Tiểu đêm nhiều khám ở đâu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 - 8 lần/ 24h, vì vậy nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần. Hiện tượng đi tiểu nhiều cả ngày và đêm được xác định là do bệnh lý hoặc do chế độ sinh hoạt hằng ngày.

Những người thường xuyên đi tiểu sẽ thắc mắc về vấn đề đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường? Theo Hội Niệu học quốc tế, trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 - 8 lần/ 24h, vì vậy nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần.

Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều giống nhau, không có một con số nào được coi là tuyệt đối. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh của một người như loại đồ uống bạn sử dụng. Caffeine và rượu là chất kích thích bàng quang, vì thế chúng khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn. Độ nhạy cảm của bàng quang cũng có vai trò nhất định. Một vài người chỉ cần uống ít nước cũng đã có nhu cầu, có người lại không.

Sỏi thận và các dị vật đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần trong ngày

Vậy đi tiểu nhiều lần là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Theo đó, tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày nếu không sớm được khắc phục có thể gây ra rất nhiều phiền toái, làm cản trở trong công việc và cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti, mặc cảm, cơ thể mệt mỏi và suy nhược, ảnh hưởng chức năng sinh lý và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiết niệu, huyết áp, tim mạch...

Hiện tượng đi tiểu nhiều cả ngày và đêm được xác định là do 2 nhóm nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày do bệnh lý:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI]: Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang qua niệu đạo.
  • Suy thận mạn tính: Giai đoạn đầu của suy thận mạn có hiện tượng giảm chức năng cô đặc nước tiểu gây nên triệu chứng tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu nhiều bọt, phù, tiểu ít, da xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Sỏi thận và các dị vật đường tiết niệu: Sự xuất hiện của sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần. Biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng, trong đó có triệu chứng tiểu đêm đi kèm là tiểu khó, nước tiểu ít, tiểu buốt, đau lưng và có thể có máu trong nước tiểu... những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không chữa trị sớm và kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị suy thận.
  • Bệnh đái tháo đường: Theo đó, dấu hiệu sớm của đái tháo đường týp 1 và type 2 là đi tiểu nhiều; tiểu nhiều cũng xảy ra khi bệnh đái tháo đường đã biến chứng trên thần kinh kiểm soát bàng quang.
  • Đột quỵ và bệnh thần kinh: tổn thương thần kinh chi phối bàng quang có thể dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang gây tiểu nhiều và tiểu đột ngột.
  • Ung thư bàng quang: khối u phát triển sẽ gây chèn ép hoặc gây chảy máu bàng quang dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Bệnh nhân bị huyết áp cao, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ, ... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu nhiều.

Nguyên nhân không do bệnh lý:

  • Bàng quang tăng hoạt [OAB]: được biết đến là thủ phạm chính gây tiểu nhiều lần ở mọi lứa tuổi và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân là do các cơ bàng quang hoạt động quá mức, gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên, nhiều lần trong ngày, mà không có cảm giác đau rát. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sinh con nhiều lần bị yếu cơ sàn chậu, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh do thay đổi nội tiết tố.
  • Phụ nữ mang thai: Các nội tiết tố do nhau thai tiết ra và do tử cung to lên để phù hợp với trọng lượng thai nhi gây chèn ép lên bàng quang nên thai phụ đi tiểu nhiều.
  • Độ tuổi: Chức năng thận sẽ bị suy giảm theo độ tuổi.
  • Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt: Uống nhiều nước, ăn canh vào buổi tối, sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe... gây nên chứng đi tiểu nhiều vào ban đêm.
  • Dùng thuốc lợi tiểu: Các thuốc lợi tiểu dùng để chữa bệnh cao huyết áp, bệnh phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan là nguyên nhân gây ra đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Yếu tố tâm lý: Tình trạng căng thẳng, stress, mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.

Một người được cho là đi tiểu nhiều lần trong ngày nếu số lượng nước tiểu trên 2,5 lít trong 24 giờ; hoặc đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày [tiểu thường xuyên]. Triệu chứng kèm theo đi tiểu nhiều lần trong ngày gồm:

  • Tiểu ngắt quãng, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang mỗi lần đi tiểu, dòng nước tiểu ngưng đột ngột.
  • Tiểu gấp: Bạn có cảm giác khó chịu như ép trên bàng quang làm bạn muốn đi tiểu ngay.
  • Đi tiểu không tự chủ: Bệnh nhân có thể bị mất kiểm soát dòng nước tiểu, nước tiểu bị rò rỉ liên tục hoặc từng lúc.
  • Rối loạn đi tiểu: Có cảm giác đau hoặc nóng bừng trong hoặc sau khi bạn đi tiểu.
  • Đi tiểu ra máu: Có thể có một ít máu [tiểu máu vi thể] hoặc nhiều máu, máu cục.
  • Tiểu đêm đi kèm tiểu không tự chủ như đái dầm.
  • Tiểu chảy nhỏ giọt: Sau khi bạn đi tiểu xong, nước tiểu tiếp tục nhỏ giọt hoặc chảy ra ngoài. Cảm giác sẽ căng nặng khi bắt đầu tiểu.

Nên tránh các loại đồ uống có cồn [rượu, bia] vì nó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn

Để cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Bạn cần hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối để giảm việc đi tiểu về đêm, thay vào đó nên chia lượng nước uống nhiều ở ban ngày.

Tránh các loại đồ uống có cồn [rượu, bia] vì nó làm lợi tiểu, như vậy sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn;

Hạn chế hoặc giảm việc uống nước chè và cà phê vì nó có tác dụng như một chất lợi tiểu. Mặt khác, tránh dùng các loại này sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát;

Hạn chế các thực phẩm có tính axit như nước vắt cam, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu, dưa muối chua vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang làm cho bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày;

Tránh dùng các loại nước uống có gas vì những đồ uống có gas cũng rất dễ kích thích bàng quang gây đi tiểu nhiều;

Các loại thực phẩm, gia vị nóng và ngọt bạn cũng không nên dùng nhiều vì chúng gây lợi tiểu. Mỗi khi phải dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó, bạn cần nói cho bác sĩ biết để bác sĩ tránh cho bạn dùng các thuốc gây lợi tiểu. Điều quan trọng nhất là bạn cần khám để phát hiện và điều trị sớm các bệnh là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều nói trên;

Cuối cùng, nếu đi tiểu nhiều lần là do bệnh lý, bạn cần đi khám và dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa điều trị. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Như sử dụng các loại thuốc kháng cholinergic giúp giảm co thắt cơ trong bàng quang, nhờ đó giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, hoặc mất kiểm soát bàng quang .

Bác sĩ Võ Thiện Ngôn đã có trên 7 năm kinh nghiệm làm bác sĩ điều trị, phẫu thuật Ngoại Niệu tại các Bệnh viện: Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.

Bác sĩ Ngôn với khả năng điều trị chuyên sâu về lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về hệ Tiết niệu và Nam khoa, phẫu thuật hệ Tiết niệu, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật Laparo đường niệu, nội soi đường tiết niệu. Phẫu thuật điều trị các bệnh lý Nam khoa

Hiện nay, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn là bác sĩ Ngoại Tiết Niệu – Nam học, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Phương pháp điều trị và phòng ngừa rối loạn đường tiết niệu

XEM THÊM:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

Trả lời:

Chào bạn, nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy giải quyết nó càng sớm càng tốt, trước khi triệu chứng tăng lên theo tuổi tác. Các nhà nghiên cứu đã xác định được hai nguyên nhân chính gây tiểu đêm là:

  • Đa niệu về đêm – là tình trạng có quá nhiều nước tiểu vào ban đêm. Theo ICS [International Continence Society], loại này được xác định khi lượng nước tiểu ban đêm lớn hơn 20-30% tổng lượng nước tiểu trong 24 giờ.
  • Đa niệu toàn phần - Nguyên nhân chính gây tiểu đêm, do sản xuất quá nhiều nước tiểu vào cả ban ngày lẫn ban đêm.

>>>Bạn có thể xem thêm tại Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm.

1. Khám chữa bệnh tiểu đêm nhiều lần ở đâu?

Thực tế hiện nay có rất nhiều trung tâm y tế có thể giúp bạn khám bệnh tiểu đêm nhiều lần. Nếu bạn nghĩ mình có thể bị tiểu đêm, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để điều trị tình trạng này. Việc điều trị phụ thuộc vào từng loại tiểu đêm và nguyên nhân gây ra. Bạn có thể đến khám tại các bệnh viện và phòng khám có khoa tiết niệu ở gần nơi bạn sinh sống. Nếu bạn đang sinh sống tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đến khám với các bác sĩ của Hello Doctor tại hai địa chỉ:

  • 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10
  • Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa

2. Những điều cần chuẩn bị trước khi đi khám

Để kiếm soát và theo dõi việc tiểu đêm, tốt nhất là bạn nên có một cuốn nhật kí để ghi lại số lần đi tiểu mỗi đêm, lượng nước nạp vào trong ngày và trước khi ngủ...

