Tại sao Tấm, lại biến thành quả thị

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đề bài: Phân tích cảnh ăn mừng chiến thắng trong "Chiến thắng Mtao Mxây"

    Phân tích cảnh ăn mừng chiến thắng trong Chiến thắng Mtao Mxây môn Ngữ văn lớp 10 gồm dàn ý, 2 bài phân tích mẫu và sơ đồ tư duy phân tích giúp học sinh lớp 10 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Phân tích cảnh ăn mừng chiến thắng trong Chiến thắng Mtao Mxây - bài văn mẫu 1

        Đến với đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, người đọc sẽ không thể không ấn tượng với cảnh ăn mừng chiến thắng sau trận chiến của tù trưởng Đăm Săn.

        Nội dung chính của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” xoay quanh việc Mtao Mxây ganh ghét vì Đăm Săn có vợ đẹp nên quyết tâm bắt Hơ Nhị. Hắn dò la thông tin, khi biết được Đăm Săn đi vắng liền cải trang thành khách đến nhà Đăm Săn, khi trở về nghĩ ra lý do là để quên con dao và bảo Hơ Nhị mang hộ ra ngoài để bắt cóc nàng. Nghe tin vợ mình bị bắt, Đăm Săn tức tốc trở về, đem quan đến đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Một cuộc chiến dữ dội diễn ra. Rút bài học từ tên Mtao Grư, Mtao Mxây mặc áo giáp cẩn thận, cầm khiên phòng thủ, không chịu giao chiến. Chỉ khi Đăm Săn dọa phá nhà, hắn mới dám ra giao chiến. Mtao Mxây yếu ớt, kém cỏi còn Đăm Săn thì mạnh mẽ, tài giỏi khiến ai cũng nể sợ. Mtao Mxây sợ hãi bỏ chạy thì bị mũi lao đâm vào đùi, vào bụng nhưng do hắn mặc áo giáo nên không sao. Cuộc chiến diễn ra không phân thắng thua. Đăm Săn mệt mỏi mơ màng thì thấy ông trời bày cách tiêu diệt kẻ ác. Chàng liền làm theo. Đăm Săn lấy chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. Áo giáp rơi ra và ngay lập tức Đăm Săn kết thúc cuộc đời của kẻ thù nhanh chóng. Tù trưởng Mtao Mxây cầu xin Đăm Săn tha mạng. Nhưng Đăm Săn kiên quyết phải trừng trị kẻ ác - kẻ đã cướp vợ người khác một cách hèn hạ. Chàng chiến thắng vẻ vang danh tiếng nổi đình nổi đám.

        Tiếng chiêng mà Đăm Săn kêu người đánh lên với mong muốn khiến cho “ở dưới đất vỡ toạc các cây đòn ngạch, cho ở trên gãy nát các cây xà ngang, cho tiếng chiêng vang vọng khắp đó đây, khiến voi, tê giác trong rừng quên không cho con bú, ếch nhái dưới gầm sàn, kỳ nhông ngoài bãi phải ngừng kêu, tất cả đều ngày đêm lặng thinh để nghe tiếng chiêng ăn đông uống vui như mừng mùa khô năm mới”. Đó là tiếng chiêng mang điệu hồn dân tộc đã gắn bó với người dân Ê-đê từ biết bao đời nay. Cũng là lời báo hiệu về một cuộc ăn mừng lớn nhất sắp được tổ chức.

        Sau tiếng chiêng ấy, mọi người dân kéo đến nhà chàng đông nghịt, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài. Nhiều tù trưởng từ phương xa cũng được mời đến. Còn Đăm Săn thì “nằm trên võng, tóc thả trên sàn”, điều đó cho thấy sự ung dung, thoải mái của vị tù trưởng sau cuộc chiến đầy căng thẳng. Đối với chàng, hình như chiến trận đã quá quen thuộc.

        Cuộc vui ăn mừng diễn ra “linh đình, thịt lợn, thịt trâu không ngớt, thịt lợn ăn đến cháy đen hết ống le, thịt dê ăn đến cháy đen hết ống ồ lô, máu bò, màu trâu đọng đen khắp sàn hiên, dây cồng dây chiêng giăng như mạng nhện, chỉ vàng, chỉ đỏ như hoa dam piết”. Đó là một cảnh tượng ăn mừng mà được nhận xét là từ đời ông bà chưa từng có.

        “Tiệc tùng linh đình, ăn uống đông vui kéo dài suốt cả mùa khô”. Riêng Đăm Săn “uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”. Đó đúng là hành vi cư xử của một tù trưởng. Cả miền Ê-đê Ê-ga đều ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng, tiếng tăm của chàng giờ đã lừng lẫy khắp bốn phương.

        Trong đoạn cuối còn, vẻ đẹp ngoại hình của vị tù trưởng hiện ra: “Đăm Săn hiện ra là một tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà nàng, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy dầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”. Chỉ vài câu văn thôi nhưng đã khắc họa nên hình ảnh một vị tù trưởng với vẻ khỏe mạnh, cường tráng. Đồng thời bộc lộ thái độ ngưỡng vọng, ca ngợi Đăm Săn.

  • Đề bài: Đóng vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

    Đóng vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy môn Ngữ văn lớp 10 gồm dàn ý, 5 bài phân tích mẫu và sơ đồ tư duy phân tích giúp học sinh lớp 10 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Đóng vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - bài văn mẫu 1

        Được mệnh danh là một người con gái có tính tình hiền thục, đoan trang, nết na, thùy mị lại có gương mặt sắc nước hương trời. Tôi – Mị Châu là con gái yêu quý của vua hùng An Dương Vương. Vì ngây thơ trong sáng không biết được âm mưu thâm độc của kẻ thù nên tôi đã bị người lừa dối, phạm vào tội hại cha bán nước. Đối với tôi đó là một bài học để đời và khiến tôi vô cùng ân hận.

        Cha tôi là một vị vua có tấm lòng yêu nước, thương dân. Ông tìm ra mọi cách để bảo vệ cho đất nước, giữ cho mọi người dân có cuộc sống bình yên. Vì thế, ông đã quyết định xây thành ở đất Việt Thường. Nhưng chẳng hiểu sao, khi cha tôi cho người đắp đất đến đâu thì lở đến đấy, xây mãi không thành. Do vậy, tôi quyết định lập đàn cầu xin thần linh giúp đỡ. Cuối cùng có một con rùa vàng từ phương đông tìm đến xưng là thần Kim Quy, thông rõ việc trời đất đã ở lại và giúp cha tôi xây thành. Nửa tháng sau, một ngôi thành kiên cố, tráng lệ đã sừng sững đứng giữa đất trời trong niềm vui sướng ngập tràn của vua quan và dân chúng. Ba năm sau, rùa vàng từ giã hoàng cung. Trước khi ra về, Thần Kim Quy đã tặng cho cha tôi một cái móng vuốt bảo cha tôi làm lẫy nỏ. Hể giặc đến, cứ lấy nhằm vào quân giặc mà bắn thì vận nước sẽ đặng dài lâu. Vua sai Cao Lỗ người làm nỏ giỏi nhất Loa Thành làm một cái nỏ lớn rồi lấy vuốt rùa làm lẫy.

        Triệu Đà sang xâm lược nước Nam. Vua cha tôi đã có dịp sử dụng chiếc “linh quang kim quy” thần cơ mà rùa vàng ban tặng. Thật vậy, chiếc nỏ thần đã phát huy công dụng một cách thần kì. Chỉ cần một phát bắn ra là hàng vạn quân địch ngã xuống. Nước ta thắng lớn và mở hội ăn mừng. Triệu Đà thua tâm phục khẩu phục và phải xin cầu hòa. Cha tôi đã nhận lời cầu hòa. Có lẽ đó là một sai lầm to lớn trong cuộc đời ông.

        Không bao lâu, Triệu Đà cho người sang cầu hôn tôi cho con trai là Trọng Thủy. Với vẻ điển trai của chàng và sự thu hút mãnh liệt, chàng đã khiến tôi xiêu lòng ngay lần đầu gặp gỡ mà lòng chẳng chút nghi ngờ. Cha tôi cũng thế, ông đã nhận lời cầu hôn của địch. Không những vậy, ông còn cho kẻ thù vào nhà ở rể chẳng khác nào “nuôi ong tay áo” mà chẳng hề hay biết.

        Sau một thời gian sống bên nhau tôi nhận ra tôi yêu và tin tưởng chàng tuyệt đối và chàng cũng vậy. Tôi cảm nhận được sự yêu thương qua từng câu nói, hành động của chàng. Vào một đêm nọ khi đang ngắm hoa ở ngự hoa viên, chàng khe khẽ hỏi tôi về chuyện lúc trước. Vì sau cha lại có thể thắng lớn trong tích tắc như vậy? Không một chút hoài nghi, tôi kể lại tường tận câu chuyện cho người chồng yêu hiểu. Rồi sau đó chàng bảo chưa thỏa sự tò mò và ngỏ lời muốn xem trộm nỏ thần. Xem chàng là người nhà nên tôi đã lén cha dẫn chàng vào nơi cất giấu nỏ. Xem xong tôi cùng chàng về phòng và không biết chuyện gì xảy ra.

        Vài ngày sau bỗng Trọng Thủy đến bên tôi và bảo rằng: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể vứt bỏ ta. Nay về phương bắc thăm cha, nếu mai hai nước bất hòa, Bắc Nam cách biệt ta tìm nàng lấy gì mà làm dấu?”. Tôi nghẹn ngào đáp rằng: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh cách biệt thì đau xót khôn nguôi. Thiếp có tấm áo choàng lông ngỗng thường mặc trên người, đi đến đâu thiếp sẽ bứt lông ngỗng rắc ở ngã ba đường làm dấu, ta sẽ cứu được nhau”.

        Vừa sáng hôm sau Trọng Thủy về nước. Tôi ở nhà chờ tin, chờ chồng thì mãi không thấy về nhưng quân giặc thì đã kéo đến. Cha tôi vì chủ quan đã có nỏ thần nên đã thản nhiên ngồi đánh cờ, không lo giặc đến. Đến khi lấy nỏ ra, dường như chiếc nỏ thần đã mất đi công dụng. Ông không kịp trở tay và chẳng làm được gì khác ngoài việc bảo toàn tính mạng. Cha tôi phải ngậm ngùi nhìn cảnh nước mất nhà tan mà bỏ trốn. Dù thế cha tôi cũng không quên con gái yêu của mình. Cha đã đặt tôi lên lưng ngựa phía sau ông rồi chạy mãi về phía Nam. Đến đường cùng không còn cách thoát thân, cha tôi xin cầu cứu rùa vàng. Rùa hiện lên bảo:”Kẻ ngồi sau lưng ngươi là giặc”. Cha tôi nghe vậy liền rút kiếm toan chém đầu tôi vì quá tức giận.

        Trước khi chết tôi khấn rằng: “Thiếp là phận con gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ thành cát bụi. Còn nếu một lòng trung hiếu mà bị người đời lừa dối thì chết đi sẽ biến thành ngọc châu để rửa sạch nỗi nhục thù”. Vậy là tôi đã ra đi trong sự uất hận và tự trách bản thân mình vì nhầm tưởng giặc là bạn. Tôi hối hận vì không nghĩ ra được Trọng Thủy đã tráo nỏ thần. Tôi không nhận ra câu nói ẩn ý của hắn trước khi về nước. Giờ đây, khi mà bi kịch ập đến tôi mới muộn màng nhận ra.

        Sau khi tôi chết, máu tôi chảy xuống biển, trai ăn phải biến thành hạt châu. Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng tìm đến xác tôi đem về Loa Thành mai táng. Xương tôi hóa thành ngọc thạch. Không lâu sau, vì thương nhớ tôi Trọng Thủy đã gieo mình xuống giếng vì thấy bóng tối. Về sau, người đời đã lấy ngọc châu ở biển đem rửa với nước giếng thì thấy ngọc càng sáng. Điều đó chứng minh tôi trong sáng và tình yêu nghiệt ngã của tôi và chàng. Lẽ ra chúng tôi sẽ có mối tình đẹp nếu không phải chịu ảnh hưởng của chiến tranh. Là người phụ nữ nhưng tôi đã gánh chịu những đau đớn của cảnh nước mất nhà tan và tình yêu tan vỡ. Đó là cái giá quá đắt dành cho đất nước tôi và đất nước vì sự ngây thơ của mình.

        Từ câu chuyện đau lòng của tôi, tôi khuyên các bạn nên đề cao cảnh giác với các thế lực thù địch luôn hâm he nước ta. Ta phải cố gắng luôn luôn sẵn sàng để chiến đấu, không để cảnh lầm than phải xảy ra thêm một lần nào nữa. Vì chiến tranh đã làm cuộc sống của mọi người phải lầm thang đau khổ. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân chúng ta đối với đất nước.

  • Đề bài: Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai... Lo vì một nỗi không yên một bề

    Phân tích Khăn thương nhớ ai - Khăn rơi xuống đất năm 2021 môn Ngữ văn lớp 10 gồm dàn ý, 4 bài phân tích mẫu và sơ đồ tư duy phân tích giúp học sinh lớp 10 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Phân tích Khăn thương nhớ ai - Khăn rơi xuống đất năm 2021 - bài văn mẫu 1

        Từ bao đời nay, ca dao tục ngữ là một phần không thể thiếu trong nền văn học, thơ ca Việt Nam. Nó đã trở thành một món ăn tinh thần để dăn dạy, khích lệ tinh thần của biết bao thế hệ. “Khăn thương nhớ ai” là một trong những bài ca dao tiêu biểu diễn tả nỗi niềm thương nhớ của một cô gái với nỗi nhớ thương tới da diết, cồn cào mà chỉ có thể kìm chặt trong tim.

        Người xưa thường gửi gắm tình thương nỗi nhớ của họ thông qua rất nhiều cách rất riêng, họ thường mượn những vật dụng gần gũi, gắn bó với đời sống để bày tỏ nỗi nhớ, sự gắn bó. Với thể thơ bốn chữ, sáu câu thơ đầu tiên gợi lên nỗi nhớ của cô gái trẻ thông qua hình ảnh chiếc khăn:

     “Khăn thương nhớ ai,

     Khăn rơi xuống đất.

     Khăn thương nhớ ai

     Khăn vắt lên vai.

     Khăn thương nhớ ai,

     Khăn chùi nước mắt”

        Chiếc khăn tay hay chiếc khăn đội đầu trong các bài thơ tình tựa như vật trao duyên, vật ước hẹn. Thay vì đính hẹn bằng những thứ vật chất xa hoa, các chàng trai hay cô gái thường tặng cho đối phương một chiếc khăn thay cho nỗi niềm thương nhớ. Cách lặp lại sáu lần từ “khăn” ở vị trí đầu câu thơ và láy lại ba lần câu “Khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc tình ca, khắc họa lên nỗi nhớ vô tận, triền miên mà da diết. Chiếc khăn tuy là vật, nhưng nó lại mang tâm tình của con người với tâm trạng nhớ thương vô cùng, nỗi nhớ len lỏi theo không gian “khăn rơi xuống đất” rồi “khăn vắt lên vai, “khăn chùi nước mắt”.

        Nỗi nhớ tiếp tục được gửi gắm trọn vào trong những ngọn đèn:

    “Đèn thương nhớ ai

    Mà đèn không tắt”

        Ngọn lửa tình vẫn luôn cháy âm ỉ trong trái tim người con gái, tựa như ánh đén kia luôn thắp sáng. Ngọn đèn không tắt cũng như hình ảnh của chính người con gái đang thao thức bao đêm, sau những giọt nước mắt trực trào là những nỗi niềm mong mỏi tin người thương tới đằng đẵng.

        Người ta nói, mắt là cửa sổ của tâm hồn, từ đôi mắt là có thể ánh lên biết bao nhiêu lời muốn nói. Với tâm trạng ấy, đôi mắt phản ánh lên nỗi nhớ từ tận sâu đáy tim:

    “Mắt thương nhớ ai

    Mắt ngủ không yên”

        Đôi mắt của cô gái trẻ tuy trong trẻo nhưng lại chứa đựng biết bao tâm tư tình cảm. Chỉ cần nhắm đôi mắt ấy lại, hình ảnh người thương lại hiện ra, tuy xa mà gần, thực ảo hư vô khiến cho tâm trí nào có thể ngủ yên.

        Nếu tâm tình của cô gái được gửi gắm qua những đồ vật “khăn”, “đèn” thì tới hai câu lục bát cuối cùng đã giãi bày trực tiếp, như cởi bỏ hết nỗi lòng của người thương:

    “Đêm qua em những lo phiền

    Lo vì một nỗi không yên một bề”

        Cách xa nhau là chứa đựng biết bao nỗi lo, nó không chỉ đơn giản là một nỗi lo một bề mà hóa thành rất nhiều vấn vương bồn chồn. Tình yêu thời chiến thì bị ngăn cách bởi mưa bom bão đạn, lo cho chàng trai đang phải lăn xả nơi chiến trường để giành độc lập Tổ quốc. Trong khi tình yêu thời bình, các chàng trai cô gái lại lo liệu rằng người ấy có nhớ thương đến mình, có quan tâm có tha thiết hay chăng? Biết bao câu hỏi, biết bao nỗi lòng cứ thổn thức, dồn dập mà nào hay có hồi âm hay câu trả lời. Thế nhưng qua điệp khúc thương nhớ ai vang vọng, đó là minh chứng cho tình yêu của đôi lứa, để hi vọng rằng hạnh phúc sẽ đến với đôi ta.

        Bài ca dao này như một tiếng nói chung của người phụ nữ về tình yêu. Để đi tới được hạnh phúc cuối cùng, họ thường phải trông chờ tin mong vào những điều rất mong manh, vô định. Tuy thế, bằng tình yêu vô bờ, họ vẫn tin vẫn nhớ và khao khát tình yêu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

  • Đề bài: Phân tích các chi tiết kì ảo trong "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy"

    Phân tích chi tiết kì ảo trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy môn Ngữ văn lớp 10 gồm dàn ý, bài phân tích mẫu và sơ đồ tư duy phân tích giúp học sinh lớp 10 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Phân tích chi tiết kì ảo trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy 

        An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là truyền thuyết nổi tiếng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Thông qua việc sử dụng những chi tiết kì ảo, tác giả dân gian không chỉ tạo ra sự hấp dẫn, cuốn hút cho câu chuyện mà còn thể hiện nhiều ý nghĩa, quan niệm sâu sắc.

        Chi tiết Rùa vàng xuất hiện giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa, chế tạo Nỏ thần chống giặc ngoại xâm đã thể hiện được sự ủng hộ của nhân dân, sự đồng tình của các vị thần đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của vua An Dương Vương.

        Trong phần cuối tác phẩm, tác giả dân gian đã để cho vua An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước xuống biển. Việc kì ảo hóa cho sự ra đi của An Dương Vương sau khi thất bại trong việc giữ nước đã thể hiện sự kính trọng, biết ơn của nhân dân đối với công lao của An Dương Vương.

        Chi tiết kì ảo gây ấn tượng nhất trong truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là hình ảnh ngọc trai- giếng nước. Xây dựng chi tiết này, tác giả dân gian không chỉ muốn giải oan cho Mị Châu mà còn thể hiện sự đồng cảm, xót xa trước mối tình đẹp nhưng đầy bi kịch và tội lỗi của Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu vì cả tin, mù quáng mà đặt vận mệnh đất nước vào chảo lửa của giặc ngoại xâm, nàng đã bị trừng phạt cho những nỗi lầm ấy nhưng sự nhân đạo trong cách nhìn nhận của nhân dân đã minh oan cho nàng cho chi tiết ngọc trai.

        Trước lúc chết Mị Châu đã khấn rằng nếu nàng trong sạch, không có mưu đồ bán nước, hại cha, hại nước thì khi chết xin hóa thành ngọc để minh oan. Hình ảnh ngọc trai cuối tác phẩm đã giảm nhẹ tội trạng cho Mị Châu, đồng thời thể hiện sự đồng cảm, bao dung của nhân dân với nàng.

