Thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là

Thị phần kim ngạch 4 thị trường lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước tháng 1/2020. Biểu đồ: T.Bình.

Giảm đều

Tháng 1, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 18,323 tỷ USD, giảm tới 17,4% so với cùng kỳ 2019.

Hết tháng đầu tiên của năm, Việt Nam có 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Số lượng nêu trên không thay đổi so với cùng kỳ 2019, tuy nhiên, cùng với xu thế giảm chung của cả nước, kim ngạch xuất khẩu ở cả thị trường chủ lực này đều giảm.

Cụ thể, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 4,77 tỷ USD trong khi tháng 1/2019 đạt 5,14 tỷ USD.

Các kết quả tương tự ở 3 quốc gia còn lại lần lượt là: Trung Quốc 2,74 tỷ USD và 2,8 tỷ USD; Nhật Bản 1,55 tỷ USD và 1,9 tỷ USD; Hàn Quốc 1,38 tỷ USD và 1,84 tỷ USD.

Với tổng kim ngạch 10,44 tỷ USD, 4 thị trường chủ lực đóng góp tới gần 57% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong tháng 1.

Hầu hết các nhóm xuất khẩu của Việt Nam đều có mặt ở 4 quốc gia nêu trên nhưng đáng kể nhất có thể kể đến như: Dệt may; giày dép; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; Phương tiện vận tải và phụ tùng; rau quả…

Về nhập khẩu, hết tháng 1, kim ngạch từ Trung Quốc đạt 5,6 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 3,94 tỷ USD; Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD; Hoa Kỳ đạt 988 triệu USD.

Như vậy, trong 4 thị trường trên, nước ta xuất siêu sang 2 thị trường [Hoa Kỳ, Nhật Bản] và nhập siêu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tháng 1 đầy biến động với thị trường Trung Quốc

Trong 4 thị trường nêu trên, hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc thu hút sự quan tâm đặc biệt, bởi đây không chỉ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, mà đây còn là tâm điểm của dịch bệnh do virus corona [Covid-19], ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao thương giữa 2 nước, nhất là trên tuyến cửa khẩu đường bộ phía Bắc.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu nói chung với Trung Quốc trong tháng 1 sơ bộ giảm 25,8% so với tháng 12/2019 và giảm 11,8% so với cùng kỳ năm năm ngoái.

Ngoài yếu tố về dịch bệnh, nguyên nhân chính khác dẫn đến giảm xuất nhập khẩu với Trung Quốc giảm trong tháng 1 so với tháng 12/2019 và tháng 1/2019 là Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 rơi hoàn toàn vào tháng 1/2020.

Thống kê theo giá trị trung bình theo ngày làm việc [loại trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ] trong tháng, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 1/2020 đạt khoảng 130 triệu USD/ngày, giảm khoảng 20% so với tháng 12/2019 trước đó

Trong khi đó, trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc trong tháng 1/2020 tính trung bình theo ngày đạt hơn 261 triệu USD/ngày, giảm 6,5% so với tháng 12/2019 và giảm 2,1% so với tháng 1/2019.

Đặc biệt, trong 3 ngày làm việc sau nghỉ Tết Nguyên đán [30, 31/1/2020 và 3/2/2020]- thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang hết sức phức tạp, tổng trị giá xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 82,1 triệu USD/ngày, bằng 63% ngày làm việc thông thường trong tháng 1/2020; trong khi nhập khẩu đạt 182,8 triệu USD/ngày, cũng chỉ bằng gần 70% ngày làm việc thông thường trong tháng 1/2020.

Hiện nay, với các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nỗ lực của các bộ, ngành địa phương, hoạt động xuất nhập khẩu ở một số cửa khẩu phía Bắc đã có chiều hướng tích cực hơn, nhất là ở cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai; Hữu Nghị, Lạng Sơn…

Đơn cử như tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai [Cục Hải quan Lào Cai], kể từ ngày 8/2 [thời điểm được xem khởi động chính thức hoạt động xuất nhập khẩu sau kỳ nghỉ Tết Canh Tý ở cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành] đến 12/2, đơn vị đã làm thủ tục thông quan cho 613 xe hàng xuất nhập khẩu với tổng trọng lượng hàng hóa gần 13.000 tấn, tổng trị giá kim ngạch gần 5,4 triệu USD.

Trong đó, hàng xuất khẩu 363 xe, kim ngạch gần 4 triệu USD, trọng lượng hàng hóa gần 6.550 tấn, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thanh long, mít, chuối…

Riêng mặt hàng thanh long xuất khẩu được 277 xe, tổng trọng lượng 4.467 tấn.

Năm 2019, trị giá xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu tại Lào Cai đạt 3,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD. Riêng mặt hàng nông sản xuất nhập khẩu đạt 1,57 triệu tấn với kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Cao su của Việt Nam được xuất chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, các nước EU, Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc là thị trường có lượng cao su xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 64,84% tổng lượng xuất khẩu đạt 623,91 nghìn tấn, trị giá 842,94 triệu USD, tăng 11,30% về lượng và 9,47% trị giá, giá xuất trung bình 1351,05 USD/tấn, giảm 1,64% so với cùng kỳ năm 2018.

Sau thị trường Trung Quốc là Ấn Độ chiếm 8,35% đạt 80,39 nghìn tấn, trị giá 116,04 triệu USD, tăng 51,62% về lượng và 47,42% trị giá, giá xuất bình quân tăng 2,77% so với cùng kỳ năm 2018 đạt 1351,05 USD/tấn. Riêng tháng 8/2019 cũng đã xuất sang Ấn Độ 13,91 nghìn tấn, trị giá 20,66 triệu USD, giá bình quân 1485,01 USD/tấn, giảm 2,57% về lượng và giảm 3,23% trị giá, giá bình quân giảm 0,68% so với tháng 7/2019. Nếu so với tháng 8/2018 cũng đều sụt giảm cả về lượng và trị giá, tuy nhiên giá bình quân tăng 8,14%.

Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu cao su sang các thị trường khác nữa như Mỹ, Đức, Pháp, Anh…

Cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Đề bài:

Câu 7. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là :

A. Các nước ASEAN.    B. Các nước EU.     C. Hoa Kì.     D. Trung Quốc.

A

Ngoại thương chính là hoạt động thương mại, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các đất nước với nhau. Khi hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi một đất nước thì được gọi là hoạt động ngoại thương. Ngoại thương có thể bao gồm việc các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài hoặc nhập khẩu về cho đất nước.Vậy, thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là thị trường nào? Hãy cùng tìm hiểu và trả lời cùng Top lời giải nhé

Câu hỏi: Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là:

A. Bắc Mĩ và châu Á.

B. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.

C. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

D. Châu Âu và châu Phi.

Trả lời:

Đáp án đúng:C. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

Giải thích của giáo viên Top lời giải về lý do chọn đáp án C:

Hoạt động ngoại thương nước ta trong những năm gần đây có sự chuyển biến rõ rệt:

+ Xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh

+ Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên khá nhanh. Phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất, nhu cầu tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu

+ Quy mô xuất khẩu tăng từ 2,4 tỉ USD [1990] -> 32,4 tỉ USD [2005].

+ Giá trị hàng nhập khẩutăng từ 2,8 tỉ USD -> 36,6 tỉ USD.

+ Từ 1993 đến nay Việt Nam tiếp tục nhập siêu.

Nhìn vảo biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy:

- Thị trường xuất khẩu: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.

- Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

Như vậy, lựa chọn đáp án C là đúng.

>>> Xem thêm: Thông tin của thị trường giúp người mua như thế nào?

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về vấn đề phát triển thương mại và du lịch

Câu 1:Nội thương của nước ta hiện nay

A. Đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế

B. Chưa có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ quốc tế lớn

C. Phát triển chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước

D. Không có hệ thống siêu thị nào do người Việt quản lí

Đáp án:A

Giải thích :Nội thương nước ta ngày càng phát triển, hàng hóa đa dạng phong phú và thu hút sự tham gia các nhiều thành phần kinh tế [Nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài Nhà nước,…].

Câu 2:Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa về doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần knh tế của nước ta năm 2005:

A. Khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất

B. Khu vực Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất

C. Khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất

D. Khu vực Nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất

Đáp án:C

Giải thích :Mục 1 [biểu đồ], SGK/137 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3:Hiện nay, thi trường buôn bán của nước ta được mở rộng

A. Theo hướng chú trọng đến các nước xã hội chủ nghĩa cũ

B. Theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa

C. Nhưng chưa có quan hệ với các nước Tây Âu

D. Nhưng chưa có quan hệ với các nước Mĩ La Tinh

Đáp án:B

Giải thích :Mục 1, SGK/137 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4:Sự kiện nào sau đây ít ảnh hưởng đến ngoại thương nước ta ?

A. Cộng đồng kinh tế ASEAN [ AEC] được thành lập

B. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương [ TPP] được kí kết

C. Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kì năm 2016

D. Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới[WTO]

Đáp án:C

Giải thích :Trong các sự kiện trên đều ảnh hưởng đến ngành ngoại thương nước ta nhưng sự kiện ít ảnh hưởng nhất hoặc ảnh hưởng gián tiếp là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kì năm 2016.

Câu 5:Nhân tố quan trọng nhất khiến cho kim ngạch xuát khẩu của nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây là

A. Điều kiện tự nhiện thuận lợi

B. Mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm

C. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao

D. Cơ sở vật chất- kĩ thuật tốt

Đáp án:B

-----------------------

Qua bài viết trên, các bạn đã cùng Top lời giải tìm hiểu Vấn đề phát triển thương mại và du lịch. Với kiến thức được tổng hợp chi tiết, chúng tôi hy vọng các sẽ có được tài liệu bổ ích cho bản thân. Chúc các bạn học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề