Tại sao năm nay chỉ có 29 tết

[QNO] - Ba mươi tết thực sự là ngày vui nhất của tết dù rằng 30 chưa phải là tết.

Tất bật ngày 29

Năm nào tháng 12 âm lịch không có ngày 30 [tháng thiếu] thì ông bà mình lấy ngày 29 làm ngày 30 tết. Việc “coi như là” này được xem là đương nhiên từ xưa đến nay nhưng để lại trong tôi vài điều đáng nói.

 

Hồi nhỏ, tôi thấy mưa lạnh ngày 29 tháng Chạp thiếu không làm mọi người lo ngại bằng chuyện ngày hết tết tới rồi mà chưa sắm sửa được gì. Theo ba đi chợ cuối năm, ngồi trên pooc-ba-ga xe đạp, đội vạt sau áo trùm, tôi nhìn những giọt mưa trên nền đường và bùn đất chung quanh vòng quay bánh xe. Tuy vậy, chợ tết chiều ấy qua tưởng tượng mà đường đi đến chợ vẫn ngập tràn hấp dẫn.

Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ không khí sôi động, hối hả phiên chợ chiều 29 năm nào. Có vài ông săm soi con gà, con vịt dù đã ra khỏi chợ, mấy bà cằn nhằn vì quên mua món gì đó nhớ đến nó hôm mới lập đông. Các chị, các anh thì áo quần, giày dép, hồi ấy chỉ có tết mới sắm sửa một lần, nhà có điều kiện thì đã lo trước rồi, còn mình thì đến chừ mới dư ra ít đồng sắm mới. Chỗ bán bánh mứt, hột dưa, rượu màu, rượu cúng, áo giấy… thật sôi động, hấp dẫn.

Mưa lạnh thì kệ, chợ chiều 29 thực sự là ngày hội cuối năm. Hối hả tất bật, vội vội vàng vàng… Rồi ba tôi cũng ra chợ, xách theo đủ thứ, nói về mau có tối con à! Tôi định hỏi chi đó nhưng sực nhớ đêm nay là giao thừa mà đường về đạp xe hơi lâu đành lon ton leo lên xe. Đường về mưa ít lại, thỉnh thoảng tốc vạt áo mưa nhìn nhà nhà bắt đầu lên đèn, tôi thấy lòng nôn nao khó tả…

Đêm giao thừa 29 tết có cái riêng của nó, cảm nhận của tôi đêm ấy sao không nói được bằng lời, chỉ biết nó rộn ràng trong thiếu thiếu, vui vẻ trong lo lo lắng lắng, háo hức chờ chờ nhưng mong chầm chậm một chút, xuân ơi tết ơi! Ai cũng mong: giá chi có ngày 30 nữa hỉ!

Thong thả ngày 30

Chiều 29 mà ai đó rảnh rỗi để uống rượu thì tôi không bàn nhưng chắc chắn chiều 30 phải có chút men mới vui, mới tết. Chiều ấy, sau khi đã sử dụng quỹ thời gian dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa tương đối rồi phải thư giãn một chút gọi là mừng ngày cuối năm tháng Chạp đủ.

Tôi có ông anh làm thơ, nhiều bài rất hay tôi thích, trong đó có bài anh viết về chiều 30 tết. Tôi không có khả năng bình thơ một cách toàn diện, chỉ hiểu thô thiển là ông này chiều cuối năm tháng Chạp đủ ấy rảnh rỗi, lấy rượu uống chơi. Những đoạn đầu của bài thơ nói chi tôi chưa hiểu hết nhưng đoạn cuối như thế này thì tôi cảm được: "Chiều ba mươi rót mươi giọt nắng thầm/ tôi uống cạn say một đời rất thật/ tôi uống cả những gì như đã mất/ chiều ba mươi, tôi uống... chiều ba mươi" [trích "Chiều ba mươi" - thơ Nguyễn Tấn Sỹ].

