Tiêm cúm trước khi mang thai bao lâu

Vì thế nên để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cúm trong quá trình mang thai, việc tiêm phòng cúm là điều vô cùng cần thiết.

Nhưng tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu để tốt cho cả mẹ và bé và không gây ra phản ứng phụ? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc để chuẩn bị thật tốt cho hành trình mang thai của mình nhé!

Tại sao phải tiêm phòng cúm trước khi mang thai?

Đối với phụ nữ, việc mang thai và được làm mẹ là một hành trình vô cùng thiêng liêng, ý nghĩa. Ngay khi biết mình đang mang một sinh linh bé nhỏ trong bụng, người phụ nữ nào cũng sẽ có vô vàn cảm xúc khác nhau.

Bên cạnh niềm hạnh phúc, hân hoan vì sắp chào đón thiên thần nhỏ, các thai phụ cũng không tránh khỏi việc lo lắng rằng làm thế nào để có thể bảo vệ tốt sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng.

1. Hệ miễn dịch bị suy yếu

Mang thai là thời điểm cơ thể người mẹ trở nên vô cùng nhạy cảm, hệ thống miễn dịch cũng sẽ hoạt động kém hơn bình thường.

Vì thế nên những căn bệnh không may mắc phải trong giai đoạn mang thai cũng sẽ diễn tiến nặng hơn, gây ảnh hưởng cấu đến sức khỏe của mẹ và bé.

Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì là quan trọng nhất vì bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Mẹ bầu có hệ miễn dịch suy yếu hơn bình thường

2. Bệnh cúm đe dọa sức khỏe mẹ bầu

Đặc biệt, cúm là một căn bệnh xảy ra khá phổ biến và phụ nữ mang thai cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Biểu hiện của bệnh không chỉ là cảm lạnh thông thường, mà còn kèm theo nhiều triệu chứng khác, bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng. Thậm chí, cúm còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, nguy hiểm nhất chính là viêm phổi.

Khi bị cúm, thai phụ còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ cao hơn như chuyển dạ sớm và sinh non. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu thai phụ bị cúm kéo dài còn có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chắc chắn đây là điều không một người mẹ nào mong muốn xảy đến với con yêu của mình.

Nêu tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu là thắc mắc thường gặp ở nhiều phụ nữ đang có dự định mang thai. Cảm cúm là bệnh thường gặp nhưng những biến chứng mà bệnh gây ra đối với phụ nữ mang thai lẫn thai nhi lại vô cùng nguy hiểm.

Tham khảo ngay bài viết này của Hello Bacsi để biết được thời điểm phù hợp nên tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai để có thể bảo vệ cho sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé. Đây chắc chắn là những thông tin bổ ích mà các bà mẹ tương lai không nên bỏ qua.

Bệnh cảm cúm là gì?

Cảm cúm là một căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra vànguy cơ lây lan nhanh. Khi mắc bệnh cảm cúm, người bệnh sẽ có thể gặp phải các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, nôn mửa và tiêu chảy.

Có rất nhiều loại virus cúm khác nhau và chúng luôn biến đổi không ngừng. Chính vì thế, mỗi năm, các nhà khoa học thường sản xuất ra một loại vắc xin cúm mới để chống lại ba hoặc bốn chủng virus cúm được dự đoán là phổ biến nhất trong mùa cúm sắp tới. Ở Việt Nam, bệnh cảm cúm thường xảy ra từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Vì sao nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ thường sẽ yếu hơn bình thường. Những thay đổi của hệ thống miễn dịch, tim và phổi khi mang thai khiến bà bầu dễ bị ốm nặng khi bị bệnh cảm cúm tấn công. Nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng khi mắc bệnh cúm đối với phụ nữ mang thai cao gấp 5 lần so với người bình thường. Điều này không chỉ gây hại cho người mẹ mà còn tác động xấu đến thai nhi đang phát triển.

Mẹ bầu bị cúm khi mang thai làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, thai chết lưu, chuyển dạ và sinh non. Trẻ sinh non có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn và có thể phải nằm viện lâu hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Mẹ bầu bị sốt do cúm trong thời kỳ đầu mang thai còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe khác của thai nhi. Không những thế, nếu bệnh nặng có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng phổi nghiêm trọng mẹ bầu và thậm chí là tử vong.

Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra khi mắc bệnh cúm trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần tiêm phòng cúm trước khi mang thai tại các cơ sở y tế uy tín. Việc tiêm phòng cúm đã được chứng minh là làm giảm khoảng một nửa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do cúm ở phụ nữ mang thai. Điều này nghĩa là, việc tiêm vắc xin ngừa cúm có thể giúp những người phụ nữ mang thai giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng khi bị cúm hoặc giúp cho tình trạng nhiễm trùng chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ hơn. Không những thế, tiêm phòng cúm còn giúp giảm khoảng 40% nguy cơ nhập viện vì bệnh cúm phụ nữ mang thai.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có nhiều nguy cơ mắc các triệu chứng cúm nặng. Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tháng tuổi không được phép tiêm vắc xin cúm. Chính vì thế, việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai còn giúp bảo vệ sức khỏe của bé trong vài tháng đầu sau sinh.

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai và những thắc mắc thường gặp

Để đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên chủ động tiêm phòng cúm trước khi mang thai khoảng 1 tháng hoặc bạn có thể mang thai được ngay sau khi tiêm mà không có vấn đề gì. Trong trường hợp đã mang thai nhưng vẫn chưa được tiêm ngừa cúm, các mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tiêm vắc xin cúm [ở dạng bất hoạt] để phòng bệnh.

2. Tiêm phòng cúm trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Vắc xin phòng cúm có tác dụng phòng bệnh trong vòng 1 năm sau khi tiêm nên cần tiêm nhắc lại hàng năm. Điều này vừa phù hợp với khoảng thời gian mang thai 9 tháng vừa có thể bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh khỏi các biến chứng nặng của bệnh cúm trong những tháng đầu đời.

3. Nên sử dụng loại vắc xin cúm nào trước khi mang thai?

Có ba loại vắc xin cúm phổ biến ở thời điểm hiện tại, bao gồm vắc xin phòng cúm sử dụng virus bất hoạt, vắc xin phòng cúm tái tổ hợp và vắc xin phòng cúm sống giảm động lực dạng xịt đường hô hấp.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ [ACOG], phụ nữ đang mang thai hoặc có dự định sẽ mang thai nên tiêm vắc xin cúm bất hoạt. Loại vắc xin này sẽ an toàn và phù hợp hơn cho cả bà bầu và thai nhi.

4. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm

Những tác dụng phụ phổ biến nhất mà những phụ nữ mang thai gặp phải cũng giống như những tác dụng phụ xảy ra ở những người khác. Những phản ứng không mong muốn bình thường bao gồm: hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu, đau cơ, sốt nhẹ… và thường xảy ra sau khi tiêm từ 1 đến 2 ngày. Thông thường, các triệu chứng này sẽ tự biến mất sau 2 ngày mà không cần dùng bất kỳ thuốc gì để điều trị.

Những phản ứng bất thường hiếm gặp khác sau khi tiêm vắc xin cúm ở mức độ từ phản vệ đến sốc phản vệ, bao gồm khó thở [thở nhanh, thở nặng nhọc, có dấu hiệu tím tái], tăng nhịp tim, tăng huyết áp ở giai đoạn đầu, mạch nhanh nhỏ khó bắt, phát ban trên da, tinh thần không tỉnh táo, mệt mỏi li bì… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.

Những lưu ý trong việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai

1. Chọn cơ sở y tế tiêm vắc xin cúm uy tín

Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý tiêm vắc xin tại nhà, phòng mạch tư nhân. Bởi điều này sẽ không đảm bảo được điều kiện bảo quản vắc xin theo đúng nhiệt độ quy định. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình tiêm phòng cúm tại nhà hay phòng mạch xảy ra những dấu hiệu sốc phản vệ thường sẽ không đủ khả năng để cấp cứu, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người được tiêm phòng.

Do đó, khi tiêm phòng cúm, mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở chủng ngừa có đủ điều kiện bảo quản vắc xin theo đúng chuẩn được quy định, nhằm đảm bảo chất lượng vắc xin tốt, từ đó giúp cho việc sinh ra các kháng thể tốt hơn. Không những thế, các cơ sở y tế phải đảm bảo được đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc cấp cứu.

2. Thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử bị dị ứng

Hãy nhớ thông báo cho bác sĩ tiêm phòng nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng hoặc đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với thuốc tiêm phòng cúm trước đây hoặc nếu bạn mắc hội chứng Guillain-Barré. Bất kỳ ai bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin đều không nên tiêm phòng. Nếu bạn bị dị ứng với một số loại thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác, hãy thảo luận vấn đề này với bác sĩ tiêm phòng trước khi tiêm chủng vì một số loại vắc xin có thể chứa những chất này.

3. Theo dõi tại chỗ 30 phút sau khi tiêm phòng cúm

Sau khi tiêm vắc xin cúm, mẹ bầu cần ngồi tại cơ sở tiêm để theo dõi thật kỹ các phản ứng sau tiêm [nếu có]. Trong trường hợp có các dấu hiệu phản ứng sau tiêm, sốc phản vệ, cần báo ngay cho các bác sĩ, y tá để được cứu chữa kịp thời.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giải đáp giúp bạn thắc mắc tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu để có hiệu quả và cần lưu ý những gì xoay quanh việc chủng ngừa này.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề