Tại sao người bị bệnh không nên đi đám ma

Trả lời:

Hiện, không có cơ sở khoa học nào cho thấy người bị ung thư đi đám tang sẽ khiến tái phát bệnh. Ở những người phát hiện bệnh muộn, đã điều trị nhưng tế bào ung thư vẫn có thể còn tồn tại với số lượng ít trong cơ thể. Khi bệnh tái phát, mọi người cho rằng hai sự việc có liên quan đến nhau, dù chỉ là trùng hợp. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi đang mang bệnh, phụ nữ có thai, mắc ung thư... được khuyên không nên đi đám tang để tránh nhiễm hơi lạnh, không tốt cho sức khỏe.

Một số quan niệm khác như ăn đường làm ung thư phát triển hơn cũng không có bằng chứng khoa học. Trên thực tế, chế độ ăn nhiều đồ ngọt có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường. Những người này sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư. Có người không ăn thịt đỏ, chất đạm, uống sữa, ăn thịt, trứng mà chỉ ăn chay... Sai lầm này khiến người bệnh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong. Do đó, người bệnh nên ăn uống cần đầy đủ và cân đối gồm rau, hoa quả, sữa chua. Tránh thực phẩm quá giàu đạm, đường, lipid, kiêng đồ cay, nóng, chất kích thích trước, trong và sau quá trình điều trị.

Nhiều người cho rằng ung thư không được đụng "dao kéo". Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn là một trong những phương pháp cơ bản nhất trong điều trị ung thư. Thậm chí, với một số ung thư, đây được xem là phương pháp điều trị khỏi "duy nhất". Tuy nhiên, bác sĩ phải đảm bảo nguyên tắc mổ, đó là lấy rộng tổn thương kèm theo nạo vét hạch, và phải đúng chỉ định, đúng giai đoạn. Nếu mổ khi khối u đã lan tràn thì sẽ gieo rắc tế bào ung thư đi khắp nơi.

Ngoài ra, phẫu thuật ung thư có hai loại là triệt căn và triệu chứng. Phẫu thuật triệt căn thực hiện ở giai đoạn bệnh phát hiện sớm. Phẫu thuật triệu chứng khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn, mục đích chính là giảm chèn ép, tránh tắc ruột, chảy máu, nhiễm trùng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đau, kéo dài sự sống cho người bệnh.

Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên nghe lời truyền miệng, tự ý điều trị bằng lá cây hay thuốc gia truyền khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, có thể gây vỡ u, chảy máu, tắc ruột... phải tới viện cấp cứu.

Bác sĩ khuyến cáo người dân nên định kỳ sàng lọc phát hiện sớm bất thường cơ thể, tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm chi phí. Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị gặp nhiều khó khăn và để lại gánh nặng lớn về kinh tế.

Bác sĩ Hà Hải Nam

Phó Trưởng khoa Ngoại Tiêu Hoá 1, Bệnh viện K (Hà Nội)

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh. Những cũng có rất nhiều người coi đây là mê tín dị đoan, không đáng tin. Vậy thực hư chuyện này ra sao?

Tại sao người bị bệnh không nên đi đám ma

Nhiễm hơi lạnh người chết là một điều rất đáng sợ đối với dân gian bởi nó được cho là nguyên nhân gây ra tật bệnh.

Có nên tin vào giờ trùng hay ngày trùng khi chết? Có cách hay thuốc xông nào để hoá giải mùi tử khí? Có phải người yếu bóng vía sẽ dễ bị bệnh khi đi đám tang về? Những câu hỏi trên xuất phát từ lo âu của người sống, do tin vào hậu quả của việc không kiêng cữ hoặc nghĩ "có kiêng có lành".

Từ trước đến nay, ở nhiều vùng quê và ngay cả thành phố, rất nhiều người kiêng đi viếng đám ma bởi họ sợ "hơi lạnh" ở nhà người mới chết. Nhiều người cho rằng hơi lạnh là nguyên nhân gây ra tật bệnh.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hương – nguyên phụ trách Khoa U bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - thì đám ma có nhiều dạng khác nhau. Có người chết trẻ, người chết già, người chết không mang bệnh nói chung và cả người chết vì bệnh lây nhiễm như lao, suy giảm miễn dịch HIV, AIDS... Như vậy tuỳ nguyên nhân tử vong mà người ta có những quy định riêng khi an táng nhằm bảo vệ tránh lây lan bệnh tật. Người chết sau 6 giờ mới có "hơi lạnh".

