Thường trú dân là gì

Từ tháng 1 năm 2016, mã số cá nhân là cần thiết cho các thủ tục hành chính về an sinh xã hội, thuế, các biện pháp phòng chống thiên tai. Bắt đầu từ tháng 10 năm 2015, cư dân nước ngoài có giấy thường trú cũng đươc thông báo mã số cá nhân lần lượt. Bạn có thể nhận thẻ mã số cá nhân [thẻ IC] bằng cách gửi đơn đăng ký gửi kèm với thẻ thông báo thông qua đường bưu điện vv từ tháng 1 năm 2016 trở đi.

※Đối với người nước ngoài, thời hạn có hiệu lực của thẻ mã số cá nhân là thời hạn lưu trú ghi trên thẻ ngoại kiều [ngoại trừ người có visa cấp độ chuyên nghiệp cao số 2, người vĩnh trú và người vĩnh trú đặc biệt]. Do đó, trong trường hợp đang gia hạn thời gian lưu trú, hoặc trường hợp thời hạn lưu trú hết trước ngày dự định giao thẻ mã số cá nhân thì, sau khi nhận được visa mới, hãy tiến hành thủ tục xin cấp thẻ mã số cá nhân.

Mã số cá nhân sẽ sử dụng suốt cuộc đời, nên hãy bảo quản cẩn thận.

Trong bối cảnh số lượng người nước ngoài nhập cư vào Nhật Bản đang gia tăng hàng năm, nhu cầu về một hệ thống cơ sở cung cấp các dịch vụ hành chính cơ bản đối với cư dân người nước ngoài giống như người Nhật cũng tăng dần.

Do đó, để tăng cường sự tiện lợi cho cư dân người nước ngoài và hợp lý hóa của cơ quan hành chính phố, quận,huyện, xã, giống như người Nhật, cư dân người nước ngoài cũng được trở thành đối tượng của luật đăng ký cư trú cơ bản, 「Luật sửa đổi một phần của luật đăng ký thường trú cơ bản」 được thành lập tại Quốc Hội lần thứ 177 và công bố vào ngày 15 tháng 7 năm 2009, thực thi từ ngày 9 tháng 7 năm 2012.

Theo luật này, cư dân người nước ngoài cũng được cấp giấy thường trú và từ ngày 8 tháng 7 năm 2013, hệ thống đăng ký thường trú cơ bản [JUKI Net] và thẻ đăng ký thường trú cơ bản[JUKI Card)cũng đã bắt đầu được triển khai và vận dụng.

Tại chế độ đăng ký thường trú cơ bản, cư dân người nước ngoài khi chuyển tới thành phố, quận, huyện khác thì cũng cần phải làm thủ tục chuyển đi tại toà thị chính ở nơi cũ, sau đó làm thủ tục chuyển đến ở toà thị chính mới đến.

Ngoài ra, khi chuyển ra nước ngoài ở cũng cần phải làm thủ tục chuyển đi.

Tham khảo chi tiết taị đây

Những người không có quốc tịch Nhật bản và là người được liệt kê ở cột bên trái của bảng dưới đây, có địa chỉ trong khu vực quận, huyện, thành phố.

[1]Người lưu trú trung và dài hạn
(Người được cấp thẻ ngoại kiều)

[2] Người vĩnh trú đặc biệt

[3] Người được cấp phép tị nạn tạm thời hoặc người được phép lưu trú tạm thời

[4] Người sinh đẻ tại Nhật bản hoặc Người bị mất quốc tịch

Ngoại trừ những người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản với tư cách ngoại giao-công vụ, thời hạn ngắn và những người có thời hạn lưu trú dưới 3 tháng.

Thẻ ngoại kiều sẽ được cấp cùng với sự cho phép lưu trú căn cứ theo quy định luật nhập cảnh sau khi sửa đổi.

Người vĩnh trú đặc biệt được quy định bởi luật nhập cảnh đặc biệt.

Giấy chứng nhận vĩnh trú đặc biệt sẽ được cấp dựa trên các quy định của luật nhập cảnh đặc biệt sau khi sửa đổi.

Theo quy định của luật nhập cảnh, người được phép nhập cảnh để tị nạn tạm thời là những người nước ngoài trên tàu thuyền có khả năng là dân tị nạn, đáp ứng đủ yêu cầu [người tị nạn tạm thời], hay những người lưu trú bất hợp pháp thực hiện thủ tục xin visa tị nạn, đáp ứng những yêu cầu nhất định [người được phép tạm trú tạm thời].

Trong trường hợp như vậy, giấy phép tị nạn tạm thời hoặc giấy tạm trú tạm thời sẽ được cấp.

Người nước ngoài được lưu trú tại Nhật bản do sinh đẻ hoặc mất quốc tịch Nhật bản.

Theo quy định luật nhập cảnh, những người như trên sẽ được lưu trú trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày phát sinh sự việc mà không cần tư cách lưu trú.

  • Sau khi sửa đổi luật, các hộ gia đình đa quốc gia [gia đình hình thành bởi người nước ngoài và người Nhật bản] được nắm bắt bởi 2 luật riêng biệt là luật đăng ký cư trú cơ bản và luật đăng ký người nước ngoài đã được cải thiện, việc nắm bắt thông tin thành viên gia đình chính xác hơn, và có thể cấp bản sao giấy thường trú với tất cả các thành viên trong gia đình vv.
  • Hệ thống đăng ký thường trú cơ bản là cơ sở xử lý nghiệp vụ hành chính liên quan đến cư dân, những thủ tục như chuyển đến, các loại dịch vụ hành chính, bảo hiểm y tế quốc dân được đơn giản hóa bằng phương thức tích hợp hóa.
  • Qua sự trao đổi thông tin giữa bộ trưởng bộ tư pháp và thị trưởng quận, huyện, thành phố thì gánh nặng về các thông báo của cư dân nước ngoài với Bộ tư pháp [Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương] và quận, huyện, thành phố đã được giảm nhẹ.

Trong luật đăng ký người nước ngoài thông thường, không chỉ trong trường hợp thay đổi địa chỉ, mà cả trường hợp thay đổi tên, tư cách lưu trú, thời gian lưu trú vv... cần phải nộp đơn thay đổi cho thị trưởng quận, huyện, thành phố, và thủ tục gia hạn lưu trú hoặc thay đổi tư cách vv... cần phải thực hiện tại cục xuất nhập cảnh, vì vậy sau khi nhận được giấy phép từ Bộ trưởng bộ tư pháp, cư dân nước ngoài phải nộp thêm đơn xin thay đổi với thị trưởng quận huyện thành phố nơi sinh sống.

Tuy nhiên, sau khi sửa đổi luật đăng ký thường trú cơ bản, khi cư dân người nước ngoài tiến hành các thủ tục như thay đổi tên hay tư cách lưu trú tại cục xuất nhập cảnh theo quy định của luật nhập cảnh, thì cần phải thay đổi hạng mục liệt kê trong giấy lưu trú, vì vậy Bộ trưởng bộ tư pháp sẽ thông báo cho thị trưởng quận huyện thành phố nơi cư dân nước ngoài đang lưu trú để sửa đổi thông tin. Do đó sẽ giảm gánh nặng làm thủ tục sửa đổi của cư dân nước ngoài và việc đăng ký thông tin hành chính sẽ được bảo đảm chính xác hơn.

Ngoài ra, theo quy định của luật nhập cảnh sửa đổi, cư dân người nước ngoài có nghĩa vụ thông báo nơi cư trú với Bộ tư pháp thông qua thị trưởng quận, huyện, thành phố, và việc làm thủ tục chuyển đến, chuyển đi vv... sẽ được coi là đã thông báo. Sau đó, quận, huyện, thành phố sẽ thông báo những thông tin địa chỉ đã thay đổi với Bộ trưởng bộ tư pháp.

Tại trung tâm tổng đài này, chúng tôi hỗ trợ phiên dịch ngôn ngữ cho người nước ngoài để làm những thủ tục liên quan đến hệ thống đăng ký thường trú cơ bản tại văn phòng tòa thị chính. Xin hãy sử dụng tự nhiên.

1] Số điện thoại 0570-066-630(Navi dial)
03-6436-3605(Sử dụng cho một số thiết bị và điện thoại IP không kết nối được số điện thoại ở trên) 2] Thời gian tiếp nhận 8:30 ~ 17:30 3] Thời hạn hoạt động Từ ngày 1 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 3 năm 2022
[Ngoại trừ thứ 7 chủ nhật, ngày cuối năm đầu năm] 4] Ngôn ngữ đối ứng 11 ngôn ngữ: tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Indonesia, tiếng Tagalog, tiếng Nepal.

Thẻ thường trú nhân Hoa Kì [chữ Anh: United States permanent resident card], cũng gọi là thẻ xanh lục [green card], là một loại giấy chứng minh xuất thân và địa vị xã hội dùng để chứng minh người nước ngoài có được tư cách cư dân thường trú ở bên trong nước Hoa Kì. Cư dân thường trú Hoa Kì hoàn toàn không phải là công dân Hoa Kì, nhưng vẫn có được tư cách công dân lúc đầu. Tuy nhiên, tư cách cư dân thường trú của họ cho phép họ tự do ra vào ở nước Hoa Kì, cư trú và làm việc vô thời hạn ở Hoa Kì, và sau khi đủ điều kiện thời gian cư trú tại Mĩ được phép trình bày, xin trở thành công dân Hoa Kì.[1]

Thẻ cư dân thường trú Hoa Kì [phiên bản năm 2017]

Quyền cư trú lâu dài hợp pháp của người nắm giữ thẻ xanh lục là quyền lợi di dân do phía chính phủ Hoa Kì trao cho, trong đó bao gồm các giấy phép có đủ điều kiện ở lại và lấy được công việc tại Hoa Kì. Người nắm giữ thẻ xanh lục cần phải giữ gìn tư cách cư dân thường trú, nếu điều kiện cần của tư cách đó không còn đầy đủ, thì người nắm giữ có khả năng mất tư cách đó.

Giấy chứng minh xuất thân và địa vị xã hội của cư dân thường trú hợp pháp Hoa Kì là một tấm thẻ có tên gọi chính thức là "biểu mẫu I-551". Hình thức của thẻ cư dân thường trú Hoa Kì mặc dù trải qua nhiều lần thay đổi, nhưng tuyệt đại đa số màu sắc chủ yếu của nó là màu xanh lục, do đó giấy chứng minh đó hay gọi là "thẻ xanh lục". Thẻ chứng minh tư cách dân di cư của một số nước khác dù hoàn toàn không phải là màu xanh lục, cũng không nhất định là tấm thẻ, nhưng bởi vì ảnh hưởng của thẻ xanh lục Hoa Kì, có người cũng đem những cái thẻ chứng minh tư cách dân di cư này gọi chung là "thẻ xanh". Trước mắt Cục Dịch vụ công dân và di dân Hoa Kì phụ trách xử lí giấy tờ xin di dân và đóng dấu, cấp phát thẻ xanh.[2][3]

Mục lục

  • 1 Phân loại di dân
  • 2 Yêu cầu sử dụng
  • 3 Niên hạn sử dụng
  • 4 Chức năng cơ bản
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Phân loại di dânSửa đổi

Luật di dân và quốc tịch Hoa Kì năm 1965 quy định, người có quốc tịch nước ngoài chủ yếu có thể thông qua đường lối như bên dưới để giành được tư cách cư dân thường trú:[1][4]

  • Dựa vào quan hệ gia đình[5]
    • IR-1: Phối ngẫu với công dân Hoa Kì.
    • IR-2: Con cái chưa kết hôn và từ 21 tuổi trở xuống của công dân Hoa Kì.
    • IR-3: Công dân Hoa Kì nhận nuôi trẻ mồ côi ngoại tịch ở nước ngoài.
    • IR-4: Trẻ mồ côi ngoại tịch do công dân Hoa Kì nhận nuôi ở bên trong nước Mĩ
    • IR-5: Cha mẹ có quốc tịch nước ngoài của công dân Hoa Kì có tuổi từ 21 tuổi trở lên.
    • FB-1 [F-1]: Con cái chưa kết hôn và từ 21 tuổi trở lên của công dân Hoa Kì.
    • FB-2 [F-2]: Phối ngẫu với cư dân thường trú Hoa Kì.
    • FB-3 [F-3]: Con cái đã kết hôn của công dân Hoa Kì.
    • FB-4 [F-4]: Anh và em trai ruột thịt, chị và em gái ruột thịt của công dân Hoa Kì.
  • Dựa vào quan hệ làm thuê[6]
    • EB-1 [E-1]: Nhân tài kiệt xuất về phương diện khoa học, nghệ thuật, giáo dục, thương nghiệp và thể thao; nhân tài kiệt xuất trong lĩnh vực nghề nghiệp và nghiên cứu được cộng nhận rộng rãi trong ngành [ít nhất ba năm kinh nghiệm dạy học hoặc nghiên cứu; thông qua nội bộ công ti được điều động chuyển đến bên trong nước Mĩ để quản lí, phụ trách chi nhánh nước ngoài đặt ở Mĩ[7]].
    • EB-2 [E-2]: Nhân viên chuyên ngành có được học vị cao cấp [tiến sĩ, thạc sĩ hoặc lấy được học vị tốt nghiệp đại học, cộng thêm có ít nhất 5 năm kinh nghiệm chuyên ngành]; nhân viên chuyên ngành có sẵn kĩ năng ưu tú ở lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và thương nghiệp.[7]
    • EB-3 [E-3]: Công nhân tài nghề thành thạo.[7]
    • EB-4 [E-4]: Di dân có nghề nghiệp đặc thù, thí dụ như người làm công việc tôn giáo, nhân viên làm thuê [ngoài biên chế] đang đảm nhiệm hoặc từng đảm nhiệm chức vụ của chính phủ Hoa Kì.[7]
    • EB-5 [E-5]: Người đầu tư.[7]
  • Thị thực di dân đa nguyên hoá
  • Tị nạn chính trị
  • Dân lánh nạn

Yêu cầu sử dụngSửa đổi

Căn cứ vào Luật di dân và quốc tịch Hoa Kì, người nắm giữ thẻ xanh lục đều thuộc về người nước ngoài không có quốc tịch Hoa Kì, cũng không có tư cách công dân Hoa Kì. Tuy nhiên họ cơ bản được hưởng đối xử giống với công dân nước này ở trong Hoa Kì, nhưng mà không có quyền bầu cử và được bầu cử.

Căn cứ vào Luật di dân Hoa Kì, lúc cư dân thường trú nhập cảnh Hoa Kì, cần sử dụng thị thực di dân có hiệu lực và hộ chiếu nước nhà có hiệu lực, nếu không thì không được nhập cảnh. Sau khi có được thẻ xanh lục Hoa Kì, chỉ cần rời khỏi Hoa Kì không vượt quá một năm, bản thân thẻ xanh lục có thể dùng làm thị thực di dân nhập cảnh có hiệu lực, ngoài ra không cần đi đại sứ quán hoặc lãnh sự quán trình bày, xin thị thực. Nếu rời khỏi Hoa Kì vượt quá một năm, cần phải trình bày, xin giấy phép tái nhập cảnh [re-entry permit, biểu mẫu I-327], coi là thị thực di dân nhập cảnh có hiệu lực, giấy phép tái nhập cảnh Mĩ có thời gian hiệu lực tối đa 2 năm. Người nắm giữ thẻ xanh lục chưa nhập Hoa Kì vượt quá quãng thời gian này, rất có khả năng sẽ bị phán quyết mất đi quyền cư trú lâu dài lúc nhập cảnh trở lại Hoa Kì, vì nguyên do Luật di dân yêu cầu người nắm giữ thẻ xanh lục rời khỏi Hoa Kì, cần phải là xuất cảnh tạm thời.

Luật di dân và quốc tịch Hoa Kì định nghĩa "quyền cư trú lâu dài" là: "giấy phép đặc biệt theo Luật di dân cấp cho tư cách di dân để cư trú lâu dài ở Hoa Kì, thêm nữa tư cách đó chưa từng qua thay đổi". Nghĩa là: nếu người có được thẻ xanh lục thay đổi tư cách đó, quyền cư trú lâu dài của họ ngay lập tức bãi bỏ. Do đó, cư dân thường trú nếu có ở trong hoàn cảnh "sai lầm nhưng không ý thức biết tội", đã sử dụng tư cách không nhất quán [thí dụ như: báo cáo thuế bằng tư cách không phải cư dân], thì tư cách cư dân thường trú của họ sẽ đồng thời bị chấm dứt. Ngoài ra, căn cứ vào phán lệ của Toà án Thượng tố xoay vòng Liên bang Hoa Kì: tư cách cư dân thường trú có thể thông qua hành vi từ bỏ [thí dụ như định cư nước khác] mà tự động biến mất, không cần trải qua giai đoạn điền biểu mẫu trước hoặc phán quyết của toà án di dân.

Niên hạn sử dụngSửa đổi

Một người cư dân thường trú cư trú đủ 5 năm bằng tư cách cư dân thường trú ở trong nước Hoa Kì [hoặc 3 năm kết hôn với công dân Hoa Kì], đồng thời có đủ điều kiện do Cục Dịch vụ công dân và di dân Hoa Kì liệt ra, có thể trình bày, xin trở thành công dân Hoa Kì. Công dân sẽ có thêm quyền lợi và nghĩa vụ hơn so với cư dân thường trú [ở phương diện đó vẫn bị coi là người nước ngoài như cũ]. Một số quyền lợi trong đó là: quyền bầu cử; quyền được bầu cử trong bầu cử liên bang và cấp bang; có tư cách mang gia quyến vào nước Mĩ; và có tư cách giành được chức vị trong chính phủ liên bang. Phúc lợi công dân khác lại còn bao gồm sự thuận lợi miễn thị thực của nhiều nước trên thế giới. Một số tình huống sẽ dẫn đến cư dân thường trú bị xếp vào trình tự pháp luật nhằm trục xuất cũng không thích hợp làm công dân Hoa Kì.

Chức năng cơ bảnSửa đổi

Người phổ thông ở nước ngoài chỉ có thông qua nỗ lực, có thể trình bày, xin thẻ xanh để làm việc ở Hoa Kì. Học sinh nước ngoài sau khi kết thúc khoá học, tìm đến việc làm, được công ti Mĩ tuyển dụng, hoặc trực tiếp được đại công ti cử đi Mĩ, sau khi làm việc mấy năm đều được trình bày, xin thẻ xanh dưới sự hỗ trợ của công ti. Hoa Kì mỗi năm đều mở và cấp thị thực lao động một đợt lớn cho người nước ngoài, hai năm qua mỗi năm mở và cấp hơn 60.000 thị thực lao động, nhưng mà mấy năm đó trong sự mở rộng Kinh tế Mới, trung bình mỗi năm có 120.000 thị thực lao động phát cho người nước ngoài. Người có việc làm ở Mĩ đều trình bày, xin thẻ xanh, nhưng mà không phải tất cả đơn trình bày, xin của mọi người đều có thể được phê chuẩn.

Trong vấn đề đối đãi di dân, Hoa Kì chọn lấy chính sách chủ nghĩa thực dụng, lúc kinh tế tốt liền biểu hiện khoan dung với di dân ngoại tịch, lúc kinh tế không tốt liền tăng hạn chế nghiêm ngặt với người nước ngoài. Khoảng thời gian cuối niên đại 90 thế kỉ XX, lúc kinh tế Mĩ phồn vinh, thành phố New York thậm chí không làm gì để tróc nã di dân phi pháp, ngay cả những người chủ nhà hàng Trung Quốc ở nơi đó đều nói rằng, họ lúc đó không bận tâm về vấn đề này, đã rất ít nghe đến sự việc cảnh sát lùng bắt người lao động phi pháp ở các nhà hàng Trung Quốc.

Cầm thẻ xanh lục thì ra vào nước Mĩ khá thuận tiện, hải quan sân bay sẽ đem người nắm giữ thẻ xanh lục và công dân Hoa Kì xếp cùng một hàng, nhập cảnh khá lẹ, không giống người nước ngoài khác cần xếp hàng rất dài. Phúc lợi thẻ xanh có:

  1. Thụ hưởng phúc lợi do chính phủ Hoa Kì quy định; [thí dụ như mỗi thành viên gia đình đều tự do ra vào Hoa Kì bất kì lúc nào, đồng thời ở lại trong một khoảng thời gian dài tại Mĩ]
  2. Phí sinh hoạt rẻ hơn so với rất nhiều nước công nghiệp hoá; [con cái học ở trường đại học và cao đẳng chuyên khoa, có thể chi trả học phí tương đồng với công dân bang đó]
  3. Học sinh, sinh viên có thể làm việc hợp pháp ngay lúc đang học;
  4. Hưởng thụ môi trường kinh tế đa dạng, cơ hội làm việc nổi trội, mức sinh hoạt vượt trội;
  5. Được hưởng thụ các phúc lợi xã hội như học trường công lập, bảo hiểm y tế, bảo hiểm sinh hoạt xã hội; lại còn được làm thủ tục trình bày, xin các thứ khác thích đáng, có thể mời gọi người khác trong nhà đi Mĩ.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b “Green Card”. USCIS. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2016.
  2. ^ “New Design: The Green Card Goes Green”. USCIS. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2016.
  3. ^ “USCIS Announces Redesigned Green Card: Fact Sheet and FAQ”. American Immigration Lawyers Association Website. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2016.
  4. ^ “8 U.S.C. § 101 et seq”. USCIS. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2016.
  5. ^ “Family-Based Immigrant Visas”. United States Department of State. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ “Employment-Based Immigrant Visa”. United States Department of State. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ a b c d e “Công báo thị thực”. //travel.state.gov/. United States Department of State. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020. Liên kết ngoài trong |website= [trợ giúp]

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Green Card
  • Types of employment-based Green Card application categories

Video liên quan

Chủ Đề