún đi gặp bác sĩ thú y, chỉ áp dụng biện pháp này nếu bạn không thể đưa cún đi bệnh viện vì không có bệnh viện thú y nào ở gần.

Những phương pháp chữa tham khảo và chỉ nên áp dụng nếu không thể đưa cún đi thú y

- Đầu tiên, bạn nên cho cún ăn cháo loãng, tuyệt đối nghiêm cấm không cho cún ăn các loại thực phẩm khác. Cho cún uống Oresol để bù nước, ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho cún. Quấn bụng cho cún bằng chăn ấm để giảm bớt cảm giác đau bụng.

- Rửa ruột cho cún: Dùng ½ cốc dung dịch nước muối để rửa ruột. Sau đó, tháo thụt bằng nước ấm.

- Trong vài ngày đầu bạn phải để cún nhịn đói. Cho chúng uống nước để rửa sạch tạp chất trong bụng, hoặc nước chè đặc để giúp vết thương se lại nhanh hơn. Vài ngày sau đó, bạn có thể cho cún ăn bột kiều mạch pha với sữa. Nếu cún vẫn bị nôn thì bạn cần bổ sung cho chúng thêm nước muối khoáng.

- Sau khoảng 4 đến 5 ngày, cún đã có thể ăn thịt, nước hầm hoặc súp gạo. Tiếp theo, bạn nên cho chúng ăn thịt xay nhuyễn hay băm nhỏ. Pha vào 1g synthomycinum hoặc tarazon vào sáng hay chiều. Hoặc cách 3 giờ cho chúng ăn 10 – 15g tinh bột khoai tây. Hạn chế tối đa việc cho cún hoạt động mạnh.

Ngoài ra, bạn có thể dùng một số loại lá dân gian như Lược Vàng hay Nhọ Nồi. Dùng cây Nhọ Nồi già bỏ rễ, sau đó giã nát. Cho cún uống ngày 2 – 3 lần trong 2 – 3 ngày. Làm tương tự với lá cây Lược Vàng.

Phòng tránh:

Không cho cún ăn thức ăn ôi thiu. Những vi khuẩn trong đồ ăn thiu làm tăng khả năng mắc bệnh đường ruột.

Tiêm phòng cho cún để tránh mắc bệnh Parvo và Care khi được 45 ngày tuổi. Ngoài ra tiêm thêm 2 mũi 7 bệnh và tẩy giun nhắc lại hàng tháng cho cún.

CÚN BỊ VIÊM ĐƯỜNG RUỘT

Triệu chứng:

Viêm đường ruột thường do các vi khuẩn, vi trùng, nấm và ký sinh trùng từ các đồ ăn gây ra.

Tiêu chảy, ói mửa là hai triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh này.

Triệu chứng của bệnh viêm ruột:

  • Tiêu chảy, ói mửa là hai triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh này.
  • Chú chó bị đau bụng, thường xuyên kêu la, rên rỉ . Điều này chứng tỏ viêm đã lan tới ruột già. Giai đoạn này cực kỳ nguy hiểm, vì ruột già không sinh ra các men giúp bảo vệ thành ruột. Môi trường trong ruột già lại rất thích hợp để các vi khuẩn, vi trùng sinh sôi và phát triển
  • Phân cũng có dạng lỏng, mùi tanh và chua. Màu phân có thể là xanh hoặc đen do xuất huyết ruột già.
  • Bụng căng là triệu chứng của nhiễm trùng.
  • Cún hay nằm ở tư thế hai chân trước chống lên hay sôi bụng hoặc chướng bụng.

Cách chữa bệnh viêm đường ruột ở cún

Cún bị viêm ruột khá nguy hiểm, cần phát hiện và chữa trị sớm.

Cún bị viêm ruột khá nguy hiểm, cần phát hiện và chữa trị sớm.

Đầu tiên, Siêu Pet khuyên bạn nên cho cún ngừng ăn trong một ngày. Chỉ được uống nước trong thời gian này.

Dùng thuốc Anticholinergic và một số loại an thần Chlopromazin hoặc Metoclopramid để cầm nôn nếu cún bị nôn. 

Mang các bé đến cơ sở thú y gần nhất và nhanh nhất để chúng được truyền dịch. Nếu không thể truyền bạn có thể cho chúng uống nước điện giải. 

Dùng một số loại thuốc hỗn hợp như Kaolin và Pectin để chữa. Nếu cún đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau Perimidine. Nếu là đau do ký sinh trùng thì có thể dùng loại kháng sinh thông thường như Ivermectin,... 

Chăm sóc và nuôi dưỡng các bé thật tốt [môi trường ở sạch sẽ, nhiệt độ đủ ấm, thức ăn hợp vệ sinh...]. Đồng thời quan tâm tới các triệu chứng của bệnh giúp các bé mau chóng khỏi bệnh.

 CÚN BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Triệu chứng:

  • Tiêu chảy, táo bón, nhỏ nước dãi là ba triệu chứng đi kèm khi cún bị rối loạn tiêu hóa.
  • Nôn, ói mửa do hệ tiêu hóa bị tác động gây phản xạ nôn để đẩy hết những vật lạ ra ngoài bảo vệ cơ thể.
  • Bỏ ăn do hệ tiêu hóa bị rối loạn, giảm cảm giác thèm ăn, giảm tiết dịch tiêu hóa.
  • Chó bị chướng bụng đầy hơi, đau bụng.
  • Hay rên rỉ, tư thế nằm không bình thường.

Nạp một lượng thức ăn nhiều hơn bình thường sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của cún.

Một số triệu chứng được nêu ở trên của tình trạng rối loạn tiêu hóa tương đối giống những hiểu hiện của các bệnh về đường ruột do vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm... gây ra. Tuy nhiên, để chắc chắn cún có bị rối loạn tiêu hóa hay không, bạn cần quan sát màu phân, lượng phân và tần suất đi ngoài của cún.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa, có thể là do bạn cho cún cưng ăn quá nhiều trong một bữa. Nạp một lượng thức ăn nhiều hơn bình thường sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của cún.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa cho cún bị bệnh đường ruột

Bạn cần chú ý những biểu hiện của cún bởi bệnh phát tác rất nhanh. Khi bạn thấy cún có dấu hiệu, lập tức đưa chúng đến các cơ sở thú y để để chẩn đoán và chăm sóc.

Cần chú ý những biểu hiện của cún bởi bệnh phát tác rất nhanh. Khi thấy có dấu hiệu cún bị bệnh đường ruột, lập tức đưa chúng đến các cơ sở thú y để chăm sóc.

Hầu như không có cách chữa cún bị bệnh đường ruột, chướng bụng tại nhà. Tuy nhiên, bạn có thể mua thuốc theo liều lượng của bác sĩ để về nhà tiêm.

Cách phòng tránh các bệnh đường ruột và rối loạn tiêu hóa 

  • Cho cún ăn đủ và đúng giờ. Dùng một liều lượng thức ăn quen thuộc sẽ tránh làm dạ dày bị rối loạn.
  • Dùng đồ ăn được nấu chín và có nguồn gốc rõ ràng. Không được cho cún ăn đồ ôi thiu.
  • Không cho cún chơi với những bé cún đang nhiễm bệnh. Tránh xa những khu vực không được vệ sinh thường xuyên.
  • Cho cún tập thể dục mỗi ngày.
  • Không cho cún dùng thực phẩm của người như kẹo, socola hay kem...

Vừa rồi là những lưu ý khi cún bị bệnh đường ruột của Sieupet.com. Hi vọng chúng giúp ích cho các bạn trong quá trình nuôi cún cưng khỏe mạnh, an toàn.

Nguồn: //sieupet.com/cho-bi-benh-duong-ruot.html

“BỆNH VIÊM ĐƯỜNG RUỘT Ở CHÓ”

KiKi chú chó con giống lai 03 tháng tuổi, đến gặp bác sĩ với tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, nôn và đi ngoài ra máu.Chủ của KiKi nói rằng; KiKi có những triệu chứng nặng lên từ khoảng 01 ngày trước và trước đây chưa từng được tiêm vaccine. Chủ KiKi kể rằng; ở nhà có tất cả 3 bạn được nuôi chung trong khuôn viên xung quanh nhà. Bạn đầu tiên đã mất và có triệu chứng giống hệt như KiKi. Còn một bạn nữa thì cũng có những triệu chứng tương tự, tuy nhiên bạn đó vẫn tươi tỉnh, ăn uống được bình thường,  không nôn và không bị đi ngoài phân nát.Chủ của KiKi lo ngại rằng, KiKi có thể sẽ chết giống như bạn đầu tiên, nên đã nhanh chóng đưa KiKi đến gặp bác sĩ tại Bệnh viện Thú Y IVET.Sau khi kiểm tra lâm sàng toàn bộ cơ thể của KiKi, bác sĩ thấy KiKi có tình trạng tương đối nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn phản ứng với môi trường xung quanh được tốt. Màu niêm mạc ở mắt và lợi vẫn bình thường, khi nắn bụng không thấy đau, nhịp tim và nhịp thở vẫn ở mức bình thường. Có thể đứng, ngồi, đi lại được bình thường và hơi thiếu nước. Ngoài ra bác sĩ đã lấy một ít phân của KiKi đem đi xét nghiệm bệnh Viêm đường ruột ở chó và kết quả cho thấy; KiKi bị lây nhiễm bởi bệnh Viêm đường ruột ở chó hay còn gọi là “Parvo virus”.

Bác sĩ đã lên phác đồ điều trị, đầu tiên là truyền nước vào đường tĩnh mạch, cùng với thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn và thuốc giảm tiết  axit dạ dày bởi vì thức ănsau khi chuyển hóa sẽ vào mạch máu.Chủ KiKi quyết định gửi KiKi ở lại bệnh viện để được chăm sóc và điều trị từ bác sĩ. Trong 3-4 ngày đầu KiKi vẫn tiếp tục có triệu chứng nôn và đi ngoài ra máu và Phản ứng không  tốt với phác đồ điều trị của bác sĩ, nên bác sĩ đã quyết định thay đổi loại thuốc kháng sinh và chống nôn. Sau đó 02 ngày KiKi đã bắt đầu phản ứng tốt được với phác đồ điều trị và có biểu hiện tốt lên như: tươi tỉnh hơn, phản ứng với môi trường xung quanh được tốt hơn  có thể tự ăn, không còn nôn và đi ngoài ra máu.Bác sĩ đã có thể cho phép chủ của KiKi đến đón về nhà và sẵn sàng để chủ của KiKi bón thuốc kháng sinh cho bạn ý uống trong một tuần.  Ngoài ra bác sĩ cũng lên chương trình tiêm vaccine cho Kiki sau khi bạn ấy hoàn toàn khỏi bệnh.CÙNG LẮNG NGHE CHIA SẺ TỪ BÁC SĨ:Bệnh viêm đường ruột ở chó, nguyên nhân do một loại virus, nhiều  chủ nuôi hiểu nhầm rằng  bệnh này do chó ăn xương cứng làm cho đường ruột bị tổn thương gây viêm nhưng thực tế đây là một loại bệnh nguy hiểm đối với chó. Đặc biệt là chó con .Vậy nên đối với chó con chưa từng được tiêm vaccine rất dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh và dễ lây nhiễm từ việc ăn uống.Virus sẽ tấn công và phá hủy rất nhanh các mô trong đường ruột làm cho chó bị đi ngoài ra máu. Vậy nên, khi chủ nuôi nuôi chó nên đem các bạn ấy đến gặp bác sĩ để tiêm phòng đầy đủ. Ví dụ như vaccine phòng 5 bệnh [ Parvo virus , caree virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm] Có thể bắt đầu tiêm từ khi chó 02 tháng tuổi sau đó tiêm nhắc lại 02 mũi cách nhau 01 tháng. Tiêm phòng dại bắt đầu từ khi chó con 03 tháng tuổi, tiêm nhắc lại 1 mũi cách nhau 01 tháng  và sau đó nên  tiêm vaccine  nhắc lại hàng năm.Lời kể và hình ảnh từ:Nữ Bác sĩ thú y: WanWisa chaumNgười khám và điều trị

Video liên quan

Chủ Đề