Thi nâng ngạch nghiên cứu viên chính 2023

Ngày 27/10/2021, Bộ trưởng Bộ KHCN vừa ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KHCN tại Thông tư số 08/2021/TT-BKHCN.

Thông tư này quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN từ hạng II lên hạng I, từ hạng III lên hạng II và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN từ hạng IV lên hạng III; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN.

Đối tượng áp dụng quy định mới này là viên chức chuyên ngành KH&CN làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN; các đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN.

  Theo Thông tư này, viên chức chuyên ngành KH&CN đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II [nghiên cứu viên chính, kỹ sư chính] lên hạng I [nghiên cứu viên cao cấp, kỹ sư cao cấp] hoặc từ hạng III [nghiên cứu viên, kỹ sư] lên hạng II [nghiên cứu viên chính, kỹ sư chính] khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

[1] Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức [sau đây viết tắt là Nghị định số 115/2020/NĐ-CP].

  [2] Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN [sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV] và Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ KH&CN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN [sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN].

  Viên chức đăng ký dự thi thăng hạng được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.

  Viên chức đăng ký dự xét thăng hạng thuộc đối tượng được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được xác nhận đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học khi đăng ký dự xét thăng hạng. Trường hợp không thuộc đối tượng miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì trong hồ sơ dự xét phải có minh chứng đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.

  [3] Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp, cụ thể như sau:

- Đối với thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên chính [hạng II] lên chức danh nghiên cứu viên cao cấp [hạng I]: Có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính [hạng II] hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh nghiên cứu viên chính [hạng II] tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

- Đối với thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh kỹ sư chính [hạng II] lên chức danh kỹ sư cao cấp [hạng I]: Có thời gian giữ chức danh kỹ sư chính [hạng II] hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh kỹ sư chính [hạng II] tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

- Đối với thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên [hạng III] lên chức danh nghiên cứu viên chính [hạng II]: Có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên [hạng III] hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh nghiên cứu viên [hạng III] tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

- Đối với thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh kỹ sư [hạng III] lên chức danh kỹ sư chính [hạng II]: Có thời gian giữ chức danh kỹ sư [hạng III] hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh kỹ sư [hạng III] tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Việc tính thời gian tương đương quy định tại khoản này thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.

[4] Viên chức đăng ký dự xét thăng hạng phải đạt thêm số điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn như sau:

- Đối với xét thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên chính [hạng II] lên chức danh nghiên cứu viên cao cấp [hạng I]: Trong thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính [hạng II] hoặc tương đương đạt ít nhất 05 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nhất 03 điểm quy đổi từ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh trở lên hoặc công bố bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.

- Đối với xét thăng hạng từ chức danh kỹ sư chính [hạng II] lên chức danh kỹ sư cao cấp [hạng I]: Trong thời gian giữ chức danh kỹ sư chính [hạng II] hoặc tương đương đạt ít nhất 04 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nhất 02 điểm quy đổi từ kết quả chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh trở lên hoặc làm giám đốc quản lý, chủ trì dự án, công trình, đồ án từ cấp II trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật hoặc tác giả của bài báo khoa học, sáng chế được cấp bằng độc quyền, giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền.

- Đối với xét thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên [hạng III] lên chức danh nghiên cứu viên chính [hạng II]: Trong thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên [hạng III] hoặc tương đương đạt ít nhất 03 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nhất 01 điểm quy đổi từ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở trở lên hoặc công bố bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.

- Đối với xét thăng hạng từ chức danh kỹ sư [hạng III] lên chức danh kỹ sư chính [hạng II]: Trong thời gian giữ chức danh kỹ sư [hạng III] hoặc tương đương đạt ít nhất 02 điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nhất 01 điểm quy đổi từ kết quả chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở trở lên hoặc dự án, công trình, đồ án từ cấp III trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật hoặc là tác giả của giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền và được ứng dụng trong thực tiễn, bài báo khoa học được công bố. Quy định về kết quả hoạt động chuyên môn được tính điểm quy đổi, tạp chí quốc tế có uy tín, bài báo khoa học, dự án, công trình, đồ án thuộc chuyên ngành kỹ thuật và cách tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn thực hiện theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN.

Viên chức chuyên ngành KH&CN đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV [trợ lý nghiên cứu, kỹ thuật viên] lên hạng III [nghiên cứu viên, kỹ sư] khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

[1] Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.

[2] Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét [nghiên cứu viên hoặc kỹ sư] quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV và Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN . Viên chức đăng ký dự xét thăng hạng thuộc đối tượng được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được xác nhận đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học khi đăng ký dự xét thăng hạng. Trường hợp không thuộc đối tượng miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì trong hồ sơ dự xét phải có minh chứng đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.

[3] Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp, cụ thể như sau:

- Đối với xét thăng hạng từ chức danh trợ lý nghiên cứu [hạng IV] lên chức danh nghiên cứu viên [hạng III]: Có thời gian giữ chức danh trợ lý nghiên cứu [hạng IV] hoặc tương đương tối thiểu là 03 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh trợ lý nghiên cứu [hạng IV] tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

- Đối với xét thăng hạng từ chức danh kỹ thuật viên [hạng IV] lên chức danh kỹ sư [hạng III]: Có thời gian giữ chức danh kỹ thuật viên [hạng IV] hoặc tương đương tối thiểu là 03 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm [đủ 12 tháng] giữ chức danh kỹ thuật viên [hạng IV] tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng. Việc tính thời gian tương đương quy định tại khoản này thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
Thông tư này còn quy định cụ thể về nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN; hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng, tổ chức thi hoặc xét thăng hạng và xác định người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp; xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2021 và thay thế Thông tư số 17/2018/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề