Tại sao mắt bị lé

Dân gian vẫn quan niệm bệnh lé là bệnh trời sinh, nghĩa là khi sinh ra đã có và không thể chữa trị được. Vì quan niệm đó đã làm cho người bị lé có cảm giac buồn phiền, mặc cảm, tư ti về nhan sắc nhất là với phái nữ.

Tuy nhiên sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã chứng minh lé cũng chỉ là một bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, mắt người bệnh sẽ hoàn toàn bình thường trở lại.

Bệnh lé [miền nam gọi là lé, miền bắc gọi là lác] là hiện tượng hai mắt không cân bằng và thiếu hợp thị. Hai mắt có cấu tạo tự nhiên rất cân đối, nhờ vào sự đối hợp vận động của 4 cơ trục và hai cơ chéo bám vào nhãn cầu.

Vì một lý do nào đó khiến hai mắt không cân bằng, tầm nhìn không tập trung về 1 phía, thì gọi là lé [hay lác] mắt. Lé là một bệnh lý thường xảy ra ở độ tuổi nhỏ, một số trường hợp lý ngay từ lúc mới lọt lòng. Lé có hai loại:

  • Lé bẩm sinh, xảy ra với trẻ từ sơ sinh đến dưới 1 tuổi
  • Lé hậu đắc: xuất hiện khi bé 1-2 tuổi; trường hợp muộn có thể xuất hiện từ hai tuổi trở lên.

Tùy theo tính chất mà bệnh lé thể hiện các hình thái khác nhau như: lé trong, lé chụm chữ A, chữ V, lé chéo… Lé có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt. Nếu lé do thần kinh chi phối, thì hiện tượng sẽ xảy ra ở cả hai mắt.

Điều trị bệnh lé là một quá trình phức tạp từ khám, phát hiện tình trạng nhược thị là nguyên nhân hay hậu quả của lé…Trong bài viết dưới đây chỉ nêu sơ lược về lé để nói lên sự cần thiết trong việc điều trị lé cho trẻ.

Nguyên nhân bị lé mắt?

Bệnh lé có nhiều nguyên nhân, có thể do sự co quắp điều tiết; hay cấu tạo bất thường bẩm sinh của các cơ quanh mắt, do tổn thương thần kinh, do tật khúc xạ….

Bệnh lé có thể xảy ra sau một ca chấn thương hay một lần nhiễm khuẩn. Một số bệnh lý khác ở mắt như đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc, sụp mi..cũng có thể gây ra bệnh lé.

Mắt lé yếu hơn mắt bình thường dẫn đến việc thu nhận hình vật mờ hơn, khiến tầm nhìn không được rõ ràng. Mắt lé đôi khi xảy ra tình trang song thị [thấy thành 2 hình] ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người bệnh.

Thậm chí một số người bị lé chỉ nhìn bằng một mắt, mắt kia lâu ngày không sử dụng dẫn đến tình trạng nhược thị.

Những người bị lé không có khả năng nhìn hình nổi, khả năng ước lượng khoảng cách kém, không thể làm những việc đòi hỏi sự tinh tường.

a. Trẻ từ 2 đến 6 tuổi là dộ tuổi tốt nhất cho việc điều trị lé vì:

-Tuổi càng bé thì khả năng phục hồi sau phẫu thuật càng cao; nếu trẻ được chữa trị trước 3-4 tuổi, tỷ lệ thành công và phục hồi sau phẫu thuật là 92%, 6-8 tuổi tỷ lệ giảm xuống còn 62%, và trên 10 tuổi thì chỉ còn 18%.

– Bệnh càng lâu, càng thành tật, càng khó phục hồi.

b. Nếu trẻ bị lé do tật khúc xạ thì phải bắt đầu bằng cách điều trị tật nhược thị. Tật nhược thị được điều trị bằng cách căn chỉnh đúng số đo độ tật khúc xạ, sau đó tập luyện với nhiều phương pháp: xếp hình, xâu hạt cườm…để tập cho mắt lé có thể nhìn chính xác vào hình vật.

Tiếp theo là luyện tập trên máy chỉnh quang [synophtophore] giúp hợp thị 2 mắt. Đây là các phương pháp điều trị lé ở trẻ em khá hiệu quả.

