Tại sao khi trời lạnh lại nổi da gà

Nguyên nhân nào dẫn tới nổi da gà, sởn gai ốc?

1. Khi cơ thể gặp lạnh

Khi cơ thể gặp lạnh, các lỗ chân lông trên da sẽ co lại khiến lông bị dựng đứng lên, dẫn đến hình thành các nốt sần trên da gọi là nổi da gà hay sởn gai ốc. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giảm lượng nhiệt thoát ra và cân bằng nhiệt độ trong cơ thể.

2. Đáp ứng với cảm xúc

Khi bạn tức giận, phấn khích hoặc sợ hãi, cơ thể sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm giải phóng ra hormone adrenaline, nhằm phản ứng lại với các tác động từ bên ngoài. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới các nang lông và làm cho lông dựng lên dẫn tới nổi da gà.

Hormone adrenaline còn gọi là hormone căng thẳng thường được tiết ra khi chúng ta gặp các tình huống căng thẳng có tác dụng làm tăng nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.

3. Căng thẳng

Căng thẳng [Stress] cũng có thể gây ra hiện tượng nổi da gà. Khi bạn căng thẳng cơ thể sẽ giải phóng adrenaline cũng giống như khi bạn tức giận, phấn khích hoặc ngạc nhiên. Đây cũng là cơ chế giải thích vì sao bạn thường bị nổi da gà khi xem các bộ phim kinh dị hoặc phim ma.

4. Bạn bị ốm hoặc sốt

Cảm giác ớn lạnh và nổi da gà cũng là hiện tượng thường xảy ra khi bạn bị ốm hoặc trước khi bạn bị sốt. Trong trường hợp này nổi da gà chính là cơ chế giúp giữ ấm cho cơ thể khi cơ thể có dấu hiệu mất nhiệt.

5. Thuốc và một số chất bổ sung

Một số loại thuốc hoặc chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến nhịp tim làm tăng lưu lượng máu và nhiệt độ cơ thể cũng có thể gây nổi da gà.

Ngoài ra, nổi da gà có thể là hậu quả do các tác động của một số chất gây nghiện như: Heroin, cocaine…

Quang Tuấn H+ [Theo Curejoy]

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

Câu 5.

a.      Kể tên một số bệnh ngoài da. Trình bày nguyên nhân và các phòng tránh các bệnh đó.

b.      Đề xuất các biện pháp rèn luyện và bảo vệ da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Câu 6.

a.      Hệ thần kinh bao gồm những bộ phận nào? Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi bộ phận.

b.      Nêu vị trí, chức năng của: Tủy sống, dây thần kinh tủy, trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não.

Câu 7.

a.      Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

b.      So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

Câu 8. Trình bày thí nghiệm

a.      Tìm hiểu chức năng của tủy sống: Quy trình? Kết quả? Kết luận? Nêu chức năng của chất trắng và chất xám trong tủy sống.

b.      Tìm hiểu chức năng của rễ tủy.

c.      Tìm hiểu chức năng của tiểu não [chim bồ câu hoặc ếch].

Câu 9. Giải thích một số hiện tượng sau:

a.      Bác sĩ thường khuyên mọi người nên uống 1,5-2 lít nước 1 ngày.

b.      Người khiếm thị có thể đọc được và viết được chữ nổi.

c.      Nhiều người sau khi tắm nắng [tắm biển] một vài ngày, da thường bị đen đi.

d.      Người say rượu đi đứng không vững, dễ ngã.

e.      Khi bị tổn thương đại não trái sẽ làm tê liệt các phần thân bên phải và ngược lại.

f.       Những người bị chấn thương sọ não do tai nạn hoặc tai biến thường bị mất trí nhớ, bị liệt hoặc mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Sởn gai ốc có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tình trạng này thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khi chúng ta bị lạnh, bị xúc động mạnh,… Điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu hay bị sởn gai ốc thì bạn cũng không nên chủ quan vì nó có thể tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý, gây hại cho sức khỏe của bạn.

1. Tình trạng sởn gai ốc là như thế nào?

Sởn gai ốc hay còn gọi là sởn da gà. Khi bạn bị cảm lạnh, bị xúc động mạnh, quá lo lắng, sợ hãi,… các lỗ chân lông trên da sẽ bị co lại, từ đó khiến lông bị dựng đứng lên, gây xuất hiện các nốt sần. Phản ứng tự nhiên này của cơ thể được gọi là sởn gai ốc. Tình trạng nổi da gà có thể xảy ra ở nhiều vùng da trên cơ thể nhưng phổ biến ở cánh tay, cổ và chân,… Sau một thời gian ngắn, da của bạn sẽ trở về trạng thái bình thường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sởn gai ốc có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi

Tình trạng sởn gai ốc có thể xảy ra ở mọi đối tượng và ai cũng có thể gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, bà bầu là đối tượng hay bị sởn gai ốc. Nó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, hoặc cũng có thể là do bệnh lý. Để xác định nguyên nhân rõ ràng, mẹ bầu cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế.

2. Những nguyên nhân khiến bạn hay bị sởn gai ốc

Sởn gai ốc hoàn toàn vô hại nếu nó là phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng có thể do một số bệnh lý và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị sởn gai ốc:

2.1. Do cơ thể gặp lạnh

Khi bị lạnh đột ngột, cơ thể dễ xảy ra tình trạng sởn gai ốc. Phản ứng sinh lý tự nhiên này, nhằm mục đích giúp giảm lượng nhiệt thoát ra từ cơ thể và từ đó cân bằng nhiệt độ trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Khi bị lạnh đột ngột, cơ thể dễ xảy ra tình trạng sởn gai ốc

2.2. Yếu tố cảm xúc

Khi bạn tức giận, sợ hãi quá mức, quá phấn khích hoặc gặp phải căng thẳng thì hệ thần kinh giao cảm sẽ sản xuất ra nhiều hormone adrenaline, đồng thời nhịp tim và nhiệt độ cơ thể cũng tăng. Đây là phản ứng sinh lý của cơ thể khi có tác động từ những yếu tố bên ngoài. Phản ứng này khiến xảy ra tình trạng nổi gai ốc.

2.3. Người bị ốm hay bị sốt

Nếu cơ thể bạn đang không khỏe, bạn bị ốm hoặc kèm theo tình trạng sốt thì cơ thể rất hay bị sởn gai ốc. Đây là cách cơ thể giữ nhiệt để bảo vệ sức khỏe.

2.4. Do một số loại thuốc, chất bổ sung

Những loại thuốc và các chất bổ sung có thể làm tăng lưu lượng máu, tăng nhiệt độ cơ thể và đồng thời khiến nhịp tim của bạn nhanh hơn dẫn đến tình trạng nổi gai ốc. Đây cũng là tình trạng mà những người nghiện một số chất kích thích như Heroin, cocaine,… có thể gặp phải.

2.5. Thiếu máu

Khi cơ thể bị thiếu máu, bạn cũng rất dễ bị sởn gai ốc. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng đau ngực, nhịp tim bất thường,… Những trường hợp này cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

2.6. Do mang thai

Phụ nữ mang thai rất hay bị sởn gai ốc vì những lý do sau đây:

  • Ốm nghén: Những trường hợp phụ nữ bị ốm nghén rất dễ gây ra tình trạng nổi gai ốc.

  • Nhiễm trùng:

Phụ nữ mang thai rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công do sức đề kháng yếu. Vì thế họ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên[chẳng hạn như tình trạng sổ mũi, đau họng, ho, hắt hơi,…] và điều này chính là lý do vì sao khiến phụ nữ mang thai dễ bị sởn gai ốc. Vì thế, cần điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng.

Mẹ bầu là đối tượng dễ bị sởn gai ốc

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng ối cũng rất nguy hiểm đến cả sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Khi nhiễm trùng ối, mẹ bầu nhận thấy dịch âm đạo tiết nhiều, nhịp tim nhanh và hay bị sởn gai ốc.

Khi mang thai, mẹ bầu thường hay bị nóng hơn người khác vì thân nhiệt của chị em thường cao hơn một chút. Cũng chính vì thế, mà nhiều mẹ bầu hay có cảm giác ớn lạnh, sởn gai ốc. Nhưng nếu là vì lý do này, chị em không cần quá lo lắng vì nó sẽ không gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng đến cả mẹ bầu và thai nhi.

  • Phải làm sao để khắc phục tình trạng sởn gai ốc ở mẹ bầu

Mẹ bầu là đối tượng dễ bị sởn gai ốc và để khắc phục tình trạng này, các mẹ có thể tham khảo bằng một số biện pháp dưới đây:

Mẹ bầu luôn cần giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Bạn có thể nghe nhạc để thư giãn, đi dạo bộ cũng là một cách rèn luyện sức khỏe và giúp tinh thần vui tươi hơn. Không nên để tinh thần bị căng thẳng trong một thời gian dài. Điều quan trọng là hãy luôn đảm bảo một giấc ngủ ngon.

Nếu sởn gai ốc kèm theo những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám để tìm hiểu ra nguyên nhân

Khi mang thai, phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nên ăn những thực phẩm lành mạnh, rau củ quả tươi, đồng thời tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn,… Đặc biệt cần bổ sung sắt đầy đủ từ thực phẩm bổ sung hoặc từ những loại thực phẩm hàng ngày như thịt bò, lòng đỏ trứng,…

Phụ nữ mang thai cần giữ ấm cơ thể, không để gió điều hòa thổi trực tiếp vào cơ thể.

Trên đây là những lý do khiến bạn hay bị sởn gai ốc. Tất cả chúng ta, đặc biệt là mẹ bầu, không nên chủ quan với tình trạng này. Nếu do nguyên nhân bệnh lý thì cần được khắc phục sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn bị sởn gai ốc thường xuyên mà không rõ nguyên nhân hoặc sởn gai ốc kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Bạn cũng có thể đặt lịch khám trước để tiết kiệm thời gian thông qua tổng đài 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề