Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì

Hay còn gọi là đạo ông bà, đạo thờ tổ tiên, cũng gọi là tục thờ cúng tổ tiên thể hiện truyền thống uống nước, nhớ nguồn, hiếu kính cha mẹ, ông bà. Đây là truyền thống có từ lâu đời ở Việt Nam. Không chỉ có tộc người Kinh mà nhiều tộc người thiểu số khác ở Việt Nam cũng có tục này. Trong các gia đình người Việt và một số tộc người thiểu số khác, đều có bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng được bài trí ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Bàn thờ luôn được giữ gìn sạch sẽ, tinh khiết. Đây là chỗ để tiến hành các hoạt động cầu cúng, lễ bái tưởng nhớ tổ tiên. Rất khó có thể tìm thấy một văn bản thành văn nào nói về nguồn gốc, sự hình thành, phát triển của thờ cúng tổ tiên.

Khái niệm thờ cúng tổ tiên chỉ sự tôn kính và cầu mong sự phù trợ của con cháu đang sống dành cho tổ tiên là người có quan hệ huyết thống với họ nhưng đã qua đời. Hành vi thể hiện sự tôn kính và cầu mong ấy biểu hiện ở sự ghi nhận công lao và đạo đức, tưởng nhớ, đánh thức sự quan tâm, dâng lễ và cầu khấn.

Thờ cúng tổ tiên thường có một số đặc điểm chung. Trước tiên tổ tiên dù đã chết được tin và mường tượng rằng vẫn tồn tại ở một dạng thức nào đó và có quyền năng can thiệp đến cuộc sống hiện tại của con cháu đang sống. Thứ hai, sự ảnh hưởng có thể là ban phúc hoặc giáng họa. Trong khi ban phúc là phù hộ cho con cháu có sức khỏe dồi dào và gặp thuận lợi trên mọi hoạt động sống, thì giáng họa thường là hành vi trừng phạt cho sự bất tôn kính hoặc tưởng nhớ không đúng cách, biểu hiện ở việc con cháu phải gánh chịu bệnh tật hoặc gặp chuyện không may. Thứ ba, dù có quan hệ gần gũi với con cháu đang sống, tổ tiên được tin là có cuộc sống độc lập ở cõi riêng. Tổ tiên cũng được tin là có thể đầu thai trở lại gia đình trong các thế hệ tiếp theo. Thứ tư, không gian cho thờ cúng tổ tiên thường được thiết kế ở trong cùng không gian sinh sống riêng tư của gia đình con cháu. Không gian ấy cũng có thể được thiết kế chung nơi không gian sinh hoạt của một cộng đồng. Sau cùng, tổ tiên còn có thể hiểu theo nghĩa rộng là người khai sinh ra cả một nòi giống. Đại đa số người Việt Nam, đặc biệt người dân tộc Kinh vốn chiếm trên 80% dân số, tin vào một tổ tiên chung là Vua Hùng đồng thời thờ cúng tổ tiên của dòng họ và của gia đình mình.

Toan Ánh trong Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam cho rằng qua việc thờ cúng tổ tiên, tại Việt Nam, người khuất và người còn sống luôn luôn như có một sự liên lạc mật thiết. Sự thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới hữu hình và vũ trụ thần linh. Người Việt quan niệm vong hồn gia tiên luôn ở gần mình, thông qua các hoạt động cầu cúng, lễ bái người sống và người chết có thể liên lạc với nhau.

Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục gọi thờ cúng tổ tiên là phụng sự tổ tiên. Ông viết: xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, cũng là nghĩa vụ của người. Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính cũng một tả khá kỹ về những yếu tố cấu thành của thờ cúng tổ tiên như nơi thờ tự [cơ sở thờ tự tức là nhà thờ hay từ đường], đồ thờ, bài trí của bàn thờ, gia phả, ruộng kỵ, nghi thức hay quy định về tế thủy tổ, cúng vái gia tiên. Nhà thờ [từ đường] là nơi thờ thủy tộc của một dòng họ [ví dụ Nguyễn tộc, Trần tộc, v.v..]. Trong nhà thờ thường có một thần chủ để thờ mãi mãi, không đổi gọi là “Bách thế bất diêu chi chủ”. Đối với những gia đình giàu có, có thể có 4 thần chủ để thờ Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Thần chủ thường làm bằng gỗ Táo với ý nghĩa gỗ Táo sống được nghìn năm. Ngoài thần chủ, ban thờ tổ tiên trong nhà thờ họ thường có bộ đèn nến, lư hương, bình hoa, mâm quỳ, hộp trầu, đài nước, v.v.. Bên cạnh đó, vật dụng trang trí trong nhà thờ họ là hoành phi, câu đối, các bức đại tự, v.v… nội dung ghi nhớ, tán tụng công đức của tổ tiên. Tùy từng mức độ giàu có của các gia đình mà đồ dùng là đồ làm bằng thiếc, hay sơn son thếp vàng thếp bạc. Thông thường, mỗi nhà thờ họ đều có cuốn gia phả ghi chép theo thứ tự trước sau, họ tên, chức tước, ngày sinh ngày mất của tổ tông và những thành viên trong dòng họ. Ngoài ra, mỗi nhà thờ họ lại có ruộng kỵ. Ruộng kỵ là hương hỏa của tổ tông để lại hoặc do cả dòng họ chung nhau tậu để làm của chung, lấy hóa lợi để lo việc tế tự. Tuy nhiên, không phải dòng họ hay nhà thờ họ nào cũng có ruộng kỵ. Đối với những dòng họ không có ruộng kỵ, khi cúng tế thì các thành viên trong dòng họ cùng đóng góp để lo việc chung. Về các ngày lễ cúng tổ tiên tại nhà thờ bao gồm: lễ cúng ngày húy nhật ông Thủy tổ [giỗ tổ], lễ hợp tế tháng chạp, lễ cúng các tuần tiết, cúng ngày Tết, lễ cúng nhân các dịp hiếu hỉ, v.v.. Ngoài ra, khi có bất cứ vấn đề gì trong gia đình, dòng họ cần cầu xin hay thông báo với tổ thiên người ta lại tiến hành các nghi thức thờ cúng.

Việc thực hành các nghi lễ thờ cúng tổ tiên do người trưởng họ đảm nhiệm chính cũng như đóng vai trò quyết định các hoạt động thờ cúng cụ thể trong dòng họ sẽ được tiến hành như thế nào. Trong khi thực hành thờ cúng tổ tiên, không thể thiếu được văn khấn. Văn khấn là những quy định tương đối chặt chẽ mang tính khuôn mẫu về cách thức trình bày với tổ tiên trong khi làm lễ. Trước đây, văn khấn thường làm bằng chữ Nho, chữ Nôm, hiện nay đa số dùng chữ quốc ngữ. Cần lưu ý, việc thờ cúng tổ tiên không chỉ là những hoạt động diễn ra tại nhà thờ/từ đường của mỗi dòng họ, hay mỗi bàn thờ của gia đình mà còn diễn ra tại khu mộ phần của gia đình, dòng họ. Trong các dịp thanh minh, Tết âm lịch… con cháu thường ra mộ của ông bà tổ tiên để chăm sóc mộ như sửa sang, dọn dẹp, quét vôi, trồng hoa… và làm lễ. Ngoài ra, khi mộ phần của gia đình, dòng họ bị hư hại, xâm phạm thì gia đình, dòng họ làm lễ tạ mộ.

Trên khắp thế giới, thờ cúng tổ tiên là một dạng thức khá phổ biến bất kể khác biệt về văn hóa, khu vực địa lý hay thể chế chính trị-văn hóa và xã hội. Hoạt động này hiện nay có thể quan sát ở các truyền thống tôn giáo thờ đa thần và ở các khu vực còn duy trì sự tiếp diễn các truyền thống thờ cúng lâu đời như châu Phi, châu Úc, châu Á. So sánh với Trung Quốc chúng ta thấy, Thờ cúng tổ tiên của người Trung Hoa trọng sự đồ sộ, phức tạp, trong khi người Việt Nam chuộng sự thành kính, tinh tế và giản dị. Theo người Việt Nam chỉ cúng giỗ đến 4 đời: kỵ nội [Cao tổ], Cụ nội [Tằng tổ], Ông nội [Tổ], Cha [khảo].

Thờ cúng tổ tiên là một trong những truyền thống tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời nhất của Việt Nam, có quan điểm cho rằng truyền thống này chưa bao giờ bị đứt đoạn trong lịch sử phát triển hàng ngàn năm của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, một phần do điều kiện sống được nâng cao, nhiều dòng họ đang khôi phục lại nhà thờ họ, nhiều dòng họ chưa có nhà thờ họ thì xây dựng mới, do vậy, thờ cúng tổ tiên lại càng được duy trì và phát triển.

Trên phương diện học thuật, đã từng có những thảo luận về việc thờ cúng tôn giáo có phải là một tôn giáo hay không. Có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm xem thờ cúng tổ tiên như một phong tục, có quan điểm thì cho rằng thờ cúng tôn giáo là một loại hình tôn giáo, cũng có quan điểm cho rằng thờ cúng tổ tiên chỉ là một luật tục như, có quan điểm thì xem đây là một loại hình tín ngưỡng dân gian [Phan Đại Doãn, Nguyễn Đức Lữ, v.v..]. Do có nhiều quan điểm khác nhau như vậy, nên rất khó để có thể kết luận về điều đó. Tuy nhiên, thờ cúng tổ tiên hội tụ những yếu tố căn bản nhất của một tôn giáo đó là niềm tin, các thực hành hay nghi lễ thờ cúng và cộng đồng của những người có chung niềm tin, hay chính là những thành viên trong dòng họ.

Thờ cúng tổ tiên, bên cạnh chức năng, vai trò thỏa mãn nhu cầu tôn kính tổ tiên, thờ phụng tổ tiên còn có nhiều chức năng khác như duy trì, củng cố dòng họ, gắn kết dòng họ, thông qua đó thúc đẩy sự phát triển về các mặt khác của dòng họ như văn hóa, giáo dục, kinh tế, v.v.. Thờ cúng tổ tiên, như trên đã trình bày, được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như gia đình, dòng họ, cộng đồng và cả dân tộc. Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được xem là thờ cúng tổ tiên ở cấp độ quốc gia, dân tộc. Trong những năm qua, nghi thức thờ cúng Vua Hùng trong ngày giỗ Tổ [10-3 âm lịch] đều được tổ chức một cách trang trọng, theo nghi thức quốc gia, có sự tham dự của các vị lãnh đạo cao nhất của đất nước. Điều đó càng khẳng định thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, có giá trị giáo dục sâu sắc đến các thế hệ con cháu.

Tài liệu tham khảo

1. Toan Ánh, Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Quyển thượng, Nxb TP. Hồ Chí Minh

2. Phan Kế Bính [2005], Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

3. Carl Olson[2011], Religious Studies: The Key Concepts, Routledge, New York

4. Kim Định, Nguồn gốc văn hóa Việt Nam, Nguồn sáng xuất bản

5. Hoàng Quốc Hải, Văn hóa phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

6. Mai Thanh Hải [2002], Từ điển Tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội

7. Nguyễn Đức Lữ [2013], Bàn thêm về thờ cúng tổ tiên, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12, tr.108-114.

8. Phan Ngọc [2010], Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội

9. Trần Đăng Sinh [2010], Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

10. Đặng Nghiêm Vạn [2003], Bàn về tín đồ và tổ chức của một tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2.

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách "Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và bản sắc văn hóa của Người Việt - Các bài văn cúng thường dùng trong các dịp lễ, tết, hiếu, hỉ trong năm" do tác giả Nguyễn Phương hệ thống.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và bản sắc văn hóa của Người Việt - Các bài văn cúng thường dùng trong các dịp lễ, tết, hiếu, hỉ trong năm

Tác giả: Nguyễn Phương hệ thống

Nhà xuất bản Hồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Bản sắc văn hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt đã vượt qua biết bao khó khăn để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênlà tục lệ thờ cúng tổ tiên đã qua đời của nhiều dân tộcchâu Á, đặc biệt phát triển trongvăn hóa Việt Nam,văn hóa Trung Hoa,văn hóa Triều TiênvàVăn hóa Đông Nam ÁĐối với người Việt,phong tục thờ cúng tổ tiêntrở thành một thứ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường thờ cúng cả tổ tiên. Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam.

Phong tục thờ cúng tổ tiênở Việt Nam là tục lập bàn thờ người thân đãchếtở nhà và cúng bái hàng ngày hoặc trong những dịp sóc vọng,giỗ,Tết... Nhiềungười Việt Nam, ngoàitôn giáocủa mình thường có thờ cúng cảtổ tiên. Đối với người Việt, Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một sự tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà, nhưng không phải là mộttôn giáomà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ.Đây là mộttín ngưỡngrất quan trọng và không thể thiếu trong phong tục Việt Nam,và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.Phan Kế BínhtrongViệt Nam phong tụcđã viết: "Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, cũng là một việcnghĩa vụcủa người."

Phong tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin cho rằnglinh hồncủa người đã khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của con cháu.Người Việt cho rằng chết chưa phải là hết, tuy thể xác tiêu tang nhưng linh hồn bất diệt và thường ngự trên bàn thờ để gần gũi, giúp đỡ con cháu, dõi theo những người thân để phù hộ họ khi nguy khó, mừng khi họ gặp may mắn, khuyến khích họ làm những điều lành và cũng quở phạt khi họ làm những điều tội lỗi,[4]do đó cũng ảnh hưởng đến hành động và cách cư xử của những người còn sống trong gia đình, họ thường tránh làm những việc xấu vì sợ vong hồn cha mẹ buồn, đôi khi muốn quyết định việc gì đó cũng phải cân nhắc xem liệu khi còn sinh tiền thì cha mẹ có đồng ý như thế hay không.Họ cũng tin rằngdươngsao thìâmvậy, khi sống cần những gì thì chết cũng cần những thứ ấy, cho nên dẫn đến tục thờ cúng,với quan niệm thế giới vô hình và hữu hình luôn có sự quan hệ liên lạc với nhau và sự thờ cúng chính là môi trường trung gian để 2 thế giới này gặp gỡ.

Ngoài ra, hình thức thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình, đồng thời cũng là nền tảng cơ sở cho quan hệgia đình.[10]Trong nhómKitô giáothì ngườiCông giáo Việt Namvẫn có lập nơi tưởng nhớ tổ tiên [tạm gọi là bàn thờ] với những nghi thức theo truyền thống dân tộc, nhưng họ không xem đó là hình thức tôn thờ mà là tôn kính; trái lại, nhiều ngườiTin Lànhkhông làm như vậy mà họ chỉ treo di ảnh tưởng nhớ.

Nhằm giúp các bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo về phong tục tập quán, văn hóa cội nguồn của Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản và cho phát hành cuốn sách:Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và bản sắc văn hóa của Người Việt - Các bài văn cúng thường dùng trong các dịp lễ, tết, hiếu, hỉ trong năm.

Cuốn sách gồm các phần chính sau:

Phần thứnhất. Bản sắc văn hóa người Việt qua các phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian

Phần thứ hai. Các ngày lễ tết và phong tục ngày tết của người Việt xưa và nay

Phần thứba. Các bài văn cúng dịp lễ tết, hiểu hỉ trong năm

4. Đánh giá bạn đọc

Tác giả đã hệ thống trong cuốn sách những phong tục tập quán thể hiện bản sắc văn hóa người Việt Nam, đồng thời trình bày các phong tục trong ngày lễ tết truyền thống của người Việt xưa và nay và cung cấp các bài văn cúng dịp lễ tết, hiểu hỉ trong năm để bạn đọc thuận tiện tìm hiểu về bản sắc văn hóa của người Việt cũng như tham khảo và ứng dụng trong thực tiễn để làm trọn vẹn đạo hiếu với tổ tiên, làm phong phú thêm đời sống tâm linh, an yên trong cuộc sống.

Cuốn sách Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và bản sắc văn hóa của Người Việt - Các bài văn cúng thường dùng trong các dịp lễ, tết, hiếu, hỉ trong nămlà tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc quan tâm tìm hiểu về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán mang tính tâm linh của người Việt.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách "Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và bản sắc văn hóa của Người Việt - Các bài văn cúng thường dùng trong các dịp lễ, tết, hiếu, hỉ trong năm".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây phong tục truyền thống không thể thiếu trong ngày tết Nguyên Đán của người Việt để bạn đọc tham khảo:

Một là, Cúng ông Công, ông Táo

Ngày cúng ông Công, ông Táo là ngày 23 tháng Chạp âm lịch, vào ngày này mọi gia đình Việt sẽ dọn dẹp bếp sạch sẽ, mua cá vàng, quần áo, tiền vàng về cúng để ông Công, ông Táo về trời để báo cáo mọi việc với của gia chủ trong suốt 1 năm qua với Ngọc Hoàng. Đặc biệt, cá vàng sau khi cúng xong thì sẽ được phóng sinh đem thả ra sông, ra suối.

Hai là, Gói bánh chưng

“Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” đã là Tết thì không thể thiếu đi bánh chưng, tùy vào điều kiện mỗi gia đình có gia đình gói bánh chưng từ ngày 23 tháng Chạp cũng có gia đình đến ngày 27, 28, 29 Tết mới gói bánh chưng và có bánh chưng ăn Tết vừa là để biếu anh em, họ hàng.

Miền Bắc thường gói bánh chưng còn miền Nam thì gói bánh tét. Dường như nhờ có việc gói bánh chưng, bánh tét mà cái Tết trở nên ấm cúng và ý nghĩa hơn.

Chơi hoa dịp Tết

Loài hoa Tết đặc trưng ở miền Bắc là hoa đào miền Bắc, còn miền Nam là hoa mai đây cũng là loài hoa chỉ nở vào Tết. Ngoài ra các gia đình còn chơi cây quất một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng, hay hoa cúc, hoa thọ… để trang trí nhà cửa thêm vui tươi, rước lộc vào nhà.

Mâm ngũ quả

Tết thì không thể thiếu mâm ngũ gồm 5 loại quả khác nhau, mỗi miền khác nhau thì trưng mâm ngũ quả với những loại quả khác nhau. Nhưngý nghĩa chung của mâm ngũ quảlà thể hiện lòng thành kính đối với trời đất, đối với ông bà tổ tiên đồng thời cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, sung túc, tài lộc.

Dọn dẹp nhà cửa

Vào dịp giáp Tết gia đình Việt đều có thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ nhằm dọn bỏ hết đi những điều không may của năm cũ và chuẩn bị đón năm mới với những điều may mắn, tài lộc nhiều hơn.

Viếng thăm mộ tổ tiên

Trước Tết, để thể hiện lòng kính trọng, trọn đạo hiếu đối với ông bà, tổ tiên thì con cháu trong gia đình thường ra mộ thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của của người đã khuất.

Cúng tất niên

Bữa cơm tất niên thường là bữa cơm vào chiều 30 tết mọi gia đình Việt đều chuẩn bị một mâm cơm để cúng tổ tiên sau đó cả gia đình đoàn tụ quây quần bên mâm cơm cùng nhau ăn cơm nói chuyện, tâm sự để kết thúc một năm cũ và chào đón năm mới với những điều mới may mắn hơn.

Cùng đón giao thừa

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, tùy theo điều kiện mỗi gia đình có gia đình thì cúng hoa quả có gia đình lại cúng xôi gà và thường cúng ở ngoài trời, thời điểm cúng giao thừa là vào phút cuối cùng của năm cũ, ý nghĩa của lễ cúng giao thừa là lễ trừ tịch đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.

Hái lộc

Nét phong tục đẹp của người Việt trong dịp Tết đó chính là hái lộc, hái lộc được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết mục đích là cầu may mắn, rước lộc vào nhà nhân dịp năm mới.

Xông đất

Theo quan niệm của người Việt thì xông đất đầu năm là vô cùng quan trọng vì vậy nhiều gia đình còn đi xem tuổi, nhờ người hợp tuổi xông đất nhằm cầu mong gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt.

Thời điểm xông đất là thời điểm sau phút giao thừa và người xông đất thường là người vui tính, hay gặp may mắn.

Chúc tết và mừng tuổi

Dịp Tết người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Vào dịp này mọi người đều dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất đồng thời không quên tặng cho những phong bao lì xì may mắn.

Đi lễ chùa đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp tâm linh của người Việt. Người người, nhà nhà đi lễ chùa vừa là để thể hiện lòng kính đối với đức Phật, tổ tiên vừa là để cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, tài lộc, bình an cho cả nhà.

Xuất hành

Hết ngày mùng 1 Tết nhiều gia đình còn xem ngày, xem hướng để xuất hành nhằm cầu mong năm mới với nhiều thuận lợi đặc biệt là trong công việc, buôn bán, học tập.

Video liên quan

Chủ Đề