Tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2022

Hoạt động kế toán tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội. [Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN]

Năm 2021 là một năm rất khó khăn đối với nền kinh tế, khi cả nước phải đối diện với những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội của người dân, đồng thời tác động tiêu cực tới thực hiện dự toán ngân sách khi một số nguồn thu sụt giảm.

Trong suốt hai năm chịu tác động của dịch COVID-19, Bộ Tài chính vừa phải phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước hàng năm được Quốc hội quyết định, vừa lo các khoản chi cho chống dịch và hỗ trợ về thuế, phí và lệ phí cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Điều này đã dẫn đến nguồn thu luôn bị đe dọa thiếu hụt.

Chỉ tính riêng năm 2021, Bộ Tài chính dự kiến miễn, giảm, giãn gần 140.000 tỷ đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất. Đây là gói hỗ trợ rất lớn trong bối cảnh thu ngân sách gặp khó khăn trong khi nhu cầu chi lại nhiều lên với nhiều khoản chi không có trong dự toán.

Dịch COVID-19 đã đảo lộn nguyên tắc ngân sách thu không đủ bù chi, mọi khoản chi phải có trong dự toán và không ban hành bất cứ một chính sách nào làm tăng chi ngân sách.

Cụ thể, ngân sách Nhà nước phải tăng chi lớn cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh với con số ước tới hơn 60.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ngân sách dự phòng Trung ương với 17.500 tỷ đồng đã chi hết, do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chuyển nguồn tiết kiệm chi thường xuyên 14.620 tỷ đồng điều chỉnh vào dự phòng ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ chi cấp bách cho phòng chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, có thời gian, tới 23 địa phương chiếm 70% tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19 khiến số thu nội địa giảm mạnh qua các tháng, quý so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, thu nội địa từ thuế, phí từ mức tăng 9,1% của tháng Sáu, sang tháng Bảy giảm 10,8%, tháng Tám giảm 21% và tháng Chín giảm 26,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhiều tỉnh, thành phố có mức thu ngân sách đạt rất thấp và thấp hơn rất nhiều so với bình quân thu ngân sách những tháng đầu năm như Thành phố Hồ Chí Minh thu ngân sách 9 tháng giảm gần 6.000 tỷ đồng so với tháng Tám/2021.

Cùng với số thu nội địa, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tại một số tháng trong năm cũng có xu hướng giảm mạnh với số thu tháng Tám giảm 19,1%; tháng Chín giảm 13,6% so với những tháng trước đấy.

Vào thời điểm khó khăn đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phải động viên toàn ngành tài chính, trong khó khăn càng phải sáng tạo, nỗ lực hơn nữa vì ngành tài chính được ví như động mạch chủ của nền kinh tế.

Và để quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, Bộ Tài chính đã lên các kịch bản về điều hành chính sách tài chính và quản lý ngân sách Nhà nước phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế cũng như diễn biến của dịch bệnh.

Sản xuất sản phẩm may mặc tại công ty TNHH may Hưng Long [thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên]. [Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN]

Bộ Tài chính cho biết, với đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, duy trì được mức tăng trưởng khả quan như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Song song với đó là từ tháng Mười, dịch COVID-19 được kiểm soát tốt hơn trên cả nước, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới đã phát huy tác dụng tích cực, tạo thuận lợi cho việc khai thác tăng thu ngân sách trong những tháng cuối năm.

Với việc triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, hồi phục sản xuất kinh doanh, thu ngân sách Nhà nước năm 2021 đã cán đích trước 1 tháng với số thu dự kiến đạt 1.471.000 tỷ đồng, vượt 9,5% so với dự toán; trong đó, thu ngân sách trung ương ước vượt 3,5% và thu ngân sách địa phương vượt 17,5% so với dự toán.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, Bộ Tài chính nhận định, thu ngân sách Nhà nước trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn thách thức do việc tiếp tục thực hiện miễn, giảm, giãn một số chính sách thu để hỗ trợ nền kinh tế; trong khi đó, nhu cầu chi phòng chống dịch bệnh lớn, nên áp lực gia tăng đối với cân đối ngân sách Nhà nước.

Do đó, bước sang năm 2022, theo các chuyên gia, cần phải cơ cấu lại thu ngân sách trong bối cảnh mới.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, vấn đề đảm bảo các nguồn lực tài chính và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng nhất trong chiến lược tài chính giai đoạn 2021-2030.

Sản phẩm xe bus của Công ty TNHH xe bus Daewoo Việt Nam [100% vốn từ tập đoàn Daewoo Hàn Quốc] mới xuất xưởng tại khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. [Ảnh: Nguyễn Trọng Lịch/TTXVN]

Về cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước, trong giai đoạn tới tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách Nhà nước đồng bộ, xây dựng hệ thống thu ngân sách Nhà nước có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực vào nguồn ngân sách này, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Xuân Trường cho rằng một trong những giải pháp quan trọng đó là tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và thực hiện tốt quản lý thu, tăng cường chống chuyển giá, trốn lậu thuế; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế.

Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ tiếp tục triển khai tốt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nuôi dưỡng nguồn thu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, coi đây là nhiệm vụ mang tính mũi nhọn, thúc đẩy phát triển.

Đồng thời, Bộ sẽ tập trung quản lý thu ngân sách, tránh thất thu; đảm bảo chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả. Mặt khác, tăng cường kiến nghị các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; đảm bảo kịp thời kinh phí chống dịch; triển khai kịp thời các gói kích thích, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…/.

Thùy Dương [TTXVN/Vietnam+]

[Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN]

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước trong năm 2021 ước đạt gần 1,6 triệu tỷ đồng, bằng 116% dự toán [vượt 220.000 tỷ đồng] và tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020, trong đó chủ yếu tăng thu từ dầu thô, hoạt động xuất nhập khẩu, tiền sử dụng đất, thuế và phí nội địa từ hoạt động sản xuất-kinh doanh.

Theo đó, tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đạt 18,6% GDP [vượt mục tiêu 15,5% GDP], ctrong đó thu ngân sách trung ương ước đạt 107% dự toán và thu ngân sách địa phương ước đạt 128% dự toán.

Năm 2021, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả ứng phó với dịch COVID-19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Kết quả thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất ban hành trong năm 2021 khoảng 119.400 tỷ đồng để hỗ trợ gần 120.000 doanh nghiệp và 20.000 hộ, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh.

Tính cả số miễn, giảm theo các chính sách ban hành năm 2020 và tiếp tục được thực hiện trong năm 2021 là 16.800 tỷ đồng và hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 38.000 tỷ đồng, thì tổng số tiền đã thực hiện miễn, giảm, giãn, hỗ trợ trong năm khoảng 174.200 tỷ đồng.

Về chi ngân sách Nhà nước, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Tài chính đã đề xuất cấp có thẩm quyền nhiều chế độ, chính sách chi ngân sách Nhà nước cho phòng, chống dịch COVID-19. Nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước năm 2021 đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra và đạt gần 1,9 triệu tỷ đồng, bằng 111% dự toán.

Trong đó, ngân sách Nhà nước đã chi 74.000 tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, xuất cấp 141.970 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 ở 33 địa phương. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển chậm hơn năm 2020, đến hết 31/12/2021 đạt gần 75% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 77% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao [năm 2020 đạt 83%].

Về cân đối ngân sách trung ương và địa phương được đảm bảo, ước tính bội chi ngân sách Nhà nước năm 2021 dưới 4% GDP.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước. Lũy kế [đến ngày 31/12/2021] đã thực hiện phát hành được 318.200 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 14 năm, lãi suất bình quân 2,3%/năm./.

Hạnh Nguyễn [Vietnam+]

Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 5 ước đạt 126,7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2022 đạt 806,4 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1% dự toán năm và tăng ấn tượng 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

"BỘI THU" NGÂN SÁCH NHƯNG LIỆU CÓ "LẠM THU"?

Theo Tổng cục Thống kê, thu nội địa tháng 5 ước đạt 96,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 646 nghìn tỷ đồng, bằng 54,9% dự toán năm và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thuế nhìn nhận, nền kinh tế những tháng đầu năm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tình hình dịch bệnh trên cả nước tiếp tục được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục giúp thu ngân sách đạt được kết quả khả quan trên.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã và đang phát huy tác dụng, kích thích các doanh nghiệp tăng tốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 98,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2022, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Bên cạnh đó, do cầu tiêu dùng trong nước trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 tăng khá tạo đà cho nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì nhịp tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2022. 

Thu từ dầu thô tháng 5 ước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, vượt 4,4% so với dự toán năm và tăng đột biến 90,9% so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá dầu Brent đang dao động trong khoảng 107 - 110 USD/thùng có những tác động tích cực đến thu từ dầu thô trong 5 tháng đầu năm 2022.

Còn thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 5 ước đạt 25,1 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 130,8 nghìn tỷ đồng, bằng 65,7% dự toán năm và tăng mạnh 29,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thu chi ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2022. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Như vậy, 5 tháng đầu năm 2022, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo, ngân sách nhà nước thặng dư 217,3 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây.

Dù ngân sách bội thu nhưng dư luận cũng bày tỏ băn khoăn về việc nền kinh tế vừa mới phục hồi, doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn nhưng năm 2021 đến những tháng đầu năm 2022, thu ngân sách đều đạt cao, liệu  có tình trạng lạm thu, ảnh hưởng đến doanh nghiệp?

Chia sẻ về thắc mắc này tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững" vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng khẳng định, trước khó khăn của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Quốc hội có những điều chỉnh về chính sách thu ngân sách. 

