Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán 2022

Tổng số trong tuần: 19,083

Tổng số trong tháng: 59,145

Tổng số trong năm: 334,215

Tổng số truy cập: 3,045,982

Theo Dự thảo Thông tư, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.

Căn cứ nguồn thu được phân cấp và nhiệm vụ chi phân cấp cho ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương năm 2022.

Đồng thời, đảm bảo đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương khi phân chia cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương thì tỷ lệ % phân chia các khoản thu không vượt quá tỷ lệ do Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Dự thảo Thông tư nêu rõ, tiếp tục thực hiện phân chia tiền thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước như quy định tại Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội Kỳ họp thứ 5 và Quốc hội khóa XIV [đối với giấy phép do cơ quan trung ương cấp, thực hiện phân chia 70% số thu cho ngân sách trung ương, 30% số thu cho ngân sách địa phương; đối với giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, thực hiện phân chia 100% số thu cho ngân sách địa phương].

Phân chia nguồn thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trên cơ sở sản lượng xăng, dầu trong nước sản xuất, bán ra trong kỳ kế hoạch so với sản lượng xăng, dầu kế hoạch do doanh nghiệp đầu mối bán ra. Theo đó, 48% số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu là khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; 52% số thu thuế bảo vệ môi trường điều tiết 100% số thu về ngân sách trung ương.

Nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô [sau khi trừ chi phí tổ chức thu] nộp ngân sách trung ương 100% và thực hiện phân chia 65% cho ngân sách trung ương và bổ sung có mục tiêu 35% cho ngân sách địa phương để chi cho quản lý, bảo trì đường bộ.

Cũng theo Dự thảo Thông tư, tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và số bổ sung cân đối của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương áp dụng riêng cho năm 2022. Căn cứ tình hình thực tế, năm 2023, Quốc hội sẽ quy định lại cho phù hợp.

Nguồn thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý được sử dụng cho chi đầu tư phát triển thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.

Vụ KHTC

Chủ động bố trí kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID - 19.
Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước [NSNN], dự thảo nêu rõ: Phân chia nguồn thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN trên cơ sở sản lượng xăng, dầu trong nước sản xuất, bán ra trong kỳ kế hoạch so với sản lượng xăng, dầu kế hoạch do doanh nghiệp đầu mối bán ra. Theo đó: 48% số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu là khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; 52% số thu thuế bảo vệ môi trường điều tiết 100% số thu về ngân sách Trung ương.

Nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô [sau khi trừ chi phí tổ chức thu] nộp ngân sách Trung ương 100% và thực hiện phân chia 65% cho ngân sách Trung ương và bổ sung có mục tiêu 35% cho ngân sách địa phương để chi cho quản lý, bảo trì đường bộ.

Tỉ lệ phần trăm [%] phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương và số bổ sung cân đối của ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương áp dụng riêng cho năm 2022. Căn cứ tình hình thực tế, năm 2023, Quốc hội sẽ quy định lại cho phù hợp.

Giao dự toán thu NSNN tối thiểu bằng mức dự toán thu NSNN Thủ tướng Chính phủ giao

Theo dự thảo, các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai giao nhiệm vụ thu NSNN năm 2022 cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo tối thiểu bằng mức dự toán thu NSNN Thủ tướng Chính phủ giao.

Việc giao dự toán thu NSNN năm 2022 phải trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2021; căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách; dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, tình hình sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn.

Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước đang được áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù của đơn vị theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền sử dụng nguồn thu ngoài NSNN theo quy định, thực hiện giảm tối thiểu 15% chi thường xuyên [sau khi đã loại trừ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương và các khoản chi trực tiếp cho con người] so với năm 2021 ngay từ khâu kế hoạch.

Phân bổ và giao dự toán chi NSNN, bố trí kinh phí phòng, chống dịch COVID-19

Đối với phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển: Căn cứ tổng mức vốn và cơ cấu vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ vốn đầu tư NSNN bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, thứ tự ưu tiên quy định trong Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022. Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương gửi kết quả phân bổ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ và theo dõi thực hiện, đồng gửi Bộ Tài chính để kiểm soát việc giải ngân theo quy định.

Đối với phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên: Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo khớp đúng dự toán được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính giao, Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi.

Ngoài các nội dung nêu trên, khi phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2022, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chú ý: Dành tối thiểu 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng; ưu tiên bố trí kinh phí cho y tế cơ sở, bệnh viện vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, các lĩnh vực phong, lao, tâm thần và các lĩnh vực khác theo Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Đồng thời, chủ động bố trí kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Lan Phương


Video liên quan

Chủ Đề