Tháp chàm phan rang ở đâu

0 video

26 ảnh

0 ảnh

0 ảnh

173 ảnh

0 ảnh

Tháp Chăm hay còn gọi là tháp Chàm. Đây là công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm.

Tháp Chăm ở Ninh Thuận tuy xây dựng muộn hơn so với tháp Bà ở Nha Trang hay khu di tích thánh địa Mỹ Sơn tại tỉnh Quảng Nam, nhưng điểm đặc biệt là tháp ở Ninh Thuận được xây dựng để thờ những vị vua mà người Chăm hóa thánh thay vì thờ thần linh.

Đầu tiên phải kể đến tháp to nhất Ninh Thuận, Tháp Po Klong Garai là nơi thờ vua Po Klong Garai [1151-1205], vị thần thủy lợi mà người Chăm tôn kính, người đã có công dẫn dắt dân tộc đánh đuổi ngoại xâm, bình ổn đất nước và phát triển nông nghiệp.

Quần thể tháp nằm trên ngọn đồi cao của thành phố Phan Rang được xây dựng vào cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỷ XIV [tức thời vua Chế Mân].

Khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm này gồm 3 ngôi tháp, tháp chính [tháp Kalan] để thờ vua, cao đến 20,5m, gồm nhiều tầng lặp lại và nhọn dần khi lên đỉnh, biểu tượng trên đỉnh tháp là một Linga – biểu tượng của chúa trời, thần Shiva Hindu. Tháp cổng phía đông [bên phải ảnh, hay gọi là tháp Gopura - 9,31m] và tháp lửa phía nam [tháp Kosaghra - cao 8,56m, bên trái] có mái hình thuyền.

2. Tháp Po Rome

Tháp Po Rome một trong những tháp được xây dựng muộn nhất của vương quốc Champa, vào thế kỷ XVII. Cách thành phố Phan Rang 25km, tháp tọa lạc trên quả núi nhỏ thuộc địa phận làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

Tháp Pô Rome là tháp vuông cao 8 mét gồm 4 tầng, cửa chính có cấu trúc dạng vòm.

Mỗi tầng có gắn phù điêu tượng Shiva, bao quanh là biểu tượng ngọn lửa thần, mang lại vẻ uy nghiêm, trầm mặc cho nơi này. Các trụ đá ở cửa ra vào có khắc chữ Chăm cổ, nhưng do thời gian mưa nắng đã bị bào mòn không đọc được nữa.

Cũng giống với tháp thờ vua Po Klong Garai, tòa tháp xây dựng muộn này cũng thờ vị vua mang tên tháp, vua Po Rome – vị vua mà người Chăm tôn kính như vị thần.

3. Tháp Hòa Lai

Tháp Chăm Hòa Lai cách 15 km từ thành phố Phan Rang, ngay bên Quốc lộ 1 xã Tân Hải, huyện Ninh Hải. 

Tháp Chăm Hòa Lai được xây dựng từ thế kỷ IX. Kiến trúc cổ kính này gồm 3 tháp, tuy nhiên tháp giữa đã bị Thực dân Pháp phá đi lấy gạch lát con đường cái quan, tức là Quốc lộ 1, vào cuối thế kỷ XIX.

Không những mang màu sắc lịch sử cổ kính, tháp còn được giới nghiên cứu mỹ thuật đặt tên phong cách Hòa Lai do kiến trúc rất đặc trưng. Và được đánh giá là một trong những kiến trúc tháp thành công nhất của vương quốc Champa.

Cho đến nay tháp chỉ còn 2 tòa tháp là Tháp Bắc và Tháp Nam, nhưng cho dù là đến khám phá nghiên cứu lịch sử hay check in theo phong cách vintage, thì nơi đây cũng đáng để đặt chân đến một  lần.

Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận là cụm tháp Chàm đẹp nhất ở Ninh Thuận còn sót lại ở Việt Nam. Bảo tháp này được xây dựng vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14. Với đỉnh cao kiến trúc xây dựng và nghệ thuật điêu khắc. Tháp Poklong Garai đã và đang thu hút một lượng khách du lịch rất lớn tới khám phá mỗi năm. Hãy cùng Halo tìm hiểu một chút về địa danh hấp dẫn này nhé!

1. Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận ở đâu?

Ảnh: @hieu-ricky

Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận tọa lạc trên đồi Trầu, phường Đô Vinh, Thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 7km về hướng Tây Bắc.

Tháp Chàm Poklong Garai chính là tên gọi chung của một cụm tháp gồm 3 đền tháp. Đó là tháp chính cao 20,5m, tháp cổng cao 8,56m và tháp lửa.

  • Hướng dẫn đường đi đến Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận

2. Vài nét về lịch sử Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận

Ảnh: Checkinninhthuan

Là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Ninh Thuận, Tháp Chàm Poklong Garai mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Bảo tháp này thờ phụng vua Po Klong Garai, một vị vua có công lớn trong cai trị đất nước. Tháp được xây dựng từ cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14, nằm trên đồi Trầu, phường Đô Vinh, Ninh Thuận.

Bảo tháp này ở Ninh Thuận có lối kiến trúc và điêu khắc đạt đến độ đỉnh cao. Nó đã được bộ văn hóa xếp vào hạng di tích Quốc gia từ năm 1979 và được Thủ tướng Chính Phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

3. Cách di chuyển đến tháp Poklong Garai 

Ảnh: Sưu tầm

Đến Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận vô cùng đơn giản. Nếu bạn đi bằng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô, bạn có thể di chuyển theo cung đường sau đây:

Đầu tiên, bạn hãy đi đến ngã 5 Phủ Hà, TP Phan Rang – Tháp Chàm. Sau đó đi theo đường 21/8 hướng Đà Lạt. Khi đến đây, bạn sẽ đi qua đoạn đường giao nhau với xe lửa. Chỉ cần thêm một đoạn nữa là đã đến nơi. Khi đặt chân đến Tháp Chàm Poklong Garai, bạn nhớ mua vé vào và bắt đầu hành trình khám phá của mình nhé.

Vé trẻ em 10.000đ/vé
Vé người lớn 15.000đ/vé
Thời gian mở cửa: 7h30 – 17h30 hằng ngày

Địa điểm du lịch này cũng nằm gần ga Tháp Chàm, Ninh Thuận. Do đó, sau khi thăm thú tại đây, bạn có thể ghé thăm ga và check in một vài bức ảnh thật ngầu cho mình. 

  • Tham khảo: Kinh nghiệm du lịch vịnh Vĩnh Hy

4. Kiến trúc Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận độc đáo đến thế nào?

Ảnh: Sưu tầm

Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận bao gồm 3 tháp, đó là Tháp Chính, tháp lửa và tháp cổng. Ngay từ khi đặt chân lên đồi Trầu, bạn đã có thể nhìn thấy vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn tháp này trên đỉnh núi. Càng đến gần, những đường nét tinh tế cùng lối kiến trúc độc đáo của tháp lại càng hiện rõ trước mắt. Hầu hết các tháp đều được xây dựng từ gạch nung đến đỏ sẫm, dính lại với nhau bằng dầu rái vô cùng độc đáo.

4.1. Tháp cổng

Ảnh: Sưu tầm

Tháp cổng chính là 2 cửa thông nhau theo trục Đông – Tây. Tháp này có độ cao khoảng gần 9m, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ và đẹp mắt. Nơi này cũng là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và đón tiếp khách của vua khi xưa.

4.2. Tháp lửa

Ảnh: Sưu tầm

Ở phía Nam, Tháp lửa có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống dân tộc Chăm Pa. Chúng mang đậm nét văn hóa Sa Huỳnh. 

Tháp lửa có độ cao 9,31m, dài 8,18m và rộng 5m. Chúng được thiết kế theo tín ngưỡng Bà La Môn. Hai mái của tháp cong cong hình chiếc thuyền. Bạn có thể hình dung chúng như những mái nhà rông của người dân Tây Nguyên. Đây là nơi cúng tế của các tu sĩ. Cũng là nơi để long bào, các vật dụng cần thiết của vua Chăm Pa.

4.3. Tháp Chính

Ảnh: Sưu tầm

Nằm sâu nhất, Tháp Chính là tâm điểm của công trình kiến trúc Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận. Tháp chính có 1 cửa chính ở hướng Đông được điêu khắc hình ảnh thần Siva. Hai trụ đá đỡ Tháp được khắc đầy chữ Chăm Cổ. Bên cạnh đó, Tháp còn có 3 cửa giả hướng ra 3 phía còn lại, tạc tượng các thần ở phía trong vô cùng đẹp mắt.

Tháp chính có độ cao khoảng hơn 20m, thiết kế nhiều tầng. Xung quanh các góc của tháp đều được gắn các tượng đá thú và biểu tượng lửa. Ngoài ra, bên trong tháp chính còn thờ vị vua có nhiều công lớn trong công cuộc cai trị đất nước với biểu tượng Mukhalinga.

  • Xem thêm: 7 điều cần biết khi du lịch đồi cát Nam Cương

5. Lễ hội Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận

Ảnh: Sưu tầm

Hằng năm, tại Tháp Chàm Poklong Garai lại tổ chức các lễ hội nhằm tưởng nhớ đến công ơn của vị vua Poklong Garai. Cụ thể như sau:

  • Lễ đầu năm: Lễ hội này được tổ chức vào tháng Giêng lịch Chăm, là lễ mở cửa tháp Pôklông Garai.
  • Lễ cầu mưa: Lễ cầu mưa được tổ chức vào tháng 4 theo lịch Chăm.
  • Lễ hội Katê: đây là lễ lớn nhất trong năm của người Chăm được tổ chức vào tháng 7 theo lịch Chăm. Trong 3 ngày diễn ra lễ Katê, du khách đi du lịch Ninh Thuận có thể được thưởng thức các điệu múa quạt, vũ điệu Siva của các cô gái người Chăm và rất nhiều hoạt động truyền thống khác.
  • Lễ Chabun: là lễ Cha trong tín ngưỡng của người Chăm, được tổ chức vào tháng 9.

Ảnh: Sưu tầm

Nếu có dịp đến Tháp Chàm Poklong Garai vào các thời điểm này, bạn sẽ được khám phá rất nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của người Chăm. Đồng thời, họ cũng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị đấy.

Trải qua hàng ngàn biến cố của lịch sử và sự tàn phá của thời gian. Hiện nay, Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận vẫn sừng sững, lưu giữ nguyên vẹn hiện vật và giá trị truyền thống của văn hóa Chăm Pa. Nếu bạn có cơ hội đến Phan Rang, đừng quên dành thời gian ghé thăm Tháp Chàm Poklong Garai nhé! Ngoài ra, bạn còn có thể khám phá Tháp chàm Poshanư tại Phan Thiết, đây cũng là một công trình Vĩ Đại của vương Quốc Chăm Pa còn lưu giữ đến ngày nay đấy.

Bài viết liên quan:

  • Kinh nghiệm du lịch Phan Rang
  • Du lịch Ninh Thuận cần lưu ý gì

Video liên quan

Chủ Đề