        Trọng Thủy là kẻ phản bội,kẻ lừa đối Mị Châu, xâm chiếm nước ta nhưng nhìn nhận một cách công bằng, trọng Thủy cũng chỉ là một quân cờ trên bàn cờ chính trị, nạn nhân đáng thương của mưu đồ thâm độc của Triệu Đà. lỗi của Trọng Thủy là không thể phủ nhận nhưng nhân dân ta vẫn thể hiện sự đồng cảm với hoàn cảnh, trách nhiệm của Trọng Thủy – hoàng tử nước Triệu. Hình ảnh ngọc trai giếng nước có thể xem là chi tiết thể hiện sự đồng cảm của nhân dân đối với Trọng Thủy đồng thời thể hiện sự xót xa trước mối tình của Mị Châu- Trọng Thủy.

        Đưa vào những yếu tố kì ảo đã làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, thu hút sự chú ý của độc giả, bên cạnh đó còn mang hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt khi truyền tải được những thông điệp quan trọng của tác phẩm.

  • Đề bài: Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày

    Phân tích Trèo lên cây khế nửa ngày năm 2021 môn Ngữ văn lớp 10 gồm dàn ý, 5 bài phân tích mẫu và sơ đồ tư duy phân tích giúp học sinh lớp 10 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Phân tích Trèo lên cây khế nửa ngày năm 2021 - bài văn mẫu 1

        Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận

    Trèo lên cây khế nửa ngày,

    Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

    Mặt trăng sánh với mặt trời.

    Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

    Mình đi có nhớ ta chăng?

    Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời.

        Bài ca là lời của chàng trai đang yêu. Bài ca theo thể hứng, câu đầu chỉ có tác dụng đưa đẩy bắt vần: Trèo lên cây khế nửa ngày. Có nhiều câu ca dao giống như thế.Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Trèo lên cây bưởi hái hoa, Người ta hái hết đôi ta bẻ cành. Trèo lên cây gạo cao cao,Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân. Trèo lên cây khế là bình thường, nhưng ở trên cây khế đến "nửa ngày" thì thật là vô lí. Nhưng chính cái vô lí ấy mới diễn đạt đúng trạng thái tâm hồn của chàng trai: chua xót đến ngơ ngẩn. "Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!", câu đầu đã mở lối cho lời tâm sự bật ra ở câu thứ hai. Nỗi chua xót trong lòng chàng trai vì "ai" đó, chỉ biết ngỏ cùng cây khế. Vì đâu mà chua xót? Những câu hát còn lại cho ta hiểu được chàng trai chua xót vi sự cách trở trong tình yêu của anh với một người con gái. Trong bài ca có những cặp hình ảnh "mặt trăng" và "mặt trời"; "sao Hôm" và "sao Mai", "sao Vượt" và "trăng". Đó đều là những ẩn dụ lấy từ thiên nhiên để chỉ sự cách trở của đôi lứa, của "ta" và "mình". Cũng như ngày với đêm, "mặt trời" có bao giờ gặp được "mặt trăng", còn "sao Hôm" thì mãi xa cách "sao Mai". Sao vượt và "tràng" đều là hình ảnh của bầu trời đêm nhưng cũng chẳng bao giờ gặp nhau được: sao Vượt lên đến đỉnh bầu trời thì trăng mới bắt đầu mọc. Càng xa cách lại càng nhớ thương vời vợi, nỗi thương nhớ của chàng trai bật ra thành câu hỏi da diết: "Mình ơi! Có nhớ ta chăng?". Những câu hỏi như thế xuất hiện khá nhiều trong ca dao tình yêu:

    Mình về, có nhớ ta chăng,

    Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.

        Cách xưng hô "ta" và "mình" thật gần gũi và nồng nàn yêu thương. Yêu nhau là thế, mà tại sao phải cách trở để lòng người yêu nhau phải "chua xót": "Ai làm chua xót lòng này, khể ơi!". Câu hỏi "Ai làm...?" mang tính phiếm chỉ nhưng người đọc dễ dàng hiểu được nguyên nhân của tâm trạng chàng trai. Còn gì khác hơn, nếu không phải là lễ giáo phong kiến trong cuộc đời xưa với bao nhiêu sự ràng buộc khe khắt đã làm cho nhiều đôi lứa phải đau khổ vì yêu nhau mà không đến được với nhau. Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận.

  • Đề bài: Hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại câu chuyện đời mình

    Nhập vai vào nhân vật Tấm kể lại câu chuyện đời mình năm 2021 môn Ngữ văn lớp 10 gồm dàn ý, 5 bài phân tích mẫu và sơ đồ tư duy phân tích giúp học sinh lớp 10 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Nhập vai vào nhân vật Tấm kể lại câu chuyện đời mình năm 2021 - bài văn mẫu 1

        Tôi là Tấm, hoàng hậu của một nước. Hôm đó nhân ngày giỗ của cha, tôi trở về nhà với bao cho tròn chữ hiếu, nhưng nào ngờ đâu, cuộc đời tôi bắt đầu với nhiều biến cố xảy ra đúng ngày hôm ấy.

        Tôi về đến nhà khi mặt trời chưa qua khỏi ngọn tre. Dì và Cám rất niềm nở chào đón tôi một cách khác thường. Dì nhờ tôi trèo lên cây cau xé một buồng để cúng cha. Tôi vâng lời dì trèo lên. Tôi nhớ về ngày xưa khi tôi chưa trở thành hoàng hậu, tôi vẫn thường trèo xé cau mang bán. Bao nhiêu kí ức chợt trở về.

        Tôi mồ côi mẹ từ bé, được ít lâu thì cha đi bước nữa.Nhưng chẳng bao lâu, cha cũng bỏ tôi mà đi. Cũng từ đó tôi sống cùng dì ghẻ và Cám - cô em gái cùng cha khác mẹ với tôi. Từ lúc cha mất, tôi phải làm rất nhiều việc: ra đồng chăn trâu từ sáng sớm, rồi về nhà gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo. Ban đêm còn phải xay lúa nữa cũng chưa hết việc …

        Có lần dì đưa cho tôi và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt tôm tép, ai bắt được nhiều hơn thì dì thưởng yếm đỏ. Tôi mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một lát là xong, thấy vậy Cám lừa tôi, tranh thủ chút hết tôm tét vào giỏ của nó. Phát hiện, tôi chỉ biết ngồi khóc, Bụt đã hiện lên hỏi tôi sự tình. Sau đó Bụt này bảo tôi tìm lại trong giỏ xem còn thứ gì nữa không. Trong giỏ chỉ còn con cá bống. Tôi đem con cá bống ấy về nuôi nhưng không được bao lâu thì bống bị người ta ăn thịt. Bụt lại hiện lên và bao tôi tìm lại xương bống rồi đem chôn ở 4 chân giường.

        Ít lâu sau thì nhà vua mở hội. Dì và Cám không muốn cho tôi đi nên đã trộn hẳn một đấu thóc với một đấu gạo rồi sai tôi ngồi nhặt riêng từng loại. Tôi lại khóc và Bụt hiện lên giúp đỡ, sai đàn chim sẻ xuống nhặt giúp tôi. Nhưng nghĩ tới việc tôi cũng không có áo quần đi dự hội nước mắt tôi rơi. Bụt hiện lên và bảo tôi đào bốn cái lọ ở chân giường lên. Ôi! Biết bao nhiêu thứ. Nào là áo quần đẹp, giày thêu, cả một con ngựa và bộ yên cương xinh xắn.Tôi vội thay y phục thắng ngựa đi tham dự hội. Không may giữa đường tôi làm rơi mất một chiếc giày, thế là tôi gói chiếc giày còn lại kia vào khăn rồi đi tiếp. Đến tận bây giờ tôi vẫn không biết tại sao nhà vua lại lượm được chiếc giày đó của tôi. Cũng nhờ đó mà bây giờ tôi mới có diễm phúc làm vợ chàng.

        Đột nhiên cả thân cau rung chuyển đưa tôi trở về với thực tại. Tôi vội hỏi dì thì dì nói là dì đuổi kiến. Tôi chưa kịp xé cau thì cây đổ. Khoảng thời gian trước khi tôi không còn biết gì nữa thì tôi vẫn nhận ra chính dì đã âm mưu hại tôi.

        Đôi mắt tôi từ từ nhắm lại và tôi cảm thấy như tôi được đưa tới một thế giới khác. Khi mở mắt ra thì tôi không còn là mình nữa mà là một chú chim vàng anh nhỏ bé. Tôi bay trở về hoàng cung với mong muốn ở cạnh chồng mình. Thì ra dì ghẻ và Cám hãm hại để thay thế tôi ở bên cạnh chàng. Tôi bèn đậu trên cành cây hót vang:

    “Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.”

        Sau đó, tôi đi tìm chồng mình. Vì tiếng hót vui tai, tôi luôn líu lo bên cạnh chàng. Cho đến khi chàng nói: “Vàng ảnh, vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo” thì tôi biết rằng chàng vẫn luôn nhớ về mình.

        Chàng bèn sai người làm một cái lồng bằng vàng cho tôi ở, sau đó tôi và chàng lại quấn quýt bên nhau. Cám thấy vậy, nhân lúc chàng đi vắng bèn giết thịt rồi vứt lông ra ngoài vườn. Lần này thì Bụt hiện lên, giờ tôi đã biết lần trước Bụt đã giúp tôi biến thành vàng anh, cho tôi cơ hội sống lại. Lần này người lại giúp tôi biến thành hai cây xoan đào ngay tại đống lông chim đó. Khi đi ra vườn ngự, chẳng mấy cây lớn tỏa bóng mát, chàng thấy vậy bèn sai quân hầu mắc võng cho chàng.

        Mặc dù tôi không thể nói gì được gì dưới hình hài xoan đào nhưng được ở bên cạnh chàng tôi cũng rất hạnh phúc. Cũng chẳng được bao lâu, Cám lại quyết tâm ra tay với tôi, trong đêm mưa gió ấy, chính Cám đã dùng dao chặt tôi ra từng đoạn. Tôi đau đớn nhưng tôi không thể kêu cứu. Cám mang tôi đi đóng thành khung cửi. Vì quá tức giận nên khi Cám sử dụng khung cửi tôi đã chửi rủa: ”Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị,chị khoét mắt ra “.

        Cám sợ hãi ra mặt, chạy vội đi, cuối cùng Cám dùng một ngọn lửa để khiến tôi một lần nữa biết mất. Có lẽ nó muốn chắc chắn hơn nên đã mang tất cả phần tro bụi còn lại của tôi ra khỏi hoàng cung, mang đi thật xa.

        Nhưng có lẽ số phận chưa muốn chàng và tôi phải xa nhau mãi mãi nên từ chỗ tro bụi của tôi mọc lên một cây thị. Con người tôi một lần nữa lại biến hóa. Tôi trở thành một trái thị duy nhất trên cây, tỏa hương thơm ngát. Cho đến một ngày, bà hàng nước ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên và nói: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi chứ bà không ăn” thì tôi biết rằng tôi đã gặp được người tốt thực sự. Tôi thả mình vào bị của bà trao phó số mệnh tôi vào tay con người ấy nhưng tôi hi vọng lần này là lần cuối cùng tôi phải biến hóa.

        Có lẽ tôi đã lựa chọn đúng khi quyết định rơi vào bị bà hàng nước ấy. Ngày nào bà lão cũng đi chợ và khi ấy tôi mới chui khỏi vỏ thị để phụ bà lão dọn dẹp nhà cửa. Thật hạnh phúc làm sao khi trở về với hình dáng con người.

        Như mọi ngày, khi bà lão ra khỏi nhà thì tôi lại thoát mình ra khỏi vỏ thị để giúp bà dọn dẹp nhà cửa nhưng hôm nay thì bà lão đột nhiên trở về. Bà chạy ngay tới và ôm chầm lấy tôi, xé vụn vỏ thị. Từ đó tôi sống chung với bà lão và bà ấy coi tôi giống như con gái bà. Tuy có được cuộc sống bình yên nhưng tôi lúc nào cũng nhớ về chàng vì vậy tôi luôn têm trầu cánh phượng mà nhớ đến chàng.

        Cuối cùng, chắc số phận thương tình, chàng ghé chân qua hàng nước của bà lão, thấy miếng trầu hình dáng quen thuộc mới hỏi chuyện. Thế là vợ chồng tôi đã được đoàn tụ, tôi hạnh phúc khôn cùng.

        Qua bao đau khổ, giờ đây tôi chỉ mong sống phần đời còn lại của mình thật yên bình và hạnh phúc bên chàng mà thôi. Và tôi cũng chợt hiểu ra, mọi thứ trên đời này đều có quan hệ nhân quả. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

[Tố Hữu]

    Bốn câu thơ lại gợi nhắc ta xót xa nhớ về câu chuyện dân gian “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” với hình ảnh một vị vua tài giỏi trong buổi đầu dựng nước đã đánh tan các cuộc xâm lăng hung bạo của kẻ thù nhưng cuối cùng lại thất bại một cách đau xót, trong giây phút chủ quan đã để cho giang sơn xã tắc tuột khỏi tầm tay, làm nên một bài học kinh nghiệm xương máu khó có thể nào quên.

    Đọc “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” ta thật khó giấu nổi niềm xót xa trước bi kịch mất nước Âu Lạc và cả bi kịch tình yêu của nàng công chúa Mị Châu.

    Trong truyền thuyết dân gian, An Dương Vương xuất hiện như một vị vua toàn tài, luôn mang trong mình một tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy, ngài đã xây được Loa thành vững chắc và chế được nỏ thần - một vũ khí vô cùng lợi hại, bách phát bách trúng, có thể giết chết hàng nghìn quân giặc.

    Năm ấy,Triệu Đà cử binh xâm lược phương Nam, song vì Âu Lạc có nỏ thần nên quân Đà thua lớn, bèn xin giao hoà. Không bao lâu sau, Đà tìm cách cầu hôn cho con trai mình với con gái An Dương Vương. Vua Âu Lạc đã vô tình gả con gái yêu là Mị Châu cho Trọng Thuỷ. Vua nào ngờ Trọng Thuỷ đã tỉ tê trò chuyện với Mị Châu để tìm hiểu bí mật nỏ thần. Và Mị Châu - một người con gái nhẹ dạ cả tin đã thành thật giải thích cặn kẽ cho chồng từ cách làm lẫy nỏ đến cách bắn tên, tạo điều kiện cho Trọng Thuỷ có thể chế nỏ giả, đánh tráo nỏ thần. Ít lâu sau, Trọng Thuỷ từ biệt vợ với lý do “tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể vứt bỏ” và nói dối Mị Châu về phương Bắc thăm cha. Triệu Đà được lẫy nỏ cả mừng bèn cử binh sang đánh. Vua An Dương Vương không hề hay biết nỏ thần bị đánh tráo, khi giặc tiến sát đến thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Cho đến khi quân Đà tiến sát lắm rồi, vua mới lấy nỏ thần ra bắn, thấy nỏ đã mất, không còn cách nào khác đành bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Thế là theo lời giao ước, những chiếc lông ngỗng trên áo Mị Châu đã chỉ đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà đuổi. Đến đường cùng, vua bèn kêu rằng “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa vàng nổi lên mặt nước, thét lớn “kẻ nào ngồi sau ngươi chính là giặc”, Vua tuốt kiếm chém chết Mị Châu và Rùa vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển.

    Vì sao một con người tài trí như vậy lại có thể đánh mất cơ nghiệp lớn lao trong phút chốc? Phải chăng nhà vua đã quá chủ quan khi trong tay có được nỏ thần? Đúng như vậy. Nỏ thần là một vũ khí lợi hại, chính nhờ nó mà An Dương Vương đã đánh thắng quân giặc nhưng cũng chính vì nó mà vua đã trở nên chủ quan khinh địch, mất cảnh giác trước những mưu kế bẩn thỉu của bọn xâm lăng. Vua cũng đã rất cả tin khi nhận lời cầu hôn của Triệu Đà.

    Nước mất nhà tan còn do nhà vua không nắm vững nội bộ của mình. Ngài không hiểu hết được tính cách của con gái yêu Mị Châu là nàng công chúa hết sức thật thà, nhẹ dạ cả tin, không hề mảy may nghi ngờ chồng cho dù là một giây một phút. Nàng đã thực sự yêu Trọng Thuỷ, cũng vì quá tin tưởng vào hắn mà Mị Châu đã vô tình trao cho hắn bí mật quốc gia. Nỗi đau mất nước ấy quả thật là quá lớn. Nhưng ta lại càng đau xót trước tình yêu chân thành của nàng công chúa phương Nam.

    Mị Châu có tất cả phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, nhưng cũng từ những phẩm chất ấy, do mù quáng, nàng đã hại cha, hại dân, hại nước. Trước sau nàng chỉ nghĩ đến Trọng Thuỷ và hạnh phúc của nàng. Nàng một lòng tin tưởng và yêu thương chồng. Nàng đã dành cho chồng một tình yêu vô cùng chân thành và tha thiết. Ấy thế mà Trọng Thuỷ – con người bội bạc kia đã nỡ tâm chà đạp lên tình yêu đó. Hắn cưới nàng làm vợ chỉ vì mục đích lợi dụng để xâm lược Âu Lạc. Nhưng vì sao Mị Châu quá mê muội ? Sao nàng lại có thể bỏ qua những câu nói lạ lùng, ẩn chứa bao hàm ý của Trọng Thuỷ trong lúc hai người chia tay: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Câu hỏi ấy của Trọng Thuỷ như một gợi nhắc, cảnh báo trước chuyện gì sẽ đến với đất nước nàng, Nhưng nàng lại thật thà đáp lại: “Thiếp thân phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt ly thì đớn đau khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ bứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau”.

    Và chính cái dấu lông ngỗng của nàng đã đẩy hai cha con vào bước đường cùng. Tại sao trong cái giây phút nguy hiểm ấy, quân Đà đang tiến đánh cha mình mà nàng vẫn còn cả tin đến mê muội, đem rắc lông ngỗng trên đường đi làm dấu hiệu báo cho giặc? Để rồi cuối cùng nàng nhận được từ cha một cái chết đau đớn tột cùng, một cái chết chất chứa bao niềm căm hận, tủi cực, một cái chết cùng bao điều thức tỉnh muộn màng từ cả cha nàng và nàng. Liệu Mị Châu có đáng phải chịu hình phạt ấy không ? Thật khó khăn và đau xót cho vua An Dương Vương vì nhát kiếm chém con ấy là ranh giới giữa tình yêu nước mãnh liệt và tình yêu con tha thiết.

    Nhưng tất cả đều đã muộn. Cảnh “quốc phá gia vong”, cơ nghiệp lớn lao phút chốc chỉ còn mây khói đâu chỉ do mình sự mê muội của Mị Châu mà còn do sự chủ quan khinh địch, mất cảnh giác của chính nhà vua nữa.

    Vậy người xưa muốn nói gì cho thế hệ đời sau qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”? Đó là một bài học kinh nghiệm lớn lao trong việc bảo vệ quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta phải luôn cảnh giác cao trước mọi thế lực thù địch để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Chuyện cũng là bài học sâu sắc cho những người đang yêu và sẽ yêu. Hãy đừng vì quá yêu mà trở nên mê muội, mù quáng để rồi dẫn đến sự lợi dụng, dối trá trong tình yêu. Hãy luôn sống chân thành với trái tim mình, dành cho nhau tình cảm xuất phát từ đáy lòng. Đừng bao giờ chà đạp lên tình yêu của người khác như Trọng Thuỷ – một con người mưu mô, tham vọng không biết tôn trọng giá trị đích thực và vĩnh hằng trong cuộc sống.

    Người xưa đã sáng tạo nên truyền thuyết lịch sử đầy cảm động, xót xa. “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” vẫn mãi là một câu chuyện, một bài học lớn lao về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu đã từng diễn ra trong lịch sử. Truyền thuyết ấy sẽ còn tiếp tục được kể cho muôn thế hệ con cháu đời sau để cùng nhau khắc cốt, ghi tâm, lời căn dặn cảnh giác trước kẻ thù để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng và hạnh phúc của mỗi gia đình .

