Tại sao doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Câu hỏi: Công ty tôi có nợ ngân hàng và 1 số doanh nghiệp khác một khoản tiền tương đối lớn và đã đến hạn thanh toán. Tuy nhiên do gần đây tình hình làm ăn của công ty không được tốt lắm nên khó có thể thanh toán được hết số nợ này. Vậy công ty tôi có bị tuyên bố phá sản hay không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 thì Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Dựa vào thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn mới chỉ đến hạn thanh toán mà chưa trả được nợ chứ không phải đã quá hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Do đó, công ty của bạn chưa thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, khi công ty bạn đã thỏa mãn điều kiện trên thì chủ nợ, người lao động hoặc chính người đại diện, chủ sở hữu công ty của bạn có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Mặc dù vậy không phải cứ mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố phá sảm. Theo quy định tại Điều 37 Luật Phá sản năm 2014 thì sau khi Tòa án nhận đơn yêu cầu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và chủ nợ có quyền thương lượng với nhau. Nếu việc thương lượng thành công và thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn thì Tòa án sẽ tiến hành trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, cụ thể như sau:

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn.

Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

2. Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

3. Trường hợp thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật này.

4. Việc thương lượng của các bên theo quy định tại Điều này không được trái với quy định của pháp luật về phá sản.

Ngoài ra, sau khi mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán vẫn có thể xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Nếu phương án này được Hội nghị chủ nợ thông qua thì doanh nghị thông qua theo quy định thì doanh nghiệp sẽ có thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh như sau:

1. Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

2. Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Hết thời hạn này nếu doanh nghiệp phục hồi được hoạt động kinh doanh thì sẽ không bị coi là mất khả năng thanh toán nữa. Trong trường hợp doanh nghiệp không thể phục hồi hoạt động kinh doanh thì Tòa án sẽ tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán theo Luật Phá sản [Ảnh minh hoạ]

Hiện nay, "mất khả năng thanh toán" được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 như sau:

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Theo đó, TANDTC giải đáp tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã [HTX] mất khả năng thanh toán theo quy định trên gồm:

- Có khoản nợ cụ thể, rõ ràng do các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, hoặc được xác định trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các bên không có tranh chấp về khoản nợ này.

- Khoản nợ đến hạn thanh toán, cụ thể:

+ Là khoản nợ đã được xác định rõ thời hạn thanh toán, mà đến thời hạn đó doanh nghiệp, HTX phải có nghĩa vụ trả nợ.

+ Thời hạn thanh toán này được các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại hoặc trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán bao gồm 02 trường hợp:

+ Doanh nghiệp, HTX không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;

+ Doanh nghiệp, HTX có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

Như vậy, theo tiêu chí nêu trên thì “mất khả năng thanh toán” không có nghĩa là doanh nghiệp, HTX không còn tài sản để trả nợ. Theo đó, mặc dù doanh nghiệp, HTX còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ thì vẫn coi là doanh nghiệp, HTX “mất khả năng thanh toán”.

**Lưu ý: Pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán mà chỉ cần có các tiêu chí nêu trên.

Xem chi tiết Công văn 199/TANDTC-PC  ban hành ngày 18/12/2020.

Thùy Liên

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Tình huống pháp lý: Công ty MA có nợ Công ty tôi và các Công ty khác rất nhiều tiền nhưng không thanh toán mặc dù có tài sản. Việc vay, mượn có thỏa thuận bằng hợp đồng, ấn định rõ thời gian thanh toán mặc dù chúng tôi đã liên hệ rất nhiều lần nhưng vẫn không được giải quyết. Pháp luật Việt Nam có quy định về mức nợ cụ thể để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không? Và Công ty MA có được xem là Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không? Trường hợp Công ty tôi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng chỉ nộp lệ phí phá sản mà không nộp tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án có giải quyết hay không?

Trả lời:

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN [FDVN]. Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

  1. Về việc xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mà chỉ cần có đủ các điều kiện nêu tại Khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014, cụ thể: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”

Căn cứ vào quy định trên thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có khoản nợ cụ thể, rõ ràng do các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, hoặc được xác định trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các bên không có tranh chấp về khoản nợ này.
  • Khoản nợ đến hạn thanh toán. Khoản nợ đến hạn thanh toán là khoản nợ đã được xác định rõ thời hạn thanh toán, mà đến thời hạn đó doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả nợ. Thời hạn thanh toán này được các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại hoặc trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, trong trường hợp này mặc dù Công ty MA còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho Công ty bạn theo Hợp đồng vay, mượn mà hai bên đã giao kết thì vẫn được xem là doanh nghiệp “mất khả năng thanh toán”.

  1. Về việc nộp lệ phí phá sản và tạm ứng chi phí phá sản

Theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Phá sản 2014 thì nộp lệ phí phá sản và tạm ứng chi phí phá sản là nghĩa vụ của người nộp đơn. Trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại Khoản 2 Điều 5 và điểm a Khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản 2014 không phải nộp lệ phí phá sản, gồm:

  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật phá sản 2014 mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản [Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.]

Và Điều 39 Luật Phá sản 2014 có quy định: “Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sau khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.”

Như vậy, việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản cho Tòa án là hai điều kiện bắt buộc để Tòa án thụ lý phá sản. Nếu Công ty bạn thuộc trường hợp phải nộp lệ phí và tạm ứng chi phí phá sản mà chỉ nộp lệ phí phá sản thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu cho Công ty bạn theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Phá sản 2014:

“1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:

đ] Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.”

Theo CVPL Nguyễn Thị Sương – Công ty Luật FDVN

…………………………….

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Số 19 đường Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email:    

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: //www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  //www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: //www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: //www.facebook.com/groups/saymengheluat/

Video liên quan

Chủ Đề