Đáng chú ý, hàng loạt chính sách hỗ trợ miễn, giảm, giãn rất nhiều loại thuế, phí, lệ phí và các khoản thu ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp được ban hành, tập trung vào các doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và vượt qua khó khăn trong đại dịch. 

Mặt khác, theo ông Hưng, cơ cấu thu ngân sách đang chuyển dịch theo hướng bền vững hơn. Theo đó, thu nội địa, tức là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước ngày càng chiếm vị trí chủ đạo, thu từ đất đai ngày càng giảm. Trong năm 2021, thu nội địa chiếm khoáng 84-85%, với bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ thu nội địa chỉ khoảng 60%, còn lại thu từ các yếu tố phụ thuộc rất nhiều vào thị trường bên ngoài như thu dầu thô, thu hoạt động xuất khẩu. 

Về phía chi ngân sách nhà nước, tổng chi ngân sách nhà nước tháng 5/2022 ước đạt 128,1 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 589,1 nghìn tỷ đồng, bằng 33% dự toán năm và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, chi thường xuyên 5 tháng đầu năm 2022 đạt 428,4 nghìn tỷ đồng, bằng 38,6% dự toán năm và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Chi đầu tư phát triển đạt 115,9 nghìn tỷ đồng, bằng 22% và tăng 13,6%. Còn chi trả nợ lãi 43,6 nghìn tỷ đồng, bằng 42% và giảm 8,3%.

THU NGÂN SÁCH HAI "ĐẦU TÀU" GIỮ ĐÀ TĂNG 2 CON SỐ

Nhìn từ số liệu thu ngân sách từ hai "đầu tàu" kinh tế cả nước cũng cho thấy sự hồi phục tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trong 5 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 209.824 tỷ đồng, đạt 54,3% dự toán năm và tăng 19,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, các khoản thu liên quan đến bất động sản tăng gấp 2,1 lần, dầu thô tăng 82,5%.

Cụ thể, thu nội địa ước thực hiện 141.919 tỷ đồng, đạt 54,7% dự toán, chiếm 67,6% tổng thu cân đối và tăng 19,8% so với cùng kỳ.

Trong đó, thu từ doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện 13.176 tỷ đồng, đạt 50,2% dự toán, chiếm 6,3% tổng thu và tăng 28,6%.

Thu từ khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện 40.469 tỷ đồng, đạt 60,1% dự toán, chiếm 19,3% tổng thu và tăng 10%.

Còn thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 33.034 tỷ đồng, đạt 60,1% dự toán, chiếm 15,7% tổng thu và tăng 7,9%.

Đặc biệt, theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, thu ngân sách từ dầu thô đã vượt dự toán cả năm, ước thực hiện 10.695 tỷ đồng, tăng 82,5%.

Đối với thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, 5 tháng ước thực hiện 57.200 tỷ đồng, đạt 49,1% dự toán, tăng 11,7%.

Nguồn: Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh.

Với "đầu tàu" phía Bắc, báo cáo của Cục Thống kê TP. Hà Nội cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 162,9 nghìn tỷ đồng, đạt 52,3% dự toán và tăng ấn tượng 23% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, thu nội địa là 150,9 nghìn tỷ đồng, đạt 52,3% dự toán và tăng 22,7% so với cùng kỳ.

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu là 10,8 nghìn tỷ đồng, đạt 49,5% và tăng 23,6%. Thu từ dầu thô là 1,2 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 13,4% và tăng tới 69,3%.

Điểm danh một số lĩnh vực thu chủ yếu 5 tháng đầu năm, Cục Thống kê TP. Hà Nội cho hay, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện 27,2 nghìn tỷ đồng, đạt 47% dự toán và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021.

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9,8 nghìn tỷ đồng, đạt 43% và giảm 16,9%.

Thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 37,6 nghìn tỷ đồng, đạt 68,8% và tăng 54,9%.

Bên cạnh đó, một số sắc thuế khác đạt khá như thuế thu nhập cá nhân 19,1 nghìn tỷ đồng, đạt 66,4% và tăng 24,6%. Thu lệ phí trước bạ 3,4 nghìn tỷ đồng, đạt 52% và tăng 2,7%. Thu phí và lệ phí 7,1 nghìn tỷ đồng, đạt 41,7% và tăng 7,4%.

Tuy nhiên, thu tiền sử dụng đất mới đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, đạt 31,6% và giảm 20,1%. 

Còn chi ngân sách địa phương 5 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 26 nghìn tỷ đồng, đạt 24,3% dự toán và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển 8,6 nghìn tỷ đồng, đạt 16,9% dự toán và tăng 21,5%. Chi thường xuyên 17 nghìn tỷ đồng, đạt 31,9% và tăng 4,2%.

Video liên quan

Chủ Đề