Thiết bị đầu cuối nhà thuê bao là gì mic.gov.vn năm 2024

(Mic.gov.vn) -

Sáng ngày 18/8/2023, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị quán triệt việc chấp hành pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất. Tham dự hội nghị có đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT, các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông…

Thiết bị đầu cuối nhà thuê bao là gì mic.gov.vn năm 2024

Tháng 9/2024 sẽ kết thúc mạng 2G

Triển khai Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó có nội dung phát triển hạ tầng viễn thông đi trước một bước, trở thành hạ tầng cho kinh tế số, xã hội số; trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức triển khai các giải pháp thúc đẩy phổ cập điện thoại di động thông minh tới mỗi người dân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch dừng công nghệ di động thế hệ cũ 2G (đã được triển khai tại Việt Nam gần 30 năm) để tối ưu hóa mạng lưới, tiết kiệm chi phí vận hành và dành băng tần cho các công nghệ di động thế hệ mới.

Cũng theo Quy hoạch Phổ tần số vô tuyến điện quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017, các băng tần 900/1800MHz được dành cho hệ thống thông tin di động IMT (International Mobile Telecommunications). Triển khai Quy hoạch này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, định hướng các doanh nghiệp viễn thông di động xây dựng kế hoạch dừng công nghệ di động 2G; mục tiêu hoàn thành việc dừng khai thác mạng, thiết bị viễn thông sử dụng công nghệ 2G chậm nhất vào tháng 9/2024.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đã ban hành kèm theo Thông tư số 43/2020/TT-BTTTT ngày 31/12/2020 "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất - Phần truy nhập vô tuyến". Theo đó, từ ngày 01/7/2021, các thiết bị không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật (như máy điện thoại di động sử dụng công nghệ 2G, 3G hoặc sử dụng đồng thời công nghệ 2G và 3G nhưng không tích hợp công nghệ 4G) không được nhập khẩu, sản xuất trong nước; các thiết bị không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật nhập khẩu trái phép (nhập lậu) từ ngày 01/7/2021 cho đến nay cũng không được lưu thông, phân phối, mua bán trong nước.

Thiết bị đầu cuối nhà thuê bao là gì mic.gov.vn năm 2024

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chánh Thanh tra Bộ TT&TT Nguyễn Thành Chung cho biết, nhằm đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh, bảo vệ quyền lợi người dân, của xã hội, Bộ TT&TT và các Sở TT&TT triển khai đồng loạt kiểm tra trên địa bàn cả nước để phát hiện, ngăn chặn, xử lý việc nhập khẩu, sản xuất, phân phối, lưu thông, mua bán thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất trái quy định của pháp luật; thời gian triển khai chia làm nhiều đợt, bắt đầu từ ngày 25/8/2023, kết thúc trước ngày 15/11/2023.

Chánh Thanh tra Bộ TT&TT nhấn mạnh, để triển khai cuộc kiểm tra được đồng bộ, hiệu quả, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị và tập trung kiểm tra, xác minh, phương án kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn những vấn đề sau:

Những doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập khẩu trái phép thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất, điện thoại 2G, 3G hoặc kết hợp 2G, 3G không tích hợp công nghệ 4G từ sau ngày 30/6/2021.

Những doanh nghiệp, hộ kinh doanh phân phối, lưu thông, mua bán thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất, điện thoại 2G, 3G hoặc kết hợp 2G, 3G không tích hợp công nghệ 4G nhập khẩu trái phép sau ngày 30/6/2021.

Những doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập khẩu, lưu thông, phân phối, mua bán thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất không thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy theo quy định.

Chánh Thanh Tra Bộ TT&TT Nguyễn Thành Chung cũng nhấn mạnh các phương án xử lý vi phạm, xử lý đối với thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất, điện thoại 2G, 3G hoặc kết hợp 2G, 3G không tích hợp công nghệ 4G nhập khẩu trái phép sau ngày 30/6/2021 và một số phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai cuộc kiểm tra tại các địa phương…

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện Cục Viễn thông, Thanh tra Bộ TT&TT Phổ biến quy định về quản lý thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất; Phổ biến nội dung, phương pháp triển khai cuộc kiểm tra, phương pháp phát hiện, xử lý vi phạm. Các Sở TT&TT cũng trao đổi, chia sẻ những khó khăn vướng mắc, cần tháo gỡ.

Tình trạng nhắn tin dùng SIM rác quấy phá khách hàng và để lừa đảo nhằm chiếm đoạt số điện thoại rất tinh vi và phức tạp kính đề nghị các Nhà Mạng có giải pháp ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.

Thủ đoạn của chúng là gửi tin nhắn từ Sim Rác mà không dùng số chính thống ví dụ nội dung như sau:

E-Cam\Sim 7-> 13 tr

GOl: 0941-06-5555

AC Dc Dung SlM Binh Thuong.

--E--

Chuc Quy Khach vui ve!

Chúng nhắn tin liên tục từ nhiều số máy và số ở mục GỌI... thay đổi thường là 5 đến nhiều hơn. Nếu khách hàng mắc bẫy và gọi lại vào các số Chính Chủ sau từ "GỌI..." thì bằng cách nào đó hay có sự câu kết chúng sẽ khai "Mất Sim" và ghi rõ 5 cuộc gọi gần nhất theo quy định, Chủ nhân thuê bao thật sự bỗng dưng bị mất số. Số điện thoại đằng sau từ "GOI..." khi tra cứu trên mạng đều là của các trang WEB kinh doanh Sím Số Đẹp.

Kính đề nghị Bộ TTTT xem xét xử lý để giảm thiểu rủi ro và không để họ quấy rầy khách hàng.

Cảm ơn!

- 4 năm trước

Trả lời:

Cục Viễn thông có ý kiến trả lời như sau:

Hiện nay, theo quy trình của các doanh nghiệp viễn thông và nội dung tại Hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung, trường hợp khách hàng khai báo mất SIM, làm lại SIM: ngoài việc cung cấp 5 số điện thoại liên lạc gần nhất, các doanh nghiệp đều yêu cầu khách hàng xuất trình Chứng minh thư/Thẻ căn cước/Hộ chiếu để chứng minh là chủ thuê bao.

Cục Viễn thông – Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình và cam kết với người sử dụng dịch vụ, tăng cường công tác tuyên truyền đồng thời có biện pháp ngăn chặn hành vi nhắn tin quấy rối, lừa đảo nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Bên cạnh đó cũng rất mong người sử dụng chủ động thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký thông tin thuê bao, bảo vệ thông tin cá nhân và nâng cao ý thức cảnh giác trước các tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo.

Độc giả: Lâm Vĩ Nam - Số 30, đường Bờ Bao Tân Thắng, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

[email protected]

Kính gửi Bộ Thông tin và Truyền Thông,

1. Trong văn bản số 4066/CVT-CL mục số 1, Cục Viễn thông có hướng dẫn như sau:

"1. Về gia hạn hoặc xin cấp lại Giấy chứng nhận hợp quy:

1.1. Giấy chứng nhận hợp quy hết hạn và hiệu lực của Thông tư không thay đổi thì Công ty SamSung và Đại lý bên ngoài vẫn tiếp tục đưa các sản phẩm ra thị trường thì có cần thực hiện thủ tục để gia hạn hoặc xin cấp lại Giấy chứng nhận hợp quy?

  1. Trường hợp Giấy chứng nhận hợp quy hết thời hạn, doanh nghiệp phải thực hiện lại thủ tục cấp Giấy chứng nhận hợp quy để được phép tiếp tục đưa sản phẩm ra thị trường trong nước. Sản phẩm hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thì được tiếp tục lưu hành, không phải đánh giá chứng nhận hợp quy lại và công bố hợp quy lại." (trích văn bản số 4066/CVT-CL)

Vướng mắc của chúng tôi liên quan đến nội dung trên: cụm từ "tiếp tục đưa sản phẩm ra thị trường" có được hiểu là:

- Chỉ áp dụng cho các sản phẩm được sản xuất mới hoặc nhập khẩu lô mới sau thời điểm hết hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy?

- Và trong trường hợp sản phẩm đã dừng việc sản xuất mới hoặc nhập khẩu mới sau thời điểm hết hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy, thì doanh nghiệp vẫn được tiếp tục kinh doanh sản phẩm đã có giấy chứng nhận hợp quy, cho dù giấy chứng nhận hợp quy đó đã hết hạn. Cách hiểu này của chúng tôi có phù hợp hay không?

2. Trong văn bản số 4066/CVT-CL mục số 2, thì Cục Viễn thông có hướng dẫn như sau:

"2. Về gia hạn hoặc xin cấp lại Giấy chứng nhận hợp quy trong trường hợp thay đổi quy định pháp luật:

Giấy chứng nhận hợp quy còn hạn nhưng Thông tư thay đổi (Trường hợp này là Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT thay thế Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT): Công ty SamSung và Đại lý bên ngoài vẫn tiếp tục đưa các sản phẩm ra thị trường thì có cần thực hiện thủ tục để gia hạn hoặc xin cấp lại Giấy chứng nhặn hợp quy?

  1. Trường hợp Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT thay đổi thì áp dụng theo Thông tư mới; nếu có quy chuẩn kỹ thuật mới sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Danh mục thì áp dụng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật mới. Trong các trường hợp Giấy chứng nhận hợp quy còn hạn nhưng quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa thay đổi thì phải thực hiện lại chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy (trừ khi có văn bản quy định khác).

Vướng mắc của chúng tôi liên quan đến nội dung trên:

- Nếu sản phẩm được tiếp tục sản xuất hoặc nhập khẩu sau ngày quy chuẩn kỹ thuật mới có hiệu lực (ví dụ: QCVN 117:2018/BTTTT có hiệu lực từ ngày 1/7/2019) thì phải làm lại chứng nhận hợp quy theo QCVN mới. Cách hiểu này của chúng tôi có phù hợp hay không?

- Nếu sản phẩm không còn tiếp tục sản xuất hoặc nhập khẩu sau ngày QCVN mới có hiệu lực (ví dụ: QCVN 117:2018/BTTTT có hiệu lực từ ngày 1/7/2019) thì không cần phải đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy lại theo QCVN mới. Cách hiểu này của chúng tôi có phù hợp hay không?

- Trường hợp sản phẩm phải thực hiện chứng nhận hợp quy (CNHQ), công bố hợp quy (CBHQ) mới; vậy trong thời gian chờ thực hiện thủ tục CNHQ, CBHQ mới, chúng tôi có được phép tiếp tục bày bán sản phẩm hay không? Hay chúng tôi phải chờ cho đến khi hoàn tất thủ tục CNHQ, CBHQ theo quy chuẩn kỹ thuật mới thì mới được kinh doanh tiếp tục sản phẩm thuộc trường hợp này?

3. Tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BTTT có nêu:

"2. Sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 có tích hợp chức năng của sản phẩm, hàng hóa khác thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa được tích hợp."

Dựa trên quy định này, chúng tôi hiểu như sau:

- Sản phẩm máy tính bảng (tablet) được liệt kê trong Phụ lục II (danh mục hàng hóa nhóm 2, Thông tư 05/2019/TT-BTTTT) có chức năng tích hợp (1) truy nhập vô tuyến băngtần 2.4 GHz và băng tần 5 GHz (có thể truy nhập mạng internet không dây), và có chức năng tích hợp (2) của thiết bị đầu cuối thông tin di động GSM/W-CDMA FDD/E-UTRA FDD (có thể gắn sim và nghe gọi như điện thoại di động). Như vậy sản phẩm máy tính bảng phải thực hiện chứng nhận hợp quy cho các chức năng tích hợp (1) và (2). Cách hiểu này của chúng tôi có phù hợp hay không?

- Sản phẩm đồng hồ thông minh (smartwatch) không được liệt kê trong danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc Thông tư 05/2019/TT-BTTTT, và sản phẩm có chức năng tích hợp (1) truy nhập vô tuyến băngtần 2.4 GHz và băng tần 5 GHz (có thể truy nhập mạng internet không dây), và có chức năng tích hợp (2) của thiết bị đầu cuối thông tin di động GSM/W-CDMA FDD/E-UTRA FDD (có thể gắn sim và nghe gọi như điện thoại di động). Như vậy sản phẩm đồng hồ thông minh không bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy cho các chức năng tích hợp (1) và (2). Cách hiểu này của chúng tôi có phù hợp hay không?

Xin chân thành cảm ơn và kính chào!

- 4 năm trước

Trả lời:

Cục Viễn thông có ý kiến trả lời như sau:

Sau khi nhận được nội dung câu hỏi của Quý độc giả, Cục Viễn thông đã liên hệ trao đổi với đại diện của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Công ty Samsung), là đơn vị có vướng mắc và được Cục Viễn thông giải đáp bằng văn bản số 4066/CVT-CL. Sau khi rà soát, Công ty Samsung cho biết không có vướng mắc, không gửi câu hỏi nêu trên đến chuyên mục Hỏi - Đáp Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông; sau khi nhận được văn bản hướng dẫn 4066/CVT-CL, Công ty Samsung không có thêm thắc mắc, câu hỏi nào về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy. Cục Viễn thông đã liên hệ với bạn đọc Lâm Vĩ Nam và được biết đang công tác tại Công ty TNHH Aeon Việt Nam, là đơn vị kinh doanh sản phẩm, hàng hóa viễn thông trong nước, không phải là đơn vị sản xuất, nhập khẩu như trường hợp của Công ty Samsung. Sau khi xem xét thông tin mà bạn đọc cung cấp, Cục Viễn thông có ý kiến như sau:

1. Công văn số 4066/CVT-CL của Cục Viễn thông là để trả lời, giải đáp đối với các thắc mắc cụ thể của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định của Điều 4, Điều 7 Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ; và quy định của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông và được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT ngày 15/11/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Đối với hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Aeon Việt Nam, đề nghị căn cứ theo quy định pháp luật có liên quan để thực hiện.

3. Ngày 28/9/2018 Bộ Khoa học và Công nghệ có công văn số 3095/BKHCN-TĐC (kèm theo) trả lời Công ty TNHH Aeon Việt Nam tương tự kiến nghị mà bạn đọc đã nêu.

4. Về các câu hỏi mà bạn đọc nêu, đề nghị nghiên cứu thực hiện theo quy định sau:

- Về gia hạn hoặc xin cấp lại Giấy chứng nhận hợp quy: đề nghị nghiên cứu, thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông và được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT ngày 15/11/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Về thực hiện chứng nhận hợp quy khi quy chuẩn thay đổi: đề nghị nghiên cứu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT ngày 09/7/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Về việc xác định sản phẩm, hàng hóa có thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 của Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT ngày 09/7/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, đề nghị căn cứ khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT, căn cứ tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, đối chiếu với mô tả trong Phụ lục I, Phụ lục II để xác định.

Độc giả: Vũ Tuấn Linh - Quế Võ, Bắc Ninh

[email protected]

Tôi đã nhận được câu trả lời của Viettel trên Cổng thông tin điện tử của Bộ thông tin về cách trừ cước viễn thông như sau:

"Tôi đang sử dụng mạng Viettel, gói cước trả trước F120U. Gói cước được miễn phí 40 phút gọi ngoại mạng trong một tháng (vào 03 hàng tháng là hết kỳ đăng ký). Trong thời gian sử dụng tôi có nạp thẻ cào và được hưởng khuyến mại. Tiền khuyến mại có thời gian sử dụng ngắn và thường chưa hết 1 kỳ đăng ký gói cước F120U tôi đã hết hạn khuyến mại. Khi tôi tiến hành gọi ngoại mạng thì nhà mạng Viettel lại trừ ưu đãi trong 40 phút gọi ngoại mạng (có thời gian sử dụng dài) mà không trừ trong phần tiền khuyến mại nạp tiền (có thời gian sử dụng ngắn). Như vậy việc trừ tiền cước của nhà mạng Viettel là chưa đảm bảo tối ưu quyền lợi của người dùng. Kính đề nghị Bộ TTTT xem xét về tính năng trừ cước của nhà mạng Viettel theo hướng trừ cước đối với tài khoản có thời gian sử dụng ngắn trước để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Trả lời:

Sau khi tiếp nhận phản ánh bạn, Cục Viễn thông đã yêu cầu Viettel xem xét và xử lý khiếu nại của bạn, báo cáo kết quả xử lý về Cục Viễn thông.

Tính năng trừ cước hiện tại như khách hàng phản ánh được Viettel áp dụng chung trên toàn mạng.

Tuy nhiên, Viettel xin được giải thích lại với Quý Khách hàng là cơ chế trừ cước này được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc ưu tiên quyền lợi cho khách hàng vì: Trong cùng 01 thời điểm, khách hàng có thể sử dụng nhiều gói cước có ưu đãi khác nhau (Ví dụ: vừa sử dụng gói cước thoại, vừa sử dụng gói cước data,…vừa tham gia các chương trình khuyến mại khác như khuyến mại thẻ nạp, khuyến mại chương trình khách hàng thường xuyên,…. ). Do vậy, để đảm bảo quyền lợi khách hàng, các ưu đãi được trừ theo thứ tự ưu đãi đơn hướng được trừ trước, tiếp theo sẽ trừ đến ưu đãi đa hướng. Nguyên tắc này được áp dụng chung cho tất các gói cước, khuyến mại của Viettel, không chỉ riêng trường hợp gói F120U và khuyến mại thẻ nạp.

Theo nguyên tắc này, do tiền khuyến mại nạp thẻ được sử dụng cho nhiều hướng, không chỉ gọi ngoại mạng mà còn có thể dùng để gọi nội mạng, nhắn tin. Trong khi đó ưu đãi 40 phút gọi ngoại mạng của gói cước chỉ áp dụng riêng cho hướng gọi ngoại mạng. Vì vậy, ưu đãi về gói cước được trừ trước tiền khuyến mại nạp thẻ.

Theo nguyên tắc trừ cước này, trường hợp của khách hàng không đươc tối ưu chỉ là trường hợp riêng. Còn nhìn tổng thể quyền lợi của tất cả các khách hàng thì nguyên tắc này đảm bảo lợi ích tối ưu của khách hàng. Ví dụ: khách hàng đăng ký gói F120U vào ngày 10/10. Theo quy định của gói cước ưu đãi 40 phút gọi ngoại mạng của khách hàng được sử dụng đến ngày 10/11 (30 ngày kể từ ngày đăng ký gói cước). Ngày 1/11 khách hàng tham gia khuyến mại nạp thẻ. Số tiền khuyến mại khi khách hàng nạp thẻ được sử dụng đến ngày 15/11. Như vậy, trong trường hợp này, tài khoản khuyến mại thẻ nạp có thời gian sử dụng lâu hơn 05 ngày, ngoài ra còn được sử dụng cho các hướng khác như nhắn tin, gọi nội mạng. Do vậy, thứ tự ưu tiên trừ ưu đãi từ gói cước (40 phút gọi ngoại mạng) trước sẽ có lợi hơn rất nhiều so với trừ tài khoản khuyến mại thẻ nạp."

Tui nhiên việc giải thích và lấy ví dụ theo tôi là chưa thỏa đáng với nội dung tôi đề xuất là "trừ cước đối với tài khoản có thời gian sử dụng ngắn trước để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng". Như ví dụ của Viettel đưa ra giải thích thì vẫn thuộc nội dung "trừ cước đối với tài khoản có thời gian sử dụng ngắn trước" vì khi đó gói F120 sẽ chỉ còn 10 ngày sử dụng, trong khí đó khuyến mãi từ thẻ nạp còn 15 ngày sử dụng. Như vậy, trừ cước đối với tài khoản có thời gian sử dụng ngắn trước sẽ là tối ưu nhất đối với người dùng.

- 4 năm trước

Trả lời:

Như đã trả lời Quý độc giả trước đây, mỗi sản phẩm, chương trình khuyến mại có mục đích khác nhau, hướng tới nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ do vậy quy định của doanh nghiệp về thời gian sử dụng tài khoản khác nhau tùy theo mục đích kinh doanh để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Cụ thể với Gói F120 của Viettel hướng đến mục đích cho các khách hàng có tiêu dùng lâu dài, đều đặn, thường xuyên hàng tháng, trong khi đó chương trình khuyến mại thẻ nạp nhằm đảm bảo khuyến khích các khách hàng có nhu cầu tiêu dùng thực sự trong khoảng thời gian khuyến mại. Chương trình khuyến mại thẻ nạp được doanh nghiệp thực hiện thường xuyên hàng tháng.

Do vậy, đề nghị Quý độc giả nghiên cứu kỹ các nội dung của các chương trình khuyến mại của doanh nghiệp để sử dụng theo đúng nhu cầu.

Độc giả: Nguyễn Thanh Danh - Vĩnh Long

[email protected]

Kính gửi Bộ TTTT. Nhà mạng Gmobile đã không đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là có sóng để phục vụ nghe gọi cho người dân. Tại sao Bộ TTTT không có chế tài nào hay cách xử lý để lấy lại quyền lợi cho người dân?

- 4 năm trước

Trả lời:

Cục Viễn thông có ý kiến trả lời như sau:

Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu (GtelMobile) là doanh nghiệp đã được cấp giấy phép thiết lập mạng để cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của việc thay đổi trong mô hình kinh doanh, thay đổi nhà đầu tư, nên hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của GtelMobile có sự giảm sút cả về chất lượng và số lượng thuê bao như phản ánh của Quý độc giả. Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhiều lần thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm có liên quan đối với Gtel Mobile trong hoạt động cung cấp dịch vụ trên thị trường.

Hiện nay, Bộ TT&TT đang phối hợp với đơn vị chủ quản của GtelMobile, chỉ đạo Gtel Mobile khẩn trương xây dựng và trình phê duyệt Đề án tái cơ cấu để khôi phục và thúc đẩy lại hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bảo đảm đủ sức cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động cũng như bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

Độc giả: Phạm Yến - 11/22 Nguyễn Văn Mại, Phường 4, Quận Tân Bình

[email protected]

Tôi đang công tác tại công ty CP TMDV Viễn thông RVC Rồng Việt,

Công ty tôi đã được cấp giấy phép ISP và OSP năm 2018 khi còn là công ty TNHH MTV, đến nay công ty tôi đã chuyển đổi thành công ty Cổ Phần. Vậy tôi phải làm những thủ tục gì để được cấp lại giấy phép cho công cty Cổ phần ?

- 4 năm trước

Trả lời:

Cục Viễn thông có ý kiến như sau:

Trường hợp doanh nghiệp thay đổi tên doanh nghiệp được cấp phép, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 7 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 24 Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định tại Khoản 8 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 24a Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 nêu trên.

Hiện nay, các thủ tục về cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp mới, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) đã công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục Viễn thông về cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông , doanh nghiệp có thể tham khảo tại địa chỉ:

Độc giả: Lê Thái Trung - TP Đà Nẵng

[email protected]

Liên quan đến Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, tôi có một số thắc mắc. Nay, cho tôi xin hỏi một số vấn đề như sau:

1. Đọc Thông tư, tôi chưa rõ quy định cụ thể về thành phần của Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Chấm thi như Hội đồng thi và Ban Coi thi.

- Căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 11 thì Ban Thư ký có ít nhất là 02 người? Có bắt buột phải có Trưởng ban Thư ký hay không?

- Căn cứ Điểm c Khoản 4 Điều 11 thì Ban Đề thi có ít nhất là 01 người (Cán bộ ra đề)? Có bắt buột phải có Trưởng ban Đề thi hay không?

- Căn cứ Khoản 6 Điều 11 và Điều 15 thì Ban Chấm thi có ít nhất là 04 người (Trưởng Ban Chấm thi, 02 giám khảo chấm thi và kỹ thuật viên)?

2. Theo Điểm b Khoản 4 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 Điều 11 thì Chủ tịch Hội đồng thi không được là người trong Ban Đề thi và không đồng thời là Trưởng ban Coi thi (không được là người trong Ban Đề thi)?

3. Theo Điểm c Khoản 1 và Điểm b Khoản 4 Điều 7; Điểm b Khoản 5 Điều 11; Khoản 7 Điều 13; Điểm c Khoản 2 Điều 14 thì thí sinh sẽ phải nhận đề thi thực hành từ giám thị phải là: file hay là đề thi đã in ra giấy hay là cả đề thi đã in ra giấy và file văn bản có đoạn văn chưa định dạng có nội dung trong đề thi? Nếu là đề thi bắt buột phải là file thì thí sinh sẽ tự tải về máy tính của mình theo đường dẫn (giám thị cho link) hay là giám thị truyền file đến cho từng máy tính của các thí sinh?

4. Cũng theo Điểm b Khoản 4 Điều 7:

- “Đề thi thực hành do Ban Đề thi biên soạn, được mã hóa”: Nghĩa là file đề thi muốn xem được phải có mật khẩu? Hay là nén file đề thi (mở bình thường) ra dạng *.zip (hoặc *.rar) rồi đặt mật khẩu cho file nén đó (muốn giải nén phải có mật khẩu)?

- “Chủ tịch Hội đồng thi nhận đề thi từ Ban Đề thi, trực tiếp xem xét, mã hóa, lưu vào thiết bị nhớ, niêm phong theo quy định bảo mật đề thi”: Việc mã hóa file đề thi là Chủ tịch Hội đồng thi làm? Thiết bị nhớ là thiết bị lưu trữ? Thiết bị nhớ là CD hay flash disc hay HDD hay SDD hay thẻ nhớ hay loại nào cũng được? Theo quy định trên thì không bắt buộc 02 thiết bị nhớ?

5. Theo Điểm b Khoản 2 Điều 15: “Thí sinh có tổng điểm hai bài thi đạt từ 50% số điểm trở lên đối với mỗi bài thi trắc nghiệm và bài thi thực hành thì được công nhận đạt yêu cầu”, câu này có đồng nghĩa với câu: “Thí sinh có điểm từng bài thi trắc nghiệm, bài thi thực hành đạt từ 50% số điểm trở lên thì được công nhận đạt yêu cầu” hay không? (Trích: Điểm b Khoản 2 Điều 17 Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và công nhận tương đương chứng chỉ ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp). Và không được làm tròn (vì không có Điều nào trong Thông tư quy định cho phép làm tròn cụ thể như thế nào)?

- Nghĩa là nếu quy ra thang điểm 10 (phần mềm chấm trắc nghiệm tự động), không được làm tròn, nếu điểm bài thi trắc nghiệm >= 5 và điểm bài thi thực hành >=5 (theo thang điểm 10) thì mới đạt?

Xin trân trọng cảm ơn! Mong quý cấp sớm phản hồi!

Xin chân thành cảm ơn!

- 4 năm trước

Trả lời:

Vụ CNTT, Bộ TT&TT có ý kiến như sau:

Vụ CNTT đã rà soát lại Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, nội dung các Khoản, Điều trong câu hỏi của độc giả không nằm trong phạm vi của Thông tư này.

Đối với mục 5 liên quan đến dự thảo “Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và công nhận tương đương chứng chỉ ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp”, Vụ CNTT được biết đây là dự thảo Thông tư của Bộ LĐTBXH do Tổng cục Giáo nghề nghiệp chủ trì, Qúy độc giả có thể gửi ý kiến góp ý trên trang thông tin của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.