Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quý

Thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN là ngày nào? Mức phạt chậm nộp tiền thuế GTGT, thuế TNDN là bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi trên Kế toán ACP xin mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Văn bản áp dụng:

Luật số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016

Luật số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019

I. Thời hạn nộp thuế

Theo Điều 55 Luật số 38/2019/QH14 quy định về thời hạn nộp thuế như sau:

- Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

  + Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế

  + Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo Quý: Chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế 

   Lưu ý: Từ ngày 1/7/2020 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế [Theo Luật quản lý thuế 2019]

- Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

- Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.

- Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.

- Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

- Đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước từ đất, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài thì thời hạn nộp theo quy định của Chính phủ.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trường hợp phát sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì thời hạn nộp thuế phát sinh được thực hiện như sau:

  • Thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
  • Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp; hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

II. Mức phạt chậm nộp tiền thuế

Theo khoản 3, Điều 3 Luật số 106/2016/QH13 việc xử phạt vi phạm chậm nộp tiền thuế sẽ được thực hiện như sau:

- Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

- Đối với các Khoản nợ tiền thuế phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà người nộp thuế chưa nộp vào ngân sách nhà nước, kể cả Khoản tiền nợ thuế được truy thu qua kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền thì được chuyển sang áp dụng mức tính tiền chậm nộp theo quy định tại Khoản này từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Ví dụ: Công ty TNHH Dịch vụ và tư vấn thuế ACP nợ 20 triệu đồng tiền thuế GTGT, hạn nộp là ngày 30/01/2020. Ngày 15/02/2020, Công ty nộp thuế vào ngân sách Nhà nước.

=> Số ngày chậm nộp là 16 ngày.

=> Số tiền chậm nộp là: 20.000.000 x 0.03% x 16 = 96.000 đồng

Xem thêm: Cách xác định thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

KẾ TOÁN ACP CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Quy định thời hạn nộp tờ khai báo cáo các loại thuế mới nhất

Cứ đến hàng tháng hay hàng quý, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý hạn nộp các loại báo cáo thuế, hạn nộp tờ khai thuế. Việc nắm rõ thời hạn nộp báo cáo thuế và nộp thuế đúng hạn không chỉ giúp cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp chủ động nắm bắt thông tin, kiến thức kỹ càng để tiến hành nộp thuế đúng quy định của nhà nước mà còn tránh được không ít các rủi ro xử phạt nếu như nộp tờ khai chậm.

Quy định thời hạn nộp tờ khai báo cáo các loại thuế mới nhất

1. Thời hạn nộp tờ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Thời hạn nộp báo cáo hay tờ khai thuế đối với các cá nhân, hộ kinh doanh muộn nhất vào ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.

  • Với cá nhân nộp thuế khoán mới bắt đầu kinh doanh hoặc đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm đó thì hạn nộp muộn nhất là ngày thứ 10 kể từ khi cá nhân hay hộ kinh doanh xác nhận có sự thay đổi.
  • Với cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn có mã của cơ quan thuế thì hạn nộp chậm nhất cho những đối tượng này là ngày 30 tháng đầu tiên tính từ quý sau.
  • Hộ và cá nhân kinh doanh không phải khai thuế môn bài, số thuế cần nộp do Cơ quan thuế xác định từ hồ sơ, doanh thu của hộ và cá nhân kinh doanh.

Tờ khai thuế khoán của hộ và cá nhân kinh doanh là mẫu số 01/CNKD được ban hành kèm thông tư 92/2015/TT-BTC

mau-to-khai-thue-doi-voi-ca-nhan-kinh-doanh

Lưu ý:

  • Cơ quan thuế phát tờ khai thế năm sau cho tất cả các cá nhân và hộ kinh doanh nộp thuế khoán từ ngày 20/11 đến hạn cuối là ngày 05/12 hàng năm.
  • Nếu hộ hay cá nhân kinh doanh sử dụng hoá đơn thì cần khai doanh thu theo hoá đơn và doanh thu khoán, đồng thời phải nộp thêm Báo cáo sử dụng hoá đơn của Bộ tài chính ban hành.
  • Nếu cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác, uỷ quyền cho một bên thứ 03 là tổ chức khai nộp thuế thay thì tổ chức đó cần nộp Tờ khai mẫu 01/CNKD và kèm Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD và bản sao hợp đồng hợp tác kinh doanh nếu khai lần đầu tiên.
  • Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh không phải nộp tờ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế sẽ chủ động thông báo về mức lệ phí môn bài phải nộp.

Riêng với đối tượng là doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có nhiều loại thuế cần nộp hơn cá nhân và hộ kinh doanh rất nhiều, theo dõi tiếp cùng MISA meInvoice nhé!

2. Thời hạn nộp tờ khai thuế của doanh nghiệp

Thời hạn nộp tờ khai thuế của doanh nghiệp

Các loại báo cáo thuế doanh nghiệp cần thực hiện hàng tháng, hàng quý

Hàng tháng, hàng quý, doanh nghiệp sẽ phải nộp tờ khai các loại thuế sau: Thuế môn bài, thuế Giá trị gia tăng [GTGT], thuế thu nhập cá nhân [TNCN], thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN].

2.1. Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài

a. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập

Doanh nghiệp mới thành lập [không tính đối tượng là hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh], gồm cả doanh nghiệp nhỏ hay vừa chuyển sang từ hộ kinh doanh/ thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh mới/bắt đầu hoạt động sản xuất sẽ phải nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/1 của năm sau năm thành lập.

b. Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động

Nếu trong năm doanh nghiệp có thay đổi về vốn thì cần nộp tờ khai lệ phí môn bài với thời hạn là ngày 30 tháng 01 năm sau phát sinh thay đổi về thông tin.

Lưu ý:

  • Khi có thay đổi trong vốn điều lệ dẫn đến việc tăng hoặc không tăng lệ phí môn bài thì doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai.
  • Nếu không thay đổi vốn điều lệ không phải nộp tờ khai lệ phí môn bài hàng năm [chỉ cần nộp phí môn bài].

Mẫu Tờ khai lệ phí môn bài mới nhất tại đây.

To-khai-thue-mon-bai

2.2. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT 

Quy định tại Điều 44, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có nêu:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng sẽ được áp dụng vào ngày thứ 20 của tháng liền kề sau với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.”

Như vậy, thời hạn các doanh nghiệp phải hoàn thành khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng 01/2022 muộn nhất là vào ngày 20/02/2022.

Với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo quý, tính vào hạn cuối là ngày 30 hoặc 31 [ngày cuối cùng] của tháng đầu quý sau.

Xem mẫu tờ khai thuế GTGT tại đây.

mau-so-01-gtgt-to-khai-thue-gtgt

2.3. Thời hạn nộp tờ khai thuế TNCN

Trong kỳ, doanh nghiệp phát sinh thuế TNCN lớn hơn 50 triệu thì kê khai theo tháng với hạn là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Tổng hợp các quy định mới nhất về luật thuế thu nhập cá nhân 2021 tại đây.

Nếu trong tháng, số thuế TNCN doanh nghiệp phải nộp nhỏ hơn 50 triệu thì kê khai theo quý với thời hạn chậm nhất là ngày 30 hoặc 31 [ngày cuối cùng] của tháng đầu quý sau.

Mẫu tờ khai thuế TNCN là mẫu 05/KK-TNCN tại đây.

To-khai-thue-thu-nhap-ca-nhan

2.4. Thời hạn nộp tờ khai thuế TNDN

Kế toán cần căn cứ vào hoá đơn, sổ sách và chứng từ để dự toán số tiền thuế TNDN cần nộp theo quý. Nếu trong quý phát sinh số tiền thuế TNDN thì nộp theo số đó với hạn nộp là ngày 30 đầu tháng sau, không cần nộp tờ khai thuế TNDN.

2.5. Thời hạn nộp tiền thuế

Quy định tại Điều 55 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 về Thời hạn nộp tiền thuế có nêu: 

Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Như vậy, thời hạn nộp tiền thuế cũng chính là thời hạn nộp tờ khai thuế.

3. Một số trường hợp khác cần lưu ý khi khai thuế

– Trường hợp khấu trừ thuế đối với các khoản thu nhập từ đầu tư, chuyển nhượng thương mại, bản quyền tác phẩm, trí tuệ, khoản thu từ trúng thưởng thì cần nộp tờ khai mẫu 03/KK-TNCN theo quý. 

Tờ khai mẫu 03/KK-TNCN theo quý

– Trường hợp trong quý, doanh nghiệp không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải kê khai thuế.

– Trường hợp doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế TNDN thì nộp tờ khai theo quy định ban hành riêng tại thời điểm đó.

– Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp tiền thuế trùng với các ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và tiền thuế được tính vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ đó [quy định tại Điều 86 Thông tư 80/2021/TT-BTC]

Không phải tất cả loại thuế đều có chu kỳ tính thuế theo tháng hay quý, có một số loại thuế có kỳ tính thuế riêng, có thể tính theo năm, hay nộp theo từng lần phát sinh, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động cũng có cách nộp thuế riêng…Cụ thể như sau:

4. Tổng hợp thời hạn nộp tờ khai thuế khác

4.1. Với các loại thuế có kỳ tính thuế theo năm

a. Với doanh nghiệp:

– Với hồ sơ quyết toán thuế năm: Hạn nộp là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc năm dương lịch;

– Với hồ sơ khai thuế năm: Hạn nộp là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm tài chính hoặc năm dương lịch;

b. Với cá nhân và hộ kinh doanh:

– Với hồ sơ quyết toán thuế TNCN của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Hạn nộp là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 tính từ ngày kết thúc năm dương lịch.

– Với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán: Hạn nộp là ngày 15 tháng 12 của năm trước đó.

– Với hồ sơ khai thuế khoán của hộ và cá nhân kinh doanh mới bắt đầu kinh doanh: Thời hạn là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

4.2. Với các loại thuế khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế

Hạn nộp tờ khai thuế là ngày thứ 10 từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

4.3. Với trường hợp doanh nghiệp dừng hoạt động, dừng hợp đồng hoặc tái tổ chức doanh nghiệp

Hạn nộp tờ khai thuế là ngày thứ 45 từ ngày phát sinh sự kiện.

4.4.Với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Hạn nộp tờ khai thuế theo quy định từ Luật Hải quan.

4.5. Với các khoản thu liên quan đến đất đai, phí môn bài, phí trước bạ, quản lý sử dụng tài sản công

Hạn nộp tờ khai thuế theo quy định tại Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Nhiều trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp vẫn vi phạm quy định về nộp thuế đúng hạn. Trong những trường hợp đó, nhà nước đã ban hành nhiều mức xử phạt từ răn đe, cảnh cáo đến nộp phạt hành chính nhằm nâng cao tinh thần thực hiện đúng quy định của pháp luật…

5. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn

MỨC PHẠT SỐ NGÀY NỘP CHẬM
Phạt cảnh cáo Chậm từ 01 đến 05 ngày, có tình tiết giảm nhẹ
Từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng Chậm từ 01 đến 30 ngày
Từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng Chậm từ 31 đến 60 ngày
Từ 8.000.000 – 15.000.000 đồng Chậm 61 đến 90 ngày hoặc chậm từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp/Không nộp hồ sơ khai thuế và không phát sinh thuế cần nộp theo quy định quản lý doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Từ 15.000.000 – 25.000.000 đồng Chậm trên 90 ngày, có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế, đối tượng đã nộp đủ tiền thuế và tiền phạt trước khi bị kiểm tra và lập biên bản

Một số biện pháp khắc phục hậu quả đi kèm: Buộc đối tượng vi phạm nộp đủ tiền thuế nộp chậm vào ngân sách Nhà nước, nộp hồ sơ khai thuế với trường hợp không nộp.

Như vậy, bài viết của MISA meInvoice đã cung cấp những thông tin chi tiết về thời hạn nộp tờ khai thuế của Cá nhân & Hộ kinh doanh cho đến doanh nghiệp, cùng các loại thuế cụ thể mà những đối tượng này cần nộp đúng, đủ theo quy định để tránh những rủi ro về việc xử phạt hành chính. Mong qua bài viết trên, các bạn sẽ nắm rõ những quy định cần thiết để tiến hành kinh doanh, hoạt động hiệu quả nhất!

Quý Doanh nghiệp/cá nhân quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây:

Video liên quan

Chủ Đề