Chiều 30, thêm một ngày chờ xuân so với năm trước, mà trời lại mươi giọt nắng thầm nữa mới sướng, mới đã làm sao! Đúng là trời chiều lòng người, mấy bữa trước mưa lạnh cuối đông nặng nề u ám, chiều ni nắng ấm ngoài trời rồi đi vào trong lòng. Tôi cố tình hiểu mươi giọt nắng thầm theo nghĩa đen. Với mươi giọt nắng thầm ấy, uống cạn để say một đời rất thật rồi uống luôn những gì đã mất thì… chắc cuộc độc ẩm ni kéo dài hết cả buổi chiều 30. Tôi không biết ý tứ nhà thơ có như vậy không, nhưng kệ, tôi thực sự thích kiểu tôi hiểu về chiều 30 như thế: ung dung trong chờ đợi kiểu cái gì đến sẽ đến; thả lỏng tâm hồn trong thư thái hân hoan trút hết những buồn vui năm cũ. Có phút giây và có cả một buổi chiều như thế nên tôi thực sự thích năm âm lịch có tháng Chạp đủ. 

Thôi, chỉ là vui vui mấy dòng vừa qua nhân nhớ đoạn thơ của anh Tấn Sỹ. Thực ra tôi rất cảm ơn tết có ngày 30, ngày mà những gánh rau quê, con gà con vịt đi bộ vườn nhà chăm chút bấy lâu; tàu lá chuối, bó lạt tre gói bánh tét bánh chưng… sẽ mang về cho bà tôi, chị tôi niềm vui sắm được bộ quần áo mới cho các em tôi; sắm thêm chút bánh mứt hạt dưa hay chút thịt thà cho ngày xuân quê nghèo thêm ấm cúng.

Nhà tôi ở gần chợ nửa tỉnh nửa quê, ngày 30 tôi thường thấy các bà các chị ở quê mang đến chợ nhiều thứ thật tươi ngon, bắt mắt: rau xanh, trứng gà, măng tươi, khoai các loại, củ nghệ, củ gừng… trải trên vỉa hè trước nhà. Buôn buôn bán bán, hết hoặc chưa hết hàng thì chiều muộn 30 vẫn vui, vẫn hả hê vì có thêm đồng tiền sắm chút gì đó còn thiếu trong nhà mấy ngày xuân. Các bà, các chị thường nói mà tôi cũng cảm nhận được điều này: tháng Chạp có ngày 30 thì tết mới thực sự là… tết. Ngày 29 tháng thiếu thì quá cập rập, các mùng trong mấy ngày tết cũng vui, cũng hào hứng nhưng không hiểu sao, nhiều người vẫn nhớ, vẫn yêu cái háo hức chiều 30 tết lo mọi chuyện chu đáo để chờ đợi giây phút giao thừa tiễn năm cũ đi, mừng năm mới đến. Thế mới biết, đủ thì vui hơn là thiếu, phải chăng mọi người muốn nói về chuyện đoàn viên gia đình ngày xuân và kể cả chuyện tháng Chạp có ngày 30 tết?

TRẦN NGỌC SƠN

Chỉ còn ít ngày nữa là người dân Việt Nam sẽ đón tết Nguyên Đán cổ truyền lớn nhất năm, vì thế câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất làNăm 2022 có 30 tết không? Tại sao năm nay không có 30 tết? Hãy cùng Chanh Tươi đi tìm lời giải chi tiết trong bài viết này nhé.

Mục lục

  • 1. Nguồn Gốc của lịch Âm
  • 2. Nguyên nhân có 29 ngày
  • 3. Những chênh lệch ngày tháng Âm lịch

1. Nguồn Gốc của lịch Âm

Lịch Âm hiện hành là do Đài Thiên văn Quốc gia Trung Quốc đưa ra dựa theo con số thiên văn vận hành của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Khi trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng sẽ rơi vào mùng một của mỗi tháng.

Năm 2022 thì theo lịch Âm ngày 29/12 [hay còn gọi là 29 tháng Chạp] sẽ là ngày cuối cùng của năm Tân Sửu 2021. Tức là năm nay tháng 12 âm sẽ chỉ có 29 ngày và giao thừa sẽ diễn ra vào ngày 29/12 âm lịch tức ngày 31/1/2022 dương lịch. Vậy tại sao năm nay không có 30 tết và chỉ tháng chạp lại chỉ có 29 ngày?