Nếu bị nhược thị không do tật khúc xạ, mà do một bệnh lý khác về mắt, thì phải chữa trị bệnh lý trước khi trị tật nhược thị. Nếu lé do tổn thương thần kinh hay các lý do có liên quan đến cơ học thì giải quyết bằng vật lý trị liệu hoặc bằng phẫu thuật.

Chỉ cần xác định đúng nguyên nhân gây lé và có phương pháp điều trị kịp thời thì khả năng trị khỏi bệnh là rất cao. Việc điều trị bệnh lé phải đặt điều trị nhược thị là quan trọng hàng đầu.

Vì vậy điều trị lé ngoài thầy thuốc cần có sự kết hợp cùng gia đình để có hiệu quả cao nhất. Tại Việt Nam hiện chỉ có 3 nơi điều trị bệnh lé là Hà Nội, Hải Phòng và TPHCM. Hiện tại bệnh viện mắt Sài Gòn là một trong những cơ sở điều trị lé tốt nhất Việt Nam.

c. Người lớn lé có chữa được không? Với người lớn, việc điều trị lé chỉ mang tính thẩm mỹ, không điều chỉnh được tật nhược thị. Vì thế nguy cơ tái phát sau phẫu thuật là rất cao.

3. Những quan niệm sai lầm về bệnh lé

Hầu hết đều quan niệm lé là tật trời sinh, không thể chữa trị. Hoặc một số khác nhận thức lé chỉ là vấn đề thẩm mỹ, vì thế không đưa trẻ đi khám chữa sớm dẫn đến ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của trẻ.

Có nhiều thông tin trị lé bằng cách bị kín mắt. Bịt mắt là một trong những phương pháp trị nhược thị, nhưng còn tùy cơ địa từng người. Không nên tự chữa lé ở nhà mà nên đến các bệnh viện mắt uy tín, trực tiếp điều trị với các bác sĩ chuyên khoa để trị bệnh một cách tốt nhất.

Nếu trẻ có các biểu hiện như nhìn lệch, hay quay đầu khi nhìn, mắt hiếng, mắt lé… cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để khám và điều trị.

Trang chủCác tình trạng mắtTật khúc xạ

Tật lác mắt là tình trạng hai mắt lệch trục, khiến chúng không thể phối hợp được với nhau.

Nếu bạn bị tật lác mắt, một mắt nhìn thẳng vào đối tượng bạn đang quan sát, còn mắt kia bị lệch trục hướng vào trong [lác trong, "mắt lé" hay "lé mắt"], ra ngoài [lác ngoài hay "lác ra phía ngoài"], lên trên [lé trên] hoặc xuống dưới [lé dưới].

Tật lác mắt có thể liên tục hoặc gián đoạn. Lệch trục cũng thường có thể ảnh hưởng đến cùng một bên mắt [tật lác mắt một bên], hoặc hai mắt có thể lần lượt bị lệch trục [tật lác mắt luân phiên].

Để phòng ngừa bị song thị do tật lác mắt bẩm sinh và lác mắt thời thơ ấu, não sẽ bỏ qua thông tin thị giác từ bên mắt bị lệch trục, việc này thường dẫn đến nhược thị hay "mắt lười" ở bên mắt đó.

Các nghiên cứu khác nhau đưa ra ước tính khác nhau về tỷ lệ bị tật lác mắt ở trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra con số khoảng 1-3 phần trăm dân số toàn cầu bị tật lác mắt.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tật lác mắt

Dấu hiệu đầu tiên của tật lác mắt là có thể nhìn thấy mắt bị lệch trục, trong đó một mắt quay vào trong, ra ngoài, lên trên, xuống dưới hoặc theo một góc chéo.

Khi tình trạng lệch trục mắt lớn và dễ thấy, tật lác mắt được gọi là "góc rộng", ám chỉ góc sai lệch giữa đường nhìn của mắt thẳng và đường nhìn của mắt bị lệch trục. Bên mắt lé không dễ thấy được gọi là tật lác mắt góc nhỏ.

Thông thường, tật lác mắt góc lớn liên tục không gây ra các triệu chứng như mỏi mắt và đau đầu bởi thực tế não không phải cố gắng để làm thẳng mắt. Vì lý do này, tật lác mắt góc lớn thường gây nhược thị nặng ở bên mắt lé không được điều trị.

