Tiền ký quỹ của đại lý bảo hiểm là gì

Tổ chức, cá nhân trực tiếp tư vấn sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng được gọi là đại lý bảo hiểm. Vậy đại lý bảo hiểm là gì? Quyền hạn của đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 84 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đại lý bảo hiểm là một trong những kênh bán hàng hiệu quả mang đến doanh thu tốt cho doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, thời gian gần đây các doanh nghiệp bảo hiểm liên tục tuyển dụng đại lý bảo hiểm để phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình. Theo thông tin trên trang Tạp chí tài chính, ở Việt Nam, toàn thị trường hiện nay có khoảng 200.000 đại lý/tư vấn bảo hiểm, các đại lý/tư vấn ở hầu hết các công ty bảo hiểm đều là mô hình bán thời gian.

Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: "Việc phát triển ồ ạt hệ thống đại lý cũng có thể là con dao hai lưỡi, vì những đại lý mới, nhất là những người chưa có kinh nghiệm, khai thác ẩu thì chính doanh nghiệp là người phải gánh hậu quả".

Ông Phùng Đắc Lộc cũng cho biết, thời gian gần đây, có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tập trung phát triển văn phòng tổng đại lý ở những đô thị lớn nhiều tiềm năng. Tổng đại lý bảo hiểm là một doanh nghiệp kinh doanh độc lập và ký hợp đồng Tổng đại lý bảo hiểm với một công ty bảo hiểm để hoạt động như một đại lý tổ chức. Mô hình này mới phát triển khoảng 2 năm và một số doanh nghiệp đã có những thành công nhất định.

Các loại đại lý bảo hiểm:

Có thể phân loại đại lý bảo hiểm theo các tiêu chuẩn sau:

- Phân loại theo tư cách pháp lý có đại lý cá nhân và đại lý tổ chức

- Phân loại theo loại hình bảo hiểm và tính chất rủi ro có:

  • Đại lý bảo hiểm nhân thọ: Là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác bảo hiểm nhân thọ.
  • Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ: Là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác bảo hiểm phi nhân thọ.

- Phân loại theo thư bổ nhiệm có đại lý giới thiệu dịch vụ và đại lý thu phí.

- Phân loại theo trình độ chuyên môn có đại lý học việc và đại lý chính thức.

- Phân loại theo phạm vi hoạt động của đại lý, có đại lý phụ thuộc và đại lý độc lập…

Lưu ý: Đối với đại lý bảo hiểm nhân thọ có các cách phân loại sau:

  • Phân loại theo phạm vi quyền hạn, có đại lý toàn quyền, tổng đại lý và đại lý uỷ quyền.
  • Phân loại theo thời gian hoạt động, có đại lý chuyên nghiệp và đại lý bán chuyên nghiệp.
  • Phân loại theo nhiệm vụ chủ yếu, có đại lý chuyên khai thác và đại lý chuyên thu…

Tìm hiểu thêm: Có nên làm đại lý bảo hiểm nhân thọ không?

Các loại đại lý bảo hiểm

Nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm

Theo Điều 85 Luật kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3. Thu phí bảo hiểm;

4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

5. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Có thể thấy, đại lý bảo hiểm hoạt động nhân danh doanh nghiệp bảo hiểm và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm nhưng chỉ được phép làm những công việc mà doanh nghiệp bảo hiểm cho phép đã được nêu trong hợp đồng đại lý bảo hiểm. 

>>> Ngoài những nhiệm vụ trên, đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ nào trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay?

Đại lý bảo hiểm có quyền gì?

Theo khoản 1 Điều 85 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, đại lý bảo hiểm có các quyền cụ thể sau:

  • Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo đúng quy định pháp luật.
  • Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tổ chức.
  • Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm.
  • Hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm. 
  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm

Đại lý bảo hiểm hoạt động theo sự ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy hành vi của đại lý gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia bảo hiểm vẫn thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có biện pháp xử lý thích hợp với đại lý vi phạm.

Theo Điều 88 Luật kinh doanh bảo hiểm:

Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết, đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Như vậy, đại lý do vô tình hay hữu ý gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của khách hàng thì người chịu trách nhiệm vẫn là doanh nghiệp bảo hiểm.

Quy định về đại lý bảo hiểm

Điều kiện hoạt động đại lý bán bảo hiểm

Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định rất rõ tại Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000. Theo đó cá nhân, tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Với cá nhân:

  • Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
  • Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ tài chính chấp thuận cấp. Bộ tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm. Xem thêm chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ được cấp như thế nào?

- Với tổ chức:

  • Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
  • Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Lưu ý: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Tìm hiểu thêm: điều kiện để làm đại lý bảo hiểm được pháp luật quy định như thế nào?

Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm như nào?

Theo Nghị định 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm thì:

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó.

3. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.

4. Đại lý bảo hiểm không được xúi giục khách hàng huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.

>>> Bạn có biết đại lý bảo hiểm khác mô giới bảo hiểm như thế nào?

Tư vấn sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng

Hành vi nào bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm?

Theo Điểm 3, Mục V về Đại lý bảo hiểm trong Thông tư 98/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 19/10/2004 nghiêm cấm đại lý bảo hiểm có các hành vi sau:

3.1. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm; điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

3.2. Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;

3.3. Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;

3.4. Khuyến mại khách hàng dưới hình thức bất hợp pháp như hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp bảo hiểm không cung cấp cho khách hàng.

3.5. Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.

Quản lý đào tạo đại lý bảo hiểm

Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát, cấp phép, thu hồi giấy phép đào tạo đại lý bảo hiểm theo quy định. Điều 33 Nghị định 45/2007/NĐ-CP quy định về quản lý đào tạo đại lý bảo hiểm như sau:

“1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại Điều 32 Nghị định này, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm.

2. Hàng năm, tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khóa đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.”

>>> Thu nhập của các đại lý bảo hiểm chủ yếu từ hoa hồng bán bảo hiểm. Vậy với nguồn thu nhập đó thì thuế thu nhập cá nhân [TNCN] của đại lý bảo hiểm được tính như thế nào?

Như vậy, đại lý bảo hiểm là lực lượng giới thiệu và quảng bá sản phẩm hiệu quả giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua các cuộc tư vấn, đại lý bảo hiểm sẽ giải thích cho khách về sản phẩm, dịch vụ mà công ty bảo hiểm cung cấp để hướng đến mục đích tất cả mọi người đều sở hữu hợp đồng bảo hiểm.

Video liên quan

Chủ Đề