  • Đề bài: Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám

    Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Tấm năm 2021 môn Ngữ văn lớp 10 gồm dàn ý, 5 bài phân tích mẫu và sơ đồ tư duy phân tích giúp học sinh lớp 10 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Tấm năm 2021 - bài văn mẫu 1

        Những câu chuyện cổ tích đã trở thành một phần tuổi thơ của biết bao con người Việt Nam, nơi mà những người con gái thảo hiền nết na với hoàn cảnh khó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ của ông Bụt, bà Tiên mà thay đổi số phận và giành được hạnh phúc viên mãn cho mình. Một trong những nhân vật như thế mà em ấn tượng nhất là nhân vật cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.

        Trong hiểu biết và kí ức của em, cô Tấm hiện lên bao giờ cũng đẹp, đẹp về cả ngoại hình và nhân cách. Cô Tấm hiện lên qua những trang truyện được gắn liền với những đồ vật nhỏ bé , giản dị và cô cùng đáng yêu. Đó là chú cá Bống ngoan ngoãn được Tấm nuôi trong giếng mà mỗi lần nghe tiếng gọi “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” của Tấm lại ngoi lên mặt nước. Đó là chiếc hài nhỏ xinh xắn được vua đưa ra làm thử thách chọn vợ, khiến biết bao cô gái đi xem hội thất vọng nhưng lại giúp Tấm trở thành hoàng hậu vợ vua. Đó là con chim vàng anh, là khung cửi, là cây xoan đào mà Tấm hoá thân thành sau mỗi lần bị mẹ con Cám hãm hại. Đó còn là quả thị được bà lão hàng nước mang về, ngày ngày hiện thân ra giúp bà lão làm việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng, nhờ vậy mà nhà vua đã nhận ra, đưa Tấm trở lại hoàng cung, trở lại với hạnh phúc mà vốn thuộc về Tấm. Qua những vật nhỏ ấy, Tấm lại hiện lên thật xinh đẹp, thật đáng yêu, đáng quý trọng không chỉ bởi vẻ đẹp bề ngoài mà còn bởi vẻ đẹp tính cách với sự nết na, chăm chỉ và vô cùng hiến thảo. Đối với chú cá bống nhỏ bé, Tấm sẵn sàng nhường cho nó phần cơm vốn đã ít ỏi của mình. Thậm chí khi đã trở thành hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ giàu sang phú quý, Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha và sẵn sàng tự mình leo cây cau để hái cau giỗ cha.

        Song cũng như bao nhân vật trong truyện cổ tích khác, Tấm càng nết na, thảo hiền bao nhiêu thì cuộc đời lại càng bất công với cô bấy nhiêu, người đọc chúng ta không khỏi xót thương, đau lòng cho cuộc đời gian truân của cô Tấm thảo hiền. Ngay từ khi còn nhỏ Tấm đã mồ côi mẹ, rồi khi cha mất đi để lại Tấm phải sống cùng với mụ dì ghẻ độc ác và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Người ta vẫn nói rằng “Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”, có lẽ cũng vì thế mà Tấm sớm phải trải qua một cuộc sống với cảnh ngày ngày bị hai mẹ con Cám bóc lột, đày đoạ thậm tệ. Mọi công việc nặng nhẹ trong nhà đều do một tay Tấm làm hết, sống cùng hai mẹ con Cám thì Tấm chẳng khác nào người ở cho hai mẹ con độc ác ấy. Khi còn ở nhà thì Tấm bị Cám lừa trút hết tôm cá mà chiếm chiếc yếm đào, khi có duy nhất chú cá bống nhỏ bầu bạn thì bị hai mẹ con Cám lừa làm thịt mất, khi có lễ hội thì cũng bị hai mẹ con ấy lừa không cho đi xem hội và ngay cả khi Tấm trở thành hoàng hậu, những tưởng đã có thể chạm tay đến hạnh phúc thì tiếp tục năm lần bảy lượt bị mẹ con Cám hãm hại bằng những thủ đoạn độc ác nhất. Cuộc đời cô Tấm nết na, thảo hiền nhưng mới đau khổ và nhiều khổ đau làm sao. Cô Tấm phải trải qua bao nhiêu là kiếp nạn mới có thể giành được hạnh phúc cho mình và những đau khổ, kiếp nạn ấy khiến người đọc không khỏi rơi nước mắt xót thương, thương cảm.

        Mỗi một câu chuyện, một nhân vật trong văn học đều mang một dụng ý và cô Tấm cũng không ngoại lệ khi mang trên mình thông điệp được người xưa gửi gắm, đó là sự vận động, phát triển của con người lương thiện đấu tranh chống cái ác. Cô Tấm xuất hiện ở đầu truyện là một cô gái xinh đẹp, thảo hiền nhưng lại có phần quá nhu mì, yếu đuối. Mỗi lần Tấm bị hai mẹ con chèn ép, hãm hại thì cô chỉ biết bưng mặt khóc than cho số phận rồi sẽ xuất hiện ông Bụt với phép màu giúp Tấm vượt qua khó khăn, thử thách. Một cô Tấm như thế khiến người đọc cảm thấy xót thương cho số phận nhưng cũng không ít người cảm thấy “bực mình” vì sự mềm yếu, quá nhu nhược ấy của Tấm bởi nếu không có ông Bụt thì cuộc đời Tấm liệu sẽ đi về đâu?

        Nhưng rồi Tấm đã không khiến độc giả chúng ta phải thất vọng khi sau những lần bị mẹ con Cám hãm hại, Tấm đã không còn phải nhờ đến sự giúp đỡ của ông Bụt nữa mà đã tự đứng lên đấu tranh chống lại sự hãm hại của hai mẹ con Cám mà giành lại hạnh phúc cho bản thân. Hình ảnh ông Bụt đã không còn xuất hiện nữa mà người ta chỉ thấy một cô Tấm tự hoá thân hết lần này đến lần khác để tự tranh đấu cho mình mà thôi.

        Trải qua bao gian truân, cuối cùng Tấm đã đi đến được những ngày tháng hạnh phúc mãi mãi trong cuộc đời. Dẫu biết chỉ là một nhân vật trong câu chuyện cổ tích nhưng em vẫn dành ra nhiều tình cảm và ngưỡng mộ đối với cô Tấm xinh đẹp, nết na nhưng cuộc đời phải trải qua nhiều chông gai, bão táp ấy.

  • Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong "Uy-lít-xơ trở về"

    Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp năm 2021 môn Ngữ văn lớp 10 gồm dàn ý, 3 bài phân tích mẫu và sơ đồ tư duy phân tích giúp học sinh lớp 10 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp năm 2021 - bài văn mẫu 1

        Hạnh phúc chỉ thực sự bền vững khi trải qua thử thách. Nàng Pê-nê-lốp trong sử thi Ô-đi-xê nổi tiếng của Hi Lạp cũng vậy. Sau hai mươi năm đằng đẵng chờ chồng, chịu sự nhòm ngó, ép buộc thường trực của 108 kẻ quyền quý cầu hôn, nàng đã tìm thấy hạnh phúc của ngày sum họp.

