Tiểu đường thai kỳ sinh xong bao lâu thì hết

Những điều đặc biệt chú ý ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh không chỉ đơn giản chỉ dự báo các nguy cơ biến chứng chu sinh mà còn ngăn ngừa sự khởi phát của hàng loạt các vấn đề có thể xảy ra với mẹ và bé như béo phì, kháng insulin, tăng huyết áp… được gọi chung là hội chứng chuyển hóa. 

Thông thường, hầu hết các bà mẹ sau khi sinh, lượng đường về căn bản sẽ quay trở lại mức bình thường, tuy nhiên điều này không có nghĩa là không có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, chính vì vậy để có thể phòng ngừa tốt nhất, hãy luôn chú ý và theo dõi cẩn thận từng thói quen sinh hoạt, cân nặng… để kiểm soát được bệnh. Bởi vì có nhiều người sau khi đã được kiểm tra chế độ ăn uống, điều trị insulin và kiểm tra định kỳ thường chủ quan, an tâm đi làm và sinh hoạt bình thường, lơ là với sức khỏe của bản thân, thậm chí thấy nghi ngờ cũng không đến tái khám vì quá bận rộn. Những điều đặc biệt chú ý ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh dưới đây sẽ giúp ích cho quá trình kiểm soát chỉ số đường huyết và sức khỏe của mẹ và bé sau sinh. 

Theo dõi khả năng dung nạp đường

Yếu tố đầu tiên trong những điều đặc biệt chú ý ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh là theo dõi khả năng dung nạp đường. Theo nghiên cứu, phụ nữ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường. Vì vậy, mỗi bà mẹ nên hình thành thói quen theo dõi tình trạng sức khỏe, có thể phát hiện sớm các bất thường trong chuyển hóa glucose để đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Theo cuốn sách “Hướng dẫn điều trị y tế Sản phụ khoa 2014” của Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản, phụ nữ từng được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên thực hiện kiểm tra bằng phương pháp uống 75g Glucose từ 6 – 12 tuần sau khi sinh. Nếu kết quả cho thấy là bình thường, bà mẹ đó vẫn phải thường xuyên duy trì kiểm tra 1 năm 1 lần. Nếu kết quả là tiền tiểu đường, nên kiểm tra 3 – 6 tháng 1 lần.

                                  Phụ nữ từng từng bị tiểu đường thai kỳ nên thực hiện kiểm tra lại chỉ số đường huyết ở tuần 6 -12

Phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo và có thể chuyển sang bị bệnh tiểu đường tuýp 2 trước khi mang thai tiếp. Do đó, nếu có mong muốn tiếp tục mang thai, phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ cần tiếp nhận kiểm tra khả năng dung nạp đường thường xuyên trước khi mang thai. Đây là một thao tác quan trọng trong những điều đặc biệt chú ý ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh.

Phòng ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai

Tiểu đường thai kỳ là một trong những nguy cơ dẫn đến tiểu đường tuýp 2, tuy nhiên nếu người mẹ sớm can thiệp vào việc thay đổi thói quen sinh hoạt, loại bỏ tốt nhất các yếu tố có khả năng gây ra bệnh thì sẽ giảm bớt được khả năng mắc bệnh. Để mang đến sức khỏe tốt nhất cho con của mình, tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa trong tương lai, hãy cố gắng cải thiện lối sống của người mẹ cho đến đứa trẻ. Những điều đặc biệt chú ý ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh bao gồm các yếu tố chi tiết sau:

Béo phì

Một trong những yếu tố vô cùng rõ ràng và dễ nhận biết tiểu đường thai kỳ nhất chính là béo phì, đồng thời chỉ số tăng cân nặng cũng chính là một trong những yếu tố liên quan đến quá trình chuyển sang tiểu đường tuýp 2. Nếu một ai đó bị mắc tiểu đường thai kỳ mà phát hiện sớm và cải thiện các thói quen sinh hoạt, tích cực giảm cân, kiểm soát lượng đường thì nguy cơ của tiểu đường tuýp 2 cũng sẽ giảm dần.

Thói quen ăn uống

Thường thì nếu hấp thụ quá nhiều năng lượng hay chất dinh dưỡng sẽ tăng nguy cơ khởi phát tiểu đường, đó là lý do vì sao nếu phụ nữ đã từng mắc bệnh và đã khỏi cũng cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng lượng calo đầy đủ. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất thì khi bổ sung chất xơ, các loại ngũ cốc chưa qua tinh chế và các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá có axit béo không bão hòa đa n-3 có thể làm giảm bớt khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Theo báo cáo ở Nhật Bản, dùng các loại cà phê và trà xanh sẽ giảm bớt và phòng ngừa bệnh tiểu đường một cách đáng kể

Tích cực vận động

Những người ít hoạt động thể chất sẽ có giảm bớt béo phì và tiểu đường cao. Vì vậy sau khi sinh, thông qua việc chăm sóc trẻ em, việc nhà, kèm theo các công việc khác có thể hỗ trợ tốt việc giảm nguy cơ tiểu đường, tuy nhiên vẫn phải duy trì thói quen thể dục kèm theo, tránh việc quá lười nhác vận động sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo sức khỏe và tăng khả năng mắc bệnh.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiêu thụ năng lượng của mẹ và góp phần không nhỏ trong việc giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Báo cáo chỉ ra rằng, đối với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, sự suy giảm insulin và chỉ số đường huyết khi đói thông qua xét nghiệm dung nạp glucose đường uống [OGTT] cần được thực hiện trong khoảng thời gian từ 6 – 9 tuần sau khi sinh.

Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ tái kiểm tra ngày càng giảm dần, đây là một tình trạng đáng lo ngại. Đa phần là do họ quá bận rộn với việc chăm sóc con nhỏ, sự hạn hẹp trong hiểu biết của cả bệnh nhân cũng như sự phát triển của y tế. Thực tế là thông qua việc chẩn đoán tiểu đường, phụ nữ sẽ nhận biết bản thân có nguy cơ mắc bệnh cao hay không, từ đó thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt. Sau khi sinh, tốt nhất nên tích cực đi khám tại các cơ sở y tế để phát hiện kịp thời nguy cơ bệnh tiểu đường. Những điều đặc biệt chú ý ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh quan trọng nhất là theo dõi tình hình sức khỏe và chú ý nghiêm ngặt hơn phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.

Bạn đang xem bài viết: Sau khi sinh phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý những điều này tại Chuyên mục: Tiểu đường thai kỳ“.

//kienthuctieuduong.vn/

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai. Vậy câu trả lời là gì? Monkey sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trong bài viết này.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đây là tình trạng quá nhiều lượng đường [glucose] tồn tại trong máu trong giai đoạn mang thai thay vì chuyển hóa thành năng lượng. 

Khi lượng đường trong máu tăng cao có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để giảm thiểu nguy cơ rủi ro xảy ra.

Đái tháo đường thai kỳ thường chỉ xuất hiện và phát triển mạnh trong thai kỳ. Vậy người bị tiểu đường thai kỳ sau khi sinh có hết không?

Nguyên nhân gây bệnh bệnh tiểu đường thai kỳ

Theo chia sẻ của các chuyên gia, nhu cầu năng lượng của cơ thể người phụ nữ sẽ tăng cao khi mang thai, điều này đòi hỏi một lượng đường nhiều hơn. Để giữ được lượng đường trong máu ở mức bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất insulin. Tuy nhiên, không phải cơ thể bà mẹ nào cũng có thể tạo ra đủ insulin.

Trong khi đó, nhau thai lại tạo ra các nội tiết tố giúp thai nhi phát triển vô tình gây tác động xấu đến insulin. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố, hậu quả là thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hơn những thai phụ khác khi thuộc các trường hợp sau đây:

  • Phụ nữ mang thai ngoài tuổi 30;

  • Người bị thừa cân, béo phì;

  • Lười hoạt động thể chất;

  • Có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ;

  • Sinh con trước nặng hơn 4 kg;

  • Người bị huyết áp cao;

  • Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang;

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ còn được biết đến là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Các mẹ bầu cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để chẩn đoán bệnh chính xác. Trường hợp nghi ngờ bị tiểu đường thai kỳ có thể dựa vào một số dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Mẹ bầu thường xuyên khát nước, đêm dậy uống nước nhiều lần

  • Đi tiểu nhiều lần

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

  • Giảm cân không rõ lý do

  • Bị viêm nhiễm nấm vùng kín

  • Các vết thương lâu lành.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến thai kỳ

Khi bị bệnh tiểu đường thai kỳ, nếu mẹ bầu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, chúng có thể sẽ được truyền đến thai nhi. Lượng glucose trong máu thai nhi tăng cao sẽ đe dọa sự an toàn của cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng đến thai phụ

Đối với thai phụ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ có nguy cơ phải đối mặt với những nguy cơ sau:

  • Tỉ lệ sảy thai, thai chết lưu tăng cao

  • Glucose trong máu thai nhi tăng khiến thai to, nguy cơ mẹ sinh mổ tăng cao

  • Nguy cơ biến chứng sản giật, tiền sản giật

  • Sinh non

  • Huyết áp cao tạo áp lực cho tim và thận

  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều sau khi sinh

  • Nhiễm khuẩn niệu

  • Làm giảm sức khỏe của mẹ về lâu về dài

Ảnh hưởng đến thai nhi

Ngoài những ảnh hưởng xấu mà tiểu đường thai kỳ gây ra cho mẹ bầu thì thai nhi còn có nguy cơ gặp phải các vấn đề như:

  • Vàng da sau sinh

  • Dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

  • Hạ đường huyết tương và mắc các bệnh lý chuyển hóa sau sinh.

  • Nguy cơ trật khớp, tổn thương vai, chân,...do sinh thường

  • Nguy cơ thai chết lưu, chết khi sinh ra.

  • Thai to quá, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Bị tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?

Chắc chắn những ai bị tiểu đường thai kỳ đều có chung thắc mắc rằng căn bệnh này có tự hết sau khi sinh xong hay không và tiểu đường thai kỳ sinh xong bao lâu thì hết? Thông thường, bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể tự khỏi sau khi sinh khoảng 1-3 tháng. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được lượng đường về mức bình thường, nguy cơ bị tái lại trong lần mang thai tiếp theo sẽ rất cao.

Ngoài ra còn có nhiều trường hợp mắc bệnh tiểu đường ở mức độ nhẹ trước khi mang thai nhưng lại không phát hiện và điều trị sớm. Đến khi mang thai, sự thay đổi của cơ thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, khó điều trị. Hậu quả là các chị em sẽ phải sống chung với căn bệnh tiểu đường suốt đời.

Theo số liệu thống kê, khoảng 5-10% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ bị biến chứng thành tiểu đường type 2 sau khi sinh và 50% trường hợp biến chứng sau sinh 5-10 năm. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chú ý trong việc tầm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng do tiểu đường gây ra.

Xem thêm:

Phương pháp giúp bệnh tiểu đường thai kỳ nhanh khỏi

Để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần phải kiểm soát được lượng glucose trong máu ở mức bình thường. Tất nhiên, để làm được điều đó cần phải thực hiện các phương pháp điều trị tích cực, chủ yếu là chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.

Một số phương pháp giúp bệnh đái tháo đường thai kỳ khỏi nhanh chóng gồm:

  • Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ: Việc khám thai thường xuyên giúp bác sĩ kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Từ đó phát hiện sớm những nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra để can thiệp kịp thời.

  • Theo dõi lượng đường trong máu: Việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Mẹ bầu có thể sử dụng các thiết bị đo lượng đường để kiểm tra tại nhà sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Tần suất và thời gian đo nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ, không cần kiểm tra quá nhiều lần trong ngày.

  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học: Chế độ ăn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát lượng glucose trong máu và kiểm soát cân nặng của thai phụ. Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho cả ngày dài. Bên cạnh đó, các chị em cần bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các loại nước ngọt, đồ uống có ga, chất hóa học,...không nên dung nạp vào cơ thể.

  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để có thể duy trì được khoảng 30 phút/lần tập. Đi bộ cũng là cách tập luyện không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường mà còn tốt cho sức khỏe bà bầu, dễ sinh thường hơn.

  • Sử dụng thuốc insulin: Đây là loại thuốc thường được các bác sĩ khuyên dùng để kiểm soát lượng đường trong máu. Insulin không đi qua nhau thai nên không gây ảnh hưởng cho sự phát triển của thai nhi. 

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hỗ trợ điều trị nào cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, phòng tránh nguy cơ gây dị tật thai nhi, những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “tiểu đường thai kỳ đẻ xong có hết không?” cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý, nếu không kiểm soát lượng đường tốt, bệnh hoàn toàn có thể biến chứng nặng hơn hoặc tái lại trong lần mang thai sau.

Video liên quan

Chủ Đề