2. Nguyên nhân có 29 ngày

Theo đài CRI giải thích, đây là bởi vì Âm lịch hiện hành là do Đài Thiên văn Quốc gia Trung Quốc sắp xếp theo con số thiên văn vận hành của trái đất, mặt trăng và mặt trời, một nguyên tắc quan trọng nhất là đảm bảo trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng, cũng chính là giây phút người quan trắc trên mặt đất không nhìn thấy mặt trăng, nguyệt thực phải ở vào mồng một của mỗi tháng. Trên thực tế, thời gian mặt trăng từ tròn đến khuyết, chu kỳ bình quân là 29,53 ngày, nhưng số ngày của mỗi tháng sắp xếp bắt buộc phải là số chẵn, điều này dẫn đến có tháng thừa, tháng thiếu.

Đây chính là nguyên nhân tại sao một tháng nào đó trong năm nay chỉ có 30 ngày, thì tháng này trong năm tới sẽ chỉ có 29 ngày. Nên tháng Chạp năm ngoái 2021 có 30 Tết rồi thì năm nay 2022 Nhâm Dần sẽ chỉ có 29 ngày và ngày 29 sẽ được xem là ngày là 30 Tết.

Xem ngay>> Đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán

3. Những chênh lệch ngày tháng Âm lịch

Theo Âm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày, một năm chỉ có 353 ngày hoặc 354 ngày, ít hơn khoảng 11 ngày so với Dương lịch. Sau khoảng 3 năm, Âm lịch sẽ thiếu khoảng một tháng so với Dương lịch nên mới có sự xuất hiện của tháng Nhuận. Nếu không có tháng Nhuận, Tết Nguyên Đán sẽ đến ngày một sớm và sẽ xuất hiện hiện tượng “Ăn Tết vào mùa hè”.

Các bạn có lẽ còn chưa biết, có một số năm, Tết Nguyên đán đến rất sớm, còn một số năm thì lại đến muộn một chút, theo điều tra cho thấy, trong vài chục năm nay, Tết Nguyên đán sớm nhất là ngày 21/1/1966, còn Tết Nguyên đán muộn nhất là ngày 20/2/1985, chênh lệch khoảng hơn 1 tháng đấy.

Khi đọc xong bài phân tích chắc các bạn cũng sẽ có sự hiểu thêm vì sao năm 2022 chỉ có 29 mà không có 30 Tết. Và những thông tin trong bài viết như năm 2022 có 30 tết không? 29 tết 2022 vào ngày nào dương lịch?...sẽ giúp bạn chuẩn bị tết chu đáo hơn. Chúc bạn và gia đình năm mới Nhân Dần luôn vạn sự như ý!

2016-02-04 17:53:37     cri

Tết Nguyên đán ngày một đến gần, hương vị của ngày Tết ngày một đậm đà. Có một số bạn giở lịch phát hiện, qua 28 tháng Chạp thì trực tiếp nhảy luôn đến ngày Giao thừa, làm các bạn giật mình tự hỏi, "quái lạ, năm nay không có 30 Tết?" Thực ra, cách nói "không có 30 Tết" không chính xác, tại sao vậy?

HV: Mới đây, cộng đồng mạng thịnh hành những câu nói vui: Nếu có người nói với bạn "30 Tết, chúng ta làm bạn với nhau nhé", "30 Tết, tớ mời cậu ăn cơm" thì đừng có tin, bởi vì năm nay không có 30 Tết. Có phương tiện truyền thông đưa ra cách nói về "Từ năm 2025 đến năm 2029 liên tục 5 năm không có 30 Tết".

SH: Sảnh Hoa đã xem qua lịch, hoá ra là không có 30 Tết thật, tại sao vậy nhỉ?

TT: Mọi năm vẫn có ngày 30 Tết mà, lẽ nào năm nay lại không có à?

HV: Chúng ta nghe chuyên gia phong tục dân gian nói thế nào nhé. Thành viên Hội Phong tục dân gian Trung Quốc Vu Vân Hoa cho biết, cách nói "Không có 30 Tết" không chính xác, trong phong tục dân gian Trung Quốc, năm là một vòng luân hồi, Tết Nguyên đán chính là tiễn cái cũ đón cái mới, chỉ cần hết một vòng luân hồi thì bất kể ngày cuối cùng rơi vào 30 hay là 29 tháng Chạp, đều có thể gọi là "30 Tết", cũng chính là Giao thừa.

SH: Thực ra cách nói "không có 30 Tết" không đúng cho lắm. tháng Chạp Âm lịch năm nay chỉ có 29 ngày, nên 29 Tết năm nay tức là 30 Tết.

TT: Vậy, sao lại có những năm mà trong tháng Chạp không có ngày 30 nhỉ?

HV: Nếu muốn giải thích vấn đề này thì cũng hơi phức tạp một chút, liên quan đến thiên văn lịch pháp. Đây là bởi vì Âm lịch hiện hành là do Đài Thiên văn Quốc gia Trung Quốc sắp xếp theo con số thiên văn vận hành của trái đất, mặt trăng và mặt trời, một nguyên tắc quan trọng nhất là đảm bảo trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng, cũng chính là giây phút người quan trắc trên mặt đất không nhìn thấy mặt trăng, nguyệt thực phải ở vào mồng một của mỗi tháng. Trên thực tế, thời gian mặt trăng từ tròn đến khuyết, chu kỳ bình quân là 29,53 ngày, nhưng số ngày của mỗi tháng sắp xếp bắt buộc phải là số chẵn, điều này dẫn đến có tháng thừa, tháng thiếu.

SH: Vâng, đây chính là nguyên nhân tại sao một tháng nào đó trong năm nay chỉ có 30 ngày, thì tháng này trong năm tới sẽ chỉ có 29 ngày, nên tháng Chạp năm ngoái có 30 Tết, nên năm nay không có 30 Tết. Việt Nam cũng giống Trung Quốc, đều sử dụng âm lịch, phải không?

TT: Đúng vậy, Việt Nam cũng dùng lịch Âm lịch để đón Tết, và cũng có hiện tượng có năm có ngày 30 Tết, có năm không có, và năm nay cũng vậy.

HV: Các bạn có bao giờ cho rằng Âm lịch rất quê rất lỗi thời không? Thực ra trình độ thiên văn lịch pháp của Trung Quốc đứng đầu trên thế giới đấy. Nếu bạn hiểu về kiến thức của Âm lịch, bạn sẽ phát hiện Âm lịch rất uyên bác sâu xa. TT có biết đến cụm từ "Hầu niên mã nguyệt" tức là năm Thân tháng Ngọ không?

TT: Cũng biết qua đôi chút, ý nghĩa của nó là hình dung sự xa vời không có giới hạn về thời gian, chính vì vậy mà người ta thường nói đợi đến "Hầu niên mã nguyệt" là vậy.

SH: Thực ra, "Hầu niên mã nguyệt" cách đây cũng không còn xa nữa, chính là vào tháng 5 âm lịch năm nay.

TT: Ồ, quả thực là "Hầu niên mã nguyệt" sắp đến à?

SH: Thực ra "Hầu niên mã nguyệt" cũng không phải là hiếm không xảy ra, nhưng 12 năm mới xuất hiện một lần. Theo lịch tiết khí, năm và tháng đều lấy 12 con giáp làm một vòng, nên cứ 12 năm một giáp thì sẽ có một năm con khỉ, tháng con ngựa cũng là cứ 12 tháng mới xuất hiện một lần, chu kỳ của tháng con ngựa năm con khỉ là 12 năm. Năm nay là năm con khỉ, tháng 5 âm lịch là tháng con ngựa, từ ngày 5/6 đến ngày 3/7 Dương lịch chính là đến "Hầu niên mã nguyệt" theo truyền thuyết.

HV: Năm Thân tháng Ngọ vẫn có, nhưng đúng là phải chờ lâu thật.

SH: Thực ra, Âm lịch đã phát huy vai trò rất lớn trong đời sống của nhân dân hai nước Trung-Việt, thí dụ tổ chức những hoạt động quan trọng trong gia đình, đều phải xem lịch Âm lịch, chúng ta gọi là xem ngày. Thí dụ tổ chức ma chay cưới hỏi, xây nhà, v.v, đều phải chọn một ngày tốt, tất nhiên phải xem lịch, lịch tức là Âm lịch.

HV: Về kết hôn, dân gian có một cách nói, tức là "Năm không có Lập Xuân không thích hợp kết hôn", Việt Nam có cách nói này không?

TT: Ở Việt Nam cũng có cách nói này, vì cho rằng nếu tổ chức kết hôn trong năm đó sẽ không cát tường cho lắm. Nhưng thực ra đây cũng chỉ là cách suy diễn trong dân gian, chứ cũng chưa có chứng cứ khoa học nào chứng minh việc đó cả.

SH: Đúng vậy, các huyên gia cho biết cách nói này không có căn cứ khoa học. Cái gọi là "năm không có Lập Xuân", là chỉ cả năm Âm lịch đều không có năm Lập Xuân. Tại sao không có Lập Xuân nhỉ? Vì Lập Xuân thường là vào ngày 4/2 Dương lịch, trong năm nhuận có 13 tháng, tức cả thảy có 384 hoặc 383 ngày, bao gồm 25 tiết khí, trong đầu và cuối năm đều có một "Lập Xuân", trở thành "năm có hai Lập Xuân", nên năm sau thì chỉ có 23 tiết khí, thì tất nhiên không có "Lập Xuân", trở thành "năm không có Lập Xuân".

HV: Chuyên gia nói rằng, "Năm không có Lập Xuân" và "năm có hai Lập Xuân" đều thuộc về sự sắp xếp của lịch, không liên quan gì tới vận số cả, cách nói dân gian thịnh hành "năm không có Lập Xuân không thích hợp kết hôn" là hoàn toàn không có căn cứ khoa học.

TT: Đúng thế, cho nên khi kết hôn cũng không cần phải quá chú ý đến việc có hay không có Lập Xuân, ngày nào mà chẳng là ngày tốt, năm nào mà chẳng là năm tốt.

SH: Các bạn đã phát hiện chưa, có một số năm, Tết Nguyên đán đến rất sớm, còn một số năm thì lại đến muộn một chút, theo điều tra cho thấy, trong vài chục năm nay, Tết Nguyên đán sớm nhất là ngày 21/1/1966, còn Tết Nguyên đán muộn nhất là ngày 20/2/1985, chênh lệch khoảng hơn 1 tháng đấy.

TT: Sao vậy nhỉ?

HV: Âm lịch thường có 12 tháng, một tháng 29 ngày hoặc 30 ngày, bởi vậy, những năm không có tháng nhuận ngày nhuận theo âm lịch Trung Quốc nên có 353 ngày hoặc 354 ngày, so với dương lịch, Âm lịch hàng năm sẽ thiếu khoảng 11 ngày, sau ba năm sẽ thiếu khoảng một tháng so với Dương lịch, nếu như vậy thì Tết Nguyên đán sẽ ngày một sớm, do vậy, tháng nhuận đã xuất hiện. Nếu không có tháng nhuận, thì sẽ xuất hiện hiện tượng "Ăn Tết vào mùa hè".

TT: Quả thực cả Âm lịch và Dương lịch đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân, đặc biệt là vai trò của Âm lịch đối với người dân các nước Á Đông, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Đó là sự đúc kết tinh hoa của người xưa truyền lại cho đến ngày hôm nay.

SH: Có thể thấy rằng, Ngày Tết âm lịch phong phú là một bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu của văn hóa Trung Quốc cũng như Việt Nam. Tết Nguyên đán, Thanh Minh, Đoan ngọ, Trùng Dương, Đông chí, v.v, mỗi một tiết khí đều có cội nguồn lịch sử, truyền thuyết tươi đẹp, phong tục độc đáo và cơ sở quần chúng sâu rộng của riêng mình. Văn hóa âm lịch là kết tinh của trí tuệ dân tộc, chúng ta nên hiểu biết và bảo tồn và kế thừa.

Video liên quan

Chủ Đề