Tại sao phải hạn chế sở hữu chéo

Lịch sử phát triển nền kinh tế của nước nào cũng có sở hữu chéo [SHC] và nó là một xu thế tất yếu trong giai đoạn đầu mới phát triển của một nền kinh tế. Việt Nam cũng như vậy. Nhưng, tại sao SHC trong hệ thống tài chính Việt Nam lại là điểm nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro?

TS. Lê Xuân Nghĩa trả lời phỏng vấn phóng viên xung quanh vấn đề này.

Nói SHC là xu thế tất yếu, có thể hiểu nó gắn với quá trình phát triển của các TCTD, thưa ông?

Tôi cho rằng, ở Việt Nam có 3 giai đoạn hình thành nên SHC mạnh mẽ nhất. Giai đoạn thứ nhất là thời điểm các NHTMCP ra đời và Chính phủ có chính sách khuyến khích các NHTM quốc doanh, DNNN lớn tham gia để hỗ trợ quản lý và tạo ra mức độ an toàn vốn tối thiểu cho các NHTMCP. Qua đó, cũng để tạo lòng tin đối với người gửi tiền vào các ngân hàng này.

Giai đoạn hai là khi các NHTM nông thôn đẩy mạnh “nâng cấp” lên ngân hàng đô thị. Việc dịch chuyển này đòi hỏi các ngân hàng phải tăng vốn, đồng nghĩa với việc tăng cường năng lực quản lý. Do đó, các NHTMCP đã kêu gọi sự góp vốn của các ngân hàng lớn hơn. Thời kỳ này, nhiều DN mà phần lớn là DNNN và tập đoàn tư nhân cũng tham gia góp vốn vào những ngân hàng này.

Giai đoạn ba là khi hệ thống ngân hàng tiến hành tái cấu trúc. Thông thường, phải có một ông chủ mới tham gia tái cấu trúc NHTM. Ông chủ đó có thể là một NHTM lớn hơn hoặc tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, từ đó tạo ra một mối liên kết: SHC từ tập đoàn tài chính vào hệ thống ngân hàng, hoặc từ ngân hàng lớn vào ngân hàng bé.

Kinh nghiệm quốc tế cũng như ở Việt Nam thì SHC là nhu cầu tất yếu của quá trình tái cấu trúc và phát triển hệ thống tài chính. Và SHC tự nó không có lỗi gì.

Nhưng tại sao SHC đã khiến nhiều ngân hàng ở Việt Nam phải lao đao trong thời gian qua, thưa ông?

Vì thực tế diễn ra ở Việt Nam thời gian qua là nếu một ngân hàng được góp vốn cổ phần của 3-4 ông chủ lớn thì xảy ra hiện trạng tranh giành quyền lực giữa các ông chủ đó. Ông nào cũng muốn nguồn lực của ngân hàng phục vụ cho tập đoàn mình, nhóm mình. Điều đó khiến cho ngân hàng bị chia rẽ nguồn lực và gặp nhiều khó khăn về quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro, quản trị tín dụng…

Còn nếu ngân hàng có một ông chủ khống chế, sở hữu phần lớn thì cũng xảy ra tình trạng sử dụng nguồn tín dụng từ ngân hàng cho các DN, tập đoàn của mình. Như vậy, chúng ta thấy ở Việt Nam, một ngân hàng dù có nhiều hay một ông chủ cũng không ổn. Điều đó chứng tỏ nguyên nhân khiến SHC trở thành vấn đề tiêu cực nằm ở chỗ khác.

Ở đâu, thưa ông?

Lý do nằm ở chỗ hệ thống giám sát và tính công khai minh bạch. Chúng ta đưa ra luật lệ là một chuyện, nhưng giám sát thực thi luật lệ đó cho nghiêm minh là vấn đề khác. Nhất là với ngành đặc thù như ngân hàng, hệ thống giám sát của NHNN đối với các NHTM phải rất cẩn trọng và thường xuyên, qua đó mới hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các loại hình sở hữu.

Trong 1-2 năm gần đây, tôi nhận thấy hệ thống thanh tra giám sát của NHNN đã tốt hơn, nghiêm minh hơn nên tình trạng lũng đoạn bị hạn chế. Nhất là trong chương trình tái cơ cấu hệ thống TCTD, NHNN đã đưa ra một lộ trình xử lý vấn đề này khá cụ thể, như áp dụng chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là quản trị ngân hàng; quản trị rủi ro minh bạch, chặt chẽ hơn; áp dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán theo thông lệ quốc tế đảm bảo các báo cáo tài chính phản ánh đúng thực trạng hoạt động của NHTM; tiến tới sẽ loại bỏ dần các ngân hàng có sở hữu quá lớn của một nhóm cổ đông, hoặc cổ đông lớn để biến nó thành ngân hàng của đại chúng.

Hy vọng, với yêu cầu khắt khe về công khai minh bạch, kỷ luật thị trường sẽ giúp hạn chế, loại bỏ rủi ro do chính cấu trúc sở hữu tạo ra. Và điều này là một quá trình phát triển đòi hỏi hệ thống tài chính của chúng ta phải có tiềm lực thực sự. Vì vậy, điểm đáng lưu ý và có thể là khiếm khuyết lớn của các NHTM, đặc biệt là NHTMCP nhỏ hiện nay, là vấn đề vốn ảo.

Vậy làm thế nào để nhận diện được vốn ảo?

Tôi nghĩ là không quá khó để nhận diện. Thời gian trước, hoạt động này diễn ra dưới nhiều hình thức, song có một hiện tượng khá phổ biến là các công ty con của ông chủ phát hành trái phiếu rồi ngân hàng mẹ mua, sau đó chuyển cho ông chủ để góp vốn vào ngân hàng mẹ. Đây là vấn đề nhức nhối nhất. Chính điều đó tạo ra những tiêu cực khác, khuếch trương tiêu cực của SHC chứ không phải bản thân SHC là cái gì đó xấu xa. Người ta lợi dụng SHC để tìm kiếm lợi nhuận từ các nguồn vốn không phải là vốn tích lũy của ngân hàng. Tức là, các ông chủ đã bốc từ tài khoản này góp tài khoản khác mà tổng tài sản không có gì thay đổi…

Ông có dự báo gì về vấn đề này trong thời gian tới?

Hiện tượng này đã giảm đáng kể so với vài năm trước. Cách đây một vài năm, việc tìm kiếm vốn kiểu này dễ hơn vì hệ thống giám sát của cơ quan quản lý chưa quan tâm nhiều lắm đến chuyện đó. Giờ đây, nếu có công ty con nào trong diện này, tôi nghĩ NHNN sẽ kiểm tra ngay mục đích DN phát hành trái phiếu làm gì, chi tiêu vào đâu… Nên tôi nghĩ, vào thời điểm này không ai dám làm như vậy nữa. Bởi đây là hình thức huy động vốn quá lộ liễu và ảo thực sự. Tôi được biết, từ năm ngoái đến nay, NHNN mạnh tay “thổi còi” những trường hợp như vậy. Và nếu như tiến độ minh bạch hóa cũng như việc thanh tra, giám sát hệ thống tài chính được đẩy mạnh hơn nữa thì hiện tượng này sẽ dần bị loại bỏ.

Vẫn phải chấp nhận SHC trong một giai đoạn nhất định, vậy làm thế nào để ngăn chặn rủi ro từ SHC?

Như tôi nói, việc đưa cấu trúc sở hữu về đúng quy định của Luật Các TCTD là việc cần làm, nhưng phải có thời gian. Vì SHC là vấn đề lịch sử để lại, không thể giải quyết ngày một ngày hai. Trước mắt, NHNN cần duy trì kiểm tra liên tục, chặt chẽ, đảm bảo các ông chủ rút dần vốn của mình về đúng mức quy định của pháp luật mà không gây khó khăn, đổ bể cho hệ thống ngân hàng.

