Tô hoài có bao nhiêu tác phẩm năm 2024

Tô Hoài là một tác giả lớn có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Hơn 70 năm lao động nghệ thuật, tác giả đã xuất bản hơn 150 đầu sách với đa dạng các thể loại, Trong đó, một số sách đã được dịch sang tiếng nước ngoài. Tô Hoài được mệnh danh là “Nhà văn của mọi lứa tuổi”, thành công ở nhiều thể loại và chủ đề. Hãy cùng Bigone điểm qua một số tác phẩm của Tô Hoài nhé!

1. Những tác phẩm của Tô Hoài

  • Dế Mèn phiêu lưu ký [truyện dài, 1941]
  • Giăng thề [tập truyện ngắn, 1941]
  • O chuột [tập truyện ngắn, 1942]
  • Quê người [tiểu thuyết, 1942]
  • Nhà nghèo [tập truyện ngắn, 1944]
  • Cỏ dại [hồi ký, 1944]
  • Núi cứu quốc [truyện ngắn, 1948]
  • Xuống làng [tập truyện ngắn, 1950]
  • Đại đội Thắng Bình [ký, 1950]
  • Truyện Tây Bắc [tập truyện, 1953]
  • Khác trước [truyện vừa, 1957]
  • Mười năm [tiểu thuyết, 1957]
  • Một số kinh nghiệm viết văn của tôi [1959]
  • Thành phố Lênin [ký sự, 1961]
  • Vỡ tỉnh [tập truyện ngắn, 1962]
  • Người bạn đọc ấy [kinh nghiệm sáng tác, 1963]
  • Tôi thăm Campuchia [ký, 1964]
  • Miền Tây [tiểu thuyết, 1967]
  • Nhật ký vùng cao [nhật kí, 1969]
  • Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ [tiểu thuyết, 1971]
  • Người ven thành [tập truyện ngắn, 1972]
  • Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút [kinh nghiệm sáng tác, 1977]
  • Tự truyện [1978]
  • Trái Đất tên người [ký, 1978]
  • Những ngõ phố, người đường phố [tiểu thuyết, 1980]
  • Quê nhà [tiểu thuyết, 1981]
  • Hoa hồng vàng song cửa [tập bút ký, 1981]
  • Nhớ Mai Châu [tiểu thuyết, 1988]
  • Cát bụi chân ai [hồi kí, 1992]
  • Nghệ thuật và phương pháp viết văn [kinh nghiệm sáng tác, 1997]
  • Chiều chiều [tiểu thuyết, 1999]
  • Truyện Nỏ thần [truyện thiếu nhi, 2003]
  • Ba người khác [tiểu thuyết, 2006]
  • Mẹ mìn bố mìn [truyện thiếu nhi, 2007]
  • Chuyện cũ Hà Nội [ký sự, 2010]
  • Đảo hoang [tiểu thuyết, 2011]
  • Nhà Chử [truyện thiếu nhi, 2012]
  • Truyện li kì [tập truyện ngắn, 2012]
  • Những ký ức không chịu ngủ yên [tự truyện, 2017]
  • Giữ gìn 36 phố phường [tập tạp văn, 2017]
  • Người con gái xóm Cung [tuyển tập truyện ngắn, 2017]

2. Dế Mèn phiêu lưu ký

Dế Mèn phiêu lưu ký được xuất bản lần đầu năm 1941, tái bản nhiều lần và được dịch ra gần 40 thứ tiếng trên thế giới. Có thể nói, đây là một tác phẩm kinh điển của nhà văn Tô Hoài. Nội dung tác phẩm miêu tả cuộc phiêu lưu chú Dế Mèn qua thế giới loài vật và loài người, mang đậm tính phiêu lưu nhưng ẩn sâu là những bài học bổ ích giúp giáo dục các bé.

Tác phẩm này được Tô Hoài sáng tác năm tác giả 17 - 18 tuổi. Bối cảnh trong truyện chính là vùng Nghĩa Đô ven sông Tô Lịch, nơi nhà văn dành cả tuổi thơ của mình ở đó với trò chơi đấu dế, đúc dế. Tác giả đã vẽ nên một thế giới với muôn vàn những tình cảm mới lạ, đầy phiêu lưu, rung động tinh tế trước vẻ đẹp của cuộc đời và thiên nhiên.

3. Vợ chồng A Phủ

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm trong tập Truyện ngắn Tây Bắc sáng tác năm 1952, từng nhận giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1945 - 1955. Tác phẩm là câu chuyện về những người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tối tăm đã vùng lên phản kháng đi tìm cuộc sống tự do.

Tác giả luôn hướng ngòi bút về người cùng khổ bằng sự đồng cảm của trái tim nhiệt thành, nói lên ước mơ về một cuộc sống tự do, hạnh phúc của người dân. Vợ chồng A Phủ có văn phong giản dị nhưng vô cùng sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn. Tô Hoài đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo và tài tình. Giọng văn tác phẩm nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ.

4. Chuyện cũ Hà Nội

Chuyện cũ Hà Nội là tập ký sự kể về những câu chuyện gắn liền với con người, cảnh vật, phố phường Hà Nội của ngày xưa. Điều đặc biệt của tập ký sự này là những câu chuyện, con người trong cuốn sách đều hoàn toàn có thật, tạo cảm giác thân thuộc, đầy sức sống cho Hà Nội trong một giai đoạn lịch sử. Chính những điều này đã tạo nên sự lôi cuốn và hấp dẫn của tác phẩm. Sau khi đọc xong tác phẩm, bạn có thể cảm nhận được cái tinh khôi, dịu dàng của một Hà thành xưa cũ, cổ điển dù bạn đến từ miền đất nào hay được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này.

5. Cát bụi chân ai

Cát bụi chân ai được xuất bản năm 1992, là cuốn ký được Tô Hoài đặt nhiều tâm huyết. Tác phẩm đã khắc họa hình ảnh nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyên Hồng,... giúp người đọc quay về một thời đại trong văn học Việt Nam. Cát bụi chân ai đi sâu vào đời tư của các nhà văn, nhà thơ, khiến hình ảnh của họ trở nên bình dị, gần gũi nhất qua góc nhìn của tác giả.

6. Truyện Tây Bắc

Tập sách gồm có ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Truyện Tây Bắc có đề tài về vùng đất Tây Bắc với nội dung kể về những người dân sống ở đây có phẩm chất hiền lành, chất phác và vô cũng kiên trung bất khuất, sẵn sàng đứng lên, đáp lời kêu gọi của cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời, tác giả đã khắc họa một cách chân thật, sinh động những nỗi đau thương, khổ nhục của người dân miền núi dưới ách áp bức nặng nề của thực dân phong kiến.

7. O chuột

O chuột là truyện ngắn đầu tiên viết về loài vật được Tô Hoài sáng tác năm 1937. Tác phẩm chiếm được cảm tình của độc giả và khẳng định vị trí trên văn đàn Việt Nam nhờ lối hành văn độc đáo và cách miêu tả sinh động. Tô Hoài đã thành công trong việc đem những điều bình dị, gần gũi nhất của thôn quê Việt Nam, về loài vật vừa thú vị lại sinh động đã chạm đến trái tim với độc giả. Tô Hoài còn gửi gắm những giá trị sâu sắc về số phận con người và đã đem lại một diện mạo mới cho văn học Việt Nam.

Xem thêm:

  • Những tác phẩm của Xuân Diệu
  • Top 8 tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh hay nhất
  • Các tác phẩm của Nguyễn Trãi

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về các tác phẩm của Tô Hoài. Mong rằng những bài viết sau của Tô Hoài nhận được sự quan tâm từ bạn nhé!

Tô Hoài có tác phẩm gì?

Qua những tác phẩm tiêu biểu như: “Dế Mèn phiêu lưu ký”, “O chuột”, “Gã chuột bạch”, “Tuổi trẻ”, “Đôi ri đá”, “Một cuộc bể dâu”, “Mụ ngan”... thế giới loài vật của Tô Hoài thật độc đáo, gợi lên sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội.

Tô Hoài nghĩa là gì?

Tô Hoài cho biết anh chẳng nhờ ai đặt cả. Thấy người ta viết có bút hiệu, anh cũng tự tìm một bút hiệu cho mình. Vì làng Bưởi nơi anh ở có một con sông nổi tiếng là sông Tô Lịch chảy qua, mà ở đấy lại thuộc về phủ Hoài Đức nên anh lấy hai chữ đầu, đặt bút hiệu là Tô Hoài.

Tên khai sinh của nhà văn Tô Hoài là gì?

Tô Hoài là một trong những tên tuổi lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại quê ngoại là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ [nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội] trong gia đình có truyền thống làm giấy dó.

Tô Hoài bao nhiêu tuổi?

Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Chủ Đề