Tại sao mụn mọc dưới cằm

Nổi mụn trên da là vấn đề mà hầu hết mọi người gặp phải, không những gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thực tế không ít trường hợp nổi mụn nhiều trong thời gian dài, người bệnh dù áp dụng nhiều cách chữa trị nhưng không đạt hiệu quả tốt. Nguyên nhân thường do điều trị chưa đúng nguyên nhân gốc rễ. Vậy vị trí nổi mụn nói lên điều gì về sức khỏe của bạn và thường có nguyên nhân do đâu?

1. Mụn hình thành như thế nào?

Mụn thông thường hình thành là kết quả của quá trình bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn, bụi bẩn, phấn trang điểm, da chết,... tích tụ trên da. Ngoài ra, mụn bọc mủ hình thành là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da, do đó mụn chứa nhiều mủ gây viêm đau nghiêm trọng hơn.

Mụn là vấn đề về da rất thường gặp, nhất là trong tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Dựa trên đặc điểm và nguyên nhân hình thành, mụn được chia thành nhiều loại như: mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn mủ, mụn viêm,... Nhiều người cho rằng, nổi mụn trên mặt chủ yếu do nội tiết tố, môi trường ô nhiễm cùng với việc vệ sinh, chăm sóc da chưa đúng cách. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mặt nổi mụn ở các vị trí khác nhau trên mặt còn phản ánh những bệnh lý tương ứng.

Dựa trên đặc điểm này, bản đồ mụn được xây dựng, phân thành từng vùng má, tai, trán, mũi, cằm,... có liên hệ mật thiết với các cơ quan bên trong cơ thể. Từ đây, người bệnh có thể tìm ra nguyên nhân dẫn tới nổi mụn trên mặt và điều trị đem lại hiệu quả triệt để, lâu dài hơn.

2. Bác sĩ tư vấn: Vị trí nổi mụn nói lên điều gì?

Mụn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau. Vậy vị trí nổi mụn nói lên điều gì về sức khỏe?

Những vị trí nổi mụn trên mặt cụ thể dưới đây đang cảnh báo vấn đề sức khỏe tại các cơ quan, bộ phận cơ thể tương ứng sau:

Mụn mọc ở má thường do bụi bẩn và thói quen sờ tay lên má của nhiều người

2.1. Mụn mọc ở má

Má là vị trí có diện tích lớn, thường xuyên tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thói quen đeo khẩu trang, đưa tay lên mặt,... Do đó, mụn mọc ở má khá thường gặp, ngoài nguyên nhân liên quan đến thói quen xấu và môi trường trên, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề liên quan đến gan như: viêm gan, gan nhiễm mỡ, nóng gan, gan yếu,...

Khi gan nhiễm bệnh, chức năng bài tiết và thải độc của cơ thể cũng bị suy giảm, độc tố tích tụ trong cơ thể là nguyên nhân gây mụn. Với tình trạng này, các chuyên gia da liễu khuyên những người đang bị mọc nhiều mụn ở má nên:

  • Bổ sung tăng cường các thực phẩm có tác dụng làm mát gan, hỗ trợ thải độc gan như: bí đao, dưa chuột, khổ qua,...

  • Hạn chế thức uống có cồn hoặc thức uống chứa chất kích thích khiến gan quá tải như: cà phê, rượu, bia,...

Ngoài nguyên nhân liên quan đến gan, có những trường hợp mọc mụn nhiều bên má phải liên quan đến vấn đề sức khỏe ở phổi. Đây có thể là kết quả của quá trình dài tiêu thụ thuốc lá hoặc sống trong môi trường ô nhiễm không khí. Để khắc phục tình trạng này¸ người bệnh nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế đồ ăn ngọt và nên tập thói quen dậy sớm, hít thở sâu với không khí trong lành để làm sạch phổi.

Mụn mọc ở cằm có thể do rối loạn nội tiết tố

2.2. Mụn mọc ở cằm

Mụn mọc ở cằm thường là mụn bọc mủ gây đau nhiều và mụn trứng cá, đôi khi có thể là mụn đầu đen. Nếu mụn mọc ở vị trí này¸ khả năng cao cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố hoặc thận bị rối loạn chức năng. Ngoài ra, thói quen chống tay lên cằm khiến vi khuẩn tích tụ hoặc đeo khẩu trang nhiều cũng thường khiến mụn mọc nhiều ở cằm.

Để khắc phục tình trạng mụn mọc nhiều ở cằm, các chuyên gia da liễu khuyên rằng:

  • Nên uống nhiều nước từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường chức năng bài tiết độc tố của thận.

  • Ăn nhiều thực phẩm làm mát cơ thể, giúp thải bỏ độc tố tốt như bí đao, mướp đắng, rau dền,...

  • Bỏ thói quen chống tay vào cằm, hạn chế sờ, nặn mụn ở vị trí này nhất là dùng tay trực tiếp.

2.3. Mụn mọc ở quanh miệng

Mụn mọc ở quanh miệng thường liên quan đến vấn đề ở hệ tiêu hóa, điển hình là ruột và gan. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu dưỡng chất như: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng,... Ngoài ra, những người có hệ tiêu hóa kém cũng dễ bị tích tụ độc tố trong cơ thể, dễ mọc mụn quanh vùng miệng hơn.

Khắc phục mụn mọc ở quanh miệng bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy thử khắc phục bằng các biện pháp sau:

  • Chế biến dạng hấp, luộc cho các món ăn, hạn chế sử dụng nhiều muối hoặc đường.

  • Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống chế biến, hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp chế biến sẵn.

  • Tăng cường các loại rau xanh, củ quả chứa nhiều chất xơ, Vitamin và nước tốt cho sức khỏe.

  • Hạn chế ăn quá no với quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa vào bữa tối

Cần cẩn thận nếu mụn mọc quanh miệng là mụn đinh râu, rất có thể chức năng ruột và gan của người bệnh đang có vấn đề. Lúc này người bệnh nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

2.3. Mụn mọc trên mũi

Mụn mọc trên mũi thường là mụn đầu đen với các đốm đen li ti, mụn cám hoặc mụn nhọt sưng đỏ gây nhiều đau đớn. Trong bản đồ mụn trên mặt, vị trí mọc mụn này có liên quan đến bệnh lý ở tim và phổi, tuy nhiên hầu hết thường không quá nghiêm trọng. Vị trí mũi thường là nơi tiết nhiều dầu nên dễ tích tụ dầu nhờn, bụi bẩn dẫn đến hình thành mụn.

Tuy nhiên nếu đầu mũi đột nhiên hình thành nhiều ổ mụn sưng tấy, kéo dài dai dẳng hoặc nổi lên liên tục thì nên đi khám để xác định có vấn đề với phổi hay tim hay không. Khi gặp phải tình trạng mụn này, hãy thử các biện pháp cải thiện sau:

  • Bổ sung nhiều chất béo lành mạnh Omega-3 từ các loại hạt và cá béo.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

  • Đo huyết áp, tim mạch thường xuyên.

  • Hạn chế thực phẩm lên men, thức ăn cay nóng.

Cẩn thận mụn mọc trên mũi do vấn đề tim hoặc phổi

Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu vị trí nổi mụn nói lên điều gì và cách khắc phục với từng trường hợp. Nếu có các dấu hiệu nổi mụn tương tự, kéo dài và nghi ngờ có liên quan đến các cơ quan trong cơ thể, hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

Để được hỗ trợ chi tiết hơn, quý khách vui lòng Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Mụn xuất hiện làm ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, một trong những loại mụn gây khó chịu và mất thẩm mỹ nhất là mụn ở vùng quai hàm.

Mụn trứng cá vùng quai hàm cũng là một trong số những loại mụn khó điều trị nhất vì mụn ở vùng này thường khác với những loại mà chúng ta thường gặp ở những vùng khác trên gương mặt. Bạn đang cảm thấy mụn ẩn dưới quai hàm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của bản thân? Hãy tham khảo bài viết này để có thêm các thông tin hữu ích về mụn ở quai hàm hay trị mụn ở hai bên quai hàm xử lý ra sao.

Vì sao bị mụn ở quai hàm là tình trạng phổ biến?

Vùng chữ T trên khuôn mặt hay cằm và quai hàm là những vị trí đổ dầu nhiều. Do đó, vùng quai hàm thường xuyên xuất hiện những nốt mụn viêm, mụn bọc có kích thước lớn và sưng đỏ, gây đau khi chạm vào.

Mụn ở quai hàm khá phổ biến, thông thường da vùng này khi bị viêm nhiễm sẽ bắt đầu xuất hiện mụn đầu đen. Các nốt mụn ở quai hàm này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt, khiến bạn mất tự tin.

Nguyên nhân gây ra mụn ở quai hàm

Theo nghiên cứu của các bác sĩ và chuyên gia da liễu, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mụn mọc ở quai hàm, một số nguyên nhân chính có thể nhắc tới như:

  • Tuyến bã nhờn ở cằm bài tiết quá nhiều dầu thừa trên da: Dầu thừa có tác dung cân bằng độ ẩm cần thiết cho da nhưng nếu lượng dầu thừa này quá nhiều sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường yếm khí thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây mụn hay còn được gọi là Propionibacterium acnes [P. acnes]. Do quá trình phát triển của Propionibacterium acnes sẽ sản sinh ra nhiều mụn ở vùng chữ T gây mất thẩm mỹ. Thông thường tình trạng này sẽ dễ thấy ở những người có da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu.
  • Không tẩy trang hoặc vệ sinh da không đúng cách: Mỗi ngày da chúng ta phải tiếp xúc với mỹ phẩm, đồ trang điểm hay rất nhiều bụi bặm trong không khí. Nếu không được làm sạch thường xuyên, các bụi bẩn, bã nhờn, cặn trang điểm sẽ bám lại tại các lỗ chân lông, lâu ngày gây bít lỗ chân lông gây ra việc giảm sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của da, khiến da dễ bị vi khuẩn P. acnes xâm nhập và gây mụn. Da yếu cũng là nguyên nhân chính hình thành một số khuyết điểm trên da như nám, tàn nhang, da không đều màu khi da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Tình trạng bất thường nội tiết tố trong cơ thể: Việc thay đổi nồng độ nội tiết tố bất thường cũng là một trong những nguyên nhân chính gây mụn trứng cá hoặc tăng nguy cơ bị mụn trứng cá. Tình trạng này thường xuất hiện ở đối tượng trong giai đoạn dậy thì, nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ trong giai đoạn mang thai hay người đang ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Mụn cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa: Viêm cổ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, nhiễm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến. Để tìm chính xác nguyên nhân gây mụn, bạn cần đến các cơ sở y khoa để thăm khám và tìm cách chữa trị mụn ở hai bên quai hàm.
  • Một số nguyên nhân khác bao gồm: Chế độ ăn uống có nhiều đường, đồ cay nóng hay nhiều dầu mỡ; dùng tay chạm lên mặt thường xuyên, sử dụng nhiều các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá hay cà phê, các vật dụng hằng ngày không được vệ sinh sạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến da như khẩu trang, mũ bảo hiểm…

Mụn mọc ở hai bên quai hàm có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ và các chuyên gia da liễu thì mụn mọc ở hai bên quai hàm nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ không gây bất kỳ nguy hiểm nào tới sức khỏe. Tuy nhiên, đa số người bị thường có thói quen nặn mụn tại nhà và xem thường hậu quả, từ đó gây ra nhiều mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe.

Việc tự nặn mụn ở quai hàm tại nhà có khả năng cao gây tổn thương đến da và lây nhiễm sang các vùng da lân cận vì đặc tính của loại mụn này thường ở dạng mụn viêm, mụn bọc, gây sưng và đau.

Ở mức độ nhẹ, các nốt mụn này sẽ để lại thâm sẹo trên da sau này, cản trở quá trình hồi phục của da. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, dịch mủ lây lan sang vùng da lân cận, làm rộng tổn thương, ăn sâu vào các tế bào và gây hoại tử. Nếu vết thương quá sâu có thể gây nhiễm trùng máu.

Do vậy, việc tự nặn mụn tại nhà không được các chuyên gia da liễu khuyến khích. Người bị mụn trứng cá ở quai hàm nên thăm khám và tham gia điều trị ngay từ giai đoạn đầu tại các cơ sở uy tín.

Cách điều trị mụn mọc ở quai hàm

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị mụn ở quai hàm hoặc tham khảo các loại hỗn hợp trị mụn tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên sau đây:

Rau má

  • Cách thực hiện: Rửa sạch mặt, dùng khăn sạch lau khô sau đó lấy một lượng nước cốt rau má [có pha chút muối] vừa đủ thấm vào bông tẩy trang hoặc bông gòn thoa lên vùng da bị mụn.
  • Thời gian: Bạn nên giữ trong khoảng 10 đến 15 phút, sau đó rửa sạch mặt lại với nước lạnh. Bạn có thể áp dụng phương thức này từ 2 đến 3 lần mỗi tuần.

Nghệ tươi

  • Cách thực hiện:Dùng 1 thìa sữa chua không đường kết hợp với nước cốt của 1 củ nghệ tươi để tạo thành hỗn hợp. Làm sạch da và thoa hỗn hợp trên vào vùng da bị mụn kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả.
  • Thời gian: Bạn cần để khoảng 15 đến 20 phút để lớp mặt nạ có thể khô tự nhiên, sau đó dùng thêm nước hoa hồng để se khít lỗ chân lông.

Nha đam

  • Cách thực hiện: Xay nhuyễn phần thịt của nha đam [bỏ vỏ], lọc bằng rây để lấy dung dịch. Thoa đều dung dịch vào vùng da bị mụn.
  • Thời gian: Bạn có thể thư giãn trong vòng 20 phút để dung dịch phát huy tác dụng cao nhất. Bạn có thể sử dụng phương pháp này từ 3 đến 4 lần trong 1 tuần để đạt được hiệu quả cao.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề