Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là gì năm 2024

Trong thế giới đa dạng và phong phú của chúng ta, khái niệm "Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại" đang ngày càng trở nên quan trọng. Nhưng thực sự, điều này là gì? Chúng ta hãy cùng nhau đào sâu vào để hiểu rõ hơn về khái niệm này và tìm hiểu cách nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Định Nghĩa Cơ Bản

"Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại" không chỉ là một cụm từ mà còn là một triết lý sống. Điều này ám chỉ việc chấp nhận và học hỏi từ sự đa dạng văn hóa trong xã hội. Đó có thể là sự hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau, nghệ thuật, ngôn ngữ, và các giá trị đặc trưng của mỗi cộng đồng.

Nâng Cao Sự Hiểu Biết Văn Hóa

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại là nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh chúng ta. Khi chúng ta mở rộng tầm nhìn và tìm hiểu về các phong tục, truyền thống, và lịch sử của người khác, chúng ta trở nên phong phú và sâu sắc hơn trong cách suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề.

\>>> xem thêm Thánh ca phước cho nhân loại bài viết của ACC group

Tạo Ra Một Xã Hội Đa Dạng và Hài Hòa

Nhìn chung, "Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại" giúp xây dựng một xã hội đa dạng và hài hòa. Việc tôn trọng và chấp nhận sự đa dạng không chỉ làm giàu thêm mà còn tạo nên một môi trường tích cực, thân thiện và tương tác tích cực giữa các cộng đồng.

Tại Sao Bạn Nên Quan Tâm Đến Việc Tiếp Thu Tinh Hoa Văn Hóa Nhân Loại?

Mở Rộng Tầm Nhìn Cá Nhân

Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại mở ra một thế giới mới, một thế giới đa dạng và phong phú mà bạn có thể chưa từng trải nghiệm. Điều này giúp mở rộng tầm nhìn cá nhân, giúp bạn hiểu rõ hơn về con người và thế giới xung quanh.

Tạo Nên Mối Liên Kết Mạnh Mẽ

Khi bạn có khả năng hiểu và đánh giá cao văn hóa của người khác, điều đó tạo nên một cơ hội để xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và bền vững. Việc chia sẻ và tôn trọng văn hóa là cơ sở để xây dựng sự đồng thuận và hiểu biết sâu sắc giữa các cộng đồng.

Kết Luận: Hãy Mở Rộng Tâm Hồn và Tìm Hiểu Về Thế Giới Xung Quanh

Trong thế giới ngày nay, việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại không chỉ là lựa chọn mà còn là một sự cần thiết. Hãy mở rộng tâm hồn, mở rộng tầm nhìn, và hãy để những giá trị đa dạng kết nối chúng ta với một cộng đồng toàn cầu, nơi mà sự hiểu biết và tôn trọng là chìa khóa mở cánh cửa của sự hòa hợp và thịnh vượng

Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển văn hóa, mà còn là một sứ mệnh văn minh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Nó góp phần tôn vinh văn hóa địa phương, tạo điều kiện cho sự kết nối văn hóa, và khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế. Trên hết, việc này chứng minh rằng, dù có bao nhiêu sự khác biệt văn hóa, chúng ta đều có thể sống chung, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bôn ba khắp năm châu và được tiếp xúc với rất nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Có lẽ đây là một trong những cơ duyên để Người nhìn thấy tính tất yếu khách quan và vai trò của việc giao lưu tiếp biến văn hoá. Người đã hết sức trân trọng và nỗ lực không mệt mỏi để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhưng đồng thời cũng luôn đề cao việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Bác coi đây là một nhiệm vụ trọng yếu trong tiến trình phát triển văn hoá dân tộc.

Bác Hồ với các ông Mikhail Suslov và Leonid Brezhnev trong kỳ nghỉ hè tại Yalta, Crimea ngày 12/7/1959. [Nguồn: ĐSQ]

Chấp nhận khác biệt

Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa phương Tây khá sớm và trên hành trình tìm đường giải phóng dân tộc, đã tiếp thu những giá trị tích cực, tiến bộ của văn minh phương Tây. Người kể rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái... Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”. Sau này, khi được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, Người luôn hồ hởi đón nhận, chấp nhận sự khác biệt, đồng thời tìm ra được những ưu điểm vượt trội của mỗi nền văn hóa để tiếp thu. Khi bàn về các tôn giáo lớn trên thế giới, Người đã khiêm tốn thừa nhận rằng: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê su, Tôn Dật Tiên chẳng phải có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị”.

Và điều đáng nói hơn, từ ứng xử khiêm nhường của cá nhân, vị lãnh tụ vĩ đại đã đi tới tầm cao văn hoá khoan dung của dân tộc khi khẳng định rằng: “... văn hoá Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại...”. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, khi đối thoại đang trở thành xu thế tất yếu khách quan cho các dân tộc trên thế giới tồn tại và phát triển, ta càng thấm thía những tư tưởng vượt thời đại của Người.

Chọn lọc tinh hoa

Cởi mở, khoan dung, nhưng Hồ Chí Minh không chủ trương tiếp thu ồ ạt, mà nhấn mạnh phải chọn lọc tinh hoa để kế thừa, học hỏi. Điều này thể hiện rõ khi Người bàn về Khổng giáo.

Sinh ra trong một “gia đình nhà Nho An Nam”, Hồ Chí Minh ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng Khổng học và hiểu rất rõ về học thuyết này. Người đã thẳng thắn phê phán những yếu tố duy tâm, lạc hậu trong tư tưởng Khổng Tử. Nhưng đồng thời, Người đánh giá cao và đặc biệt chủ trương khai thác, học hỏi, kế thừa những điểm tiến bộ, tích cực của Nho giáo. Trên cái nhìn biện chứng, Bác luôn đặt các học thuyết vào bối cảnh lịch sử - cụ thể để học được những điều bổ ích. Người chỉ rõ: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh bên ao cá trong Khu Phủ Chủ tịch. Ảnh: T.L

Tiếp biến, sáng tạo

Theo Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại gắn liền với tiếp biến và sáng tạo. Người quan niệm, quá trình tiếp thu văn hoá nhân loại không diễn ra một cách thụ động, máy móc, giáo điều mà phải luôn có sự trao đổi, sàng lọc cần thiết, có sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phù hợp vào thực tiễn lịch sử và xã hội cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc.

Khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương: “Những người cộng sản các nước phải cụ thể hoá chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”. Người đã góp phần bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác bằng dân tộc học phương Đông, làm cho chủ nghĩa Mác từ học thuyết đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản, đồng thời được xem là học thuyết đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đã tiếp biến chủ nghĩa Mác-Lênin từ kinh nghiệm thực tiễn của cách mạng Việt Nam trên nền tảng của truyền thống văn hoá Việt Nam, văn hoá phương Đông.

Có lần, khi bàn về công tác văn hóa văn nghệ, Người đã nhắc nhở các nhà văn hoá Việt Nam: “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và nay, trau dồi cho văn hoá Việt Nam có tinh thần thuần tuý Việt Nam, để hợp với tinh thần dân chủ”. Với quan niệm này, Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm minh triết trong nhận thức tư duy khi đã nắm được bản chất của quy luật giao lưu, tiếp biến văn hoá. Các nền văn hoá, văn minh trên thế giới không tĩnh tại, thuần phác cổ xưa mà luôn vận động, va chạm, tiếp xúc với các nền văn hoá, văn minh khác. Sự phát triển một nền văn hoá gắn liền với sự tiếp xúc, thích ứng và phù hợp, sự linh hoạt, sáng tạo nghiêm túc để biến cái ngoại sinh [của người] thành cái nội sinh [của mình].

Biết “vay” biết “trả”

Trong quá trình tiếp xúc, tiếp biến văn hoá đó, tất yếu dẫn đến sự thay đổi ít nhiều trong bản thân mỗi nền văn hoá. Sự thay đổi đó có thể làm mai một bản sắc văn hoá dân tộc, nhưng cũng có thể sẽ góp phần bồi đắp những thiếu hụt cho mỗi bên và tạo nên sự đa dạng văn hoá. Ý thức được hệ quả này để có ứng xử linh hoạt, phù hợp là thái độ của những dân tộc văn minh. Khi bàn về giao lưu tiếp biến văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức vấn đề này một cách sâu sắc và ứng xử với nó một cách đầy trí tuệ, bản lĩnh và trách nhiệm. Theo Bác, tiếp thu tiếp biến tinh hoa văn hoá là một quá trình song phương, nên không thể và không nên tiếp nhận một chiều thụ động và vị kỷ. Bản lĩnh văn hoá của một dân tộc trong giao lưu tiếp biến chính là ở tinh thần bình đẳng, biết “vay” biết “trả”. Người căn dặn: “Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả” [Báo Cứu Quốc, ngày 9-10-1945]. Hàm ý của Người là chúng ta không chỉ tiếp thu, tiếp biến những giá trị bên ngoài để làm giàu có cho chính mình mà còn phải biết đem những giá trị, bản sắc của mình vốn có để đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hoá của nhân loại, làm cho kho tàng ấy giàu có hơn, phong phú hơn, cũng là một cách để khẳng định mình trong thế giới rộng lớn. Đây quả là tư tưởng thể hiện tầm nhìn quán thông thời thế của vị lãnh tụ vĩ đại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà nhân loại đang lo âu về sự đánh mất chính mình trong “thế giới phẳng” và nguy cơ đồng phục văn hóa, ta càng thấy rõ hơn về giá trị trong lời dạy quý báu ấy của Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh [ảnh: TL]

Cuối cùng, cần khẳng định rằng: bản thân con người Hồ Chí Minh là một hiện tượng đa văn hoá. Các nhà báo nước ngoài từng tiếp xúc với Hồ Chí Minh đều nhận xét: trong văn hoá Hồ Chí Minh có chất “uymua” Anh, chất lịch thiệp, trang nhã Pháp, chất thâm thuý, hàm súc của các nhà hiền triết phương Đông. Và điều đáng nói là những gì đẹp đẽ của nhân loại đã hội tụ, hòa quyện với cái gốc văn hóa truyền thống dân tộc, tạo thành một nhân cách văn hóa vừa bình dị, thanh cao vừa sắc sảo, mới mẻ đầy lý thú. Đúng như cảm nhận của nhà thơ Xô viết, Ôxíp Mandenxtam, khi tiếp xúc với Người cuối năm 1923: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một nền văn hoá, không phải văn hoá châu Âu, mà có lẽ là văn hoá của tương lai... Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới”.

Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd,t.1, tr.461.

Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu tôn giáo: Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng, NXB Khoa học xã hội, H.1996, tr. 152.

Hồ Chí Minh: Về công tác văn hoá văn nghệ, Nxb. Sự thật, H.1971, tr.71.

Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.356.

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.496

Hồ Chí Minh: Về công tác văn hoá văn nghệ, Nxb. Sự thật, H.1971, tr.71.

Ô-xíp Man-đen-xtam: "Đến thăm một chiến sĩ Quốc tế cộng sản: Nguyễn Ái Quốc", Tạp chí Ngọn lửa nhỏ [Liên Xô], số 39, ra ngày 23-12-1923. //nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/chu-tich-ho-chi-minh-voi-mot-nen-van-hoa-tuong-lai-399248

Hồ Chí Minh chỉ rõ nội dung tiếp thu văn hóa nhân loại là gì?

Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ.

Tinh hoa văn hóa là gì?

Là một trong hai bộ phận hữu cơ cấu thành nên kho tàng di sản văn hoá dân tộc, di sản văn hoá phi vật thể được định nghĩa như là những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái ...

Lĩnh vực văn hóa là gì?

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v. Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.

Chủ Đề