Những trường hợp bị tật lác mắt góc nhỏ khó thấy hơn dễ gây ra các triệu chứng thị lực gián đoạn hơn, đặc biệt là tật lác mắt là dạng luân phiên hoặc gián đoạn. Ngoài đau đầu và mỏi mắt, các triệu chứng có thể bao gồm không thể đọc sách một cách thoải mái, mệt mỏi khi đọc sách và thị lực không ổn định hoặc "hơi mất kiểm soát". Nếu tật lác mắt góc nhỏ là liên tục và ở một bên, nó có thể dẫn đến nhược thị đáng kể ở mắt bị lệch trục.

Cả tật lác mắt góc nhỏ lẫn tật lác mắt góc lớn đều có thể gây tổn thương về tâm lý và có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ em và người lớn mắc tật này, vì nó gây trở ngại đến việc tiếp xúc bình thường với người khác bằng mắt, qua đó thường gây ra sự lúng túng và ngượng nghịu.

Trẻ sơ sinh thường bị lác mắt gián đoạn do phát triển thị lực chưa đầy đủ, nhưng tình trạng này thường biến mất khi trẻ lớn lên và hệ thống thị giác tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, hầu hết các loại tật lác mắt không biến mất khi trẻ lớn lên.

Khám mắt định kỳ cho trẻ là cách tốt nhất để phát hiện tật lác mắt. Nhìn chung, tật lác mắt càng được phát hiện và điều trị sớm bao nhiêu sau khám mắt thì kết quả càng thành công bấy nhiêu. Nếu không được điều trị, con bạn có thể bị song thị, nhược thị hoặc gặp các triệu chứng về thị giác mà có thể ảnh hưởng đến việc đọc sách và học tập trên lớp.

Nguyên nhân gì gây ra tật lác mắt?

Mỗi mắt đều có sáu cơ ngoài [được gọi là cơ ngoài mắt] kiểm soát chuyển động và vị trí mắt. Để hai mắt có thị lực bình thường, khả năng kiểm soát vị trí, thần kinh và thực hiện chức năng của những cơ này đối với hai mắt phải được điều phối hoàn hảo.

Tật lác mắt xảy ra khi có vấn đề về thần kinh hoặc giải phẫu ảnh hưởng đến việc kiểm soát và chức năng của cơ ngoài mắt. Vấn đề này có thể bắt nguồn từ trong bản thân cơ, hoặc trong các dây thần kinh hoặc các trung tâm thị lực trong não kiểm soát thị lực của hai mắt.

Di truyền cũng là một phần nguyên nhân: Nếu bạn hoặc vợ/chồng của bạn bị tật lác mắt, con bạn cũng có nhiều nguy cơ bị tật lác mắt hơn.

Lác điều tiết

Thông thường, khi một đứa trẻ bị viễn thị cố gắng tập trung để bù đắp cho tật viễn thị chưa được điều chỉnh, trẻ sẽ phát triển một loại tật lác mắt được gọi là lác điều tiết, khi đó mắt nhìn chéo do cố gắng tập trung quá mức.

Tình trạng này thường xuất hiện trước 2 tuổi nhưng cũng có thể xuất hiện muộn hơn trong thời thơ ấu.

Thông thường, có thể điều chỉnh hoàn toàn lác điều tiết bằng kính mắt hoặc kính áp tròng.

Phẫu thuật tật lác mắt

Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp điều trị lác mắt liên tục hiệu quả duy nhất là phẫu thuật tật lác mắt.

Nếu chuyên gia chăm sóc mắt của bạn phát hiện con bạn bị tật lác mắt, họ có thể giới thiệu bạn tới bác sĩ nhãn khoa chuyên phẫu thuật tật lác mắt.

Phẫu thuật tật lác mắt có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm cả hướng và độ lớn của lé mắt. Trong một số trường hợp, có thể phải thực hiện hơn một cuộc phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật tật lác mắt có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin về loại phẫu thuật này trong quá trình tư vấn tiền phẫu thuật.

Phẫu thuật tật lác mắt cũng có thể nắn chỉnh hiệu quả mắt của người trưởng thành bị tật lác mắt trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bị tật lác mắt ở người trưởng thành, một người có thể vẫn còn bị nhược thị đáng kể ngay cả sau khi bên mắt bị ảnh hưởng được nắn chỉnh đúng cách. Đây là lý do tại sao điều trị sớm tật lác mắt lại quan trọng.

Điều trị tật lác mắt bằng phẫu thuật càng sớm thì khả năng bên mắt bị ảnh hưởng sẽ trở lại thị lực bình thường càng cao và hai mắt sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Điều trị tật lác mắt không phẫu thuật

Trong một số trường hợp bị tật lác mắt góc nhỏ và gián đoạn, có thể cải thiện căn chỉnh mắt không cần phẫu thuật bằng liệu pháp thị lực.

Ví dụ, thiếu khả năng hội tụ [CI] là một kiểu lác ngoài gián đoạn, trong đó mắt thường điều chỉnh phù hợp khi nhìn vật thể ở xa, nhưng không đạt được hoặc duy trì sự điều chỉnh phù hợp khi nhìn vật thể ở gần, chẳng hạn như khi đọc sách, dẫn đến một bên mắt trôi ra phía ngoài.

Thiếu khả năng hội tụ có thể khiến việc đọc sách không được thoải mái, dẫn đến mỏi mắt, mắt mờ, song thị và đau đầu.

Cũng có một số bằng chứng cho thấy CI có thể gây ra vấn đề về tập trung và ảnh hưởng đến khả năng học tập ở trẻ em. Theo một nghiên cứu, những trẻ bị lác ngoài [gồm cả thiếu khả năng hội tụ] khi còn nhỏ thường có khả năng bị rối loạn tăng động giảm chú ý [ADHD], rối loạn điều chỉnh và khiếm khuyết học tập trước tuổi trưởng thành cao hơn đáng kể.

Một số loại tật lác mắt cũng đã có mối liên hệ với sự gia tăng nguy cơ bị cận thị. Một nghiên cứu theo dõi 135 trẻ em bị lác ngoài gián đoạn trong thời gian 20 năm và phát hiện ra rằng hơn 90 phần trăm số trẻ này bị cận thị trước tuổi 20.

Dường như liệu pháp thị lực không phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng thiếu khả năng hội tụ. Theo một nghiên cứu đã công bố, 73 phần trăm trẻ em bị tình trạng thiếu khả năng hội tụ kèm triệu chứng đã có kết quả thành công hoặc có kết quả cải thiện sau chương trình liệu pháp thị lực tại văn phòng kéo dài 12 tuần kết hợp với các bài tập mắt thực hiện ở nhà.

Đôi khi, bác sĩ phẫu thuật tật lác mắt có thể giới thiệu một chương trình liệu pháp thị lực trong một khoảng thời gian sau phẫu thuật tật lác mắt để điều trị nhược thị và các vấn đề về thị lực nhỏ ở hai mắt mà có thể vẫn còn sau phẫu thuật. Trong những trường hợp này, thuật ngữ "orthoptics" ["ortho" = chỉnh thẳng; "optics" = mắt] có thể được sử dụng để mô tả phương pháp điều trị này hơn là "liệu pháp thị lực".

Những câu cần hỏi

Khi hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc mắt của bạn hoặc bác sĩ phẫu thuật tật lác mắt trước điều trị, bạn cần hỏi vài câu quan trọng sau đây:

  • Nếu bạn được khuyến nghị thực hiện phẫu thuật, hãy hỏi liệu chỉ cần một cuộc phẫu thuật hay là có khả năng phải thực hiện thêm phẫu thuật.

  • Hãy hỏi bác sĩ phẫu thuật mắt về tỷ lệ thành công đối với loại tật lác mắt và về phẫu thuật mà họ đang khuyến nghị.

  • Hãy hỏi tiêu chí nào được dùng để xác định phương pháp điều trị là thành công. Nói cách khác, "thành công" được định nghĩa là giảm lé mắt để mắt được điều chỉnh tốt hơn và có hình thức nhìn tự nhiên hơn, hay thành công được định nghĩa là mắt được căn chỉnh hoàn hảo để có thị lực, sự phối hợp giữa hai mắt và nhận thức chiều sâu bình thường.

  • Đối với kỹ thuật viên đo thị lực hoặc bác sĩ chỉnh thị, hãy hỏi về tỷ lệ thành công, thời gian và chi phí của liệu pháp thị lực [hoặc chỉnh thị].

Xin lưu ý, không phải trẻ em "lớn lên là không còn bị" tật lác mắt. Để có kết quả thị giác tốt nhất và phòng ngừa chậm phát triển cũng như các vấn đề khác, hãy tìm kiếm điều trị tật lác mắt sớm nhất có thể.

Trang được xuất bản trong Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Trang được cập nhật trong Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Video liên quan

Chủ Đề