        Hình ảnh Pê-nê-lốp chính là biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ Hi Lạp - kiên trinh, thánh thiện, trí tuệ.

        Hai mươi năm không gặp, hai mươi năm xa cách chờ chồng. Thời gian là liều thuốc nhiệm màu thử thách lòng chung thuỷ của đàn bà và thời gian cũng là nền tảng cho cái đẹp hiện hình. Người phụ nữ Pê-nê-lốp qua thời gian đã làm cho hàng triệu trái tim người đọc mến phục và trân trọng.

        Trước hết, vẻ đẹp của Pê-nê-lốp hiện lên qua thái độ trân trọng trong cách ứng xử khi trước mặt là người tự nhận là người chồng yêu dấu trong bộ dạng một kẻ hành khất. Người hằng được nàng cho phép ở lại lâu đài để kể cho nàng nghe về hai mươi năm chinh chiến và trôi dạt lênh đênh của chồng. Nàng phải kìm nén tình cảm riêng tư cho lí trí vạch đường chỉ lối. Có những lúc tâm trạng nàng nhiều sự phân vân chọn lựa đầy mâu thuẫn. Khi nghe nhũ mẫu Ơ-ri-clê lên gác báo tin chồng đã trở về nàng "mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão nước mắt chan hoà". Đấy là biểu thị của lòng chung thuỷ, niềm hạnh phúc tột độ được đền bù xứng đáng. Biết bao ngày nàng ngồi dệt tấm thảm để đêm đêm lại tháo ra nhằm trì hoãn sự thúc bách của bọn cầu hôn? Biết bao nhớ mong và yêu thương dành hết cho chồng? Giờ đây nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lit-xơ đã trở về nàng không mừng sao được? Nhưng rồi Pê-nê-lốp có một thái độ hoàn toàn khác - thận trọng. Tại sao lại có sự thay đổi đột ngột như vậy? Chúng ta không nên trách cứ nàng đa nghi vì nàng đã hứng chịu biết bao cay đắng khi xa chồng, trong lúc 108 kẻ quấy nhiễu cầu hôn bắt nàng phải tái giá. Nàng đã cương quyết bác bỏ tin của nhũ mẫu và cho rằng người giết chết 108 kẻ cầu hôn giải cứu cho nàng không phải là Uy-lít-xơ mà là một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhơ nhuốc của bọn kia. Bởi nàng vẫn đau khổ cho rằng "chàng đã hết hy vọng trở lại đất A-Cai, chính chàng cũng đã chết rồi".

        Tâm trạng Pê-nê-lốp phân vân nhưng rất quả quyết. Nàng đã trấn an nhũ mẫu cũng là để trấn an mình. Tâm trạng nàng trước lúc gặp Uy-lít-xơ "rất đỗi phân vân", điều đó được thể hiện trong dáng điệu, cử chỉ, trong sự lúng túng tìm cách ứng xử. Nàng không biết "nên đứng xa nên chạy gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn". Pê-nê-lốp ngồi đối diện với chồng chưa kịp nói điều gì thì Tê-lê-mác con trai nàng đã lên tiếng trách mẹ gay gắt: "Mẹ ơi! Mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng... không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt suốt hai mươi năm... bây giờ mới về xứ sở mà lại ngồi cách xa chồng đến vậy?". Tê-lê-mác trách vì chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài, vì sự nông nổi, chưa từng trải của con trẻ. Trong tình huống này, lời trách giận dữ, phũ phàng của đứa con rất dễ làm Pê-nê-lốp rối trí. Nhưng nàng vẫn rất tỉnh táo, thận trọng không muốn có một sai sót gì. Hai mươi năm xa cách nhớ mong ai chẳng cuồng vui ngày gặp lại, nhưng đứng trước Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp đã kìm nén cảm xúc riêng tư, thông minh nghĩ ra cách xác minh sự thật. Sự thận trọng của nàng không thừa, nó rất phù hợp với hoàn cảnh. Càng chứng tỏ lòng chung thuỷ cao độ của nàng. Bởi lòng chung thuỷ ấy mang phẩm chất kiên trinh đầy trí tuệ.

        Vẻ đẹp người phụ nữ Pê-nê-lốp còn hiện lên qua tư thế ung dung của một chủ nhà tiếp một vị khách lạ một vị khách đặc biệt vì ông ta đã đánh đuổi được 108 kẻ cầu hôn. Sự ung dung ấy cho thấy nàng là con người bản lĩnh, có học vấn, cao sang, quyền quý. Nàng làm chủ được tình thế, làm chủ bản thân, không thất lễ với khách, cũng không làm mất lòng kẻ ở người ăn.

        Nhưng nếu chỉ dừng lại trong thái độ cư xử, trong tư thế ung dung bình tĩnh thì chưa thấy được sự thông minh sắc xảo của người phụ nữ này. Qua lời đối thoại trực tiếp với con trai nàng đã kín đáo đem ra phép thử "bí mật của chiếc giường". Chỉ nàng và chồng biết. Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng. Đây không phải là mục đích cần đến của nàng mà là sự thử thách. Người tự nhận là chồng nàng, chắc chắn sẽ lộ diện. Uy-lít-xơ giật mình chột dạ, vì chiếc giường không thể xê dịch được. Chàng liền cất tiếng và miêu tả chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường. Đó là chiếc giường làm ra từ một gốc cây ô liu. Qua cách miêu tả tỉ mỉ, Uy-lít-xơ cũng muốn nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng son sắc cách đây hai mươi năm. Miêu tả cái giường bí mật ấy, chàng đã giải mã dấu hiệu riêng do Pê-nê-lốp cài đặt.

        Khi đã gạt bỏ được mọi nghi ngờ, nhận ra chồng, Pê-nê-lốp mới thể hiện tình cảm bằng những hành động yêu thương, thể hiện nỗi khát vọng mong chờ. Nàng "bủn rủn cả chân tay...bên chạy lại nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng". Pê-nê-lốp dùng sự khôn khéo để xác minh sự thật, Uy-lít-xơ bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng được điều thử thách. Đây là sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai trí tuệ.

        Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về không cốt miêu tả khung cảnh sum họp, đoàn tụ thông thường. Cơ bản, nó muốn tạc hình ảnh người phụ nữ Hi Lạp cổ đại chung thuỷ kiên trinh, yêu đương nồng cháy nhưng thông minh trí tuệ, tinh tế, đầy bản lĩnh. Mặt khác cũng thể hiện khát vọng bình yên trong một gia đình hạnh phúc. Ở đó, mặc cho thời gian đằng đặc cách chia vẫn có đợi chờ, hiểu biết lẫn nhau.

  • Video liên quan

    Chủ Đề