Theo định nghĩa y học, chết thực sự là tình trạng ngưng tim, ngưng thở và chết não, các hoạt động cơ thể lần lượt đình chỉ và không hồi phục, năng lượng không còn sản sinh và thân nhiệt tử thi giảm xuống. Khi chết thực sự, quá trình oxy hoá chấm dứt, cơ thể bắt đầu biến đổi do hiện tượng phân huỷ. Khi đó có hai giai đoạn xảy ra:

  • Biến đổi sớm: Kéo dài 8 - 10 giờ sau khi chết thực sự. Đồng thời với hiện tượng cứng bên ngoài tử thi, bên trong ruột do không còn yếu tố bảo vệ, vi trùng và ký sinh sẽ sinh sôi nhanh chóng, gây hiện tượng phân huỷ mô và thối rữa, bụng chướng lên, tử thi bắt đầu bốc mùi.
  • Biến đổi muộn: Là từ sau 10 giờ trở đi, các vi trùng lên men thối tạo khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên...

Đó là diễn tiến của một cơ thể bình thường chết do già yếu. Nếu chết do chấn thương tai nạn, mắc các bệnh nhiễm trùng, hay chết trong điều kiện chiến tranh..., thời gian phân huỷ sẽ sớm hơn, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường người sống nếu chậm xử lý và khâm liệm. Như vậy, với trường hợp chết do già yếu thì quan niệm một số người phải tránh xa do tuổi "trùng" chỉ là mê tín dị đoan, nhưng đối với trường hợp chết do bệnh, nhất là các bệnh nhiễm trùng... thì việc liệm nhanh, yêu cầu một số người có sức đề kháng yếu tránh xa là có cơ sở khoa học.

Tại sao người bị bệnh không nên đi đám ma
Trẻ nhỏ, người mắc các chứng bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao... dễ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch của họ lúc này không cao.

Dân gian xưa nay vẫn sợ hơi lạnh ở nhà người mới chết, đây là hiện tượng là có thật. Hiện tượng bị bệnh do vướng phải hơi lạnh cũng phổ biến, nhất là với những người có sẵn bệnh phong thấp, huyết áp cao... Thật ra, "hơi lạnh" chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Để phòng bệnh, các thầy thuốc thường khuyên người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người ốm hay mắc bệnh mãn tính... nên tránh đến đám tang.

Một số nơi đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Xét về tính năng, hơi nóng của than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, khả năng nhiễm khuẩn vì vậy ít đi. Nhiều người cũng hay ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót... trước và sau khi đến lễ tang. Cách này cũng tốt cho sức khoẻ vì những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thực hư chuyện người bệnh ung thư kiêng đám ma

Đám ma hay đám hiếu là phong tục truyền thống của nhân dân ta để bày tỏ sự thương tiếc, tưởng nhớ của mọi người tới những người đã khuất.

Chính vì ý nghĩa quan trọng như vậy mà hầu hết nhiều người thường cố gắng thu xếp để đến dự những đám tang. Trong số những người đó, không ngoại trừ là cả những bệnh nhân ung thư.

Hầu hết bệnh nhân ung thư đều có chung suy nghĩ rằng nên kiêng đi đám ma bởi điều này sẽ làm giảm thời gian bệnh nhân ung thư sống được bao lâu.

Theo các chuyên gia y tế, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc đi đám ma làm cho mức độ bệnh của người bệnh ung thư nặng hơn.

Cũng theo các chuyên gia, sở dĩ việc đi đám ma về mà bệnh của họ ngày càng trầm trọng hơn có thể là do cảm xúc buồn rầu, đau thương của những người có trong đám ma ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của những người bệnh.

Sự ảnh hưởng này đã tác động trực tiếp tới cảm xúc, tâm trạng của người bệnh và làm họ có những suy nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn như họ có thể tự tưởng tượng ngày chính mình rời xa cõi đời, họ lo lắng cho con cái, gia đình họ sẽ sống thế nào sau khi họ mất đi.

Chính những cảm xúc xấu này đã khiến sức khỏe của họ ngày càng yếu đi, các tế bào ung thư nhờ đó mà có cơ hội phát triển và di căn mạnh mẽ và làm người bệnh hốt hoảng khi nhận ra rằng sau khi đi đám ma và thấy mức độ bệnh tật ngày càng phức tạp hơn.

Hơn thế nữa, việc các tế bào ung thư hay các khối u phát triển mạnh mẽ sau khi đi đám ma có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chính điều này làm cho mọi người lầm tưởng đi đám ma về làm bệnh nặng hơn.

Nếu người bệnh ung thư có sức khỏe ổn định, tinh thần kiên cường thì vẫn có thể đi đám ma được. Ngược lại, nếu họ có tâm lý bất ổn và sức khỏe vẫn còn yếu, chưa hồi phục thì cũng nên hạn chế đi đám ma.

Cập nhật: 02/03/2022 Tổng Hợp

Nhiều người truyền nhau rằng bị bệnh ung thư hoặc khỏi bệnh không nên đi đám ma, cải táng vì hơi lạnh người mới chết rất độc sẽ làm bệnh tái phát. Liệu có hay không việc đi dự đám tang làm cho bệnh ung thư di căn nhanh, tái phát?

Chị N.T.H ở Hà Nội tâm sự, cách đây 2 năm chị điều trị căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 2. Cùng phòng chị có một người mắc ung thư vòm họng đã xạ trị một thời gian, sức khỏe cải thiện đáng kể.

Khi một người cùng họ mất, chị ấy về đi dự đám tang. Sau đó, chị lên Hà Nội xạ trị tiếp nhưng chưa hết đợt xạ trị, sức khỏe chị yếu hơn và kiểm tra sức khỏe thấy các khối u bỗng nhiên di căn rất nhanh.

Mọi người trong phòng đều cho rằng do chị đã đi đám ma. Từ đó, mọi người đều bảo nhau bị ung thư không nên đi đám ma. Dù không biết đúng hay sai nhưng bản thân chị Hà mấy năm nay điều trị xạ trị, căn bệnh ung thư của chị đã có tiến triển tốt và như nhiều người chị cũng không dám đến các đám hiếu vì lo sợ bệnh ung thư di căn nhanh hoặc tái phát trở lại vì "hơi độc" của đám ma.

Tại sao người bị bệnh không nên đi đám ma

Không có cơ sở khoa học để nói rằng đi dự đám tang làm cho bệnh ung thư di căn nhanh, tái phát. Ảnh chỉ mang tính minh họa

Trong dân gian từ lâu vẫn quan niệm rằng, hơi lạnh tỏa ra từ người chết sẽ nhiễm vào những người đi đám ma, gây bệnh nếu cơ thể không đủ sức chống đỡ. Chính vì vậy, những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người già đang mang bệnh, phụ nữ có thai, mắc ung thư… được khuyên không nên đi đám ma kẻo nhiễm hơi lạnh người chết.

Về mặt khoa học, liệu có hay không việc đi dự đám tang làm cho bệnh ung thư di căn nhanh, tái phát?. TS.BS Nguyễn Diệu Linh (Bệnh viện K TƯ) cho rằng, không có chuyện đi dự đám tang làm cho bệnh tế bào ung thư di căn nhanh hay bệnh ung thư tái phát trở lại.

Một trong những đặc tính của bệnh ung thư là tái phát và di căn. Ở giai đoạn sớm, nhiều loại ung thư có khả năng điều trị thành công cao và nguy cơ tái phát ít nhưng không ai dám chắc sẽ diệt được tế bào ung thư cuối cùng. Khi đã chữa ung thư, người bệnh cần luôn tuân thủ việc tái khám.

Về trường hợp phát bệnh ung thư sau đám tang hay tử vong và di căn sau khi đi đám tang chẳng qua là trùng nhau chứ vía lạnh không có ảnh hưởng gì. Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang là do ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Đây cũng là cảm giác xảy ra không chỉ với người bệnh ung thư mà với bất cứ người nào bởi không khí u buồn, nặng nề ở đám tang sẽ ám ảnh tâm lý. Khi bệnh nhân suy sụp, thể trạng yếu sẽ tạo cơ hội khiến tế bào ung thư càng phát triển nhanh chóng hơn.

Theo các nhà khoa học, ngoài việc tham dự một đám tang có thể làm ảnh hưởng tới tâm trạng, người bệnh vốn dĩ sức đề kháng kém nên khi đi đám ma dễ bị bệnh. Những người tử vong do bệnh là lúc vi khuẩn thoát ra nhiều nhất. Những người mắc ung thư khi đi đám tang không nên vật vã, đau buồn quá ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi tinh thần vững, sức khỏe tốt thì việc đi lễ hiếu này hoàn toàn không đáng lo sợ.

Bệnh ung thư hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhiều bệnh, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì khả năng chữa khỏi rất cao, có thể lên tới trên 90% như ung thư cổ tử cung, ung thư vú… Hiện có nhiều phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật. Nhưng để chữa trị trúng đích cần phải xác định được đó là loại bệnh gì thì mới có phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, mọi người cần tầm soát sớm, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời.

Theo GĐ&XH