Thông tin này có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra vấn đề và cách điều trị thích hợp. Khi đến khám, bạn cũng nên chuẩn bị các thông tin như bệnh sử, tiền căn cá nhân và gia đình, việc sử dụng thuốc trước đó.

Ngoài việc giúp tìm ra các giải pháp để chữa trị tiểu đêm, bạn cũng cần phải khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra tiểu đêm.

Tại nơi khám bạn sẽ được:

  • Khám sức khỏe
  • Phân tích và cấy nước tiểu - Đây là những xét nghiệm khác nhau để định tính, định lượng những chất có trong nước tiểu.

Xem thêm: Cách điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

3. Một số biện pháp bạn có thể thử áp dụng tại nhà để khắc phục

Biện pháp hỗ trợ

  • Tấm phủ nệm - các sản phẩm bảo vệ nệm bằng vinyl, có thể chống thấm nước và hấp thụ, giúp việc làm sạch giường dễ dàng hơn.
  • Quần thấm nước - Các sản phẩm này là một dạng đồ lót được thiết kế để hấp thụ chất lỏng, ngăn rò rỉ nước tiểu ra ngoài. Có loại tái sử dụng và cả loại dùng một lần.
  • Sản phẩm chăm sóc da - Nhiều sản phẩm dùng để bảo vệ da khỏi bị kích thích và đau rát do vấn đề đái dầm về đêm. Có nhiều loại xà phòng, nước hoa và vải làm sạch phù hợp cho nhiều loại da khác nhau.

Thay đổi hành vi

  • Giảm lượng chất lỏng nạp vào - việc hạn chế tiêu thụ chất lỏng vào buổi tối sẽ làm giảm lượng nước tiểu được sản xuất vào ban đêm.
  • Ngủ trưa - Điều này có thể giúp giảm chất lỏng tích tụ do chất lỏng sẽ được hấp thụ lại vào trong máu. Khi thức dậy từ giấc ngủ ngắn, bạn có thể đi vệ sinh và loại bỏ nước tiểu dư thừa.
  • Độ cao của chân - Giống như ngủ trưa, nâng cao chân giúp phân phối lại chất lỏng và giúp được tái hấp thu vào máu.
  • Vớ áp lực - Tạo ra hiệu quả tương tự như nâng cao chân, những vớ đàn hồi gây áp lực lên chân và giảm áp lực lên các tĩnh mạch. Điều này cho phép chất lỏng được phân phối lại và tái hấp thu vào máu.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm: Cách khắc phục bệnh tiểu đêm.

4. Hậu quả của việc không điều trị bệnh tiểu đêm

Tác động lên giấc ngủ

Giấc ngủ đóng một vai trò lớn trong hoạt động thể chất và tinh thần của chúng ta. Thiếu ngủ và ngủ không ngon giấc có thể làm giảm khả năng hoạt động, gây béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch, làm giảm chức năng thể chất và nhận thức. Không chỉ vậy, một nghiên cứu của Mỹ trên 1214 phụ nữ, phải đi tiểu ít nhất 2 lần mỗi đêm, cho thấy tiểu đêm có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của họ.

Chúng ta càng ít ngủ, thì ban ngày càng mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc. Ở những người tiểu đêm, năng suất làm việc giảm đi và  thường gia tăng nghỉ bệnh. Thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu cũng làm tăng nguy cơ té ngã ở những người lớn tuổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân đi tiểu ít nhất 2 lần vào ban đêm có nguy cơ gãy xương do té ngã cao gấp 2 lần.

Tác động đến đời sống vợ/chồng

Nếu bạn bị tiểu đêm, không chỉ bạn bị ảnh hưởng, mà người bạn đời cũng sẽ thức dậy cùng bạn. Trong một nghiên cứu, 46% phụ nữ đã thức dậy vào ban đêm do bạn đời của họ phải đi vệ sinh nhiều. Một nghiên cứu khác cho thấy ở nam giới bị tiểu đêm thì khả năng vợ/chồng của họ bị rối loạn giấc ngủ tăng cao, trong đó 62% cảm thấy mệt mỏi và 36% cảm thấy bất mãn không hạnh phúc hoặc tồi tệ. Tiểu đêm không chỉ khiến bạn mất ngủ mà còn khiến vợ/chồng của bạn không thể có được một giấc ngủ ngon.

Nếu bạn bị tiểu đêm, hãy điều trị càng sớm càng tốt. Có rất nhiều biện pháp thay đổi hành vi có thể giúp khắc phục vấn đề. Nếu những biện pháp đó không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị chứng đa niệu cho bạn.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________


Video liên quan

Chủ Đề