Tôi nghĩ, có nhiều cách để thực hiện việc này. Cách làm tốt nhất, theo tôi, nên cho phép các ông chủ công khai sở hữu của họ và NHNN ra thời hạn để họ thoái vốn một cách tự nguyện, ví dụ như bán cổ phần cho cổ đông khác. Trong trường hợp họ không tự làm được thì NHNN sẽ tìm kiếm người mua để giúp họ thoái vốn, hoặc là có biện pháp cứng rắn hơn đối với những ông chủ này khi họ cố tình không thoái vốn. Nhưng tôi cho rằng, quan trọng là hệ thống giám sát phải sắc sảo, nghiêm khắc để không ai có cơ hội nào dùng SHC tạo ra rủi ro lớn cho hệ thống tài chính.

Xin cảm ơn ông!

Ngày viết: 25/12/2021

Tác giả: Linh Nguyễn

Sở hữu chéo trong mô hình công ty mẹ con tại Việt Nam không phải là hiếm. Đặc trưng cơ bản của loại hình sở hữu này là quyền kiểm soát của một công ty với công ty khác dựa trên việc sở hữu một phần vốn điều lệ. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam có nhiều quy định để hạn chế tình trạng sở hữu chéo trong mối quan hệ công ty mẹ con. Thông qua bài viết này, BLawyers Vietnam sẽ trình bày về những trường hợp bị cấm sở hữu chéo giữa công ty mẹ và công ty con và chế tài xử phạt khi có vi phạm.

1. Sở hữu chéo là gì?

Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Hiểu một cách đơn giản nhất về hình thức sở hữu này là doanh nghiệp A sở hữu doanh nghiệp B và doanh nghiệp B cũng sở hữu doanh nghiệp A.

Thực tiễn tồn tại các mô hình như sau:

[i] Các doanh nghiệp sở hữu chéo nhau, đồng thời bản thân mỗi doanh nghiệp này cũng sở hữu chéo với doanh nghiệp kế tiếp.

[ii] Các doanh nghiệp sở hữu chéo theo mô hình tuần hoàn, hay còn gọi là sở hữu vòng tròn.

[iii] Các doanh nghiệp sở hữu chéo nhau và đồng thời sở hữu chéo với những doanh nghiệp khác.

[iv] Một doanh nghiệp đứng vị trí trung tâm thực hiện mối quan hệ sở hữu chéo với những doanh nghiệp khác.

Như vậy, nếu chỉ có một doanh nghiệp sở hữu phần vốn của một doanh nghiệp khác, mà không có chiều ngược lại, thì không xuất hiện tình trạng sở hữu được bàn ở bài này.

2. Cách xác định quan hệ công ty mẹ và công ty con

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  2. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; hoặc
  3. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

3. Các trường hợp không được sở hữu chéo

Luật Doanh Nghiệp 2020 cấm sở hữu chéo trong hai trường hợp sau đây:

  1. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ.
  2. Các công ty con của cùng một công ty mẹ [công ty anh em] không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam không điều chỉnh quan hệ sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp không có mối quan hệ mẹ – con như nêu tại Mục 2 ở trên.

4. Xử phạt hành vi vi phạm

Phạt vi phạm hành chính

Doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nếu có tình trạng sở hữu vi phạm trong công ty mẹ, công ty con. Cụ thể doanh nghiệp vi phạm là sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;
  2. Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau; hoặc
  3. Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài bị phạt hành chính, doanh nghiệp vi phạm còn buộc phải thực hiện khắc phục hậu quả như sau:

  1. Buộc thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác; hoặc
  2. Buộc thoái vốn khỏi doanh nghiệp được thành lập.

Tóm lại, trong mối quan hệ công ty mẹ con có sở hữu lẫn nhau sẽ bị hạn chế theo pháp luật Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ các trường hợp nào bị cấm để hạn chế các rủi ro pháp lý có thể xảy ra, đặc biệt trong quá trình thực hiện M&A hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ . BLawyers Vietnam rất muốn nghe từ bạn!

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:

3 vấn đề cần xem xét khi mua tài sản trong giao dịch M&A

Căn cứ pháp lý nào sẽ ảnh hưởng đến các giao dịch M&A từ năm 2021?

Rủi ro thường gặp hậu giao dịch mua bán và sáp nhâp [M&A]

Các hình thức huy động vốn của các công ty tại Việt Nam và một số rủi ro pháp lý cần lưu ý

Video liên quan

Chủ Đề