Than tổ ong bao nhiêu tiền 1 viên năm 2024

Dù việc sản xuất và sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu đã được khuyến cáo là một trong những nguyên nhân khiến Hà Nội trở nên ô nhiễm trong thời gian qua nhưng việc bỏ dùng loại bếp truyền thống này không thể một sớm một chiều.

Ngày 25.2, theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, tại xóm Ngọc Thụy, chân cầu Long Biên [Hà Nội] từ lâu đã tồn tại xưởng sản xuất, tập kết than tổ ong: Các mẻ than thành phẩm được xếp chồng lên nhau chờ xuất xưởng, cung cấp cho các hộ kinh doanh hay hộ gia đình sử dụng. Ảnh: Tùng Giang.
Qua tìm hiểu, những công nhân sản xuất than tổ ong cho biết, thời điểm trước, than tổ ong có nhiều người mua và sử dụng bởi mức giá phải chăng. Đến nay, việc bán than tổ ong trở nên cầm chừng vì nhiều hộ gia đình đã chuyển qua sử dụng bếp ga hay bếp điện. Ảnh: Tùng Giang.
Ông Hoàng Văn Cường [sinh năm 1965], người có hơn 20 năm làm than tổ ong cho biết, thu nhập từ việc làm than tổ ong rất thấp, nhưng bản thân không biết làm nghề nào khác nên ông vẫn duy trì công việc như một “thói quen” khó bỏ. Ảnh: Tùng Giang.
Trên thực tế, dù đa phần người dân đều nhận thức được sự nguy hại đến sức khỏe từ bếp than tổ ong. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế “siêu rẻ”, mộ bộ phận hộ gia đình, hộ kinh doanh vẫn “ưu ái” sử dụng. Ảnh: Tùng Giang.
Chị Nguyễn Thị Cầu [Ngọc Thụy], chủ một tiệm kinh doanh đồ ăn cho hay, dù biết việc sử dụng than tổ ong là độc hại, nhưng chi phí bỏ ra thấp nên chị vẫn sử dụng. Ảnh: Tùng Giang.
Theo chị Cầu, mỗi ngày, cửa hàng chỉ dùng dưới 10 nghìn đồng tiền mua than tổ ong phục vụ chế biến thực phẩm. Nhưng thay thế bếp điện, bếp ga chi phí sẽ đội lên 600 đến 700.000 đồng/tháng”. Ảnh: Tùng Giang.
Bà Trần Thùy Mận [trú tại phường Ngọc Thụy] than thở, cả hai vợ chồng bà Mận là lao động tự do, kinh tế chủ yếu dựa vào việc người khác thuê mướn theo ngày. Cũng theo bà Mận, gia đình vẫn giữ thói quen sử dụng bếp than tổ ong do giá thành rẻ. Ảnh: Tùng Giang.
“Việc ngừng sử dụng bếp than tổ ong cũng được chính quyền phường vận động. Tôi và chồng cũng đã có kế hoạch mua một chiếc bếp ga mới thay thế bếp than trong thời gian tới”, bà Mận cho hay. Ảnh: Tùng Giang.
Trước đó, lý giải về vấn đề ô nhiễm của toàn TP. Hà Nội trong thời gian qua, đại diện của thành phố đã chỉ điểm rõ 12 nguyên nhân. Trong đó, đun bếp than tổ ong cũng là một trong những nguyên nhân khiến Hà Nội trở nên ô nhiễm. Ảnh: Tùng Giang.
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường, mỗi ngày, người dân Thủ đô tiêu thụ hơn 500 tấn than, thải vào môi trường khoảng 1.800 tấn khí C02. Việc đốt than tổ ong gây ô nhiễm không khí khi phát sinh bụi mịn, các khí thải khác như CO, SO2. Ảnh: Tùng Giang.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Dạo quanh các tuyến phố trong trung tâm của Hà Nội vào buổi sáng sớm, không khó để bắt gặp những chiếc bếp lò đốt than tổ ong rực lửa.

Bà Thanh, bán bún trên tuyến phố Văn Cao, quận Ba Đình đang hí húi mồi than sang hai chiếc bếp lò để chuẩn bị phục vụ bữa sáng cho thực khách. Khi được hỏi vì sao thành phố đã cấm mà vẫn sử dụng loại than này, bà Thanh phân trần:

“Cũng biết là nhà nước cấm than tổ ong từ lâu rồi nhưng vì dây điện nhà hơi xa, từ cuối ngõ ra đầu ngõ xa quá.Nếu nhà nước quá cấm thì chúng tôi phải sử dụng bếp điện”.

Cũng như bà Thanh, nhiều tiểu thương chủ yếu bán hàng ăn ở hầu khắp các ngõ phố trong đô thị vẫn thường xuyên sử dụng than tổ ong bởi vì một chữ… “tiện”.

Loại bếp này có thể mang đi khắp nơi, ngồi vỉ hè, đầu ngõ hay thậm chí mang lên cầu để nướng ngô, khoai.

Không những thế, với giá thành rẻ, chỉ khoảng 100-200 nghìn đồng 1 chiếc bếp, 3.000đ/1 viên than, người sử dụng có thể đun, nấu thoải mái trong 3-4 tiếng đồng hồ. Nhưng tác hại của nó gây ra là không hề nhỏ. Như bà Thanh đã sử dụng loại than này 40 năm và có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

“Năm nay tôi cũng 78 tuổi rồi, trước kia tôi cũng ngồi bán hàng 40 năm, toàn ngồi cạnh than tổ ong, giờ tôi cũng thấy người yếu sức khỏe. Thế mà tôi dùng 40 năm nay rồi”, bà Thanh nói.

Than tổ ong là hỗn hợp than đá và bùn chưa được tinh chế nên chứa nhiều khoáng chất, khi đốt sẽ thải ra một số hợp chất độc hại và bụi.

Theo chuyên gia an toàn thực phẩm Nguyễn Duy Thịnh, khi hít phải những khí độc này có thể mắc các bệnh về phổi, hen suyễn, hay nhiễm độc máu. Đặc biệt, nếu đốt than trong nhà kín, người sử dụng dễ bị đau nhức đầu, hôn mê sâu, dẫn đến tử vong.

“Than tổ ong không gây ra hỏa hoạn nhiều nhưng gây ra khí độc nhiều, khí Co, Co2 đều gây ra viêm phổi, có thể gây tử vong. Thứ hai là bụi, một trong những nguyên nhân gây ra bụi mịn trong thành phố là do than tổ ong”, chuyên gia an toàn thực phẩm Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm.

Để hạn chế tác hại của than tổ ong, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu các quận, huyện nhanh chóng thay thế, loại bỏ loại than này.

Theo đó, sẽ chấm dứt hoàn toàn việc đốt than tổ ong trước ngày 31/12/2020, nếu người dân tiếp tục sử dụng sẽ bị xử phạt hành chính.

Tuy nhiên, theo khảo sát của Sở Tài nguyên - môi trường, hiện toàn thành phố vẫn có khoảng 55.000 bếp than tổ ong, tương đương với hàng chục nghìn hộ kinh doanh cá thể đang sử dụng loại bếp than này. Nếu loại bỏ hoàn toàn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế sinh nhai của họ.

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo: “Lệnh cấm còn ảnh hưởng đến sự sinh nhai của một bộ phận dân cư, mà bộ phận dân cư này đều là những người thu nhập thấp. Chúng ta cần phải nghiên cứu tìm một giải pháp cho hợp lý để cho người dân dùng được loại nguyên liệu không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn sinh tồn được một cách bình thường, đó mới là quan trọng”.

Trong khi rõ ràng, vì sự tiện lợi của nó, mà bếp than tổ ong vẫn được nhiều người dân thành thị sử dụng. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, người dân cần từ bỏ thói quen đun nấu bằng bếp than tổ ong.

Chủ Đề